6 Thơ Lý Bạc hở trong sách giáo trình đại học

Một phần của tài liệu Phiên dịch thơ Lý Bạch ở Việt Nam (Trang 57 - 61)

Hầu hết các bộ văn học Trung Quốc phần nói về thơ đời nhà Đường trong đó có thơ Lý Bạch đều trích dẫn thơ và các bản dịch được rút ra từ các tạp chí, các tuyển tập thơ Đường. Qua khảo sát, chúng tôi tìm được một vài bộ văn học sử Trung Quốc có tuyển chọn thơ Lý Bạch vào giảng dạy. Để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi cũng sẽ thống kê tên tác phẩm nguyên tác,dịch giả và thể loại chuyển dịch thơ Lý Bạch trong các sách giáo trình dưới đây:

Đại cương văn học sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê, NXB trẻ, năm 1997.

Bộ sách gồm 6 phần chia theo các thời đại của văn học Trung quốc, trong đó văn học đời Đường là quan trọng nhất và dài nhất. Trong các thi sĩ đời Đường đặc biệt là thời Thịnh Đường thì Lý Bạch được Nguyễn Hiến Lê tuyển chọn và đánh giá là “ ngôi sao Bắc đẩu trên thi đàn muôn thuở của Trung Quốc”. Mỗi bài thơ trong phần trích dẫn đều có nguyên văn chữ Hán, phiên âm, chú giải và dịch thơ. Dưới đây chúng tôi sẽ thống kê tên tác tác phẩm nguyên tác, thể loại nguyên tác, thể loại chuyển dịch có kèm theo dịch giả trong phần trích dẫn thơ Lý Bạch:

STT Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên tác Dịch giả/ thể loại chuyển dịch

1 Sơn trung vấn đáp Thất ngôn tuyệt cú

Nguyễn Hiến Lê/ Nguyên thể

2 Tương tiến tửu Thất ngôn cổ thể Vô Danh/ Nguyên thể 3 Xuân nhật túy khởi

ngôn chí

Ngũ ngôn luật Trần Trọng Kim/ Lục bát

4 Dạ tứ Ngũ ngôn tuyệt

Nguyễn Hiến Lê/ Nguyên thể

5 Ức Đông Sơn Ngũ ngôn tuyệt cú

6 Trường tương tư Ngũ ngôn luật Nguyễn Hiến Lê/ Nguyên thể

7 Hạ Giang lăng Thất ngôn tuyệt cú

Vô Danh/ Nguyên thể 8 Há chung Nam Sơn Ngũ ngôn cổ thể Vô Danh/ Nguyên thể 9 Kim Lăng tửu tứ lưu

biệt

Thất ngôn cổ thể Vô Danh/ Nguyên thể 10 Phỏng đái Thiên sơn

đạo sĩ bất ngộ

Ngũ ngôn luật Trần Trọng Kim/ Lục bát

11 Kinh Hạ Bì dĩ Kiều Hoài Trương Tử Phòng

Ngũ ngôn cổ thể Vô danh/ Nguyên thể

12 Nguyệt hạ độc chước Ngũ ngôn cổ thể Vô Danh/ Nguyên thể 13 Độc tọa Kính Đình sơn Ngũ ngôn tuyệt

Nguyễn Hiến Lê/ Nguyên thể

14 Xuân tứ Ngũ ngôn cổ thể Vô Danh/ Nguyên thể 15 Thục đạo nan Thất ngôn cổ thể Ngô Tất Tố/ Nguyên

thể 16 Hoàng hạc lâu tống

Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Thất ngôn tuyệt cú

Nguyễn Hiến Lê/ Nguyên thể

17 Tặng Mạnh Hạo Nhiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngũ ngôn luật Trần Trọng Kim/ Lục bát

18 Xuân nhật độc chước Ngũ ngôn cổ thể Trần Trọng Kim/ Lục bát

19 Đăng Kim Lăng phượng hoàng đài

Thất ngôn luật Vô Danh/ nguyên thể

Lịch sử văn học Trung Quốc tập 1 do Lê Huy Tiêu chủ biên, NXB giáo dục, năm 2003.

Bộ sách giới thiệu sự phát triển của văn học Trung Quốc từ Thượng cổ đến đời Đường. Trong phần văn học đời Đường, ngoài phần giới thiệu các thi nhân đời Đường, các soạn giả đã giới thiệu ba thi hào đời Đường: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, mỗi thi hào được giới thiệu trong một chương riêng (Lý Bạch được giới thiệu ở chương thứ IV). So với bộ sách của Nguyễn Hiến Lê, khi nói về tư tưởng, nội dung nghệ thuật của Lý Bạch, các soạn giả chỉ trích đăng bản dịch thơ Lý Bạch của các dịch giả. Vì vậy, bảng thống kê dưới đây chúng tôi chỉ thống kê tên tác phẩm nguyên tác, dịch giả và thể loại chuyển dịch thơ Lý Bạch:

STT Tên tác phẩm nguyên tác Dịch giả/ Thể loại chuyển dịch

1 Hiệp khách hành Hoàng Tạo/ thơ 5 chữ

2 Cổ phong bài 18 Nguyễn Khắc Phi/ Thơ 5 chữ

3 Cổ phong, bài 24 Nguyển Khắc Phi/ Thơ 5 chữ

4 Hành lộ nan, bài 2 Nguyễn Khắc Phi/ Thơ 7 chữ

5 Tương tiến tửu Ngô Tất tố/ song thất lục bát 6 Tuyên châu Tạ Diểu lâu tiễn biệt

hiệu thư Thúc Vân

Khương Hữu Dụng/ Thơ 7 chữ

7 Mộng du thiên mụ ngâm lưu biệt Khương hữu Dụng/ thơ 7 chữ

8 Vọng Lư sơn bộc bố Tương Như/ Thất ngôn luật

9 Tĩnh dạ tứ Tương như/ thất ngôn luật

10 Tái hạ khúc, bài 1 Tương Như/ Ngũ ngôn luật 11 Chiến thành nam Hoàng Tạo và Tương Như/

Ngũ ngôn luật

chữ

13 Đinh đô hộ Khương Hữu Dụng/ Thơ 5 chữ

14 Xuân tứ Khương Hữu Dụng/ Lục bát

15 Ô dạ đề Tản Đà/ Lục bát

16 Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Ngô Tất Tố/ Lục bát

17 Độc tọa Kính Đình sơn Phạm Lê Duyện/ Ngũ ngôn tuyệt cú

18 Tí dạ ngôn ca Tương Như/ Thơ 5 chữ

19 Trường can hành Trúc Khê/ Thơ 5 chữ

20 Tặng Uông Luân Tản Đà/ Lục bát

21 Cổ phong, bài19 Nguyễn Khắc Phi/ Lục bát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hợp tuyển văn học Châu Á (tập 1) - văn học Trung Quốc, do Lưu Đức Trung chủ biên, NXB đại học quốc gia Hà Nội, năm 1999.

Nếu như hai bộ văn học sử Trung Quốc trên trích đăng phần thơ dịch để làm rõ nội dung, tư tưởng nghệ thuật của Lý Bạch, thì trong bộ sách này chỉ trích đăng các bài thơ Đường nói chung, thơ Lý Bạch nói riềng gồm phần phiên âm Hán Việt, dịch nghĩa, chú thích, dịch thơ. Các soạn giả trích các bài thơ lấy từ các tuyển tập thơ Đường, trong đó Lý Bạch có 5 tác phẩm được trích dịch dưới đây:

STT Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên tác

Dịch giả/ Thể loại chuyển dịch

1 Hoàng Hạc lâu tống Mạnh hạo nhiên chi Quảng Lăng

Thất ngôn tuyệt cú

Ngô Tất Tố/ Lục bát

Tương Như/ Nguyên thể

3 Thu phố ca Ngũ ngôn tuyệt cú Trúc Khê/ Nguyên thể

4 Tảo phát Bạch Đế thành Thất ngôn tuyệt cú

Tương Như/

Nguyên thể

5 Nguyệt hạ độc chước Ngũ ngôn cổ thể Tương Như/ nguyên thể

* Tiểu kết:

Qua việc thống kê thơ Lý Bạch trong các sách giáo trình đại học, chúng tôi thấy hầu hết các bộ văn học sử Trung Quốc đều trích dẫn những bản dịch hay, đáng tin cậy của những dịch giả nổi tiếng trên các tạp chí hoặc trong các tuyển tập thơ Đường: Ngô Tất Tố, Trúc Khê, Tản Đà, Khương Hữu dụng, Tương Như v. v. Cũng có những bài thơ trong phần trích dẫn soạn giả tự dịch lấy hay tìm những bản dịch mới chưa được công bố trước đó (trong bộ Văn học sử Trung Quốc có thêm 5 bản dịch của Nguyễn Hiến Lê; trong bộ Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 1 do Lê Huy Tiêu chủ biên có thêm 6 bản dịch của Nguyễn Khắc Phi).

Một phần của tài liệu Phiên dịch thơ Lý Bạch ở Việt Nam (Trang 57 - 61)