Phiên dịch thơ Lý Bạch ở Việt Nam: Những đóng góp tiên phong

MỤC LỤC

NỘI DUNG

Khởi điểm dịch thuật ở Việt Nam

    Trên lĩnh vực thơ ca, ông cha ta dịch nhiều nhất là Kinh Thi (Mao Thi ngâm vịnh thực lục, Thi kinh giải âm, Thi kinh diễn nghĩa, Thi Kinh diễn âm), thơ Đường (Đường thi quốc âm, Đường thi trích dịch, Đường thi tuyệt cú diễn ca, Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm…), và một số bài lẻ tẻ như Quy khứ lai từ diễn ca (trong Chư đề hợp tuyển), Tương tiến tửu (trong Ca điệu lược kí), Tỳ bà hành diễn ca, Trường hận ca, Chính khí ca. Nhưng đến ngày nay chỉ tìm thấy một số rất ít bài của một số dịch giả vốn là những nhà thơ nổi tiếng như Phạm Đình Toái dịch Xuân giang hoa nguyệt dạ của Đỗ Phủ, Nguyễn Công Trứ dịch Vịnh tỳ bà của Bạch cư Dị và dịch Thu hứng I của Đỗ Phủ, Trần Tế Xương có dịch bài Thập thất dạ đối nguyệt của Đỗ Phủ, Nguyễn Khuyến dịch bài Há chung Nam Sơn quá Hộc Tư sơn nhân túc trí tửu của Lý Bạch theo thể song thất lục bát và tự dịch thơ mình. Do sự hạn chế về mặt tài liệu nên chúng tôi không thống kê được hết các bản dịch thơ của Lý Bạch trên tạp chí này, nhưng thông qua một số bản dịch thơ mà chúng tôi đã thống kê được ở trên có thể khẳng định rằng các bản dịch thơ Lý Bạch của các dịch giả đương thời và các bản dịch cổ được sưu tập lại đã đóng góp rất đáng kể vào nền dịch thuật thơ Đường trong buổi Hán học suy tàn, mở đầu cho phong trào dịch thơ Đường nói chung, thơ Lý Bạch nói riêng trên các tạp chí.

    Đặt trong nền học thuật bằng chữ Quốc ngữ lúc đó đang thịnh đạt, Việt Nam văn học sử yếu tỏ rừ sự vững chắc trong việc bao quỏt quỏ trỡnh văn học dõn tộc từ khởi nguyên đến đương thời, thu góp được hầu hết những kết quả sưu tầm, nghiên cứu của giới học giả tính đến thời điểm ấy, từ đó phác thảo một lịch trình diễn biến của văn học dân tộc. Trong chương thứ nhất nhan đề: Ảnh hưởng của văn chương Tàu, tác giả giới thiệu năm nhà thơ Trung Quốc có ảnh hưởng lớn nhất đến văn chương Việt Nam là Khuất Nguyên, Đào Tiềm (trước đời Đường); Lý Bạch, Hàn Dũ (đời Đường); Tô Đông Pha (đời Tống). STT Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên tác Thể loại chuyển dịch 1 Xuân nhật độc chước Ngũ ngôn cổ thể Lục bát 2 Xuân nhật túy khởi ngôn chí Ngũ ngôn cổ thể Lục bát 3 Nguyệt hạ độc chước Ngũ ngôn cổ thể Lục bát.

    STT Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên tác Thể loại chuyển dịch 1 Tĩnh dạ tứ Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát 2 Thu phố ca Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể 3 Ngọc giai oán Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể 4 Ức Đông sơn Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể 5 Độc tọa Kính Đìnhsơn Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát 6 Lao lao đình Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát 7 Thanh bình điệu tam thủ Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể 8 -9. 3 Ngọc giai oán Thất ngôn tuyệt cú Lục bát 4 Lục thủy khúc Thất ngôn tuyệt cú Lục bát 5 Sơn trung vấn đáp Thất ngôn tuyệt cú Lục bát 6 Mach thượng tặng mỹ nhân Thất ngôn tuyệt cú Lục bát 7 Xuân dạ Lạc dương văn địch Thất ngôn tuyệt cú Lục bát 8 Tảo phát Bạch đế thành Thất ngôn tuyệt cú Lục bát 9 Tặng Uông Luân Thất ngôn tuyệt cú Lục bát 10 Ngô vương vũ nhân bán túy Thất ngôn tuyệt cú Nguyên. 5 Thái liên khúc Thất ngôn luật Nguyên thể 6 -7 Trường tương tư (2 bài ) Thất ngôn cổ thể Nguyên thể 8 Vương chiêu quân Thất ngôn cổ thể Nguyên thể 9 Song yến ly Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể 10 Tống khúc thập thiếu phủ Ngũ ngôn luật Nguyên thể 11 Đảo y thiên Thất ngôn cổ thể Lục bát 12 Tảo phát Bạch Đế thành Thất ngôn tuyệt.

    Tương Như dịch 3 bài (Vọng Lư sơn Bộc Bố, Tĩnh dạ tứ, Tảo phát Bạch Đế thành); Nguyễn Khắc Phi dịch 3 bài (Hành lộ nan, Tảo phát Bạch Đế thành, Thu phố ca); Tản Đà dịch 2 bài (Thái liên khúc, Song yến ly); Ngô Tất Tố dịch: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng;. Qua việc thống kê thơ Lý Bạch trong các sách giáo trình đại học, chúng tôi thấy hầu hết các bộ văn học sử Trung Quốc đều trích dẫn những bản dịch hay, đáng tin cậy của những dịch giả nổi tiếng trên các tạp chí hoặc trong các tuyển tập thơ Đường: Ngô Tất Tố, Trúc Khê, Tản Đà, Khương Hữu dụng, Tương Như v. Thông qua các tạp chí này, chúng tôi thấy xu hướng nghiên cứu văn học cổ điển Trung quốc nói chung và thơ Đường nói riêng, trong đó có thơ Lý Bạch ở Việt Nam đã và đang trở thành mối quan tâm sâu sắc đối với các.

    Đối với các dịch phẩm Đường thi, chỉ có một số bài được sáng tác theo lối cổ thể - cổ phong khá tự do, phóng túng, ít bị trói buộc trong niêm luật câu chữ(thơ chỉ cần có vần chứ không phải theo luật bằng trắc, lời trong câu có thể dài ngắn khác nhau, số câu cũng không quy định cụ thể), nhưng đa phần là làm theo lối kim thể có niêm luật vô cùng chặt chẽ (tuyệt thi, luật thi). •Trong cuốn Đường thi của Trần Trọng Kim có 40 bài thơ dịch về Lý Bạch, trong đó có: 33 bài được dịch theo thể lục bát, 5 bài được dịch theo nguyên thể và 2 bài được dịch theo thể song thất lục bát (Tương tiến tửu, Hành lộ nan). •Trong cuốn Thơ Đường (2 tập) do Nam Trân tuyển chọn có 64 bài thơ dịch về Lý Bạch, trong đó có: 15 bài được dịch theo thể lục bát; 3 bài vừa được dịch theo nguyên thể, vừa được dịch theo thể lục bát (Tống hữu nhân, Quan san nguyệt, Oán tình); 1 bài vừa được theo nguyên thể, vừa được dịch theo thể thơ 4 chữ (Trường tương tư); 1 bài vừa được dịch theo nguyên thể, vừa được dịch theo thể song thất lục bát (Há chung Nam sơn quá Hộc tư sơn nhân túc trí tửu); 1 bài được dịch chuyển từ thể ngũ ngôn cổ thể sang thể thơ 7 chữ (Trào lỗ nho); các bài còn lại là dịch theo nguyên thể.

    •Trong cuốn Thơ Lý Bạch do Trúc Khê dịch có 50 bài thơ dịch về Lý Bạch, trong đó có: 17 bài được dịch theo thể lục bát, 1 bài được dịch chuyển từ thể thất ngôn tuyệt cú sang thể thơ 4 chữ (Kết miệt tử), các bài còn lại là được dịch theo nguyên thể. •Trong cuốn Thơ Đường của Khương Hữu Dụng có 41 bài thơ dịch về Lý Bạch, trong đó có: 1 bài được dịch theo thể lục bát (Độc tọa Kính Đình sơn ), 1 bài vừa được dịch theo nguyên thể lại vừa được dịch theo thể lục bát (Kim Lăng tửu tứ lưu biệt), còn lại 32 bài được dịch theo nguyên thể. •Trong cuốn thơ Đường của Trần trọng San có 36 bài thơ dịch về Lý Bạch, trong đó có: 18 bài được dịch theo thể lục bát, 1 bài được dịch chuyển từ thể ngũ ngôn cổ thể sang thể thơ 7 chữ (Hiệp khách hành), 1 bài được dịch theo thể thơ 6 chữ (Kim Lăng tửu tứ lưu biệt), 16 bài còn lại được dịch theo nguyên thể.

    •Trong cuốn Thơ Lý Bạch do Ngô Văn Phú sưu tầm và biên soạn có 194 bài thơ dịch về Lý Bạch, trong đó có: 62 bài được dịch theo thể lục bát, 11 bài được dịch theo thể song thất lục bát, các bài còn lại là dịch theo nguyên thể.