1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phiên dịch thơ Lý Bạch ở Việt Nam

105 1,1K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Phiên dịch thơ Lý Bạch ở Việt Nam

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Xưa nay các nền văn hóa trong quá trình phát triển của mình phải luôn đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ, đó là duy trì những nét văn hóa truyền thống và tiếp thu các thành tố bên ngoài để đổi mới Quá trình này được diễn

ra thường xuyên liên tục Chúng ta biết rằng, không thể có một nền văn hóa nào dù lớn và có ảnh hưởng sâu rộng đến đâu lại có thể liên tục phát triển triển một địa bàn khép kín, tách rời sự tiếp xúc với các nền văn hóa khác Chỉ có giao lưu và qua giao lưu giữa các nền văn hóa mới có thể làm tăng vốn liếng của mình, tạo nên những tiền đề để tiếp ứng với các giá trị mới của nhân loại

Văn học là một thành tố cơ bản của văn hóa nên bản thân văn học cũng mang những đặc điểm cơ bản của văn hóa, trong đó có đặc điểm về sự giao lưu, ảnh hưởng như đã nói Điều này có nghĩa rằng văn học thế giới không phải là phép cộng đơn thuần của các nền văn học riêng lẻ Nó cũng không phải là bảng thống kê đơn thuần những kiệt tác của các nhà văn mà theo Trương Đăng Dung là “sự giao lưu của những giá trị tinh túy và đa dạng của các nền văn học dân tộc vào một tiến trình chung nhất - tiến trình văn học thế giới”[; 86] Như vậy quá trình giao lưu hội nhập văn học nước mình với văn học các dân tộc khác là một quá trình tất yếu, nhất là trong bối cảnh hiện nay xu thế toàn cầu hóa đang được thúc đẩy mạnh mẽ Có rất nhiều hình thức để một nền văn học dân tộc này thâm nhập vào một nền dân tộc khác, trong đó dịch thuật được coi là hình thức chiếm ưu thế hơn cả Dịch thuật không phải là một công việc mới mẻ đối với thế giới cũng như Việt Nam ta

Nó đóng vai trò quan trọng trong sự giao lưu văn hóa và kinh tế giữa các dân tộc Nói chung, đó là quá trình “thể hiện hiện thực được hình dung trong văn bản gốc bằng văn bản dịch”[; 169], là “chuyển đạt ngôn ngữ từ mã số này sang mã số khác trong phạm vi quốc gia hay quốc tế, nhưng không đơn thuần chỉ là chuyển đạt mã số, mà chính là chuyển đạt tâm tư qua tín hiệu của mã số, nhất lại là dịch thuật thơ văn”[; 169] Với việc thay đổi lớp vỏ

Trang 2

ngôn ngữ, tạo ra một hình hài ngôn ngữ hoàn toàn mới của tác phẩm được dịch so với văn bản gốc và tồn tại dưới lớp hình hài này Trong hình hài mới văn bản đã đánh mất một số yếu tố so với văn bản gốc và nó cũng thu nhận thêm một số yếu tố khác, nó thoát khỏi tình trạng duy nhất ban đầu và hòa nhập vào dòng chảy chung đa ngôn ngữ của văn bản gốc Dịch thuật không chỉ có ở ngành văn học mà còn ở sử học, triết học, khoa học kĩ thuật v v Dịch thuật văn học là công tác chuyển đổi ngôn ngữ của tác phẩm văn học,

từ ngôn ngữ nước ngoài thành ngôn ngữ bản địa, từ đó làm chuyển đổi chủ thể tiếp thu tác phẩm từ độc giả nước ngoài thành độc giả bản địa, tức là cách thức làm cho người khác hiểu được một văn bản này thông qua một văn bản khác Đối tượng nghiên cứu của dịch thuật văn học đó là nghiên cứu dịch giả, nghiên cứu quá trình dịch và nghiên cứu tác phẩm dịch Vì vậy, nghiên cứu vấn đề dịch thuật nói chung và dịch văn học nói riêng thực chất

là một khía cạnh của mỹ học tiếp nhận hiện đại ngày nay Nguyễn Văn Bổng cho rằng “chính dịch thuật đã giúp cho một tác phẩm kéo dài tuổi thọ ở một môi trường khác và dịch thuật cũng trở thành bản gốc có tác động mới mẻ đối với môi trường ấy Dịch thuật đã đưa lại một đời sống mới cho bản gốc”[;] Hans Robert Jauss và Wolfgang Iser là hai đại biểu tiêu biểu của mỹ học tiếp nhận hiện đại của thế kỉ XX đã chứng minh được rằng “sự tồn tại của tác phẩm văn học không thể hình dung được nếu thiếu sự tham dự của người đọc”[; 106] và từ đó người đọc chính là nhân tố tất yếu sống còn của tác phẩm Dịch giả - người đọc đặc biệt mọi thời đại chính là chiếc cầu nối diệu kì giữa nền văn học của dân tộc khác với nền văn học của dân tộc mình

Họ phải là người có vốn hiểu biết chung về nền văn hóa văn học có tác phẩm được dịch Họ phải giỏi ngoại ngữ và hiểu biết kĩ về nghề văn đặc biệt

về phong cách sáng tác Ngoài ra họ còn phải nắm vững tiếng mẹ đẻ, phải có cảm quan tinh nhạy và năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ Dịch - một quá trình đọc đặc biệt, dịch giả đã nhân thêm sức sống cho văn bản gốc Họ đã tiếp nhận đưa những áng văn chương vươn xa hơn, tới những chân trời thẩm

mĩ khác nhau Như vậy, không gian thẩm mỹ của tác phẩm được nới rộng tới

vô cùng, từ thời đại này sang thời đại khác, từ dân tộc này sang dân tộc

Trang 3

khác, từ người này qua người khác và tác phẩm - trung tâm tạo nghĩa sẽ mở

ra vô vàn cách hiểu, cách nhìn mới lạ

Thơ Đường là tinh hoa của văn học Trung Quốc, là thành quả rực rỡ của một thời đại văn chương có một không hai không chỉ với Trung Hoa mà với toàn thế giới Nó không những được coi là “khuôn vàng thước ngọc” về

hệ đề tài, chủ đề và nội dung tư tưởng mà còn được coi là mẫu mực trong việc sử dụng ngôn từ vừa chính xác, vừa trau chuốt, vừa giản dị lại vừa uyên thâm Với tính chất hàm súc, ước lệ, cổ kính, trang nghiêm, chặt chẽ về niêm luật, thể loại, thơ Đường đã vượt qua mọi thử thách về không gian - thời gian đến nay hàng ngàn năm đã trôi qua mà việc tiếp nhận vẫn diễn ra không ngừng Điều này càng khẳng định hơn nữa sức sống trường tồn vĩnh cửu của các thi phẩm cổ điển Đường thi có ảnh hưởng, tác động sâu sắc tới nền văn học thế giới nói chung và khu vực nói riêng Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ qua lại lâu đời, mật thiết về nhiều mặt như lịch sử, văn hóa…Lẽ dĩ nhiên, thơ Đường - một kiệt tác của nền văn hóa nhân loại cũng có tác động sâu sắc đến văn học Việt Nam từ xưa đến nay Từ phương diện thể loại cho đến đề tài, chủ đề, từ phần thơ chữ Hán đến phần thơ Nôm của dân tộc ta đều ghi đâm dấu ấn của Đường thi Các nhà nho Việt Nam đã coi các thi nhân Trung Quốc như là cổ nhân của mình, lấy Đường thi làm khuôn mẫu Không chỉ vay mượn, người Việt Nam còn tiếp nhận Đường thi dưới nhiều hình thức như dịch thuật, diễn dịch, “thổng”…thơ Đường Vì thế nghiên cứu tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam hiện nay sẽ cho chúng ta thấy bức tranh toàn diện của nó đã ảnh hưởng, ăn sâu vào văn hóa văn học Việt Nam như thế nào?

Tiếp nhận thơ Lý Bạch là một khía cạnh của việc tiếp nhận thơ Đường nói chung ở Việt Nam Lý Bạch là một trong hai thi nhân lớn nhất đời Đường (Lý Bạch, Đỗ Phủ), là một trong ba đỉnh cao của thơ Đường (Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị) Để có được địa vị ấy không chỉ ở chỗ Lý Bạch

đã sáng tác ra một số lượng tác phẩm đồ sộ gồm hàng nghìn bài thơ, trong

đó có những thi phẩm nổi tiếng trở thành kiệt tác, mà còn ở chỗ ông đã tạo cho mình một phong cách riêng không có một nhà thơ đương thời nào có

Trang 4

Đó là chất trữ tình lãng mạn với những nét ngang tàng, khí phách, phóng khoáng, ngôn từ điêu luyện, tự nhiên dễ chinh phục lòng người Nếu Đỗ Phủ trung thành với Khổng giáo được người đời tôn là “Thánh Thi” thì Lý Bạch lại nghiêng về Đạo giáo thích ẩn dật, tiêu dao mà được phong là “Tiên Thi” Ảnh hưởng của thơ Lý Bạch đến các đời sau khá mạnh mẽ và Lý Bạch quả

là một “Tiên Thi” mà tài hoa còn lan tỏa đến ngàn đời sau Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, cho đến nay vấn đề phiên dịch thơ Lý Bạch đã được giới thiệu rất nhiều trong các báo, tạp chí, các tuyển tập thơ Đường ở Việt Nam Tuy nhiên chưa có công trình nào đặt vấn đề trực tiếp đi sâu tìm hiểu một cách có

hệ thống việc phiên dịch thơ Lý Bạch ở Việt Nam từ góc độ mỹ học tiếp nhận Đây chính là lý do chính để chúng tôi chọn đề tài cho khóa luận của

mình: Phiên dịch thơ Lý Bạch ở Việt Nam

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Có thể nói nghiên cứu quá trình tiếp nhận thơ Lý Bạch nói riêng và thơ Đường nói chung là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam hiện nay Bởi trong quá trình tìm tài liệu phục vụ cho khóa luận của mình, chúng tôi thấy không

có công trình nào nghiên cứu về vấn đề phiên dịch thơ Lý Bạch ở Việt Nam Chúng tôi chỉ thấy có các công trình luận án, khóa luận nghiên cứu về nội dung, tư tưởng nghệ thuật của Lý Bạch Tức là những công trình nghiên cứu trực tiếp về thi hào Lý Bạch Cụ thể là luận án Phó tiến sĩ Ngữ văn của Phạm

Hải Anh với đề tài: Thơ tứ tuyệt Lý Bạch phong cách và thể loại (Đại học sư

phạm Hà Nội, 1996) Luận án đã vận dụng thi pháp học hiện đại để nghiên cứu phong cách thơ tứ tuyệt Lý Bạch Tiếp đến là luận án Tiến sĩ Ngữ văn

của Trần Trung Hỷ với đề tài: Thi pháp thơ Lý Bạch - một số phương diện chủ yếu (Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Hà Nội, 2002) Luận án

này đề cập đến ba vấn đề chính là quan niệm thơ ca và con người Lý Bạch trong thơ; thời gian - không gian nghệ thuật và thể loại ngôn ngữ thơ Lý Bạch Ngoài ra, còn phải kể đến rất nhiều đề tài khóa luận làm về Lý Bạch của sinh viên Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Hà Nội như:

Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Lý Bạch của Nguyễn Thế Hiệp (1965);

Trang 5

Hình tượng người phụ nữ trong thơ ca Lý Bạch của Nguyễn Đức Anh (1966); Bút pháp lãng mạn trong thơ ca Lý Bạch của Nguyễn Hồng Vân (1970) v v

Tuy nhiên khi thực hiện đề tài này, chúng tôi nhận thấy cũng có nhiều công trình cùng hướng khai thác Nghiên cứu về quá trình tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam có thể kể tới luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn của

Nguyễn Tuyết Hạnh với đề tài: Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam (Thành

Phố Hồ Chí Minh, 1996) Luận án của Nguyễn Tuyết Hạnh đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn bao quát về vấn đề dịch thuật nói chung cũng như việc dịch thuật thơ Đường nói riêng ở Việt Nam Luận án đã nghiên cứu được sự vận động và phát triển của việc dịch thơ Đường qua các giai đoạn lịch sử, sự vận động của thể loại chuyển dịch theo trục thời gian lịch đại, việc dịch thơ Đường trên góc độ thi pháp

Ngoài công trình nghiên cứu này, qua sự khảo sát chúng tôi thấy có khá nhiều khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội

& Nhân Văn Hà Nội đã đề cập tới vấn đề này

Năm 1965, Phạm Đình Lợi đã viết khóa luận với tên đề tài: Điểm qua việc dịch thuật thơ Đường ở Việt Nam Khóa luận đã bước đầu điểm qua

được những nét lớn, qua những dịch giả tên tuổi cung cấp cho độc giả những

tư liệu quý về vấn đề dịch thơ Đường tại Việt Nam

Năm 1972, Nguyễn Trọng Nuôi đã thực hiện khóa luận với tên đề tài:

Tìm hiểu việc dịch thuật và nghiên cứu Đường thi ở Việt Nam trước Cách mạng Tháng tám Khóa luận đã tổng hợp được tài liệu và bước đầu có những

lời bình ý nghĩa về vấn đề nghiên cứu Đường thi ở Việt Nam

Năm 1991, Nguyễn Thị Mỹ Linh đã viết khóa luận với tên đề tài: Tình hình giới thiệu, nghiên cứu và phiên dịch thơ ca Trung Quốc ở Việt Nam từ trước tới nay So với hai khóa luận trên, khóa luận này có dự nghiên cứu tiếp

nhận rộng hơn ở cả lĩnh vực giới thiệu, nghiên cứu và phiên dịch; và đối tượng nghiên cứu rộng không giới hạn ở Đường thi mà là cả thơ ca Trung Quốc Khóa luận đã cung cấp cho độc giả nguồn tư liệu quý giá rất chi tiết

về việc tiếp nhận thơ ca Trung Quốc

Trang 6

Nhìn chung các công trình trên được nghiên cứu từ góc độ văn học so sánh (nghiên cứu ảnh hưởng), chứ chưa khảo sát đối tượng từ góc độ mỹ học tiếp nhận Những năm gần đây khi mỹ học tiếp nhận được mở rộng, lí luận tiếp nhận đã chuyển từ nghiên cứu ảnh hưởng sang nghiên cứu tiếp nhận thì vấn đề đối tượng tiếp nhận được nghiên cứu sâu hơn Liên tiếp những năm

2006, 2007, 2008, 2009 dưới sự hướng dẫn của thầy Phạm Ánh Sao, đã có các niên luận, khóa luận hiểu quá trình tiếp nhận thơ Đường tại Việt Nam trong sách giáo khoa phổ thông và qua một số trường hợp tiêu biểu

Năm 2006, khóa luận của Nguyển Thu Hương viết về đề tài: Tiếp nhận

và diễn dịch Phong kiều dạ bạc tại Việt Nam Khóa luận đã cung cấp những

lí luận cơ bản về tiếp nhận văn học và đưa ra một hướng tiếp cận mới về

Phong kiều dạ bạc ở Việt Nam

Năm 2008, Nguyễn Thị Hường đã thực hiện đề tài niên luận: Vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành tại Việt Nam Niên luận đã cơ bản mô tả được những ghi chép về thời điểm sớm nhất tiếp nhận văn bản Tỳ bà hành ở Việt Nam Năm 2008, Mạnh Thị Minh viết đề tài khóa luận về: Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam Khóa luận cung cấp cho độc giả nhiều tư liệu

quý trong việc tìm hiểu Đường thi trong SGK phổ thông

Năm 2009, có khóa luận của Lê Thị Tuyết Mai với tên đề tài: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam, chủ yếu thông qua hai tác phẩm là Tỳ bà hành và Phong kiều dạ bạc Khóa luận đã tập trung tìm hiểu

qua trình tiếp nhận và diễn dịch hai tác phẩm đó ở Việt Nam theo từng giai đoạn khác nhau, khảo sát mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể của quá trình tiếp nhận và diễn dịch văn bản, lý giải nguyên nhân và hệ quả của những cách tiếp cận, từ đó nhận diện một số vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam

Năm 2009, Nguyễn Thị Hồng Mơ viết đề tài khóa luận: Tiếp nhận Hoàng Hạc lâu tại Việt Nam Khóa luận đã tổng thuật và lí giải những ý kiến

xung quanh tác phẩm trên các phương diện như dịch thuật, nghiên cứu; khảo sát mối liên hệ giữa tác phẩm với người tiếp nhận

Năm 2009, còn có niên luận của Phạm Thanh Thủy với tên đề tài: Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK trung học

Trang 7

phổ thông (THCS) Niên luận đã dựa vào việc so sánh đối chiếu hình thức

diễn đạt ngữ nghĩa để tìm ra những chỗ khác biệt giữa các bản dịch và nguyên tác của các bài thơ Đường trong SGK THCS

Thông qua việc hệ thống trên, chúng tôi thấy các công trình nghiên cứu tiếp nhận này đã có những đóng góp rất quý báu trong việc tổng hợp, thống

kê, mô tả, diễn dịch, giảng giải, cắt nghĩa, đối chiếu, so sánh…trên phương diện dịch thuật, nghiên cứu, phê bình các tác phẩm Đường thi Điều đó có nghĩa các công trình này, đặc biệt là ở những năm gần đây đã tiếp cận được

lí thuyết của mỹ học tiếp nhận hiện đại Từ đó chúng tôi cũng thấy chưa có một công trình nào đi sâu đề cập tới việc dịch thuật các thi phẩm của một danh gia Đường thi cụ thể nào một cách hệ thống Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn tiếp tục đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào mảnh đất tiếp nhận Đường thi nói chung, thơ Lý Bạch nói riêng ở Việt Nam

3 NHIỆM VỤ, MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

Để thực hiện đề tài này, nhiệm vụ của chúng tôi là đi thống kê, mô tả việc tuyển chọn và dịch thuật thơ Lý Bạch ở Việt Nam trên báo, tạp chí, trong các sách giáo khoa phổ thông, sách giáo trình đại học, đặc biệt là trong các tuyển tập thơ dịch Từ việc thống kê, mô tả một cách hệ thống ấy, chúng tôi dựa vào đó làm tiền đề để nghiên cứu cận cảnh về dịch phẩm, nghiên cứu

xã hội học về dịch giả Đối với dịch phẩm tức các văn bản dịch, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu vấn đề lựa chọn thể loại dịch, là dịch giả dịch theo nguyên tác hay chọn các thể loại khác để dịch (dựa vào chương một, chúng tôi sẽ nhận xét các thể loại chuyển dịch chủ yếu là trong các tuyển tập thơ dịch); tiếp đó chúng tôi sẽ tập trung đi sâu vào việc diễn giải nghĩa nguyên tác - tức quá trình đọc nghĩa của các dịch giả cùng dịch về một tác phẩm của

Lý Bạch (trong phạm vi của một khóa luận, chúng tôi không có điều kiện để đối chiếu, so sánh tất cả các tác phẩm nguyên tác của Lý Bạch với các bản dịch của các dịch giả Việt Nam, mà chúng tôi chỉ đối chiếu, so sánh một vài tác phẩm của Lý Bạch với các bản dịch tương ứng của các dịch giả Việt Nam để tìm ra những khoảng trống thể hiện trên tác phẩm dịch) Đối với

Trang 8

phần dịch giả, chúng tôi tiến hành phân loại dịch giả và nghiên cứu phông tiếp nhận, tầm đón nhận của họ về thơ Lý Bạch

Mục đích khóa luận của chúng tôi là mong muốn có một cái nhìn hệ thống việc phiên dịch thơ Lý Bạch tại Việt Nam, theo trục thời gian lịch đại của văn học sử Như đã trình bày, khóa luận của chúng tôi tiếp tục kế thừa các công trình nghiên cứu trước, vận dụng lí thuyết của mỹ học tiếp nhận để tiếp nhận thơ Lý Bạch nói riêng, góp phần vào tiếp nhận Đường thi nói chung

4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHẠM VI TƯ LIỆU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là tìm hiểu quá trình phiên dịch thơ Lý Bạch ở Việt Nam Tương ứng với đối tượng nghiên cứu đó, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là những vấn đề xung quanh việc dịch thuật thơ Lý Bạch ở Việt Nam

Về phạm vi tài liệu, chúng tôi chủ yếu dựa vào các tài liệu thành văn bằng chữ quốc ngữ (sách, báo,tạp chí, các tuyển tập thơ dịch…) từ đầu thế kỉ

XX đến nay

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài này, trên phương diện lí thuyết, chúng tôi tiếp cận đối tượng chủ yếu từ góc độ văn học so sánh và mỹ học tiếp nhận

Về các mặt thao tác khoa học cụ thể, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp mô tả, thống kê, phân loại, chia giai đoạn nhằm khôi phục diện mạo và phác họa quá trình Phiên dịch thơ Lý Bạch ở Việt Nam, đồng thời cũng sử dụng phương pháp xã hội học văn học, phương pháp phân tích ngữ nghĩa, so sánh, đối chiếu, lí giải…để làm rõ việc tiếp nhận các văn bản dịch của chủ thể tiếp nhận - dịch giả

6 BỐ CỤC KHÓA LUẬN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo ra, phần Nội dung

của khóa luận bao gồm hai chương:

Trang 9

CHƯƠNG 1: TUYỂN CHỌN VÀ DỊCH THUẬT THƠ LÝ BẠCH

Ở VIỆT NAM

1.1 Khởi điểm dịch thuật ở Việt Nam

1.2 Thơ Lý Bạch trong báo chí Việt Nam đầu thế kỉ XX

1.3 Thơ Lý Bạch trong Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng

Hàm

1.4 Thơ Lý Bạch trong các tuyển tập thơ dịch (từ năm 1945 đến nay) 1.5 Thơ Lý Bạch ở trong SGK phổ thông

1.6 Thơ Lý Bạch ở trong sách giáo trình đại học

1.7 Thơ Lý Bạch ở trên báo chí (khảo sát trên báo văn nghệ từ năm

1990 đến nay)

1.8 Thơ Lý Bạch ở trên tạp chí (khảo sát từ những năm 1960 đến nay)

CHƯƠNG 2: DỊCH PHẨM VÀ DỊCH GIẢ THƠ LÝ BẠCH

7 QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

Khóa luận của chúng tôi được trình bày theo quy cách của Trường Đại Học Khoa học Xã Hội & Nhân Văn Hà Nội quy định cho khóa luận tốt nghiệp

Đối với tên các tác phẩm của Trung Quốc và Việt Nam ở các công trình nghiên cứu hay tên tác phẩm riêng, để tôn trọng nguyên tác và tiện tra cứu, chúng tôi phiên âm Hán Việt đồng thời in nghiêng; riêng tên các tác phẩm của Lý Bạch chúng tôi sẽ in nghiêng đậm

Đối với tên các công trình nghiên cứu niên luận, khóa luận hay luận văn…chúng tôi cũng sẽ in nghiêng Các thông tin về công trình và các bài

Trang 10

báo, tạp chí như tác giả, xuất xứ, nhà xuất bản… chúng tôi sẽ ghi cụ thể ngay bên cạnh

Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự tên tác giả vần a,b,c… ở cuối khóa luận

Để chú thích chúng tôi sử dụng dấu ngoặc vuông: [;] số đứng trước là

vị trí của tài liệu như trong thư mục tham khảo, số đứng sau là số vị trí trang trong tài liệu của tư liệu được chú thích

Chú thích trực tiếp ở chân trang dành riêng cho việc giải thích từ ngữ, khái niệm

Sau đây là một số kí hiệu viết tắt:

Trang 11

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 TUYỂN CHỌN VÀ DỊCH THUẬT THƠ LÝ BẠCH Ở VIỆT NAM

1.1 Khởi điểm dịch thuật ở Việt Nam

Như đã trình bày ở trên, vấn đề dịch thuật văn học trở nên hết sức cần thiết trong quá trình giao lưu, tiếp xúc giữa các nền văn hóa, văn học Dựa vào những cứ liệu còn để lại đến ngày nay, chúng ta có thể khẳng định rằng Việt Nam là một trong những nước có truyền thống dịch thuật từ lâu đời

Theo nhà nghiên cứu Đình Vĩnh thì “sách Lĩnh nam trích quái có ghi vào

thời Thành Vương nhà Chu, Hùng Vương sai bề tôi là họ Việt Thường đem bạch trĩ sang tiến cống Vì ngôn ngữ bất đồng, Chu Công phải sai sứ qua nhiều lần thông dịch mới hiểu được nhau”[;73] Dĩ nhiên đây là hình thức dịch nói Vào giai đoạn Bắc thuộc, khi sang xâm chiếm nước ta, chính quyền phong kiến Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách và biện pháp nhằm đồng hóa dân tộc ta Thời kì này, chữ Hán được truyền vào nước ta và dần dần trở thành công cụ để chính quyền phong kiến Trung Quốc xây dựng và phát triển nền văn hóa thành văn Hình thức dịch viết đã ra đời và chủ yếu dành cho việc chuyển dịch các Kinh Phật từ chữ Sancrit hoặc chữ Pali sang chữ Hán là chữ được ông cha ta sử dụng Sử sách còn ghi vào thế kỉ thứ hai, Luy Lâu đã trở thành trung tâm Phật giáo lớn, quy mô ở Việt Nam hơn cả Bành Thành và Lạc Dương ở Trung Quốc Văn học phật giáo từ bên ngoài cụ thể

là từ Ấn Độ bằng nhiều con đường cũng được truyền vào nước ta và được dịch ở thời kì này

Sau một nghìn năm Bắc thuộc giành được độc lập dân tộc, ông cha ta lại bắt tay vào việc xây dựng lại đất nước, chủ động học hỏi những cái hay

từ nền văn hóa bên ngoài, trong đó cơ bản vẫn là học hỏi văn hóa Trung Hoa Trên tinh thần học hỏi tự chủ, sáng tạo, ông cha ta đọc rất nhiều tác phẩm thơ văn của Trung quốc và chữ Hán lúc này được dùng làm ngôn ngữ chính thống, do vậy việc tiếp xúc là thông qua con đường nguyên tác Thời

Trang 12

kì này, việc dịch thơ chữ Hán của Việt Nam và Trung Quốc đã có, không kể văn xuôi Nhà sư Lý Đạo Tái, pháp danh Huyền Quang (1254 - 1334) thời Trần dịch một bài thơ của nhà sư Từ Lộ, pháp danh Đạo Hạnh (? – 1117)

thời Lý, và Hồ Quý Ly (1336 - ?) dịch Kinh Thi Đến thế kỉ XV khi chữ

Nôm ra đời, phát triển và thịnh hành và được dùng để sáng tác văn học thì việc dịch cũng bắt đầu được chú ý Những văn bản đầu tiên được lựa chọn dịch là những văn bản chữ Hán Theo các nhà nghiên cứu, việc dịch từ chữ Hán sang chữ Nôm đã giúp cho công chúng dễ tiếp cận với tác phẩm hơn Suốt quá trình lịch sử của chế độ phong kiến Việt Nam, tuy chữ Hán được dùng làm “quốc gia văn tự”, hầu như người ta vẫn “diễn nôm” nhiều tác phẩm, có lẽ với mục đích làm tăng hiệu quả việc truyền đạt chúng Trên lĩnh

vực thơ ca, ông cha ta dịch nhiều nhất là Kinh Thi (Mao Thi ngâm vịnh thực lục, Thi kinh giải âm, Thi kinh diễn nghĩa, Thi Kinh diễn âm), thơ Đường (Đường thi quốc âm, Đường thi trích dịch, Đường thi tuyệt cú diễn ca, Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm…), và một số bài lẻ tẻ như Quy

khứ lai từ diễn ca (trong Chư đề hợp tuyển), Tương tiến tửu (trong Ca điệu

lược kí), Tỳ bà hành diễn ca, Trường hận ca, Chính khí ca Trong giai đoạn

này, cha ông ta chú trọng nhiều đến phương pháp “ dịch chữ” (trực dịch), nếu có “dịch ý” (nghĩa dịch) thì cũng còn rất thô sơ

Bắt đầu từ cuối thế kỉ XVIII mới xuất hiện những dịch phẩm hay, sáng

giá, trong đó nổi bật lên là Chinh phụ ngâm diễn ca của Phan Huy Ích (1751

- 1822), nguyên tác của Đặng Trần Côn (tập truyện vốn cho là Đoàn Thị

Điểm dịch) và Tì bà hành diễn ca của Phan Huy Thực (1779 - 1846)

Đến thế kỉ XIX, thơ Nôm đã hết sức phát triển, nghệ thuật sử dụng ngôn từ cũng rất điêu luyện nên cũng có nhiều bản dịch thơ Đường Nhưng đến ngày nay chỉ tìm thấy một số rất ít bài của một số dịch giả vốn là những

nhà thơ nổi tiếng như Phạm Đình Toái dịch Xuân giang hoa nguyệt dạ của

Đỗ Phủ, Nguyễn Công Trứ dịch Vịnh tỳ bà của Bạch cư Dị và dịch Thu hứng

I của Đỗ Phủ, Trần Tế Xương có dịch bài Thập thất dạ đối nguyệt của Đỗ

Phủ, Nguyễn Khuyến dịch bài Há chung Nam Sơn quá Hộc Tư sơn nhân túc trí tửu của Lý Bạch theo thể song thất lục bát và tự dịch thơ mình

Trang 13

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX khi chữ Hán, chữ Nôm mất dần vị thế của mình thì chư Quốc ngữ đã lên ngôi Trước những âm mưu đè ép của thực dân Pháp, chữ Quốc ngữ vẫn thể hiện được sức sống mãnh liệt của nó

Nó được coi là thứ chữ dễ học, dễ đọc, dễ viết đủ mềm mại phong phú để phô diễn các loại tư tưởng tình cảm, từ cái tinh vi đến cái thông thường, là phương tiện thuận lợi để thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của văn hóa xã hội Việt Nam Văn học dịch Tiếng Việt (theo mẫu tự La tinh) đã hình thành trước năm 1900 Tuy nhiên phải đến những năm đầu thế kỉ XX, dịch thuật mới phát triển rầm rộ và trở thành một bộ phận trong dòng chảy của văn học Việt Nam

1 2 Thơ Lý Bạch trong báo chí Việt Nam đầu thế kỉ XX

Đầu thế kỉ XX, dịch thuật hầu như chiếm hết văn đàn trong bước đầu của nền quốc văn mới Chưa bao giờ nền dịch thuật của ta lại phát triển đến thế, dịch văn học Âu châu chủ yếu là văn học Pháp, dịch Tân thư Trung Quốc, dịch cổ thi nước nhà và Trung Quốc Nho học vốn đã suy tàn từ trước, giờ đây khi chính phủ bảo hộ lần lượt bãi bỏ chế độ khoa cử ở cả ba kì thì số người “ném bút lông đi, gác bút chì lại” ngày càng đông đảo Hầu như không có mấy ai học chữ Hán trong cái thời “ông nghè, ông cống vẫn nằm co” Các cựu nho học có tâm huyết muốn cứu vãn nền học cổ chỉ còn dựa vào dịch thuật, dịch từ chữ Hán hoặc nhữ Nôm ra chữ Quốc ngữ Trước tình hình đó, thơ Đường đã được sưu tập lại từ những bản dịch xưa hoặc được các nhà cựu học như Tùng Vân, Đông châu Nguyễn Hữu Tiến, Sở Cuồng Lê

Dư, Phạm Sỹ Vỹ, Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải, Trúc Khê v v dịch thành thơ đăng tải trên các tạp chí

Thơ Đường trên các tạp chí đã giữ một vị trí đặc biệt trong lịch sử dịch thơ Đường đầu thế kỉ XX ở nước ta Trong thời điểm này các tạp chí là phương tiện duy nhất phổ biến những bản dịch thơ Đường, trong đó có các bản dịch thơ Lý Bạch bằng chữ Quốc ngữ Về sau, nhiều tuyển tập thơ Đường cũng sưu tập lại các bản dịch thơ Đường đăng tải trên các tạp chí Do

sự hạn chế về mặt tài liệu nên chúng tôi không thống kê được đầy đủ các

Trang 14

bản dịch thơ Lý Bạch trên các báo, tạp chí đầu thế kỉ XX, mà chúng tôi chỉ thống kê được một số bản dịch thơ Lý Bạch trên một số báo, tạp chí

Nam phong tạp chí, ra đời năm 1917 do Phạm Quỳnh chủ biên Đây là

tạp chí đi đầu trong việc dịch, giới thiệu thơ Đường đầu thế kỉ XX Người phụ trách phần dịch thơ Đường là Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục - là một trong những nhà nho cuối mùa rất có tâm huyết trong việc chấn hưng lại nền văn học cổ Ông cùng với Đông Châu Nguyễn Hữu tiến và Sở Cuồng Lê Dư

đã đem hết sức lực của mình để tiến hành dịch và giới thiệu thơ Đường cho

giới tân học Tồn tại trong vòng 17 năm (1917 - 1934), Nam Phong tạp chí

đã dịch được khoảng 300 bài thơ Đường Chúng tôi đã sưu tập được một số

bản dịch thơ Lý Bạch trên mục Văn uyển của Tạp chí Nam Phong dưới đây:

- Tạp chí Nam Phong số 9, trang 163, năm 1918 có bài: Thanh bình điệu (3 bài) do Nguyễn Khuyến sưu tầm

- Tạp chí Nam Phong số 10, trang 230 - 231, năm 1918 có 4 bài: Tô đài lãm cổ; Đêm xuân ở Lạc thành nghe tiếng sáo; Trên lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hiệu Nhiên đi ra đất Quảng Lăng; Tảo phát Bạch Đế thành do dịch

giả Vô danh dịch

- Tạp chí Nam Phong số 33, trang 258 - 259, năm 1920 có 2 bài: Đêm xuân ở Lạc thành nghe tiếng sáo; Ông Lý Bạch tiễn ông Mạnh Hiệu Nhiên

ở lầu Hoàng Hạc đi ra Quảng Lăng do Trần Sở Kiều dịch

- Tạp chí Nam Phong số 48, trang 518 - 519, năm 1921 có 2 bài: Thanh bình điệu tam thủ; Ở Hoàng Hạc tiễn ông Mạnh Hiệu Nhiên đi Quảng Lăng do cụ Đặng Tích Trù dịch

- Tạp chí Nam Phong số 65, trang 389 - 390, năm 1922 có bài: Nghĩ cổ

Trang 15

Do sự hạn chế về mặt tài liệu nên chúng tôi không thống kê được hết các bản dịch thơ của Lý Bạch trên tạp chí này, nhưng thông qua một số bản dịch thơ mà chúng tôi đã thống kê được ở trên có thể khẳng định rằng các bản dịch thơ Lý Bạch của các dịch giả đương thời và các bản dịch cổ được sưu tập lại đã đóng góp rất đáng kể vào nền dịch thuật thơ Đường trong buổi Hán học suy tàn, mở đầu cho phong trào dịch thơ Đường nói chung, thơ Lý Bạch nói riêng trên các tạp chí

Đông Dương tạp chí ra đời năm 1937 được phát hành với mục đích

tuyên truyền cho văn hóa Pháp Vì thế tạp chí ra đời không bao lâu thì bị đình chỉ nên các dịch phẩm thơ Đường tồn tại rất ít, số lượng không đáng kể Theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì cây bút dịch thơ Đường chủ yếu là Á Nam Trần Tuấn Khải - một cây bút cổ học có tiếng Ông chỉ dịch các bài cổ phong của Đỗ Phủ không thấy dịch bài thơ nào của Lý Bạch Các bài thơ của

Lý Bạch chỉ thấy đăng phần phiên âm Hán Việt và các dịch giả đều dịch nghĩa, dịch thơ bằng tiếng Pháp Cụ thể:

- Ngân Giang dịch 2 bài: Vấn nguyệt ; Xuân dạ yến đào của Lý Bạch

trên tạp chí số 3, trang 26, năm 1937

- Ngân Giang dịch bài: Tương tiến tửu của Lý Bạch trên tạp chí số 4,

trang 30, năm 1937

- Nam Dương dịch bài: Tương Dương ca của Lý Bạch trên tạp chí số 7,

trang 290, năm 1937

Tạp chí ngày nay ra đời năm 1935, tồn tại trong vòng 5 năm(1935 đến

năm 1939) Tạp chí đã giới thiệu được hơn 77 dịch phẩm thơ Đường Tạp chí này cũng là nơi thể hiện sự tài hoa của nhà thơ Tản Đà và chỉ có mình Tản Đà dịch thơ Đường Với lối dịch thanh thoát trong việc lựa chọn thể Lục bát(thể thơ dân tộc), trong hầu như các bản dịch, ông đã đưa thơ Đường gần gũi với hồn Việt Do sự hạn chế trong việc tìm tài liệu, chúng tôi dựa vào

tuyển tập Tản Đà dịch thơ Đường do Nguyễn Quảng Tuân biên soạn có thể thống kê các bản dịch thơ Lý Bạch của Tản Đà trên tạp chí Ngày nay theo

bảng dưới đây:

Trang 16

STT Số đăng tải trên tạp chí

Tạp chí Tri Tân ra đời năm 1941, tồn tại trong vòng 5 năm (1941 -

1945) đóng góp hơn 30 bản dịch thơ Đường của Hoa Bằng, Tùng Vân, Giản

Chi, Trúc Khê, J Leiba, Nguyễn Đức Tốn… Tạp chí Tri tân đã qui tụ các

nhà thơ, nhà văn của thế hệ Nam Phong có tân học thấm nhuần nho học Nhiều bản dịch trên Tri Tân có giá trị nhất là những bài của Trúc Khê, Giản Chi Chúng tôi cũng chỉ thống kê được một số bản dịch thơ của Lý Bạch dưới đây:

- Tạp chí Tri Tân số 35, trang 23, năm 1942 ở mục Vườn hoa xuân có

bài: Xuân tứ do Nguyễn Đức Tốn dịch có kèm theo phiên âm Hán Việt,

- Tạp chí Tri Tân số 89, trang 2, năm 1943 ở phần Nguồn gốc lối từ

khúc có trích đăng 2 bài kèm theo cả chữ Hán, phiên âm và dịch thơ: Khuê tình; Thu tứ

Trang 17

- Tạp chí Tri Tân ở mục Tùy hứng số 89, trang 7, năm 1943 có bài

Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng doTrúc Khê dịch

- Tạp chí Tri Tân ở mục Tùy hứng số 94, trang 3, năm 1943 có bài: Việt trung hoài cổ do Trúc Khê dịch

- Tạp chí Tri Tân ở mục Tùy hứng số 98, trang 5, năm 1943 có bài: Ô thê khúc do Trúc Khê dịch

Các bản dịch thơ của Trúc Khê trên chỉ trích đăng phần dịch thơ

Đến những năm 50, 60 một số tạp chí như tạp chí Lành Mạnh, tạp chí văn hóa Ngày nay vẫn trích đăng mục dịch thơ Đường trong đó có thơ Lý

Bạch Tuy nhiên số lượng các bản dịch được giới thiệu trên mặt báo đã ít đi dần

Tiểu kết:

Do sự hạn chế về mặt tài liệu nên việc thống kê các bản dịch thơ Lý Bạch trên các báo, tạp chí đầu thế kỉ của chúng tôi chỉ mang tính chất tương đối Qua việc thống kê ấy chúng tôi thấy rằng, trong giai đoạn đầu thế kỉ XX nhiệm vụ của các tạp chí chủ yếu là phổ biến các bản dịch thơ Đường nói chung, thơ Lý Bạch nói riêng bằng chữ Quốc ngữ Có thể ghi nhận rằng chưa bao giờ thơ Đường trong đó có thơ Lý Bạch được sưu tập và được dịch thuật nhiều đến như vậy Chính bằng con đường dịch thuật này mà thơ Đường đã đến với những thanh niên tân học và những nhà thơ mới Đến những năm 50,60 thì hầu như không còn tạp chí nào duy trì mục dịch thơ Đường thường xuyên nữa Việc phổ biến thơ Đườngcũng như thơ Lý Bạch trên tạp chí đã chuyển giao nhiệm vụ cho các tuyển tập thơ Đường

1 3 Thơ Lý Bạch trong Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng

Hàm

Công trình Việt Nam văn học sử yếu của nhà nghiên cứu Dương Quảng

Hàm xuất bản lần đầu tiên tại Hà Nội, năm 1943 Dương Quảng Hàm là người đầu tiên đưa môn văn học Trung Quốc vào chương trình nhà trường phổ thông trung học Đây không chỉ là một cuốn sách giáo khoa văn học

Trang 18

dùng ở bậc phổ thông trung học dưới thời Pháp thuộc trước Cách mạng Tháng Tám, mà còn được xem như một cuốn lịch sử văn học Việt Nam có tính cách phổ thông đầu tiên được biên soạn bằng chữ Quốc ngữ Đặt trong

nền học thuật bằng chữ Quốc ngữ lúc đó đang thịnh đạt, Việt Nam văn học

sử yếu tỏ rõ sự vững chắc trong việc bao quát quá trình văn học dân tộc từ

khởi nguyên đến đương thời, thu góp được hầu hết những kết quả sưu tầm, nghiên cứu của giới học giả tính đến thời điểm ấy, từ đó phác thảo một lịch trình diễn biến của văn học dân tộc Trong cuốn sách này, tác giả đã dành hẳn sáu chương cho văn học Trung Quốc từ dân gian đến hiện đại Trong chương trình năm thứ nhì ban trung học Đông Pháp (Lớp nhất trong các trường trung học Pháp), Dương Quảng Hàm dành ba chương cho văn học Trung Quốc Trong chương thứ nhất nhan đề: Ảnh hưởng của văn chương Tàu, tác giả giới thiệu năm nhà thơ Trung Quốc có ảnh hưởng lớn nhất đến văn chương Việt Nam là Khuất Nguyên, Đào Tiềm (trước đời Đường); Lý Bạch, Hàn Dũ (đời Đường); Tô Đông Pha (đời Tống) Như vậy chúng ta thấy, trong ba đỉnh cao của thơ Đường là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị thì Dương Quảng Hàm chỉ tuyển chọn Lý Bạch vào chương trình giảng dạy Vì

Lý Bạch được tác giả coi là một trong năm nhà thơ có ảnh hưởng lớn nhất đến văn chương Việt Nam Ngoài phần giới thiệu về thân thế, tính tình tư tưởng, văn từ của Lý Bạch, trong phần các bài đọc thêm Dương Quảng Hàm

đã tuyển chọn một bài thơ của Lý Bạch với dụng ý là làm rõ hơn những

nhận xét về tính tình tư tưởng của nhà thơ Lý Bạch Đó là bài Tương tiến tửu (Sắp kèo rượu) do Vô danh dịch và Dương Quảng Hàm đã trích phần

dịch thơ của Vô Danh

1 4 Thơ Lý Bạch trong các tuyển tập thơ dịch (từ 1945 đến nay)

Có thể thấy trước năm 1945, chủ yếu việc dịch thuật và giới thiệu Đường thi nói chung trong đó có thơ Lý Bạch được phổ biến trên các báo,

tạp chí Năm 1931, có tập Đường thi hợp tuyển của Huyền Mặc đạo nhân do

Dương Mạnh Huy san dịch và chú giải Qua khảo sát có hai bài thơ của Lý

Bạch trong tập dịch này: Tống hạ giám quy Tứ Minh ứng chế; Đề Đông

Trang 19

Khê công u cư Các bài thơ trong tập dịch này đều ghi rõ nguyên văn chữ

hán, phiên âm Hán Việt, chú thích, dịch nghĩa và diễn thơ Nôm

Từ thập niên 40 trở đi, các tuyển tập thơ Đường trong đó có thơ Lý Bạch ngày càng phong phú, số tuyển tập được tái bản nhiều lần Trong phần này, chúng tôi sẽ kẻ bảng thống kê tên tác phẩm nguyên tác, thể loại thơ nguyên tác, thể loại thơ chuyển dịch để tạo tiền đề cho chương hai chúng tôi nhận xét về phần lựa chọn thể loại thơ dịch Chúng tôi sẽ đi thống kê các bản dịch thơ Lý Bạch trong các tuyển tập thơ Đường và các tuyển tập thơ Lý Bạch theo thứ tự thời gian các tuyển tập thơ dịch được xuất bản

* Năm 1940, có cuốn Phiên dịch và khảo cứu thơ Đường của Ngô Tất

Tố Đến năm 1961, nó được tái bản lại có tên là cuốn Đường thi của Ngô Tất

Tố Trong tuyển tập này có 52 bài thơ Đường được dịch, trong đó có 10 bài thơ của Lý Bạch Mỗi bài thơ trong tuyển tập đều có nguyên tác chữ Hán, phiên âm Hán Việt, phần tìm điển, giải nghĩa và dịch vần Dưới đây là tên

10 bài thơ dịch của Lý Bạch:

3 Thục đạo nan Thất ngôn cổ thể Nguyên thể

4 Tương tiến tửu Thất ngôn cổ thể Song thất lục bát

5 Độc tọa Kính Đình sơn Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát

6 Tĩnh dạ tứ Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát

7 Ức Đông sơn Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát

8 Thanh bình điệu Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

Trang 20

* Năm 1950 có cuốn Đường thi của Trần Trọng Kim tuyển dịch Đến

năm 1995, nó được tái bản lại Trong tuyển tập này có 336 bài thơ Đường được dịch, trong đó Lý Bạch được dịch 40 bài Mỗi bài thơ trong tuyển tập đều có nguyên văn chữ Hán, phiên âm Hán Việt, chú thích ngắn gọn và bản dịch thơ Tên 40 bài thơ của Lý Bạch cụ thể đưới đây:

STT Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên tác Thể loại

chuyển dịch

1 Xuân nhật độc chước Ngũ ngôn cổ thể Lục bát

2 Xuân nhật túy khởi ngôn chí Ngũ ngôn cổ thể Lục bát

3 Nguyệt hạ độc chước Ngũ ngôn cổ thể Lục bát

5 Há chung Nam Sơn quá

Hộc Tư sơn nhân túc trí tửu

Ngũ ngôn cổ thể Lục bát

6 Tử dạ thu ca Ngũ ngôn cổ thể Lục bát

7 Tương tiến tửu Thất ngôn cổ thể Song thất lục

bát

8 Giang thượng ngâm Thất ngôn cổ thể Lục bát

9 Hành lộ nan Thất ngôn cổ thể Song thất lục

bát

10 Tuyên châu Tạ Diểu lâu tiễn

biệt hiệu thư Thúc vân

Thất ngôn cổ thể Lục bát

11 Kim Lăng tửu tứ lưu biệt Thất ngôn cổ thể Lục bát

13 Tống hữu nhân nhập Thục Ngũ ngôn luật Lục bát

14 Tặng Tiền trưng quân thiếu

dương

Ngũ ngôn luật Lục bát

15 Tống hữu nhân Ngũ ngôn luật Lục bát

16 Tầm ung tôn sư ẩn cư Ngũ ngôn luật Lục bát

17 Phỏng đái Thiên sư đạo sĩ Ngũ ngôn luật Lục bát

Trang 21

bất ngộ

18 Thính thục tăng tuấn đàn

cầm

Ngũ ngôn luật Lục bát

19 Tặng Mạnh Hạo Nhiên Ngũ ngôn luật Lục bát

20 Dạ bạc ngưu chử hoài cổ Ngũ ngôn luật Lục bát

21 Đăng Kim Lăng phượng

25 Ngọc giai oán Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát

26 Tự khiển Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát

27 Lục thủy khúc Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát

28 Ức Đông Sơn Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát

29 Độc tọa kính Đình Sơn Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát

30 Oán tình Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát

31

-33

Thanh bình điệu Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

34 Thiếu niên hành Thất ngôn tuyệt cú Lục bát

35 Hoàng giang từ Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

38 Sơn trung vấn đáp Thất ngôn tuyệt cú Lục bát

39 Việt trung hoài cổ Thất ngôn tuyệt cú Lục bát

40 Tảo phát Bạch Đế Thất ngôn tuyệt cú Lục bát

* Năm 1962 có tuyển tập thơ Đường (2 tập) do Nam Trân tuyển thơ,

Hoa bằng, Tảo Trang, Hoàng Tạo dịch nghĩa và chú thích Tuyển tập này

Trang 22

tuyển chọn dịch 356 bài thơ Đường, mỗi bài đều có phần phiên âm Hán Việt, dịch nghĩa, chú thích và dịch thơ Trong 356 bài thơ Đường được tuyển chọn này có 64 bài của Lý Bạch được chọn dịch Nam Trân đã tuyển chọn nhiều bài dịch hay của các dịch giả nổi tiếng (Tản Đà, Trúc Khê, Nguyễn

Hữu Bổng, Khương Hữu Dụng, Ngô Tất Tố…) trên các tạp chí như Nam Phong, Tiểu thuyết thứ bẩy, Ngày Nay…và các bản dịch cổ nên các bản dịch

thơ hầu hết đều có giá trị Vì đây là tuyển tập sưu tầm nhiều bản dịch của nhiều dịch giả khác nhau nên trong bảng thống kê tên mỗi bài thơ chúng tôi ghi tên dịch giả ngay bên cạnh:

2 Oán tình Ngũ ngôn tuyệt cú Tản Đà/ Lục bát;

Tương Như/ Nguyên thể

3 Việt Trung lãm cổ Thất ngôn tuyệt cú Tùng Vân/ Nguyên thể

4 Thái liên khúc Thất ngôn luật Tản Đà/ Lục bát

5 Tặng uông Luân Thất ngôn tuyệt cú Khương Hữu Dụng/

Lục bát

6 Phỏng đái Thiên

sơn đạo sĩ bất ngộ

Ngũ ngôn luật Trần Quang Thân và

Tương Như/ Nguyên thể

Trang 23

10 Há chung Nam sơn

quá Hộc Tư sơn

nhân túc trí tửu

Ngũ ngôn cổ thể Tam Nguyên Yên Đổ/

song thất lục bát; Cường Thiết/ Nguyên thể

11 Bả tửu vấn nguyệt Thất ngôn cổ thể Tương Như/ Nguyên

thể

12 Tống khách qui Ngô Ngũ ngôn luật Tản Đà/ Lục bát

13 Mạch thượng tặng

mỹ nhân

Thất ngôn Tuyệt cú TRúc Khê/ Nguyên thể

14 Ký viễn Thất ngôn cổ thể Nguyễn Hữu Bổng/

Nguyên thể

15 Tống Dương sơn

nhân qui Tung sơn

Ngũ ngôn luật Nguyễn Hữu Bổng/

17 Tặng nội Ngũ ngôn tuyệt cú Tản Đà/ Lục bát

18 Vương chiêu quân Thất ngôn cổ thể Trúc Khê/ Nguyên thể

19 Song yến ly Ngũ ngôn cổ thể Trúc Khê/ Lục bát

20 Trường Tương tư Thất ngôn cổ thể Nguyễn Hữu Bổng/ 4

chữ; Nguyễn Bích Ngô/ Nguyên thể

21 Quan san nguyệt Ngũ ngôn cổ thể Tản Đà/ Lục bát;

Hoàng Tạo/ nguyên thể

22 Tái hạ khúc Ngũ ngôn luật Tương Như/ Nguyên

Trang 24

25 Đảo y thiên Thất ngôn cổ thể Khương Hữu Dụng/

Nguyên thể

26 Trường tương tư Thất ngôn cổ thể Nguyễn Hữu Bổng/ 4

chữ; Nguyễn Bích Ngô/ nguyên thể

27 Tống hữu nhân Ngũ ngôn luật Tản Đà/ Lục bát;

Khương Hữu Dụng/ Nguyên thể

28 Đăng Kim Lăng

phượng hoàng đài

Thất ngôn luật Khương Hữu Dụng/

30 Lao lao đình Ngũ ngôn tuyệt cú Trúc Khê/ Lục bát;

Tương Như/ Nguyên thể

31 Vọng Lư Sơn bộc bố Thất ngôn tuyệt cú Tương Như/ Nguyên

thể

32 Độc bất kiến Ngũ ngôn cổ thể Trúc Khê/ Lục bát

33 Xuân nhật túy khởi

ngôn chí

Ngũ ngôn cổ thể Ngô Tất Tố/ Lục bát

34 Bạch đầu ngâm Ngũ ngôn cổ thể Trúc Khê/ Nguyên thể

35 Nga mi sơn nguyệt Thất ngôn tuyệt cú Tương Như/ Nguyên

38 Hoàng Hạc lâu tống

Mạnh Hạo Nhiên

chi Quảng Lăng

Thất ngôn tuyệt cú Ngô Tất Tố/ Lục bát

39 Khách trung tác Thất ngôn tuyệt cú Tương Như/ Nguyên

Trang 25

40 Trào lỗ nho Ngũ ngôn cổ thể Hoàng Tạo/ Thể 7 chữ

41 Giang thượng ngâm Thất ngôn cổ thể Trúc Khê/ Lục bát

ngâm lưu biệt

Thất ngôn cổ thể Khương Hữu Dụng/

Trang 26

Như/ Nguyên thể;

Khương Hữu Dụng/ Nguyên thể

59 Văn Vương Xương

Linh tả Thiên long

tiêu dao hữu sử ký

Thất ngôn tuyệt cú Tương Như/ Lục bát

60 Độc tọa Kính Đình

sơn

Ngũ ngôn tuyệt cú Phạm Lê Duyện/ Nguyên

thể

61 Tuyên châu Tạ Diểu

lâu tiễn biệt hiệu thư

Thúc vân

Thất ngôn cổ thể Khương Hữu dụng /

Nguyên thể; Phạm Lê Duyện/ Nguyên thể

62 Thu phố ca Ngũ ngôn tuyệt cú Trúc Khê/ Nguyên thể

63 Tảo phát Bạch Đế

thành

Thất ngôn tuyệt cú Tương Như/ Nguyên thể

64 Bồi tộc thúc hình bộ

thị lang diệp cập trung

thư giả xá nhân chí

du Động Đình

Thất ngôn tuyệt cú Nguyễn Hữu Bổng/

Nguyên thể

* Tuyển tập Đường thi trích dịch do Đỗ Bằng Đoàn và Bùi Khánh Đản

hợp tác làm từ tháng 6 năm 1954 đến cuối năm 1958 mới hoàn thành, và đến năm 2007 được tái bản lại Ngoài sự đồ sộ về khối lượng các bài thơ được trích dịch: 503 bài với phần nguyên văn chữ Hán, chú giải, dịch nghĩa, dịch thơ công phu Có 133 nhà thơ Đường được đề cập đến trong đó Lý Bạch được dịch nhiều nhất với 60 bài cụ thể dưới đây:

STT Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên

tác

Thể loại chuyển dịch

1 Đăng Kim Lăng phượng Thất ngôn luật Nguyên thể

Trang 27

hoàng đài

2 Tống hạ Giám qui Tứ

Minh

Thất ngôn luật Nguyên thể

3 Đề Đông Khê công u cư Thất ngôn luật Nguyên thể

4 Ký thôi thị ngự Thất ngôn luật Nguyên thể

5 Tảo phát Bạch Đế thành Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

6 Hoàng Hạc lâu tống

Mạnh Hạo Nhiên chi

Quảng Lăng

Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

7 Tô đài lãm cổ Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

8 Việt Trung lãm cổ Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

11 Kết miệt tử Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

12 Tặng Uông Luân Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

13 Hoàng giang từ (kỳ nhất) Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

14 Hoàng giang từ (kỳ nhị) Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

15 Dữ sử lang trung ẩm

thính Hoàng hạc lâu

thượng xuy địch

Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

16 Thiếu niên hành Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

17 Thượng hoàng tây tuần

Nam Kinh (kỳ nhất)

Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

18 Thượng hoàng tây tuần

nam Kinh (Kỳ nhị)

Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

19 Sơn trung vấn đáp Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

20 Sơn trung dữ u nhân đối

chước

Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

Trang 28

21 Vọng Thiên môn sơn Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

22 Khách trung tác Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

23 Trường môn oán Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

24 Văn Vương Xương Linh

tả thiên long tiêu dao hữu

Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

25

-27

Thanh bình điệu tam thủ Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

28 Tặng Tiền Trưng quân

33 Tặng Mạnh Hạo Nhiên Ngũ ngôn luật Lục bát

35 Tống Dương sơn nhân qui

Tung Sơn

Ngũ ngôn luật Lục bát

36 Tầm ung tôn sư ẩn cư Ngũ ngôn luật Lục bát

38 Thu đăng tuyên thành Tạ

Diểu bắc lâu

Ngũ ngôn luật Lục bát

40 Dạ bạc ngưu chử hoài cổ Ngũ ngôn luật Lục bát

41 Thính thục Tăng tuấn đàn

cầm

Ngũ ngôn luật Lục bát

42 Tầm hứa sơn nhân bất ngộ Ngũ ngôn luật Lục bát

43 Đăng tân bình lâu Ngũ ngôn luật Lục bát

Trang 29

44 Ức Đông Sơn Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát

45 Độc tọa Kinh Đình sơn Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể/

Ngũ ngôn bài luật Nguyên thể

60 Xuân nhật quy sơn ký

Mạnh Hạo Nhiên

Ngũ ngôn bài luật Nguyên thể

Trang 30

* Năm 1989 có cuốn thơ Đường - Tản Đà dịch do Nguyễn Quảng Tuân

biên soạn và đến năm 2003 được tái bản lại Với 84 bản dịch được nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân sưu tập từ các tạp chí Ngày nay, Tiểu thuyết thứ bẩy, là một trong những tuyển tập có giá trị nhất, được yêu thích nhất Mỗi bài thơ đều có phần nguyên văn chữ Hán, phiên âm Hán Việt, chú giải ngắn gọn, phần dịch thơ tài hoa, tập thơ đã thực sự đáp ứng lòng mong mỏi của các độc giả Trong tuyển tập này Lý Bạch được dịch 14 bài, các bài đều được dịch theo thể Lục bát:

STT Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên

tác

Thể loại chuyển dịch

4 Tống khách qui ngô Ngũ ngôn luật Lục bát

5 Xuân nhật túy khởi ngôn

chí

Ngũ ngôn cổ thể Lục bát

7 Quan san nguyệt Ngũ ngôn cổ thể Lục bát

8 Thu tịch lữ hoài Ngũ ngôn cổ thể Lục bát

9 Kinh Hạ Bì dĩ kiều hoài

Trang 31

14 Thái liên khúc Thất ngôn luật Lục bát

* Năm 1992 có tuyển tập thơ Lý Bạch do Trúc Khê dịch Đây là tuyển

tập thơ Lý Bạch đầu tiên được Trúc Khê dịch gồm 50 bài, mỗi bài đều có phần phiên âm Hán Việt, dịch nghĩa, chú giải, giải thích, dịch thơ Sau đây

là bảng thống kê tên tác phẩm nguyên tác, thể loại nguyên tác, thể loại chuyển dịch thơ Lý Bạch:

STT Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên tác Thể loại

chuyển dịch

3 Ngọc giai oán Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể

5 Độc tọa Kính Đìnhsơn Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát

6 Lao lao đình Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát

7 Thanh bình điệu tam thủ Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

11 Tảo phát Bạch Đế thành Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

12 Tô đài lãm cổ Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

13 Xuân dạ Lạc thành văn

địch

Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

14 Tặng Uông Luân Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

15 Mạch thượng tặng mỹ

nhân

Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể

16 Việt Trung hoài cổ Thất ngôn tuyệt cú Lục bát

17 Kết miệt tử Thất ngôn tuyệt cú Thơ 4 chữ

Trang 32

20 Tống Nhượng sơn nhân

qui Tung sơn

Ngũ ngôn luật Nguyên thể

21 Tặng Mạnh Hạo Nhiên Ngũ ngôn luật Nguyên thể

23 Phỏng đái Thiên sơn đạo

sĩ bất ngộ

Ngũ ngôn luật Nguyên thể

24 Tống hữu nhân nhập

Thục

Ngũ ngôn luật Nguyên thể

25 Tầm ung tôn sư ẩn cư Ngũ ngôn luật Lục bát

27 Cổ phong đệ cửu thủ Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể

36 Há chung Nam sơn quá

Hộc tư sơn nhân túc trí

Trang 33

39 Ô dạ đề Thất ngôn cổ thể Nuyên thể

41 Kim lăng tửu tứ lưu biệt Thất ngôn cổ thể Nguyên thể

43 Vương chiêu quân Thất ngôn cổ thể Nguyên thể

44 Vu điền thái hoa Thất ngôn cổ thể Lục bát

45 Giang thượng ngâm Thất ngôn cổ thể Lục bát

46 Tuyên châu Tạ Diểu lâu

tiễn biệt hiệu thư Thúc

Vân

Thất ngôn cổ thể Lục bát

47 Tương tiến tửu Thất ngôn cổ thể Lục bát

48 Chiến thành nam Thất ngôn cổ thể Lục bát

49 Bạch đầu ngâm Thất ngôn cổ thể Nguyên thể

* Năm 1996 có tập thơ Đường của Khương Hữu Dụng dịch Trong

tuyển tập này Khương Hữu Dụng chủ yếu dịch các tác phẩm của ba thi hào đời Đường, trong đó Lý Bạch được dịch nhiều nhất với 41 bài (Đỗ Phủ: 38 bài; Bạch Cư Dị: 29 bài) Mỗi bài thơ đều có nguyên văn chữ Hán, phiên âm Hán Việt, chú thích ngắn gọn và phần dịch thơ Dưới đây là bảng thống kê

cụ thể tên 41 dịch phẩm thơ Lý Bạch:

STT Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên

tác

Thể loại chuyển dịch

2 Kim Lăng tửu tứ lưu biệt Thất ngôn cổ thể Nguyên thể/

Lục bát

3 Độc tọa Kính Đình sơn Ngũ ngôn tuyệt

Lục bát

Trang 34

4 Đảo y thiên Thất ngôn cổ thể Nguyên thể

7 Tống Dương sơn nhân quy

Tung sơn

Ngũ ngôn luật Nguyên thể

8 Văn Vương Xương Linh tả

Thiên Long

Thất ngôn tuyệt cú

Trang 35

24 Tương tiến tửu Thất ngôn cổ thể Nguyên thể

Nguyên thể

26 Xuân nhật túy khởi ngôn chí Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể

28 Đăng Kim Lăng phượng

hoàng đài

Thất ngôn luật Nguyên thể

29 Tặng Mạnh Hạo nhiên Ngũ ngôn luật Nguyên thể

30 Việt Trung lãm cổ Thất ngôn tuyệt

37 Tầm ung tôn sư ẩn cư Ngũ ngôn luật Nguyên thể

38 Đề Đông Khê công u cư Thất ngôn luật Nguyên thể

Trang 36

* Năm 1997 có tuyển tập thơ Đường do Trần Trọng San biên dịch

Tuyển tập này gồm có hai phần: phần một tác giả dịch các bài thơ của các nhà thơ đời Đường; phần hai tác giả tập trung dịch các thi phẩm của ba thi hào đời Đường là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, trong đó Lý Bạch có số lượng bản dịch nhiều nhất Mỗi bài thơ đều có nguyên văn chữ Hán, phiên

âm Hán Việt, dịch nghĩa, chú giải, dịch thơ (song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh)

STT Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên tác Thể loại

chuyển dịch

5 Sơn trung vấn đáp Thất ngôn tuyệt cú Lục bát

6 Mach thượng tặng mỹ nhân Thất ngôn tuyệt cú Lục bát

7 Xuân dạ Lạc dương văn địch Thất ngôn tuyệt cú Lục bát

8 Tảo phát Bạch đế thành Thất ngôn tuyệt cú Lục bát

10 Ngô vương vũ nhân bán túy Thất ngôn tuyệt cú Nguyên

thể

11 Việt Trung lãng cổ Thất ngôn tuyệt cú Lục bát

12 Tống Mạnh Hạo Nhiên chi

Quảng Lăng

Thất ngôn tuyệt cú Nguyên

thể

14 Kim lăng tửu tứ lưu biệt Thất ngôn cổ thể Lục ngôn

16 Thính thục Tăng Tuấn đàn

cầm

Ngũ ngôn luật Lục bát

Trang 37

17 Độ kinh môn tống biệt Ngũ ngôn luật Lục bát

20 Tặng Mạnh Hạo Nhiên Ngũ ngôn luật Lục bát

thể

thể

23 Xuân nhật úy khởi ngôn chí Ngũ ngôn cổ thể Lục bát

24 Nguyệt hạ đọc chước Ngũ ngôn cổ thể Nguyên

28 Há chung Nam Sơn quá Hộc

tư sơn nhân túc trí tửu

Ngũ ngôn cổ thể Nguyên

thể

30 Giang thượng ngâm Thất ngôn cổ thể Lục bát

31

-33

Thanh bình điệu tam thủ Thất ngôn tuyệt cú Nguyên

thể

34 Tuyên châu Tạ Diệu lâu tiễn

biệt hiệu thư Thúc Vân

Trang 38

* Năm 2000 có cuốn thơ Đường bình chú của Nguyễn Thế Nữu Mỗi

bài thơ đều có phần dịch âm, dịch chữ, dịch nghĩa, dịch thơ và có mục xuất

xứ bài thơ và bài học trong thơ Trong tuyển tập này, Lý Bạch được dịch 5 bài đều theo nguyên thể cụ thể dưới đây:

STT Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên tác Thể loại chuyển

dịch

1 Quan san nguyệt Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể

4 Dạ bạc ngưu chử hoài

cổ

Ngũ ngôn luật Nguyên thể

5 Nguyệt hạ độc chước Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể

* Năm 2005 có tuyển tập thơ Lý Bạch do Ngô Văn Phú sưu tầm, biên

soạn, dịch thơ gồm 194 bài thơ Mỗi bài đều có nguyên văn chữ Hán, phiên

âm Hán Việt, dịch nghĩa, dịch thơ Trong 194 bài thơ của Lý Bạch ngoài bản dịch thơ của mình, tác giả còn sưu tập thêm các bản dịch thơ khác của các dịch giả như: Trúc Khê Khương Hữu Dụng, Ngô Tất Tố, Tản Đà, Tương Như, Trần trọng Kim, Hoàng Tạo, Vô Danh

Stt Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên

tác

Thể loại chuyển dịch

2 Trường can hành (kỳ nhất ) Ngũ ngôn cổ thể Lục bát

3 Trương can hành (kỳ nhị ) Ngũ ngôn cổ thể Lục bát

Nguyên thể

Trang 39

5 Thái liên khúc Thất ngôn luật Nguyên thể

6 -7 Trường tương tư (2 bài ) Thất ngôn cổ thể Nguyên thể

8 Vương chiêu quân Thất ngôn cổ thể Nguyên thể

10 Tống khúc thập thiếu phủ Ngũ ngôn luật Nguyên thể

12 Tảo phát Bạch Đế thành Thất ngôn tuyệt

Nguyên thể

15 Tương tiến tửu Thất ngôn cổ thể Nguyên thể

16 Xuân nhật túy khởi ngôn

chí

Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể

18 Xuân dạ Lạc thành văn địch Thất ngôn tuyệt

Nguyên thể

20 Kim Lăng tửu tứ lưu biệt Thất ngôn cổ thể Nguyên thể

21 Độc tọa Kính Đình sơn Ngũ ngôn tuyệt

Nguyên thể

22

-23

Tử dạ ngô ca (2 bài ) Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể

24 Tống Dương sơn nhân quy

Trang 40

27 Tự khiển Ngũ ngôn tuyệt

32 Tống khách quy ngô Ngũ ngôn luật Nguyên thể

33 Ngọc giai oán Ngũ ngôn tuyệt

35 Tuyên châu Tạ Diểu lâu

tiễn biệt hiệu thư Thúc Vân

Thất ngôn cổ thể Nguyên thể

36 Thục đạo nan Thất ngôn cổ thể Nguyên thể

38 Văn Vương Xương Linh tả

Thiên Long tiêu dao hữu

thử ký

Thất ngôn tuyệt cú

42 Việt Trung lãm cổ Thất ngôn tuyệt

Ngày đăng: 25/02/2013, 17:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

74. Bồi tộc thúc hình bộ thị lang hoa cập trung thư giả xá  nhân chí du động đình - Phiên dịch thơ Lý Bạch ở Việt Nam
74. Bồi tộc thúc hình bộ thị lang hoa cập trung thư giả xá nhân chí du động đình (Trang 52)
* Bảng thống kê năm học, tên tác phẩm nguyên tác và dịch giả bản dịch thơ Lý Bạch trong SGK trung học phổ thông (THPT): - Phiên dịch thơ Lý Bạch ở Việt Nam
Bảng th ống kê năm học, tên tác phẩm nguyên tác và dịch giả bản dịch thơ Lý Bạch trong SGK trung học phổ thông (THPT): (Trang 54)
* Bảng thống kê năm học, tên tác phẩm nguyên tác và dịch giả bản dịch thơ Lý Bạch trong SGK trung học cơ sở (THCS): - Phiên dịch thơ Lý Bạch ở Việt Nam
Bảng th ống kê năm học, tên tác phẩm nguyên tác và dịch giả bản dịch thơ Lý Bạch trong SGK trung học cơ sở (THCS): (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w