5 Thơ Lý Bạc hở trong sách giáo khoa (SGK) phổ thông

Một phần của tài liệu Phiên dịch thơ Lý Bạch ở Việt Nam (Trang 53 - 57)

Nếu như trước Cách mạng Tháng Tám bộ SGK cơ bản dùng trong trường phổ thông là cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, thì sau Cách mạng Tháng Tám mà cụ thể là giai đọan từ 1956 - 1979, kể từ sau đợt chỉnh lí SGK năm 1979, SGK môn văn không giới thiệu thơ Đường trong chương trình phổ thông. Tác giả duy nhất của văn học Trung Quốc được giới thiệu là Lỗ Tấn. Dựa vào tư liệu tham khảo chuyên đề tiếp nhận thơ Đường tại Việt Nam của thầy Phạm Ánh Sao, chúng tôi được biết thơ Đường chính thức được đưa vào chương trình phổ thông từ những năm 1989 - 1990. Cũng dựa vào mục Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam trong chuyên đề tiếp nhận thơ Đường của thầy Phạm Ánh Sao, chúng tôi được biết các bài thơ Đường trong đó có thơ Lý Bạch được tuyển chọn vào SGK đều rút từ tuyển tập thơ Đường (2 tập) của NXB văn học, năm 1962 do Nam Trân tuyển chọn và từ bộ văn học sử theo Lịch sử văn học Trung Quốc tập I của NXB giáo dục, năm 1987 do Nguyễn Khắc Phi chủ biên. Đây đều là các bản dịch hay, đáng tin cậy. Mỗi bài thơ được tuyển chọn đều có phiên âm Hán Việt, dịch nghĩa, chú thích và dịch thơ. Dưới đây chúng tôi kẻ bảng

thông kê tên các tác phẩm thơ của Lý Bạch được đưa vào chương trình SGK phổ thông.

* Bảng thống kê năm học, tên tác phẩm nguyên tác và dịch giả bản dịch thơ Lý Bạch trong SGK trung học cơ sở (THCS):

Năm học Tên tác phẩm nguyên tác Dịch giả Năm 1989

(văn 9, tập 2)

Vọng Lư Sơn bộc bố Tương Như

Hành lộ nan Hoàng Tạo

Tĩnh dạ tứ Tương Như

Thái liên khúc Tản Đà

Song yến ly Trúc Khê

Năm

1995(văn9, tập 2)

Vọng Lư Sơn bộc bố Tương Như

Hành lộ nan Nguyễn Khắc Phi

Tĩnh dạ tứ Tương Như

Thái lên khúc Tản Đà

Thu phố ca Nguyễn Khắc Phi

2001 (ngữ văn 7, tập 1)

Vọng Lư Sơn bộc bố Tương Như

Tĩnh dạ tứ Tương Như

* Bảng thống kê năm học, tên tác phẩm nguyên tác và dịch giả bản dịch thơ Lý Bạch trong SGK trung học phổ thông (THPT):

Năm học

Tên tác phẩm nguyên tác Dịch giả Bản 1, văn

học10, tập2

Hoàng hạc lâu tống Mạnh hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Ngô Tất Tố

Tảo phát Bạch Đế thành Tương Như Bản 2(văn

học 10,

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Ngô Tất Tố

phần văn học nước ngoài Nguyễn Khắc Phi 1993 Văn học 10, tập 2,ban KHTN

Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Ngô Tất Tố

Văn học 10, tập 2, ban

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Ngô Tất Tố

Tảo phát Bạch Đế thành Tương Như/ Nguyễn Khắc Phi

2000 Văn 10,tập 2

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo NHiên

Ngô Tất Tố

Tảo phát Bạch Đế thành Tương Như/ Nguyễn Khắc Phi

2003 Ngữ văn 10, tập 1,thí điểm

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Ngô Tất Tố

Hành lộ nan Hoàng Tạo

Ngữ văn 10, tập 2, thí điểm

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Ngô Tất Tố

Hành lộ nan Hoàng Tạo

2006 Ngữ văn 10, ban cơ bản

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Ngô Tất Tố

Ngữ văn 10, ban nâng cao

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Tiểu kết:

Qua khảo sát, chúng ta thấy bộ SGK phổ thông từ lớp 6 - 12 từ năm 1989 -2006: Trước năm 2001, chương trình THCS dạy Đường thi ở lớp 9, sau đó đến năm 2001 thay sách, chương trình THCS chuyển xuống dạy Đường thi ở lớp 7 và giảm bớt số bài thơ của Lý Bạch; chương trình THPT vẫn dạy Đường thi ở lớp 10.

Số lượng các tác phẩm thơ Lý Bạch được chọn vào giảng dạy và số lần được chọn vào SGK ở trường phổ thông từ năm 1989 -2006:

1. Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (9 lần) 2. Tảo phát Bạch Đế thành (4 lần). 3. Hành lộ nan (4 lần). 4. Tĩnh dạ tứ (3 lần ). 5. Vọng Lư sơn Bộc Bố (3 lần). 6. Thái liên khúc (2 lần). 7. Thu phố ca (1 lần). 8. Song yến ly (1 lần)

Qua khảo sát chúng tôi thấy trong 24 dịch phẩm Đường thi thì có 8 dịch phẩm của Lý Bạch được tuyển chọn vào giảng dạy ở trường phổ thông. Sau mỗi đợt thay đổi SGK chúng tôi thấy, chương trình vẫn giữ lại các tác phẩm tiêu biểu để giảng thông qua tần xuất xuất hiện của các tác phẩm rất cao:

Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, tảo phát Bạch Đế thành, hành lộ nan. Có tác phẩm chỉ xuất hiện một lần không thấy lặp lại ở những năm thay sách sau đó là Song yến ly. Việc thay đổi bản dịch khi thay đổi SGK không nằm ngoài mục đích là giới thiệu những bản dịch đạt tiêu chuẩn hơn, hay hơn theo quan điểm của người biên soạn SGK.

Trong số 12 dịch giả Đường thi thì có 5 dịch giả thơ Lý Bạch đó là: Tương Như dịch 3 bài (Vọng Lư sơn Bộc Bố, Tĩnh dạ tứ, Tảo phát Bạch Đế thành); Nguyễn Khắc Phi dịch 3 bài (Hành lộ nan, Tảo phát Bạch Đế thành, Thu phố ca); Tản Đà dịch 2 bài (Thái liên khúc, Song yến ly); Ngô Tất Tố dịch: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng; Hoàng Tạo dịch: Hành lộ nan.

Một phần của tài liệu Phiên dịch thơ Lý Bạch ở Việt Nam (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w