Công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa của công ty cổ phần VNT logistics (Trang 46 - 48)

Công nghệ thông tin và truyền thông còn khá mới mẻ trong ngành công nghiệp Logistics tại Việt Nam, đặc biệt là Logistics xanh trong dịch vụ vận tải. Theo khảo sát của các doanh nghiệp về Logistics, chỉ có 27,3% doanh nghiệp cho rằng ICT – Công nghệ thông tin và Truyền thông, là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy doanh nghiệp quyết định thực hiện Logistics xanh, trong đó có Công ty Cổ phần VNT Logistics.

(Nguồn: Báo cáo khảo sát các doanh nghiệp về Logistics, 2020)

Mặc dù phạm vi khóa luận chỉ đề cập đến các vấn đề xung quanh việc thúc đẩy Logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa, nhưng vấn đề áp dụng ICT trong việc kiểm soát hàng tồn kho và kho bãi cùng với hệ thống khai báo hải quan điện tử cũng ảnh hưởng phần nào tới thời gian vận tải của doanh nghiệp.

Hiện nay, Công ty VNT Logistics đang sử dụng hệ thống quản lý kho hàng WMS với các tính năng hiện đại và hữu dụng cho quá trình vận tải như sau:

- Cho phép nhà vận chuyển lên lịch hẹn với bến tàu và lịch cho việc phân phối hàng đi;

- Tạo số mã vạch cho pallet và nhãn thùng carton, từ đó định vị được hàng tồn và hàng hóa tại kho giúp cho quá trình vận chuyển hàng hóa đi nhanh hơn;

- Hỗ trợ trong việc loại bỏ các nhiệm vụ truyền thống như: xác định các vị trí thùng / khe, loại lưu trữ, dung tích khối,… cũng như các đặc điểm cấu hình và khối lượng cần thiết để vận chuyển hàng đi.

Có thể thấy, hệ thống WMS không những giảm chi phí vận hành, quản lý Just-in-time hàng tồn kho mà còn giúp cho việc vận tải hàng hóa trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn đến tay khách hàng. Bên cạnh đó, VNT Logistics cũng ứng dụng ICT vào việc khai báo hải quan bằng hệ thống khai báo điện tử. Được Tổng cục Hải quan tín nhiệm là Đại lý làm thủ tục hải quan chuyên nghiệp và nhanh chóng, VNT Logistics đã có rất nhiều năm kinh nghiệm và thành tích đáng vinh dự như: Đại diện làm thủ tục hải quan cho các chủ hàng đạt trên 20.000 tờ khai hải quan mỗi năm, tương đương với 50.000 Tues hàng hóa. Từ đây, Công ty có thể gia tăng tính chủ động hơn trong việc vận tải hàng hóa đi hơn. Đặc biệt hơn, Công ty cũng ứng dụng ICT vào quá trình vận tải hàng hóa: tận dụng những ứng dụng thông minh, có sẵn để xác định lộ trình vận tải hàng hóa ngắn nhất từ điểm đầu tới điểm cuối; sử dụng hệ thống GPS để xác định và kiểm soát vị trí của tàu biển; tích hợp sử dụng các phần mềm quản lý kho vận (WMS), vận tải (TMS) và giao nhận (FMS) để hỗ trợ cho quá trình vận tải diễn ra nhanh chóng, hiệu quả,…

Tuy doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống ICT đối với ngành Logistics, tuy nhiên, do tỷ suất đầu tư lớn dẫn đến các hạng IT của doanh nghiệp như: hệ thống quản lý giao nhận (FMS), quản lý vận tải (TMS), quản lý kho hàng (WMS), quản lý nguồn lực (ERP),... được thực hiện khá manh mún, không mang tính hệ thống nên kết quả đầu tư không đạt được hiệu quả như mong đợi. Thực tế cho thấy, hạ tầng ICT vẫn còn những hạn chế về quy mô, thiếu tính kết nối, thiếu nhiều ứng dụng và còn lạc hậu. Việc mới áp dụng cũng như chưa đồng bộ hóa trong việc áp dụng hệ thống khai báo hải quan điện tử của doanh nghiệp vẫn gây khó khăn và ít thuận tiện cho việc giải quyết các thủ tục thông quan hàng hóa, từ đó làm chậm trễ quá trình vận tải hàng hóa. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt trong hệ thống GPS đối với các phương thức vận tải khác làm hạn chế việc kiểm soát vị trí các phương tiện giao thông, làm cho việc thực hiện vận tải đa phương thức không hiệu quả do phải mất thời gian chờ tại các nút

giao. Cùng với đó, những ứng dụng công nghệ thông tin mà doanh nghiệp áp dụng trong việc vận tải hàng hóa vẫn chưa thật sự có hiệu quả.

(Nguồn: tính toán dựa trên Báo cáo kết quả kinh doanh VNT Logistics)

Theo biểu đồ trên, ta có thể thấy hiện các ứng dụng công nghệ thông tin mà VNT Logistics dùng để quản lý vận tải hàng hóa mặc dù có khả năng quản lý lịch trình phương tiện hiệu quả (85,5%) và chi phí phương tiện (67,8%) nhưng các lịch bảo dưỡng đăng kiểm phương tiện còn bị hạn chế cũng như chi phí cho nguồn nhiên liệu vẫn còn cao, dẫn đến tỷ lệ phương tiện cũ gây ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Bên cạnh đó, các phần mềm quản lý mà Công ty đang áp dụng chưa thật sự phát huy hiệu quả trong việc quản lý thời gian (34,6%), chiều đi/về của phương tiện (43,9%) và tối giản thông tin tìm kiếm (43,9%): Tỷ lệ các xe tải rỗng một chiều lên đến 80%; tình trạng xe tải chiều có hàng nhưng hàng không đủ tải trọng, trong khi có những xe khác lại phải chở quá tải hoặc phải chờ đợi để ghép đủ hàng để đi; thông tin chưa được tối giản hóa và minh bạch gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa. Những tác động trên đều làm giảm mức độ xanh hóa Logistics trong dịch vụ vận tải hàng hóa của Công ty Cổ phần VNT Logistics.

Một phần của tài liệu Phát triển logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa của công ty cổ phần VNT logistics (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w