1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

88 783 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 777 KB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực, được tổng hợp từ quá trình thu thập điều tra khảo sát và sao chép tại địa phương. Những số liệu này tôi đảm bảo chưa có bất kỳ tác giả nào sử dụng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Những tài liệu, thông tin, số liệu mà tôi tham khảo, số liệu dẫn chứng từ các luận văn, báo cáo, công trình được tải, phát hành phổ biến, tôi sử dụng có trích dẫn rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2014 Sinh Viên Ngô Văn Diện i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, bạn bè người thân, đặc biệt là sự tận tình giúp đỡ, chỉ bảo của giảng viên hướng dẫn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới ThS. Hà Thị Thanh Mai giảng viên bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới: UBND xã Cẩm Đàn, chính quyền thôn Cẩm Đàn, thôn Rộc Lẩy, thôn Răng đã hết sức giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực tập, thu thập số liệu và điều tra khảo sát tại địa phương. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới bạn bè, người thân, gia đình đã an ủi, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và hoàn thành khóa luận. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2014 Sinh Viên Ngô Văn Diện ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC HỘP vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii TÓM TẮT KHÓA LUẬN viii PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO 4 2.1 Cơ sở lý luận 4 2.1.2 Nội dung sự tham của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a 8 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a 10 2.2 Cơ sở thực tiễn 13 2.2.1 Kinh nghiệm sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở Việt Nam 13 2.2.3 Bài học kinh nghiệm 18 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ 20 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 20 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của địa bàn nghiên cứu 20 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu 21 3.2 Phương pháp nghiên cứu 25 3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 25 3.2.2 Thu thập thông tin, số liệu 26 3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 27 3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 27 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29 4.1.1 Hoạt động hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập 29 4.1.2 Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí 31 4.1.3 Bổ sung nguồn lực con người ở các cấp quản lý và các tổ công tác 33 4.1.4 Hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã 33 4.2 Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a tại xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 34 4.2.1 Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong xác định nhu cầu 34 4.2.2 Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong khâu lập kế hoạch 37 4.2.3 Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc vào khâu triển khai thực hiện 38 iii 4.2.4 Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong khâu giám sát, đánh giá 41 4.2.5 Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong quản lý, hưởng lợi sản phẩm của chương trình 30a 42 4.3 Nhân tố ảnh hưởng sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a tại xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 46 4.3.1 Phong tục tập quán, đặc điểm riêng của cộng đồng 46 4.3.2 Điều kiện kinh tế 47 4.3.3 Trình độ văn hóa 49 4.3.4 Giới tính 52 4.3.5 Cơ chế, chính sách giảm nghèo 53 4.3.6 Năng lực cán bộ thực thi chính sách 54 4.3.7 Giám sát, kiểm tra đánh giá từ cấp trên 56 4.3.8 Các chương trình hỗ trợ khác 57 4.5 Giải pháp tăng cường huy động sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình giảm nghèo 30a 58 4.5.1 Nhóm giải pháp dựa trên nội dung sự tham gia của cộng đồng các dân tộc 58 4.5.2 Nhóm giải pháp dựa trên yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng các dân tộc 60 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 5.1 Kết luận 63 5.2 Kiến nghị 64 5.2.1 Đối với nhà nước 64 5.2.2 Đối với cấp tỉnh, huyện 64 5.2.3 Đối với cấp xã, thôn bản 64 3.2.4 Đối với người dân 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC 67 iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Cẩm Đàn năm 2013 21 Bảng 3.2: Tình hình dân số, nhân khẩu của xã Cẩm Đàn năm 2013 so với 2012 22 Bảng 4.1: Hỗ trợ thiết bị máy móc cho sản xuất nông nghiệp (đvt: cái) 29 Bảng 4.2: Hỗ trợ giống cây trồng và vật nuôi cho sản xuất nông, lâm nghiệp 30 Bảng 4.3: Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng từ chương trình 30a 33 Bảng 4.4: Tỷ lệ người dân tham gia xác định nhu cầu 35 Bảng 4.5: Tỷ lệ người dân tham gia xác định nhu cầu theo nhóm dân tộc 36 Bảng 4.6: Tỷ lệ người dân tham gia lập kế hoạch 37 Bảng 4.7: Tỷ lệ người dân tham gia khâu triển khai thực hiện 39 Bảng 4.8: Các lớp khuyến nông, lớp tập huấn kĩ thuật với sự tham gia 39 Bảng 4.9: Tỷ lệ người dân tham gia khâu triển khai theo nhóm dân tộc 40 Bảng 4.10: Người dân đóng góp nguồn lực xây dựng công trình 40 Bảng 4.11: Tỷ lệ người dân tham gia khâu giám sát 42 Bảng 4.12: Tỷ lệ người dân hưởng lợi chương trình 30a 43 Bảng 4.13: Tỷ lệ người dân hưởng lợi chương trình 30a theo nhóm dân tộc 44 Bảng 4.14: Tỷ lệ người dân tham gia khâu quản lý 44 Bảng 4.15: Tỷ lệ người dân tham gia khâu quản lý theo nhóm dân tộc 45 Bảng 4.16: Ảnh hưởng của số lao động tới số ngày công đóng góp 47 Bảng 4.17: Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế hộ đến đóng góp bằng tiền trong công trình trạm y tế xã 49 Bảng 4.18: Trình độ của người dân theo nhóm dân tộc 49 Bảng 4.19: Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc theo trình độ văn hóa 50 Bảng 4.20: Sự tham gia của người dân trong chương trình 30a theo giới tính 52 Bảng 4.21: Nhận xét của người dân về năng lực của cán bộ 55 Bảng 4.22: Mức độ giám sát đánh giá của cán bộ huyện 56 v DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 4.1: Ý kiến của cán bộ Khuyến nông xã Cẩm Đàn 37 Hộp 4.2: Ý kiến của cán bộ Địa chính xây dựng xã Cẩm Đàn 38 Hộp 4.3: Ý kiến của chị Dung phó chủ tịch xã Cẩm Đàn 51 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBGN : Cán bộ giảm nghèo CSHT : Cơ sở hạ tầng CT : Chương trình CT/DA : Chương trình/dự án ĐVT : Đơn vị tính KH : Kế hoạch LHQ : Liên hợp quốc THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân XĐGN : Xóa đói giảm nghèo XĐNC : Xác định nhu cầu vii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Nghèo đói là một trong những vấn đề hiện nay đang được quan tâm và giải quyết của tất cả các quốc gia trên thế giới. Chính phủ Việt Nam hiện nay đã và đang dành sự quan tâm đặc biệt với những nỗ lực cao nhất để tấn công vào nghèo đói. Tuy nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác XĐGN, nhưng nghèo đói và sự phân hóa giàu nghèo vẫn diễn ra, đặc biệt là khu vực miền núi. Cẩm Đàn là một xã đặc biệt khó khăn của huyện nghèo Sơn Động, là nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nên luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ giảm nghèo của nhà nước. Đặc biệt Cẩm Đàn đang nỗ lực giảm nghèo theo nghị quyết 30a của chính phủ, tuy nhiên sự tham gia của người dân vào chương trình còn nhiều hạn chế. Vì vậy cần có các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a. Mục tiêu chung của đề tài là: đánh giá thực trạng tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình giảm nghèo. Các mục tiêu cụ thể gồm: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình giảm nghèo, đánh giá được thực trạng tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a và đề xuất giải pháp nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình giảm nghèo. Đề tài làm rõ các khái niệm: cộng đồng, dân tộc, cộng đồng các dân tộc, đặc điểm của cộng đồng các dân tộc, sự tham gia của cộng đồng các dân tộc, hỗ trợ giảm nghèo, bản chất và ý nghĩa sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình giảm nghèo, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a. đồng thời đưa ra bài học viii kinh nghiệm phát huy sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Trong chương trình 30a của chính phủ, cộng đồng các dân tộc tham gia xây dựng các công trình CSHT và hưởng các hỗ trợ của chương trình 30a. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cộng đồng các dân tộc chủ yếu đóng góp tiền, ngày công, nguyên vật liệu xây dựng CSHT. Người dân chỉ tham gia nhiều nhất ở khâu triển khai thực hiện và hưởng lợi từ các hoạt động, các khâu còn lại rất ít tham gia. Trong các hoạt động hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, hỗ trợ giáo dục của chương trình 30a, cộng đồng các dân tộc tham gia với vai trò là người hưởng lợi nên tham gia chủ yếu ở khâu xác định nhu cầu, tham gia thực hiện và hưởng lợi, các khâu còn lại hầu như không tham gia. Qua nghiên cứu cho thấy nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng các dân tộc vào các khâu của chương trình là: phong tục tập quán, giới tính, điều kiện kinh tế, văn hóa của cộng đồng, cơ chế chính sách, năng lực của cán bộ, giám sát đánh giá từ cấp trên và sự hỗ trợ bên ngoài. Từ đó đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm phát huy sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a là tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia tích cực vào tất cả các khâu của chương trình 30a từ khâu xác định nhu cầu, công tác lập kế hoạch, triển khai thực hiện chương trình, công tác giám sát đánh giá, hưởng lợi và tổ chức quản lý sử dụng sản phẩm chương trình; xóa bỏ phong tục lạc hậu; nâng cao năng lực cho cộng đồng (kinh tế, văn hóa); xóa bỏ bất bình đẳng giới, nâng cao vai trò người phụ nữ; nâng cao năng lực cho cán bộ thực thi; tăng cường mức độ đánh gia giám sát của cấp trên xuống cơ sở; khuyến khích các hoạt động hỗ trợ cộng đồng đi lên thoát nghèo. ix PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nghèo đói là một trong những vấn đề hiện nay đang được quan tâm và giải quyết của tất cả các quốc gia trên thế giới. Chính phủ Việt Nam hiện nay đã và đang dành sự quan tâm đặc biệt với những nỗ lực cao nhất để tấn công vào nghèo đói (B. T. Ngoan, 2012). Nghèo đói gây hậu quả rất nghiêm trọng không chỉ cho chính bản thân người nghèo mà cả nền kinh tế- xã hội, cả cộng đồng đó cũng bị ảnh hưởng rất nhiều như: nghèo đói là gánh nặng của cả xã hội, làm tăng tệ nạn xã hội, làm tăng sự chênh lệch giàu nghèo, giảm trình độ dân trí, khai thác các nguồn tài nguyên bừa bãi…Còn đối với chính người nghèo, nghèo đói làm họ không có điều kiện chăm sóc sức khỏe, đầu tư cho giáo dục, bất bình đẳng giới, tinh thần mặc cảm tự ti…Nhiều chương trình (CT) quốc gia nhằm giảm nghèo đã và đang được thực hiện trên các vùng miền cả nước như CT 134, CT 135 giai đoạn 2 hỗ trợ giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn và đặc biệt từ đầu năm 2009 đến nay, các địa phương đã và đang thực hiện các nỗ lực giảm nghèo ở các huyện nghèo theo nghị quyết 30a của Chính phủ. Bắc Giang là một tỉnh miền núi Đông Bắc có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, địa hình dốc, chia cắt mạnh, khí hậu khắc nghiệt, thời tiết thất thường, kinh tế kém phát triển, trong đó nông nghiệp vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Đặc biệt huyện Sơn Động là huyện nghèo duy nhất của tỉnh Bắc Giang, cũng là huyện nằm trong 62 huyện nghèo nhất nước, là khu vực có số lượng lớn đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp so với các huyện khác trong tỉnh, hiện nay đang nằm trong diện cần được giảm nghèo nhanh theo chương trình 30a của chính phủ. Điển hình Xã Cẩm Đàn là một trong các xã đầu tiên được triển khai chương trình này. Đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo được triển khai ở xã này như chương trình 134, chương trình 135,… Song kết quả giảm nghèo từ 1 [...]... cộng đồng các dân tộc trong chương trình giảm nghèo 2 • Đánh giá được thực trạng tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang • Đề xuất giải pháp nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình giảm nghèo ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối... nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến sự tham gia của cộng đồng các dân tộc vào chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang Chủ thể nghiên cứu là cộng đồng các dân tộc, các cơ quan quản lý và thực thi chính sách, các bên liên quan tới chính sách giảm nghèo ở địa phương 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1 Phạm vi không gian Đề tài được tiến hành tại xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động,. .. nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình giảm nghèo ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 1.2.2 Mục tiêu cụ thể • Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng. .. thành công trong chiến lược giảm nghèo của địa phương thì các chương trình xóa đói giảm nghèo nói chung, chương trình 30a nói riêng cần phát huy khả năng tham gia của cộng đồng người dân( đặc biệt là dân tộc thiểu số) Vì vậy, từ những vấn đề cấp thiết trên tôi xin nghiên cứu đề tài Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 1.2... huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Các khái niệm sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về chương trình giảm nghèo 2.1.1.1 Khái niệm cộng đồng và cộng đồng các dân tộc - Khái niệm cộng đồng Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về cộng đồng và có rất nhiều... phẩm + Các khó khăn, thuận lợi của cộng đồng các dân tộc trong quá trình tham gia chương trình 30a + Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a + Khuyến nghị các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình giảm nghèo - Đối tượng điều tra, phỏng vấn 26 + Đối với cán bộ gặp để thu thập thông tin thứ cấp thì sẽ hỏi thêm về các thông... tỉnh Bắc Giang 1.3.2.2 Phạm vi thời gian • Thời gian thu thập số liệu từ 1/2014- 5/2014 • Số liệu thứ cấp là số liệu từ năm 2009 đến năm 2013 1.3.2.3 Phạm vi nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình giảm nghèo ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh. .. lệ cộng đồng, tập quán canh tác,… Các đặc điểm này có thể làm cản trở hay thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng các dân tộc vào chương trình giảm nghèo Vậy muốn giảm nghèo nhanh thì cần có những chính sách phù hợp đặc điểm riêng của cộng đồng mỗi dân tộc và có những giải pháp nâng cao sự tham gia của cộng đồng 2.1.1.3 Khái niệm sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình giảm nghèo - Sự tham. .. Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc là hình thức tham vấn của người dân đối với các quyết định về hoạt động phát triển sẽ được thực thi; hay cộng đồng các dân tộc tham gia, đóng góp cùng với các chính quyền để xây dựng, thực hiện chương trình hoạt động Sự tham gia có thể bằng đóng góp về ý tưởng, mối quan tâm, tiền bạc, nguyên vật liệu, lao động, thời gian… -... khai các chương trình 30a có sự tham gia của cộng đồng các dân tộc tại một số địa phương, chúng tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm sau: các chương trình 30a thành công không thể không kể đến sự đóng góp của cộng đồng các dân tộc trong thực hiện chương trình bằng cách đóng góp sức người, sức của, nguồn lực vốn, đất đai, nguyên vật liệu, chia sẻ thông tin Vì vậy cần nâng cao hơn nữa sự tham gia của cộng đồng . năng lực của cán bộ 55 Bảng 4.22: Mức độ giám sát đánh giá của cán bộ huyện 56 v DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 4.1: Ý kiến của cán bộ Khuyến nông xã Cẩm Đàn 37 Hộp 4.2: Ý kiến của cán bộ Địa chính xây. số). Vì vậy, từ những vấn đề cấp thiết trên tôi xin nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao

Ngày đăng: 07/07/2014, 10:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Kim Chung (2011). Bài giảng kế hoạch và chiến lược phát triển, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kế hoạch và chiến lược phát triển
Tác giả: Đỗ Kim Chung
Năm: 2011
2. Nghiên cứu “đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng ở 43 xã thuộc 12 tỉnh đặc biệt khó khăn của Việt Nam” của Nhóm Hành động chống nghèo đói (PTF) Sách, tạp chí
Tiêu đề: đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng ở 43 xã thuộc 12 tỉnh đặc biệt khó khăn của Việt Nam
4. “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về các hoạt động kinh tế trong các chương trình giảm nghèo: Trường hợp nghiên cứu tại Đà Bắc (Hòa Bình) và Si Ma Cai (Lào Cai)” của Bùi Thị Ngoan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về các hoạt động kinh tế trong các chương trình giảm nghèo: Trường hợp nghiên cứu tại Đà Bắc (Hòa Bình) và Si Ma Cai (Lào Cai)
5. “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về các hoạt động phát triển văn hóa – xã hội trong các chương trình giảm nghèo: trường hợp nghiên cứu tại Xín Mần (Hà Giang) và Sơn Động (Bắc Giang)” của Nguyễn Xuân Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về các hoạt động phát triển văn hóa – xã hội trong các chương trình giảm nghèo: trường hợp nghiên cứu tại Xín Mần (Hà Giang) và Sơn Động (Bắc Giang)”
6. “Nghiên cứu công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang” của Nông Văn Phan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
7. Nguyễn Tiến Dũng, (2007), “sự tham gia của cộng đồng trong phát triển nông thôn: trường hợp nghiên cứu tại 2 tỉnh Thanh Hóa và Bình Phước”luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: sự tham gia của cộng đồng trong phát triển nông thôn: trường hợp nghiên cứu tại 2 tỉnh Thanh Hóa và Bình Phước
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2007
3. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang Khác
8. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, sự chỉ đạo, điều hành của UBND xã Cẩm Đàn năm 2009 Khác
9. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, sự chỉ đạo, điều hành của UBND xã Cẩm Đàn năm 2010 Khác
10. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, sự chỉ đạo, điều hành của UBND xã Cẩm Đàn năm 2011 Khác
11. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, sự chỉ đạo, điều hành của UBND xã Cẩm Đàn năm 2012 Khác
12. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, sự chỉ đạo, điều hành của UBND xã Cẩm Đàn năm 2013 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Cẩm Đàn năm 2013 - Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Cẩm Đàn năm 2013 (Trang 30)
Bảng 3.2: Tình hình dân số, nhân khẩu của xã Cẩm Đàn năm 2013 so với  2012 - Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.2 Tình hình dân số, nhân khẩu của xã Cẩm Đàn năm 2013 so với 2012 (Trang 31)
Bảng 4.1: Hỗ trợ thiết bị máy móc cho sản xuất nông nghiệp (đvt: cái) stt Thiết bị máy móc  2009 2010 2011 2012 2013 - Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.1 Hỗ trợ thiết bị máy móc cho sản xuất nông nghiệp (đvt: cái) stt Thiết bị máy móc 2009 2010 2011 2012 2013 (Trang 38)
Bảng 4.2: Hỗ trợ giống cây trồng và vật nuôi cho sản xuất nông, lâm nghiệp - Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.2 Hỗ trợ giống cây trồng và vật nuôi cho sản xuất nông, lâm nghiệp (Trang 39)
Bảng 4.4: Tỷ lệ người dân tham gia xác định nhu cầu - Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.4 Tỷ lệ người dân tham gia xác định nhu cầu (Trang 44)
Bảng 4.6: Tỷ lệ người dân tham gia lập kế hoạch - Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.6 Tỷ lệ người dân tham gia lập kế hoạch (Trang 46)
Bảng 4.7: Tỷ lệ người dân tham gia khâu triển khai thực hiện - Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.7 Tỷ lệ người dân tham gia khâu triển khai thực hiện (Trang 48)
Bảng 4.11: Tỷ lệ người dân tham gia khâu giám sát - Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.11 Tỷ lệ người dân tham gia khâu giám sát (Trang 51)
Bảng 4.13: Tỷ lệ người dân hưởng lợi chương trình 30a theo nhóm dân tộc - Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.13 Tỷ lệ người dân hưởng lợi chương trình 30a theo nhóm dân tộc (Trang 53)
Bảng 4.15: Tỷ lệ người dân tham gia khâu quản lý theo nhóm dân tộc - Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.15 Tỷ lệ người dân tham gia khâu quản lý theo nhóm dân tộc (Trang 54)
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế hộ đến đóng góp bằng tiền  trong công trình trạm y tế xã - Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.17 Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế hộ đến đóng góp bằng tiền trong công trình trạm y tế xã (Trang 58)
Bảng 4.18 cho thấy trình độ văn hóa của người dân xã Cẩm Đàn còn rất  thấp. Dân tộc Tày có 3,7% thành viên không biết chữ, 14,9% thành viên biết  chữ, 44,4% thành viên trình độ văn hóa cấp 1, 29,6% thành viên trình độ cấp 2,  7,4% thành viên trình độ cấp  - Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.18 cho thấy trình độ văn hóa của người dân xã Cẩm Đàn còn rất thấp. Dân tộc Tày có 3,7% thành viên không biết chữ, 14,9% thành viên biết chữ, 44,4% thành viên trình độ văn hóa cấp 1, 29,6% thành viên trình độ cấp 2, 7,4% thành viên trình độ cấp (Trang 59)
Bảng 4.20: Sự tham gia của người dân trong chương trình 30a theo giới tính Stt Hoạt động/chính sách - Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.20 Sự tham gia của người dân trong chương trình 30a theo giới tính Stt Hoạt động/chính sách (Trang 61)
Bảng 4.21: Nhận xét của người dân về năng lực của cán bộ - Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.21 Nhận xét của người dân về năng lực của cán bộ (Trang 64)
Bảng 4.22: Mức độ giám sát đánh giá của cán bộ huyện Cán bộ huyện có xuống thăm - Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Bảng 4.22 Mức độ giám sát đánh giá của cán bộ huyện Cán bộ huyện có xuống thăm (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w