năm 1990 đến nay)
Do sự hạn chế về nguồn tài liệu và trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ thống kê thơ Lý Bạch trên báo văn nghệ từ năm 1990 đến nay. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thấy không có mục nào giới thiệu các bản dịch thơ Đường nói chung trong đó có thơ Lý Bạch nói riêng trên báo văn nghệ, mà chỉ có các bài nghiên cứu rải rác về tác giả cũng như tác phẩm thơ Lý Bạch trên các số báo:
•Báo văn nghệ, số 32,trang 5, năm 1995 có bài: Về một bài thơ của Lý Bạch trong SGK của Hà Thị Bích Thủy, lớp 11C1, Trường THPT Ngô Quyền.
Đây là một bài thơ của một học sinh cấp ba về bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên do Ngô Tất Tố dịch. Bài viết đã đưa ra những nhận xét về hai câu thơ cuối mà bản dịch thơ chưa thật sát so với nguyên tác, sau đó dịch lại bài thơ này gồm 8 câu theo thể lục bát.
•Báo văn nghệ số 14, trang 6 -7, năm 2004 có bài: Nhân Thánh Thán phê bình thơ Đường của Lê Đạt
Lê Đạt đã chọn hai bài thơ . Đường tương đối quen thuộc với độc giả Việt Nam mà Thánh thán phê bình đó là bài: Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu và Đăng Kim Lăng phượng hoàng đài của Lý Bạch. Tác giả đã trích dẫn phần phê bình của Thánh Thán đối với hai bài thơ ấy. Sau đó, tác giả lạm bàn về cách đánh giá của Thánh Thán cho rằng: Thánh Thán lấy một bài thơ trong số ngàn bài thơ của Lý Bạch để so sánh với Hoàng Hạc lâu - kiệt tác của Thôi Hiệu e rằng không công bằng vì làm lại một bài thơ của người khác không phải là chuyện lạ, vấn đề là biến cái của người khác thành cái của mình như thế nào. Và Lê Đạt đi giải thích sự khác nhau giữa hai phong cách của hai nhà thơ ấy theo hướng phê bình mở.
•Báo văn nghệ trên mục tìm hiểu thơ cổ Trung Quốc số 15, trang 23, năm 2004 có bài: Tại sao nói Đường thi, Tống từ, Nhạc khúc đại biểu cho văn học cổ điển Trung Quốc của Vương Quốc Dũng.
Bài viết tập trung nói về việc các thi sĩ đời Đường đã kế thừa thành tựu của thơ ca Nam triều, nghiên cứu các hình thức thơ hình thành nên các luật thể thơ thất ngôn, ngũ ngôn. Sau đó bài viết trích những câu tho nổi tiếng của các thi nhân trong đó có những câu thơ trong bài Vọng Thiên môn sơn
của Lý Bạch.
•Báo văn nghệ số 23, trang 13, năm 2008 có bài: Lý Bạch trong tôi của Đỗ Trung Lai.
Bài nghiên cứu thể hiện sự yêu mến của Đỗ Trung Lai đối với Lý Bạch. Tác giả đã dựa vào một loạt các bài thơ của Lý Bạch để giải thích sự buồn vui, triết lí sống, lẽ xuất xử của Lý Bạch thể hiện trong những bài thơ ấy:
Nghĩ cổ thứ sáu, Cổ phong thứ ba, Cổ phong thứ năm, Đối tửu, Tương tiến tửu, Thu phố ca, Xuân nhật túy khởi ngôn chí, Tặng Mạnh hạo Nhiên. v.
v. Tác giả khẳng định rằng Lý Bạch cũng như các hiền nhân Phương đông có con mắt nhìn đời tinh tường, hiểu mọi kiếp nhân sinh nên luôn ôm mối sầu vạn cổ và Lý Bạch đã chọn cách sống ung dung tự tại ưa Đạo lão, thích tiêu dao giống như một bậc tao nhân mặc khách, một vị Tiên thi.
•Báo văn nghệ số 23, trang 14, năm 2008 có bài: Mười bài thơ lịch sử của Trung Hoa do Nguyễn Tiến Cử dịch từ báo văn nghệ Trung Quốc.
Theo tác giả trên báo văn nghệ Trung Quốc đã cho công bố 10 bài thơ được bình chọn là có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với lịch sử văn học Trung Quốc. Trong 10 bài thơ ấy thì bài Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch được xếp ở vị trí thứ nhất. Bởi đây là bài thơ dễ nhớ, dễ thuộc, lại diễn tả được tình cảm nhớ quê hương mà trong mỗi người đều có. Vì vậy trải qua hàng ngàn năm, bài thơ đã được lưu truyền rộng rãi và trở thành bài thơ cổ điển được mọi người yêu thích nhất.
•Báo văn nghệ số 3+4+5, trang 51, năm 2009 có bài: Tĩnh dạ tứ bí ẩn Lý Bạch của Nguyễn Tiến Cử.
Bài viết đã đưa ra những bí ẩn trong bài thơ này mà độc giả thắc mắc về các từ trong nguyên tác và các cách hiểu khác nhau mà các nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc đưa ra. Qua đó tác giả khẳng định rằng những thi nhân vĩ đại, tác phẩm vĩ đại bất hủ với thời gian luôn chứa đựng nhiều bí ẩn.
•Báo văn nghệ số 9, trang 15, năm 2010 có bài: Đường thi danh bất hư truyền của Song Quế.
Bài viết đề cập đến thể loai thơ tứ tuyệt chỉ có 20, 24, 28 chữ Hán mà vô cùng linh diệu, biến ảo, hàm súc thực là danh bất hư truyền. Thông qua các bài của các thi nhân đời Đường, tác giả đã chứng minh điều ấy trong đó có thơ Lý Bạch. Tác giả đã trích dẫn một số bài thơ của Lý Bạch như:
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Tĩnh dạ tứ, Việt Trung lãm cổ, Tặng nội, Việt nữ từ, Thu phố ca, Sơn trung vấn đáp. v. v.
Tiểu kết:
Qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy, từ những năm 2000 trở lại đây có nhiều bài phê bình về Đường thi nói chung, thơ Lý Bạch nói riêng. Các bài này mang tính chất nghiên cứu, phê bình về tư tưởng cũng như nghệ
thuật thẩm mỹ của các thi nhân trong đó Lý Bạch. Qua đó khẳng định sức sống tiềm tàng của Đường thi trong đời sống văn học.