Đối với bản thân Công ty

Một phần của tài liệu Phát triển logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa của công ty cổ phần VNT logistics (Trang 68 - 71)

Để nói về giải pháp phía doanh nghiệp cho hoạt động Logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa thì những vấn đề như nắm bắt rõ cơ sở pháp lý, xu hướng phát triển, nâng cao cơ sở hạ tầng,… là những kiến thức, vấn đề cần nắm rõ của Công ty. Hiểu rõ về những vấn đề trên sẽ tạo lớp nền vững chắc cho hoạt động Logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa. Bài khóa luận sẽ đề xuất một số giải pháp phát triển Logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa của Công ty giai đoạn 2021 – 2025 dựa theo mô hình Logistics xanh dưới đây.

Hình 3.2. Mô hình hệ thống Logistics xanh trong nền kinh tế

(Nguồn: Vietnam Logistics Review, 2020)

Hệ thông tin Logistics xanh: Hệ thông tin Logistics xanh cung cấp thông tin cho doanh nghiệp trong hệ thống theo thời gian thực. Giám sát và đánh giá chính xác về quá trình hoạt động Logistics của doanh nghiệp; giám sát lưu trữ; vận chuyển, xử lý phân phối; giao nhận và xếp dỡ có yếu tố “xanh”,… để tuân thủ các yêu cầu về môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chiến lược Logistics môi trường.

- Kiểm soát giao thông xanh: Đánh giá các hoạt động gây hư hại hàng hóa và tác động ô nhiễm tới môi trường trong quá trình vận chuyển,…;

- Kiểm soát kho xanh: Giám sát mọi yếu tố không xanh trong nhà kho nhằm hỗ trợ cho quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng;

- Kiểm soát quy trình xanh: Giám sát sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo các quy trình thực hiện đóng gói, phân khúc, đo lường, lắp ráp, dán nhãn giá, gắn nhãn hiệu, kiểm tra hàng hóa, đặc biệt là quy trình vận chuyển và giao nhận hàng hóaL

- Kiểm soát tải và dỡ tải xanh: Theo dõi các hoạt động diễn ra trong vận chuyển, lưu trữ, đóng gói hoặc di chuyển, giao nhận hàng hóa,…;

- Đánh giá Logistics xanh: Trên bốn khía cạnh là hiệu quả về môi trường, hiệu quả sử dụng tài nguyên, hiệu quả kinh tế, hiệu suất kỹ thuật của hệ thống Logistics xanh.

- Hỗ trợ quyết định quản lý Logistics xanh: Nhằm thiết lập các mô hình Logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa đầy đủ để cung cấp cho doanh nghiệp tham gia các quyết định và lựa chọn tối ưu hóa.

Hệ giao thông xanh hợp nhất: Hệ giao thông xanh hợp nhất nhằm giảm tắc nghẽn giao thông, giảm ô nhiễm, thúc đẩy sự hài hòa xã hội và tiết kiệm chi phí vận chuyển. Trong kinh tế thị trường, các phương thức vận tải thông qua cạnh tranh cung cấp dịch vụ vận tải chất lượng cho nền kinh tế quốc gia và đời sống hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, khi sự cạnh tranh quá mức giữa các phương thức vận tải sẽ gây lãng phí rất lớn như trùng lặp và lãng phí tài nguyên,… Do đó, việc thiết lập một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông xanh tích hợp là nền tảng cho toàn bộ hệ thống Logistics xanh, nhất là Logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa. Để thực hiện được điều này, Công ty VNT Logistics cần tập trung vào 3 khía cạnh sau:

- Xây dựng một trung tâm giao thông tích hợp là xương sống trong việc kết nối mạng lưới đường bộ và hành lang giao thông liên thành phố, tạo tác động trực tiếp đến hiệu quả chung của hệ thống giao thông.

- Tận dụng tối đa lợi thế của các phương tiện giao thông khác nhau: Khi phải đối mặt với việc lựa chọn các phương tiện giao thông khác nhau, nên tận dụng lợi thế so sánh của vận chuyển đường thủy như khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn, tiêu thụ năng lượng thấp, ô nhiễm ít. Coi đây là một trong những hệ thống phân phối và vận chuyển chính tại cho các tuyến chủ đạo.

- Tăng cường phối hợp các phương tiện giao thông khác nhau và thiết lập mạng lưới giao thông tích hợp thân thiện với môi trường. Điều chỉnh cấu trúc mạng giao thông theo hướng tích hợp và nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường. Tuân thủ các điều kiện địa phương để tối ưu hóa việc phân bổ tài nguyên giao thông và phối hợp trơn tru, hiệu quả trong hệ giao thông tích hợp xanh.

Hệ điều hành và giám sát Logistics xanh: Mặc dù vai trò điều hành và giám sát Logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa phần lớn thuộc trách nhiệm của Chính phủ và Nhà nước, tuy nhiên, Công ty vẫn nên chủ động trong việc ứng dụng các phần mềm hoặc các trang thiết bị công nghệ hiện đại vào các hoạt động vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước: quản lý vị trí phương tiện; quản lý mức độ xả thải; quản lý nhiên liệu; quản lý tình trạng sử dụng phương tiện; lịch bảo trì, nâng cấp; quản lý chi phí và thời gian;… Ví dụ, Công ty VNT Logistics có thể ứng dụng chiến lược JIT (Just-in-time) là sản xuất đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm” nhằm mục tiêu “tồn kho bằng không, thời gian chờ đợi bằng không, chi phí phát

sinh bằng không” (Viện Logistics Việt Nam). Hay doanh nghiệp có thể phát triển các dịch vụ Door to Door kết hợp với chiến lược JIT để tiết kiệm được thời gian và sức lực của khách hàng. Đặc biệt hơn, đối với bài toán chi phí nhỏ nhất trong hệ thống giao thông vận tải xanh, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí vận chuyển dựa theo cấu trúc Hub-and-spoke (“trục bánh xe và nan hoa”) đã và đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu là vận chuyển đường hàng không và hàng hải. Theo mô hình, các thành phố lớn có nhiều tuyến vận tải hướng đến sẽ được coi là trục, các thành phố nhỏ có ít tuyến đến sẽ được nối với nhau như các nan hoa. Các chuyến trên những phương tiện nhỏ từ những thành phố ít tuyến hay còn gọi là “nan hoa” sẽ nối hàng hóa vào với “trục bánh xe” của những thành phố lớn và vận chuyển tới điểm cuối cùng. Hệ thống “trục bánh xe và nan hoa” giúp doanh nghiệp có thể đạt được trọng tải cao, thậm chí còn có thể tận dụng được sức mạnh thị trường từ các “trục bánh xe” (theo Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, 2017).

Ngoài những giải pháp hữu hình như đã nêu trên thì ý thức chấp hành cơ sở pháp lý, ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố quyết định trực tiếp cho hoạt động Logistics xanh trong dịch vụ vận tải nói riêng đối với tất cả các doanh nghiệp, trong đó có Công ty VNT Logistics. Sử dụng tài nguyên thân thiện với môi trường là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động Logistics xanh. Tuy nhiên, hoạt động này đòi hỏi cao ý thức tiềm thức phát triển của doanh nghiệp. Việc nhận thức được mặt lợi và hại sẽ giúp cho doanh nghiệp chọn được bước đi đúng cho chính doanh nghiệp của mình và đưa doanh nghiệp hòa cùng với vấn đề hội nhập và phát triển Logistics xanh. Dựa vào xu hướng phát triển Logistics thế giới có thể thấy mở rộng vận tải (hay vận tải đa phương thức) không chỉ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian vận chuyển mà còn giúp cho Logistics xanh phát huy hết lợi ích của mình: thời gian ngắn, chất lượng tốt và bảo vệ môi trường. Đặc biệt hơn, Công ty có thể xây dựng các chương trình, chiến lược, dự án Logistics xanh để kêu gọi nguồn vốn nước ngoài (vốn ODA, vốn FDI) hoặc điều chỉnh, cân đối lợi nhuận của mình cho những hoạt động “xanh”. Ví dụ, nguồn doanh thu từ hoạt động vận tải chính hiện đang đến từ dịch vụ vận tải đường hàng không – loại hình vận tải có chi phí cao nhất, doanh nghiệp có thể cân đối đầu tư vào các loại hình dịch vụ thân thiện và hiệu quả như vận tải đa phương thức. Có như vậy, Công ty mới hướng tới được mục tiêu phát triển Logistics xanh, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài.

Một phần của tài liệu Phát triển logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa của công ty cổ phần VNT logistics (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w