Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay chính là cơ sở vật chất về hạ tầng. Do đó, nên coi việc nâng cao cơ sở hạ tầng là hoạt động cần hoàn thiện nhanh chóng và kịp thời để bắt kịp đà phát triển chung. Việc nhà nước coi nâng cao cơ sở hạ tầng là thách thức lớn sẽ giúp việc này được đưa vào trọng điểm trong phát triển, khi đó những chính sách đưa ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bước nhảy vọt về cơ sở hạ tầng giúp cho hoạt động hoàn thiện nhanh chóng hơn. Ngoài ra không chỉ doanh nghiệp mà nhà nước cũng nên thúc đẩy hoạt động phát triển công nghệ 4.0 đi kèm với phát triển phương tiện giao thông vận tải. Bằng cách dựa vào những chính sách được ban hành nhằm hoàn thiện bộ máy Logistics và khuyến khích cũng như định hướng rõ ràng cho sự phát triển. Cùng với đó, việc tăng cường xây dựng hợp tác giữa chính phủ và các doanh nghiệp để có thể giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong hoạt động và hạn chế nhất những rủi ro; tìm giải pháp kịp thời cho những phát sinh đó sẽ làm giảm những thiệt hại cho cả doanh nghiệp nói chung và nhà nước nói riêng.
Phát triển Logistics xanh không chỉ dừng lại ở những chính sách phát triển công nghệ, phát triển phương tiện,… mà những chính sách liên quan đến việc sử dụng tài nguyên thân thiện với môi trường đi kèm với áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến trong phát triển cũng cần được thể hiện chi tiết, rõ ràng trong mỗi chính sách. Cụ thể nhất, bằng việc nêu ra những hoạt động có thể được làm và những hoạt động cấm nếu gây ảnh hưởng trực hoặc gian tiếp đến môi trường, đi kèm với những mức phạt phù hợp cho những hoạt động cụ thể nêu trên, để việc thực thi chính sách đạt hiệu quả tối ưu nhất. Ngoài những yếu tố về mặt phương tiện vật chất, công nghệ thông tin thì đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ Logistics sẽ giúp dễ dàng hơn trong vận hành, quản lý. Có thể thấy hoạt động Logistics là một chuỗi cung ứng với nhiều khâu khác nhau, nhân lực cho các khâu này được đào tạo bài bản tại Việt Nam không nhiều hoặc có nhưng không phải dưới hình thức trực tiếp. Để bắt kịp với hoạt động Logistics ngày một mở rộng và phát triển này thì đào tạo nhân lực là vấn đề thiết yếu nhất hiện nay để thực sự hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ hoạt động Logistics tại Việt Nam. Mặt khác, Nhà nước cũng cần phải nâng cao trách nhiệm điều hành và giám sát quá trình thực hiện hóa Logistics xanh:
- Quản lý các nguồn gây ô nhiễm theo luật định để điều chỉnh lượng khí thải và lượng phát thải NO2 từ xe cơ giới qua hạn chế các loại phương tiện trên đường. Khuyến khích sử dụng các phương tiện đủ điều kiện và kiểm soát giới hạn tiếng ồn.
- Hướng dẫn hợp lý hóa việc sử dụng các phương tiện vận tải khác nhau và khuyến khích các doanh nghiệp lựa chọn phương thức vận tải phù hợp.
- Áp các mức thuế và biện pháp hành chính để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp trong ngành Logistics với vấn đề ô nhiễm.
- Thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp chuỗi cung ứng, hỗ trợ xây dựng trung tâm Logistics để giảm chi phí và ô nhiễm.
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, xây dựng mạng lưới đường giao thông, hiện đại hóa hệ thống kiểm soát giao thông.
- Xây dựng quy tắc kiểm soát các hoạt động lưu thông, dừng đỗ xe trên đường, kiểm soát lưu lượng giao thông...
Có thể nói, đã đến lúc chúng ta cần thực sự nhìn vào các biện pháp cụ thể để phát triển Logistics xanh như một chiến lược tổng thể của nền kinh tế. Nếu không động viên được tổng lực của các bên có liên quan trong một hệ thống Logistics tích hợp thì những sáng kiến Logistics xanh chỉ như muối bỏ biển và luôn phải đối mặt với thách thức chi phí riêng lẻ trong đầu tư của từng doanh nghiệp. Khi phát triển cả hệ thống, hạ tầng Logistics xanh sẽ được sử dụng chung cho các chuỗi cung ứng cũng như toàn ngành Logistics. Điều này cho phép tạo ra tính hiệu quả trong đầu tư Logistics xanh, mặt khác vai trò của Chính phủ trong quản lý, giám sát luật lệ quy định và phát triển hạ tầng Logistics xanh cũng là nguồn động lực không thể thiếu để có được những giải pháp khả thi và toàn diện.
KẾT LUẬN
Mặc dù Logistics xanh trong dịch vụ vân tải hàng hóa của Công ty Cổ phần VNT Logistics tại Việt Nam còn khá mới mẻ nhưng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Công ty hiện đang hội tụ rất nhiều các yếu tố để có thể phát triển bền vững và hiệu quả Logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa, đồng thời có nhiều tiềm năng để trở thành một trong những doanh nghiệp Logistics lớn mạnh nhất trong khu vực châu Á nói riêng và toàn thế nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh luôn tồn tại song song những mặt hạn chế cần phải khắc phục để hướng tới phát triển Logistics xanh ngày càng mạnh mẽ hơn. Đó là quy mô cơ sở hạ tầng đường bộ, sân bay, cảng biển còn nhỏ hẹp, chất lượng yếu kém, phân bổ manh mún, công nghệ lạc hậu, xuống cấp trầm trọng. Bên cạnh đó, Công ty hoạt động trong lĩnh vực Logistics đã hơn 20 năm nhưng vẫn gặp phải những vấn đề liên quan tới hạn chế tiềm lực về vốn, cũng như nhân lực có trình độ và kỹ thuật - công nghệ nhưng lại thiếu kinh nghiệm so với nước ngoài. Hơn thế, hệ thống chính sách và pháp luật Việt Nam thiếu tính cập nhật thường xuyên và chưa minh bạch, dẫn đến việc giải quyết hành chính khá rắc rối.
Dưới bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Công ty Cổ phần VNT Logistics bắt buộc phải hướng tới yêu cầu chung của thế giới về vấn đề phát triển bền vững – Logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho bản thân doanh nghiệp. Đối mặt với những khó khăn như trên, doanh nghiệp cần phải có các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hướng tới mục tiêu xanh hóa, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh cho bản thân doanh nghiệp. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp cần phải nhờ tới sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Như vậy, để có thể phát triển Logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa tại Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung, doanh nghiệp cần phải vận dụng tốt các cơ hội cũng như khắc phục nhanh chóng những hạn chế, thách thức đang tồn tại. Một khi đã vượt qua mọi thử thách thì ngành Logistics nói chung và lĩnh vực Logistics xanh trong dịch vụ vận tải nói riêng của Công ty sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của quốc tế, góp phần đưa nền kinh tế nước ta sánh ngang với cường quốc năm châu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Bộ Giao thông Vận tải (2010), Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30/6/2010 về quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hồ Chí Minh.
2. Đoàn Thị Hồng Vân (2003), Logistics – Những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Diệu Chi, Đặng Đình Đào (2019), Logistics xanh - Hướng phát triển bền vững trong quá trình hội nhập quốc tế, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, KH&CN Trung ương, 23/5/2019.
4. PGS.TS. Đào Văn Hùng, TS. Bùi Thúy Vân (2012), Giáo trình Kinh tế quốc
tế, Nhà xuất bản đại học Quốc gia, Hà Nội.
5. PGS.TS. Hoàng Văn Châu (2003), Quy tắc mẫu của FIATA, Giáo trình vận tải
giao nhận hàng hóa xuất khẩu, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
6. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Thương mại năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 58.
7. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 06/06/2011 về phê duyệt Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tiếng Anh:
1. Douglag M. Lambert (1998), Fundermental of Logistics, McGraw – Hill, tr. 4.
2. Larsen T, Schary P, Mikkola J, Kotzab H (2007), Managing the global supply
chain, Liber. Webiste:
1.Bộ Giao thông vận tải: http://mt.gov.vn/
2.Bộ Công thương: https://www.moit.gov.vn/
4.Tổng cục Hải quan: https://www.customs.gov.vn/default.aspx
5.Tổng cục Đường bộ: https://drvn.gov.vn/
6.Tổng cục Môi trường: https://www.vea.gov.vn/Pages/laguages.aspx
7.Tổng công ty hàng hải Vinalines: http://vinalines.com.vn/vi/
8.CTCP VNT Logistics: http://vntlogistics.com/
Tài liệu gốc của cơ quan thực tập:
1. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty VNT Logistics năm 2017 – 2020.
2. Báo cáo tài chính phòng Kế toán của Công ty VNT Logistics năm 2017 – 2020.