Để có thể nâng cao tính cạnh tranh và thu hút nhiều khách hàng, các doanh nghiệp Logistics cần phải cung cấp các dịch vụ chất lượng, uy tín, nhanh chóng mà vẫn phải đảm bảo tính “xanh” sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Muốn đạt được vị trí vững chắc trên thị trường trong nước nói riêng và thị trường quốc tế nói chung, doanh nghiệp phải phát huy hết tiềm năng và tận dụng tối đa nguồn lực mà mình đang có, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, giàu kinh nghiệm và sáng tạo.
(Nguồn: Báo cáo của bộ phận Hành chính nhân sự)
Theo báo cáo của bộ phận Hành chính nhân sự, cho tới nay, Công ty đang sở hữu đội ngũ nhân sự lên tới 400 cán bộ nhân viên tri thức, giàu kinh nghiệm và năng động: 80,3% lao động được đào tạo thông qua công việc hằng ngày tại Công ty, 23,6% lao động được đào tạo thông qua các khóa học Logistics trong nước và 4,1% được đào tạo thông qua các khóa học quốc tế. Ngoài ra, các nhân viên đang làm tại Công ty VNT Logistics có tới 70% tốt nghiệp Đại học và Cao học trở lên, đều có ít nhất là 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Logistics, trong đó các cán bộ cấp quản lý đều có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tương đương. Hơn thế, VNT Logistis cũng đã trở
thành thành viên của các Hiệp hội nổi tiếng như: VCCI, FIATA, IATA, VLA, WCA,… nên việc tuyển dụng đầu vào cũng vô cùng khắt khe và mang tính chọn lọc cao.
Nhìn chung, nguồn nhân lực Logistics của Công ty nói riêng và toàn Việt Nam nói chung có thể được đánh giá qua các ưu điểm và hạn chế như sau:
❖ Ưu điểm:
- Do xuất phát từ thực tiễn là thị trường dịch vụ Logistics mới phát triển trong những năm gần đây nên nguồn nhân lực có điểm mạnh tuyết đối là nguồn nhân lực trẻ, năng động, ưa thích mạo hiểm và sẵn sàng chịu đựng thử thách cũng như rủi ro. Thị trường lao động trẻ mang lại tiềm năng nhân lực lớn nếu được đào tạo quy củ và bài bản.
- Về mặt trình độ, phần lớn khối nhân viên văn phòng làm trong các công ty dịch vụ Logistics đều tốt nghiệp Đại học, đây cũng là một thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực cho khối dịch vụ này.
❖ Hạn chế: Do phát triển nóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường
Logistics đang trở nên thiếu hụt trầm trọng. Bởi Việt Nam vẫn còn thiếu các chương trình đào tạo về Logistics mang tính quy mô và chính quy, hoặc có nhưng chỉ đào tạo những kiến thức bề ngoài chứ không tiếp cận sâu vấn đề cũng như tính thực tiễn của chương trình đào tạo không cao. Cách thức đào tạo chủ yếu được thực hiện thông qua các khóa học ngắn ngày tổ chức bởi các Viện nghiên cứu, các Trung tâm đào tạo Logistics, hoặc các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài, hoặc do các công ty tự tổ chức đào tạo nhân lực cho mình.