Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Phát triển logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa của công ty cổ phần VNT logistics (Trang 41 - 46)

Cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết định cho phương thức xanh hóa (tức là lựa chọn xanh hóa bằng cách nào) và mức độ xanh hóa Logistics (tức là xanh hóa được đến đâu) của hầu hết các doanh nghiệp Logistics hiện nay. Công ty VNT Logistics cũng không nằm ngoại lệ.

Chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Công ty VNT Logistics ảnh hưởng đến phương thức xanh hóa Logistics trong dịch vụ vận tải.

(Nguồn: tính toán dựa trên Báo cáo kết quả kinh doanh VNT Logistics)

Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy, mức độ ùn tắc là yếu tố tác động nhiều nhất đến phương thức xanh hóa Logistics trong dịch vụ vận tải của Công ty VNT Logistics với 81,8%. Tiếp đến là các tiêu chí: tính kết nối của cơ sở hạ tầng GTVT (63,6%); vị trí và mức độ phân bố của hạ tầng giao thông (54,5%); số lượng các phương tiện vận tải (36,6%); và cuối cùng là vòng đời sử dụng của các phương tiện (27,3%). Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Công ty VNT Logistics được thể hiện qua những tác động trên.

Mặc dù vận tải đường biển được coi là phương thức vận tải ít ô nhiễm nhất và thân thiện với môi trường nhất nhưng trong cơ cấu dịch vụ vận tải của VNT Logistics, nó chỉ đứng thứ hai sau vận tải đường hàng không, thậm chí là chênh lệch thấp hơn tới 57.9% so với đường hàng không. Hơn thế, vận tải đường bộ lại là mạng kết nối chủ yếu giữa các khu công nghiệp và cảng biển, làm giảm yếu tố xanh trong dịch vụ vận tải của Công ty. Điều này cũng dẫn tới hệ quả là ùn tắc giao thông nghiêm trọng thường xuyên xảy ra ở các tuyến đường bộ quan trọng, làm tiêu tốn nhiều nhiên liệu và thải nhiều lượng khí thải ra môi trường hơn. Mặc khác, công ty VNT Logistics hiện nay mới chỉ sở hữu duy nhất một cảng biển tại Hải Phòng, dẫn đến tình trạng mất cân đối về cung cầu tại miền Bắc và miền Nam, đồng thời gia tăng thời gian vận chuyển hàng hóa từ miền Bắc vào miền Nam kéo theo lượng khí thải tương ứng ra môi trường. Mặc dù sở hữu số lượng phương tiện vận chuyển vô cùng lớn: hơn 50 đầu kéo container, 20 chiếc xe tải lớn nhỏ, tàu thuyền quy mô lớn có khả năng chuyên chở trung bình 5000

containers mỗi tháng,… hỗ trợ cho quá trình vận tải đa phương thức diễn ra thuận lợi, nhưng phần lớn đều có vòng đời sử dụng trên 10 năm.

(Nguồn: tính toán dựa trên Báo cáo kết quả kinh doanh VNT Logistics)

Theo biểu đồ, ta thấy hầu hết các phương tiện vận tải của Công ty VNT Logistics đều có vòng đời sử dụng từ 10 năm trở lên: xe tải (53,7%), container (49,8%), tàu thuyền (45,6%). Trong khi đó, lượng phương tiện vận tải từ 5 năm đổ xuống chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ, chênh lệch khá lớn so với những phương tiện vận tải lỗi thời, năng suất thấp, có vòng đời sử dụng lâu năm: xe tải (chênh lệch 39,6%), container (chênh lệch 32,3%), tàu thuyền (chênh lệch 24,1%). Điều này dẫn đến việc gia tăng lượng khí thải carbon từ các phương tiện vận tải cũ ra môi trường, thậm chí hạn chế khoảng cách vận tải nội địa và kéo dài lượng thời gian giao hàng.

Song song với hệ thống cơ sở hạ tầng của Công ty VNT Logistics, ta cũng nên xét tới cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Chất lượng vận hành, chất lượng mặt đường xấu, mặt đường bị gãy nứt và sự thiếu hụt hệ thống đường ray khổ lớn của Việt Nam hiện nay làm giảm tốc độ di chuyển của các phương tiện giao thông. Sự hạn chế về chiều dài bến cảng tại các cảng của Việt Nam hiện nay cũng gây khó khăn nếu hai tàu vào bến cùng lúc tại một cảng, dẫn đến tình trạng một tàu phải neo đậu ở ngoài bến gây lãng phí nhiên liệu và tăng lượng rác thải của tàu trong thời gian chờ. Điều này ảnh hưởng gián tiếp không ít tới quá trình vận tải hàng hóa của Công ty VNT Logistics. Như vậy, tình trạng thiếu sót của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại Việt Nam nói

chung và VNT Logistics nói riêng hiện nay đã và đang làm giảm mức độ xanh hóa Logistics trong dịch vụ vận tải hàng hóa của Công ty.

Ngoài ra, chất lượng phương tiện giao thông vận tải cũng ảnh hưởng mức độ xanh hóa Logistics trong dịch vụ vận tải hàng hóa của Công ty VNT Logistics.

(Nguồn: tính toán dựa trên Báo cáo kết quả kinh doanh VNT Logistics)

Theo như báo cáo kết quả kinh doanh của VNT Logistics, các yếu tố như số lượng phương tiện (100%); loại năng lượng tiêu thụ (81,8%); vòng đời sử dụng của phương tiện (63,6%); mức độ bảo trì và lượng năng lượng tiệu thụ (54,5%) có ảnh hưởng lớn nhất tới các hoạt động Logistics xanh trong dịch vụ vận tải của họ, trong khi trọng tải là yếu tố được Công ty đánh giá có sự ảnh hưởng ít nhất (27,3%).

Công ty Cổ phần VNT Logistics mặc dù sở hữu số lượng lớn các phương tiện giao thông vận tải nhưng năng lực của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chưa thật sự “xanh”: phương tiện vận tải nội địa chủ yếu là các loại xe tải, xe container cũ kĩ, có vòng đời sử dụng trên 10 năm, thời gian giao hàng còn chậm và chưa lựa chọn được tuyến đường đi ngắn nhất. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ùn tắc tại các tuyến đường, khiến việc sử dụng nhiên liệu không hiệu quả cũng như thải lượng khí thải nhiều hơn ra môi trường. Do đó, đây là yếu tố quan trọng nhất thể hiện tác động của cơ sở hạ tầng đến Logistics xanh của Công ty VNT Logistics nói riêng và hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngoài ra, các yếu tố như loại năng lượng tiêu thụ và vòng đời của phương tiện cũng là những yếu tố quan trọng tác động tới Logistics xanh trong dịch vụ vận tải của Công ty. Hầu hết các phương tiện

vận tải của VNT Logistics đều sử dụng xăng dầu – nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm năng nề, thay vì các nguồn năng lượng sạch. Trầm trọng hơn, hệ thống xe tải, tàu biển của Công ty phần lớn là cũ kỹ, lạc hậu, ít được bảo trì dẫn đến lượng năng lượng tiêu thụ càng nhiều, lượng khí thải ra môi trường càng lớn, làm giảm thiểu mức độ xanh hóa của hoạt động Logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa. Có thể nói, đây là những khó khăn lớn nhất của Công ty VNT Logistics trong việc thúc đẩy Logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa.

Nhìn chung, trong năm 2020, kết cấu hạ tầng giao thông của Công ty đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành Logistics xanh, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề: Sự tích hợp giữa các loại hình vận tải, nhất là giữa đường biển với đường bộ, đường hàng không, chưa thật sự được đẩy mạnh; thiếu những trung tâm Logistics có quy mô và vị trí thuận tiện tại khu vực kinh tế trọng điểm để làm đầu mối trung chuyển, phân phối hàng hóa; thời gian và quãng đường vận tải chưa được tối ưu hóa. Tất cả đều khiến cho chi phí vận tải của Công ty nói riêng và Việt Nam nói chung đều cao so với các quốc gia khác.

(Nguồn: Báo cáo Logistics Việt Nam, 2020)

Nhìn vào biểu đồ, Việt Nam hiện đang có mức chi phí Logistics tương đối cao so với các quốc gia và khu vực khác. Theo Bộ Công thương, tỷ lệ chi phí Logistics so với GDP thể hiện trình độ phát triển và vai trò của Logistics trong nền kinh tế, tương tự với các doanh nghiệp. So sánh với các quốc gia khác như Trung Quốc có tỷ lệ này là 14,5%, các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ hay Singapore là khoảng 7,5 – 8,5%. Như vậy, chi phí Logistics trung bình trên GDP của các doanh nghiệp Việt hiện đang ở mức

gần 17%, trong đó có Công ty Cổ phần VNT Logistics. Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty, tỷ trọng chi phí Logistics trên GDP trong dịch vụ vận tải dao động khoảng 11 - 20%. Như vậy, có thể thấy hầu hết các quốc gia phát triển thường chiếm chi phí Logistics rất ít bởi họ kiểm soát được quy trình vận tải và có những giải pháp “xanh hóa” vấn đề Logistics trong dịch vụ vận tải. Ngược lại, những quốc gia đang hoặc kém phát triển, trong đó có các doanh nghiệp Việt, đều chưa chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng để ngày một tân tiến, hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng từ phía khách hàng, dẫn đến chi phí Logistics thường ở mức trung bình cao.

Một phần của tài liệu Phát triển logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa của công ty cổ phần VNT logistics (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w