❖ Nguyên nhân chủ quan:
Mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp khi thành lập và phát triển đều đặt mục tiêu gia tăng lợi nhuận và tiết kiệm chi phí lên hàng đầu. Do đó, nguồn vốn doanh nghiệp cũng gián tiếp ảnh hưởng tới sự thúc đẩy Logistics xanh. Bởi lẽ, các doanh nghiệp cần phải có một khoản vốn lớn để đầu tư cho công nghệ mới nhất, cũng như xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại. Điều này là một cản trở đối với Logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa vì vấn đề lợi nhuận của doanh nghiệp, nhất là việc hoàn thiện và đồng bộ hóa hệ thống cơ sở hạ tầng.
Thiếu các chương trình đào tạo chuyên sâu và mang tầm quốc tế. Mặc dù nguồn nhân lực lao động của Công ty vô vùng dồi dào với hơn 400 cán bộ, công nhân viên chức và có tới hơn 80% lao động được đào tạo trực tiếp qua công việc, nhưng yêu cầu về chất lượng chưa đạt theo tiêu chuẩn. Phần lớn nhân viên đều chưa trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu và mang tầm quốc tế nên họ chỉ thành thạo trong một hoặc một vài vị trí công việc, hạn chế tính đa di năng trong công việc, có nền tảng kiến thức cơ bản, chưa chắc chắn để phát triển lên, chưa có cơ hội để học hỏi những kinh nghiệm quý báu từ các doanh nghiệp thành công mang tầm quốc tế như DHL, Fedex, UPS,… Bên cạnh đó, Công ty cần có chính sách nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên về việc phát triển hoạt động Logistics đi kèm với việc bảo vệ môi trường để tạo nên sự phát triển bền vững.
Khó khăn về nguồn vốn đầu tư phát triển Logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa. Mặc dù Công ty có rất mối quan hệ lâu dài dựa trên sự hợp tác với nhiều bên nên thu hút được một nguồn vồn tương đối, tuy nhiên, trong đó không ít là xuất phát từ việc vay vốn từ phía ngân hàng, tạo thành các khoản vốn vay dài hạn ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp. So với các doanh nghiệp quốc tế hoặc doanh nghiệp liên doanh thì quy mô Công ty VNT Logistics vẫn còn là nhỏ với nguồn vốn tương đối hạn chế. Trong khi đó, một trong những yếu tố quan trọng để phát triển Logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa, nhất là Logistics xanh, phải có tiềm lực tài chính đủ lớn để xẩy dựng hệ thống kho bãi, mua sắm và nâng cấp trang thiết bị, cơ sở hạ tầng hiện đại, đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông,… Chính vì thế, Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đồng bộ hóa – hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn như, đội tàu Việt Nam bị xem là đội “tàu già” trọng tải nhỏ, trang thiết bị máy móc lạc hậu, cũ kĩ.
Cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động Logistics trong dịch vụ avanj tải hàng hóa chưa thật sự minh bạch, đầy đủ và vẫn còn mới mẻ. Một hành lang pháp lý bao gồm các quy định pháp luật cụ thể và rõ ràng, sự quan tâm của Nhà nước trong đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghiệ thông tin, đào tạo nhân sự,… là những điều kiện quan trọng để thúc đẩy Logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam vẫn chưa có kế hoạch cụ thể và hỗ trợ tài chính mạnh đối với Logistics xanh, do đó, chưa hình thành được một hệ thống tốt bảo vệ cho sự phát triển của ngành công nghiệp Logistics xanh nói chung.
Sự liên kết giữa các doanh nghiệp Logistics còn manh mún, nhỏ lẻ. Hiện tại, trên cả nước có khoảng 1.200 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Logistics. Thời gian hoạt động trung bình của các doanh nghiệp là 5 năm với vốn đăng kí trung bình là khoảng 1,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Logistics, bao gồm cả VNT Logistics, mới chỉ đáp ứng được ¼ nhu cầu thị trường Logistics, và mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ cho một số công đoạn của chuỗi dịch vụ khổng lồ này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Logistics vẫn chưa tạo ra được sự liên minh, chỉ dựa vào những nguồn lực có sẵn nên khả năng cạnh tranh thấp, thậm chí là xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa một số doanh nghiệp. Đây thật sự là rào cản nặng nề đối với việc các doanh nghiệp tập trung vào việc đổi mới và nâng cấp hệ thống Logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa.
Chương 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN LOGISTICS XANH TRONG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VNT LOGISTICS GIAI ĐOẠN 2021 – 2025 3.1. Xu hướng phát triển Logistics xanh tại Việt Nam
Logistics là một trong những hoạt động thúc đẩy giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngoài ra, Logistics xanh còn là hoạt động hoàn thiện hơn của Logistics. Logistics xanh vừa đi kèm chất lượng vừa mang lại hiệu quả trong vấn đề bảo vệ môi trường. Do đó việc đặt ra định hướng phát triển rõ ràng trong tương lai sẽ giúp cho hoạt động Logistics Việt Nam phát triển có định hướng và đi nhanh hơn trong tương lai. Việc đưa ra những chính sách, mục tiêu, quy định phù hợp với môi trường Logistics ở Việt Nam là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, chính sách đưa ra không chỉ nên phù hợp với Việt Nam mà vừa đáp ứng được những nhu cầu xu hướng thế giới mới thực sự là một chính sách hoàn thiện. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang là những hoạt động mà các nước hướng đến nhằm phát triển và mở rộng nền kinh tế do đó hoạt động Logistics xanh cũng nên dựa vào những hoạt động theo xu thế thế giới để phát triển. Có thể nói đến một số xu hướng phát triển Logistics xanh đáng chú ý trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng hiện nay như:
- Mục tiêu phát triển bền vững: Hội nhập toàn cầu là “con dao” hai lưỡi, do đó phát triển bền vững là điều các nước coi đó là điểm tựa để tồn tại, phát triển. Phát triển bền vững không chỉ khiến cho các nước mở rộng quan hệ chính trị xã hội mà công cuộc Logistics từ đó cũng đơn giản hơn khi giao lưu, vận chuyển hàng hóa. Những chính sách về của Việt Nam nên đi theo hướng mở rộng hội nhập, thúc đẩy phát triển hoạt động Logistics, cùng với đó là kiểm soát chuỗi Logistics thông qua nguồn hàng, chất lượng để đưa ra những quyết định giải pháp kịp thời và minh bạch để thu hút hoạt động Logistics từ nước ngoài vào Việt Nam thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia vào chiến lược tăng trưởng xanh được đưa ra bởi UNESCAP được cụ thể hóa bằng “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Để đạt được những mục tiêu này, Việt Nam cần phải thực hiện nhiệm vụ chiến lược: giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch theo các giai đoạn 2011 – 2020, giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8-10% so với mức 2010; định hướng đến năm 2030, giảm mức phát thải khí kính mỗi năm ít nhất 1,5-2%; định hướng đến năm 2050, giảm mức phát thải khí
nhà kính mỗi năm 1,5-2%. Ngoài ra, Việt Nam cần thực hiện xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
- Sử dụng IOT cho hoạt động quản lý hàng hóa: Cách mạng công nghệ 4.0 đang trong giai đoạn bùng nổ mạnh mẽ, theo đó, các hoạt động mua bán trực tuyến diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Việc ứng dụng IOT trong hoạt động Logistics ở Việt Nam cũng đã không còn quá xa lạ, tuy nhiên những chính sách về hoạt động mua bán trực tuyến cũng như các chính sách pháp lý cho hoạt động này chưa được đề cập nhiều tạo nên lỗ hổng cho những hành vi trái pháp luật. Do đó, chính phủ cần đưa ra những chính sách để giải quyết những vấn đề liên quan đến chất lượng hàng hóa, chất lượng trung chuyển hàng hóa cho hình thức mới này, đồng thời khuyến khích thúc đẩy các hoạt động Logistics thông qua IOT tại Việt Nam. Tất cả các công ty Logistics quốc tế lớn dự kiến sẽ sử dụng công nghệ IOT và dự báo trong vòng 3 năm tới, IOT sẽ trở nên phổ biến trong lĩnh vực Logistics...
- Rút ngắn thời gian hoàn thành đơn hàng: Việc thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 là vô cùng cần thiết để có thể rút ngắn thời gian hoàn thành đơn hàng. Những chính sách pháp lý cho xu hướng này nên tập trung vào quá trình trung chuyển để đảm bảo được sự an toàn cũng như thời gian và được chất lượng đơn hàng. Near-shoring (các công ty chuyển các xưởng sản xuất gần với những thị trường sở tại hơn vì giá nhiên liệu và chi phí nhân công gia tăng) hay Re-shoring (các tập đoàn đa quốc gia đưa hoạt động sản xuất trở về chính quốc) cũng là một trong những giải pháp đáng nhắc đến để giúp đơn hàng hoàn thành tốt và nhanh hơn mà các nhà hoạt động Logistics cần để tâm tới
- Xu hướng 3PL mở rộng dịch vụ: Hậu cần thứ ba (3PL) trong chuỗi cung ứng là hoạt động những doanh nghiệp Logistics thuê ngoài các yếu tố dịch vụ phân phối với bên thứ 3 để thực hiện việc phân phối, lưu kho và thực hiện. Thị trường 3PL toàn cầu đạt 75 tỷ USD trong năm 2014 và tăng lên 157 tỷ USD vào năm sau đó. Điều này chứng tỏ dịch vụ 3PL đem lại hiệu quả tốt trong hoạt động Logistics. 3PL giúp giảm bớt đi phần nào gánh nặng cho các nhà hoạt động với quy mô lớn về dịch vụ Logistics.
3.2. Cơ hội và thách thức của phát triển Logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa tại Công ty hàng hóa tại Công ty
3.2.1. Cơ hội
Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm tới: Nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng trong nhiều năm tới. Các hoạt động thương mại phát triển mạnh ở Việt Nam với tổng giá trị thương mại trong năm 2018 lên đến
480,17 tỷ USD. Yếu tố đó cùng với triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung, với mức giải ngân đã tăng lên trong năm 2018 là 65,96% so với kế hoạch Quốc Hội đã giao và đạt 66,87% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao, cũng như các khoản đầu tư lướn của csc công ty đa quốc gia như Samsung, Intel,… sẽ tạo động lực cho ngành Logistics, đặc biệt là ngành Logistics xanh trong dịch vụ vận tải hàng hóa phát triển.
Tham gia các hiệp định thương mại: Việt Nam đã tham gia các hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiệp định Thương mại tự do VIệt Nam –EU, hiệp định Đối tác kinnh tế Việt Nam – Nhật Bản,… và tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), tổ chức diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),… vì vậy ngành Logistics có cơ hội tham gia sâu hơn vào trung tâm giao dịch vận tải thế giới. Với nhiều dòng thuế về 0% cùng với những cam kết gỡ bỏ hàng ròa thuế quan sẽ dẫn đến sự phát triển ở tất cả các mảng của Logistics, từ đó áp dụng các công nghệ xanh vào quá trình vận tải, tạo điều kiện cho Logistics xanh phát triển.
Nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng cao: Sự gia tăng lưu lượng hàng hóa giao dịch qua các kênh trực tuyến khiến nhu cầu vận tải và Logistics, đặc biệt là dịch vụ giao hàng ngày càng tăng cao. Điều này chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển thương mại điện tử, hay việc các các ông lớn ngành thương mại điện tử như Alibaba, Amazon,… gia nhập vào Việt Nam đã làm thị trường trở nên sôi động hơn. Để đáp ứng như cầucủa khách hàng, các donah nghiệp cần phải có sự đầu tư về công nghệ và độ kỹ lưỡng xũng như tiêu chuẩn phát thải khí trong ngành Logistics.
Định hướng phát triển ngành của Chính phủ: Định hướng của Chính phủ về cải tiến các lĩnh vực bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng, cơ cấu lại thị trường vận tải hàng không vào năm 2020 sẽ góp phần phát triển thị trường vận tỉa hàng hóa và tăng vai trò vận tải hàng không, đặc biệt là các khu kinh tế trọng điểm và vùng sâu vùng xa. Nhà nước có quy hoạch và trên thực tế đang và sẽ đầu tư phát triển bằng nhiều nguồn vốn cho các công trình kết cấu cơ sở hạ tầng. Mặt khác, các thể chế như thủ tục hải quan, cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến trình hội nhập sâu… tiếp tục củng cố và cải thiện.
3.2.2. Thách thức
Sự yếu kém và thiếu đồng bộ trong hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông: Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải kém, thiếu đồng bộ, đặc biệt chưa tạo ra hành lang vận tỉa đa phương thức, trong khi nhu cầu trung chuyển chất lượng cao cho hàng hóa giữa các phương thức này ngày càng lớn. Các phương thức vận tải không phát triển đồng đều,
thiếu sự kết nối làm hạn chế phát triển vận tải đa phương thức. Các doanh nghiệp không thể sử dụng linh hoạt các loại hình nhằm tăng hiệu quả vận chuyển, giảm thiểu tác hại đến môi trường, làm chậm lại quá trình xanh hóa của Logistics.
Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn thấp: Nguồn nhân lực cho ngành Logistics ở Việt Nam lên đến 1,5 triệu người. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có 40% trong số đó đáp ứng được nhu cầu của ngành, tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo bài bản khá thấp (chỉ 5-7%). Nguồn nhân lực chủ yếu hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tế, mức độ chuyên nghiệp còn kém do chưa được đào tọa chuyên nghiệp về Logistics. VÌ vậy, cần mất nhiều thời gian và rất khó để có thể đào tạo được nguồn nhân lực hiểu sâu và vận dụng được Logistics xanh vào quá trình vận tải.
Chưa cung cấp được tất cả các dịch vụ Logistics: Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hầu hết chưa cung cấp được dịch vụ Logistics hoàn chỉnh theo đúng nghĩa, đa phần chỉ đảm nhận vai trò vệ tinh cho các công ty Logistics nước ngoài, thực hiejn các nghiệp vụ đơn lẻ. Những dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao cũng như phát triển được Logistics xanh chưa được quan tâm. Hoạt động Logistics chưa tọa được thành một chuỗi liên tục trong chuỗi cung ứng.
Mức độ ứng dụng công nghệ còn thấp: Trong hoạt động giao nhận vận tải, việc sử dụng công nghệ thông tin trong giao dịch và quản trị là một yếu tố quan trọng, đánh giá độ tin cậy và năng lực của doanh nghiệp Logistics. Các doanh nghiệp Việt Nam thường quản lý thủ công, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin còn thấp, thua kém các doanh nghiệp Logistics nước ngoài, chưa có mạng lưới liên kết với các dịch vụ Logistics khác. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể làm các dịch vụ đơn lẻ cho các doanh nghiệp Logistics nước ngoài.
Cơ chế chính sách quản lý và hạ tầng Logistics còn nhiều bất cập: Việc quản lý một khâu như thuế và hải quan do Bộ Tài chính quản lý; vận tải và cơ sở hạ tầng do Bộ Giao thông vận tải quản lý; xúc tiến thương mại do Bộ Công thương phụ trách… đã dẫn đến sự bất cập trong hệ thống chính sách và quy định của ngành Logistics, đặc biệt là ngành Logistics xanh. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin chưa được minh bạch và cụ thể hóa dẫn đến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng mơ hồ, không bắt kịp xu thế và chưa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong các hoạt động vận tải hàng hóa của mình.
3.3. Mục tiêu và định hướng phát triển Logistics xanh của Công ty
3.3.1. Mục tiêu
Dựa vào những xu hướng Logistics xanh tại Việt Nam trong những năm gần đây