Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 63 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
63
Dung lượng
2,26 MB
Nội dung
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA THÚ Y = = = =¶¶¶ = = = = KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: TÌ M HIỂ U TÌ NH HÌ NH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁ C THÚ Ý TẠ I TRANG TRẠ I GÀ CỦ A CÔNG TY RTD Ở ĐỒI MÉ – THANH VÂN – TAM DƯƠNG – VĨNH PHÚC Người thực hiện : NGUYỄN THỊ DIỄM HƯƠNG Lớp : TYD – K55 HÀ NỘI – 2014 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA THÚ Y = = = =¶¶¶ = = = = KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: TÌ M HIỂ U TÌ NH HÌ NH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁ C THÚ Ý TẠ I TRANG TRẠ I GÀ CỦ A CÔNG TY RTD Ở ĐỒI MÉ – THANH VÂN – TAM DƯƠNG – VĨNH PHÚC Người thực hiện Lớp Giáo viên hướng dẫn Bộ môn : : : : NGUYỄN THỊ DIỄM HƯƠNG TYD – K55 TS LÊ VĂN PHAN Vi sinh vật – Truyền nhiễm HÀ NỘI – 2014 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học Viện, Ban chủ nhiệm khoa Thú y cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Lê Văn Phan, giảng viên Bộ môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm, Khoa Thú y đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới anh Lê Trần Tiến – GĐ công ty Cổ phần phát triển công nghệ nông thôn (RTD) và các anh, chị trong trại gà đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực tập tại trại và hoàn thành bài khóa luận này Đồng thời, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, những người luôn ở bên tôi giúp đỡ động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành bài khóa luận của mình Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Diễm Hương i Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD MỤC LỤC ii Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Một số bệnh thiếu vitamin trên gà Error: Reference source not found Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu của giống gà Sasso (gà bố mẹ) Error: Reference source not found Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu của giống gà Ri (hướng thịt) Error: Reference source not found Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu của giống gà Isa Brown (hướng trứng) Error: Reference source not found Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu giống gà Hyline Brown (hướng trứng) .Error: Reference source not found Bảng 4.5: Cơ cấu đàn gà nuôi tại trại từ năm 2011 – 10/2014 Error: Reference source not found Bảng 4.6: Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà tại trại Error: Reference source not found Bảng 4.7: Quy trình vệ sinh tại trại 43 Bảng 4.8: Lịch tiêm vacxin cho đàn gà bố mẹ Error: Reference source not found Bảng 4.9: Quy trình sử dụng thuốc phòng bệnh .Error: Reference source not found Bảng 4.10: Tình hình dịch bệnh qua 3 năm gần đây Error: Reference source not found Bảng 4.11: Tình hình dịch bệnh trong thời gian thực tập Error: Reference source not found iii Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Đàn gà Sasso nuôi tại trại .Error: Reference source not found Hình 4.2: Đàn gà Ri nuôi tại trại .Error: Reference source not found Hình 4.3: Đàn gà Isa Brown nuôi tại trại Error: Reference source not found Hình 4.4: Gà Hyline Brown nuôi tại trại Error: Reference source not found Hình 4.5: Chuẩn bị quây bạt, quây úm .40 Hình 4.6 Giai đoạn gà con .Error: Reference source not found Hình 4.7: Gà giai đoạn hậu bị Error: Reference source not found Hình 4.8: Gà giai đoạn đẻ trứng .Error: Reference source not found Hình 4.9: Biểu đồ tình hình dịch bệnh trong thời gian thực tập Error: Reference source not found iv Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU RTD HA HI ICPI ILT IC EDS IB Rural technology development Haemagglutination Haemagglutination inhibition Intracerebral pathogenicity index Infectious laryngotracheitis of poultry Infectious coryza Egg drop syndrom Infectious bronchitis v Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD PHẦN I MỞ ĐẦU I.1 Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng ở Việt Nam ngày càng được quan tâm, đầu tư và phát triển, thể hiện ở việc sự tăng lên nhanh chóng về số lượng và chất lượng của đàn gia súc gia cầm Riêng chăn nuôi gia cầm đang chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta, nó cung cấp một lượng lớn thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của con người Ngoài ra nó còn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nền kinh tế quốc dân Hằng năm, ngành kinh tế này đóng góp gần 20% tổng thu ngành chăn nuôi, mà cơ cấu đàn năm sau cao hơn năm trước Từ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, thủ công nghiệp đã chuyển sang chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, trang trại tạo cho việc chăn nuôi có quy mô và dễ quản lý Tuy nhiên, sự phát triển chăn nuôi gia cầm nhanh chóng cộng với sự biến đổi của thời tiết làm cho tình hình dịch bệnh trong các đàn gia cầm ngày càng tăng cao như các bệnh truyền nhiễm, bệnh kí sinh trùng…Các dịch bệnh lan nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu suất chăn nuôi Vì vậy, để chăn nuôi gia cầm phát triển một cách toàn diện thì việc nghiên cứu, điều tra, phân tích thực trạng chăn nuôi, tình hình dịch bệnh, quy luật phát triển và biến động của bệnh… là việc làm cần thiết để tạo cơ sở xây dựng biện pháp chăn nuôi và phòng bệnh phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế thúc đẩy chăn nuôi phát triển Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Tì m hiể u tì nh hì nh chăn nuôi và công tá c thú y tạ i trang trạ i gà củ a công ty RTD ở đồ i Mé – Thanh Vân – Tam Dương – Vĩ nh Phú c” 1 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD I.2 Mục đích của đề tài: • Tìm hiểu tình hình chăn nuôi tại trại gà • Tìm hiểu công tác thú y tại trang trại • Tìm hiểu tình hình dịch bệnh tại trại gà, có các biện pháp phòng và điều trị thích hợp 2 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trên gà 2.1.1 Bệnh Newcastle 2.1.1.1 Tình hình nghiên cứu chung về bệnh Newcastle trong và ngoài nước Bệnh Newcastle (Newcastle disease – ND) hay còn gọi là bệnh gà rù là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của loài gà, có triệu chứng và bệnh tích giống với bệnh cúm gà Đăc trưng của bệnh là viêm, xuất huyết và loét niêm mạc đường tiêu hóa Vụ dịch Newcastle đầu tiên xảy ra năm 1926 ở Indonexia và ở Anh tuy nhiên cũng có nhiều báo cáo cho thấy một bệnh tương tự xảy ra ở vùng Trung Âu từ trước năm 1926 Năm 1927, Dolye đã phân lập mầm bệnh trong ổ dịch của gà tại Newcastle (Anh) và chứng minh virus phân lập có tính kháng nguyên khác với virus gây bệnh cúm gà Ông đã gọi bệnh là “Newcastle disease” để tránh nhầm lẫn với bệnh khác, và tên bệnh sử dụng đến ngày nay mặc dù virus gây bệnh gần đây còn được gọi là avian paramyxovirrus type 1 (APMC – 1) Ở Việt Nam, bệnh Newcastle được biết đến từ rất lâu và lan truyền rộng Phạm Văn Huyến đã đề cập đến bệnh lần đầu tiên năm 1933 và gọi là bệnh dịch tả Đông Dương Đến năm 1938, một vụ dịch xảy ra trên gà ở Nam Bộ được mô tả có những triệu chứng giống bệnh Newcastle Ở Nha Trang, năm 1949 Jacottot và Lelouet đã xác định được virus Newcastle bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) và phản ứng ức chế hồng cầu gà (HI) Khi chăn nuôi gà theo quy mô công nghiệp phát triển, tại một số cơ sở chăn nuôi lớn tại miền Bắc đã xảy ra những vụ dịch Newcastle vào đầu những năm 70 như Cầu Diễn, Thành Tô, An Khánh, Đông Anh Từ khi phát hiện đến nay, bệnh Newcastle thường xuyên xảy ra tại các địa phương trong cả nước gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi (Phan Lục và cộng sự, 1994) [30] 3 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD Để hạn chế dịch bệnh xảy ra một cách hiệu quả thì việc kết hợp giữa vệ sinh phòng bệnh và tiêm vacxin là rất cần thiết Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của từng đàn gà và kiểm tra mẫu mà lịch tiêm phòng vacxin bệnh được xây dựng phù hợp với điều kiện dịch tễ và từng giống gà Bảng 4.7: Lịch tiêm vacxin cho đàn gà bố mẹ ST T 1 Ngày tuổi 1 2 3 4 5 3 7 12 14 6 7 18 21 8 9 10 28 33 35 11 42 12 13 14 49 8 tuần 9 tuần 15 10 tuần 16 17 11 tuần 12 tuần 18 19 13 tuần 14 tuần 20 15 tuần 21 22 16 tuần 17 tuần Tên vacxin Cách làm Phòng bệnh IB Mac 5 IB4/91 Corcivac D Mac 5 + Clone 30 Reo 1133 Gum 228E Ava Pox CE Nhỏ mắt, mũi Nhỏ mắt, mũi Trộn cám Nhỏ mắt, mũi Tiêm da cổ Nhỏ miệng Chủng màng cánh Tiêm da cổ Nhỏ mắt Nhỏ mắt, mũi Tiêm bắp Tiêm bắp Nhỏ mũi IB IB Cầu trùng ND – IB Viêm khớp Gumboro Đậu Vacxin H5N1 (Re6) Mac 5 + Clone 30 D78 Cozymom4-K BAK(ND-IBD) Vacxin LT-Ivac Vacxin MG Fvax (MG sống) IB4/91 Vacxin H5N1 (Re6) Reo Inac Nhỏ miệng AE Pox Mac 5 + Clone 30 Nobilis MG – Inac Vacxin CAV P4Vac Cozymun4-K Nobilis IB + ND + ESD Nobilis ND+IB+IBD+Reo Vacxin H5N1 (Re6) Vacxin LT – Ivac Chủng cánh Nhỏ mắt Tiêm bắp Tiêm bắp Nhỏ mắt Tiêm da cổ Tiêm bắp Tiêm bắp Tiêm bắp Tiêm bắp Tiêm da cổ Nhỏ mũi Hãng Ghi chú sản xuất Intervet Intervet Intervet Intervet Intervet Intervet Intervet Cúm gia cầm ND - IB Gumboro Sưng phù đầu ND-IBD Viêm thanh khí quản truyền nhiễm Mycoplasma Intervet Intervet Intervet Intervet Intervet Intervet IB Cúm gia cầm Viêm khớp+hội chứng giảm hấp thu Viêm não tủy đậu IB - ND Mycoplasma Thiếu máu truyền nhiễm Sưng phù đầu Hội chứng giảm đẻ (3 bệnh) 4 bệnh Intervet Intervet Intervet Cúm gia cầm Viêm thanh khí quản truyền nhiễm Intervet Intervet Cozyza Intervet Intervet Intervet Intervet Intervet Intervet Intervet Intervet (Nguồn: Phòng kĩ thuật cung cấp) 42 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD Qua bảng 4.7 ta có thể thấy lịch vacxin của trại khá dày để phù hợp với điều kiện dịch tễ ở nơi đây Gà tại trại luôn được tiêm phòng vacxin đầy đủ, đúng kĩ thuật, gà được tiêm phòng vacxin luôn ở trạng thái khỏe mạnh được chăm sóc nuôi dưỡng tốt nên gà ít mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm Sau khi làm vacxin, để bổ sung sức đề kháng cho đàn gà thường sử dụng thêm vitamin C, B-complex hòa vào thức ăn hoặc nước uống Ngoài việc sử dụng vacxin để phòng bệnh, trại còn kết hợp phòng bệnh bằng thuốc để điều trị các bệnh khác Quy trình phòng bệnh bằng thuốc được trình bày ở bảng 4.8 Bảng 4.8: Quy trình sử dụng thuốc phòng bệnh Ngày tuổi 1 Tên thuốc Gluco K, C Vitamin tổng hợp Amcolicilin 3-4 Levamisol 65 – 70 >70 Royal vitaplex Đường đưa thuốc Hạ nhiệt, giảm stress, Hòa nước uống tăng sức đề kháng Phòng tiêu chảy phân Hòa nước uống trắng, viêm ruột, viêm túi lòng đỏ Tẩy giun sán Hòa nước uống hoặc trộn thức ăn Tăng sức đề kháng, Hòa nước uống sinh sản Mục đích Từ bảng trên, ta thấy trại sử dụng thuốc phòng chủ yếu ở 2 tháng đầu vì đây là thời gian gà cơ sức đề kháng yếu , mầm bệnh dễ xâm nhập và gây bệnh cho đàn gà Những thuốc được sử dụng chủ yếu là thuốc bổ, giúp tăng sức đề kháng cho vật nuôi Sau 2 tháng tuổi, nếu phát hiện ra triệu chứng của bệnh thì mới dùng thuốc để chữa, chứ không dùng thuốc bừa bãi Đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học 43 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD 4.4 Tình hình dịch bệnh của trại 4.4.1 Tình hình dịch bệnh ở trại qua 3 năm trở lại đây Tuy đã thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh bằng vacxin và thuốc điều trị nhưng nuôi gà với quy mô công nghiệp thì việc xảy ra bệnh là điều khó tránh khỏi Với tình hình dịch tễ khá phức tạp cộng với sức đề kháng của con vật giảm làm cho bệnh có cơ hội phát triển và lan nhanh trong đàn, nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời có thể gây ra cho toàn trại gây thiệt hại lớn về kinh tế Theo số liệu thu thập được từ trang trại, số liệu được thống kê và trình bày trong bảng 4.9 Bảng 4.9: Tình hình dịch bệnh qua 3 năm gần đây Tên bệnh 2011 2012 2013 Số con mắc bệnh Tỉ lệ chết %/tổng đàn Số con mắc bệnh Tỉ lệ chết %/tổng đàn 1,15 650 1,18 345 1,07 320 0,61 428 0,77 155 0,48 354 0,68 468 0,85 165 0,52 CRD 445 0,86 483 0,88 223 0,70 Nguyên nhân khác 543 1,04 446 0,81 256 0,8 Tổng số mắc bệnh 2.262 4,35 2.475 4,5 1.144 3,57 Tổng đàn 52.000 Số con mắc bệnh Cầu trùng Viêm ruột hoại tử Bệnh do E.coli Tỉ lệ chết %/tổng đàn 600 55.000 32.000 (Nguồn: phòng kĩ thuật cung cấp) 44 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD Qua bảng trên ta thấy: Năm 2011 đàn gà mắc bệnh cầu trùng với tỉ lệ cao nhất 1,15%, do nguyên nhân khác chiếm 1,04%, tiếp đến là bệnh CRD 0,86%, bệnh do E.coli chiếm 0,68% và thấp nhất là bệnh viêm ruột hoại tử là 0,61% Năm 2012 trại gà vẫn mắc các bệnh như năm 2011 nhưng có sự thay đổi, bệnh cầu trùng vẫn mắc tỉ lệ cao nhất 1,18%, tiếp đến là bệnh CRD với 0,88%, bệnh do E.coli chiếm 0,85%, bệnh viêm ruột hoại tử 0,77%, còn do nguyên nhân khác giảm xuống còn 0,81% Năm 2013, tình hình dịch bệnh có sự biến động so với các năm trước, tỉ lệ mắc các bệnh đều giảm Bệnh cầu trùng giảm xuống còn 1,07% nhưng vẫn là bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các bệnh Gà chết do các nguyên nhân khác cao thứ 2 với 0,8%, bệnh CRD giảm xuống còn 0,7%, bệnh E.coli và bệnh viêm ruột hoại tử cũng giảm xuống lần lượt là 0,52% và 0,48% Như vậy, qua 3 năm ta thấy được đàn gà luôn mắc bệnh cầu trùng với tỉ lệ cao nhất, do gà bị cầu trùng có thể mắc đi mắc lại trong đàn và lây từ đàn này sang đàn khác và một số gà có thể qua lại giữa các ô làm cho mầm bệnh lây lan Vì bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa nên bệnh lây khá nhanh và tỉ lệ chết cao Đàn gà con ăn phải nang kén cầu trùng có trong phân khi vào hệ tiêu hóa bệnh sẽ phát ra, bệnh càng về sau càng khó chữa Đối với bệnh truyền nhiễm, bệnh CRD cũng là bệnh chiếm tỉ lệ cao Bệnh thường xảy ra ở gà lúc 4 tuần tuổi, vào khoảng cuối tháng 9 tháng 10 do thời thiết thay đổi, gà ở giai đoạn này tính miễn dịch chưa cao nên chưa thích nghi nhanh được với điều kiện thời tiết Khi gà bị nhiễm CRD sẽ nhanh chóng lây ra toàn đàn, làm giảm sức đề kháng của cơ thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển trong đó có Ecoli Khi gà bị CRD ghép với Ecoli thì tỉ lệ chết sẽ rất cao và dai dẳng 45 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD Đối với bệnh đường tiêu hóa thì bệnh viêm ruột hoại tử và bệnh do E.coli cũng gây chết nhiều nhưng đến năm 2013 thì tỉ lệ nhiễm bệnh giảm dần do được phát hiện và điều trị kịp thời nên giảm được số lượng gà chết Ngoài những bệnh kể trên, còn một số nguyên nhân khác làm cho gà chết đó là hiện tượng mổ cắn nhau chủ yếu ở gà trên 2 tháng tuổi, do mật độ nuôi đông và ánh sáng chuồng nuôi quá nhiều Vì gà đã được cắt mỏ lúc 1 tuần tuổi nên thiệt hại không đáng kể Ngoài ra có một số trường hợp gà chết trong giai đoạn vận chuyển, chết rét, chết xô chết đè trong quá trình làm vacxin 4.4.2 Tình hình dịch bệnh trong thời gian thực tập Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã tiến hành mổ khám 224 con gà bị chết của trại Kết quả thu được được trình bày ở bảng 4.10 Bảng 4.10: Tình hình dịch bệnh trong thời gian thực tập CRD Tháng Cầu trùng Bệnh do E.coli Số gà mổ khám(con) Số con Tỷ lệ Số con Tỷ lệ Số con Tỷ lệ 7 32 mắc 4 (%) 12.5 mắc 6 (%) 18.75 mắc 4 (%) 12.5 8 9 10 Tổng 60 62 70 224 7 9 16 32 11.67 14.52 22.86 14,29 15 14 12 47 23.33 22.58 17.14 20.98 10 8 5 27 16.67 12.90 7.14 12,05 46 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD Hình 4.8: Biểu đồ tình hình dịch bệnh trong thời gian thực tập Qua kết quả ở bảng và biểu đồ ở trên cho thấy trong thời gian từ 15/7/2014 - 30/10/2014 số gà chết của trại là 224 con, chết chủ yếu do một số bệnh như: CRD, cầu trùng và bệnh E.coli Cũng một số trường hợp bệnh chết do một số bệnh khác như hội chứng giảm đẻ, đầu đen… Số gà bị chết do bệnh cầu trùng là cao nhất với tỉ lệ là 20,98%, cao nhất vào tháng 8 là 23,33%, tháng 10 giảm còn 17,14% Bệnh thường xảy ra ở đàn gà ri dưới 2 tháng tuổi khi gà trên 2 tháng tuổi thì tỉ lệ nhiễm bệnh thấp hơn do khi mắc bệnh lần đầu, dùng thuốc điều trị gà có khả năng sinh kháng thể miễn dịch đối với bệnh Ở giai đoạn này, nếu gà bị nhiễm bệnh nhưng ít xuất hiện triệu chứng lâm sàng khó có thể phát hiện được bệnh Có thể bệnh đã ở trạng thái mãn tính, gà vẫn ăn uống bình thường nhưng tăng trọng chậm, đôi lúc phân có màu xanh đen, nâu đen Đây chính là nguồn lưu trữ mầm bệnh lây ra bên ngoài Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời bằng thuốc đặc trị thì tỉ lệ chết sẽ rất cao 47 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD Số gà chết do bệnh CRD lên đến 32 con trong tổng số 224 con, chiếm 14,29% số gà chết nhiều tập trung vào tháng 9 và tháng 10, nguyên nhân là hai tháng này, thời tiết bắt đầu chuyển mùa, không khí lạnh tràn về, khô hanh, gà chết chủ yếu do nuôi ở hệ thống chuồng hở, kiểm soát nhiệt độ không tốt dẫn tới sức đề kháng của gà giảm làm bệnh CRD có cơ hội trỗi dậy, kết hợp với một số bệnh kế phát do vi khuẩn E.coli, Salmonella làm chết gà Bệnh do E.coli chiếm tỷ lệ thấp hơn là 12,05%, với 27 con trong tổng số 224 con, do phát hiện triệu chứng bệnh kịp thời nên điều trị sớm, giảm thiểu số gà chết, số gà chết chủ yếu do ghép với bệnh CRD Từ thực tế trên cho thấy gà chết do mắc các bệnh virus gây ra với tỷ lệ thấp, điều này có được là do trại đã thực hiện tốt biện pháp vệ sinh phòng bệnh, đặc biệt là thực hiện nghiêm chỉnh lịch phòng bệnh bằng vacxin Ngoài ra, gà chết còn có nhiều nguyên nhân khác như: gà chết do mổ cẳn nhau, chết xô, đè trong quá trình làm vacxin… 48 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN 1 Trang trại gà tự nuôi ở đồi Mé – Thanh Vân – Tam Dương – Vĩnh Phúc của công ty Cổ phần phát triển công nghệ nông thôn (RTD) tuy có diện tích không lớn nhưng có cơ sở và kĩ thuật tốt, có quy trình vacxin phòng bệnh tương đối nghiêm ngặt và luôn đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi nên hạn chế mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm gia cầm H5N1, Newcastle, Gumboro, tụ huyết trùng… 2 Trong quá trình thực tập, tìm hiểu và thu thập số liệu từ trại, tôi thấy: Tỉ lệ gà mắc bệnh và chết do cầu trùng cao hơn các bệnh khác, nguyên nhân do nuôi gà với mật độ dày nên sự lây truyền từ con ốm đến con khỏe rất nhanh Gà càng lớn ăn càng nhiều thức ăn, nên thải trừ phân càng nhiều và bới nền chuồng cũng nhiều hơn Phân gà cùng thức ăn, nước uống rơi vãi ra nền chuồng làm tăng độ ẩm chuồng nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho noãn nang cầu trùng phát triển mạnh do đó làm tăng tỉ lệ nhiễm bệnh Bệnh CRD là bệnh thường xuyên lưu hành trên các đàn gàn ở các giai đoạn phát triển, làm gà chậm lớn, phát triển không đồng đều giữa các con trong đàn và làm giảm sức đề kháng của gà tạo điều kiện cho các bệnh kế phát Chính vì vậy phải nuôi gà đúng mật độ phát triển theo từng giai đoạn, tạo kiểu khí hậu trong chuồng nuôi thông thoáng sẽ hạn chế cho đàn gà mắc CRD, từ đó hạn chế thiệt hại do gà gây ra Bệnh do E.coli và bệnh viêm ruột hoại tử tuy chưa phải là mối lo ngại lớn nhưng vẫn phải kiểm tra thường xuyên, hạn chế mầm bệnh từ bên ngoài để tránh lây lan cho đàn gà Trong quá trình vận chuyển, làm vacxin…do thao tác chưa đúng và không chú ý trong quá trình làm vacxin làm cho gà bị xô và đè lên nhau trong khoảng 49 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD thời gian dài, làm gà chết nhanh Vì vậy, chú ý thao tác vận chuyển và đẩy nhanh thời gian làm vacxin sẽ giảm thiểu số lượng gà chết mức thấp nhất 5.2 Đề nghị • Bên cạnh việc phòng bệnh bằng vacxin thì cần tiến hành việc phòng bệnh bằng kháng sinh cho đàn gà ở các giai đoạn phát triển khác nhau • Khi bệnh xảy ra thì việc tiến hành điều trị dự phòng cho toàn đàn là rất cần thiết, nhưng vẫn phải kết hợp điều trị cá thể để nghiên cứu làm giảm tổn thất loại thải • Với đàn gà sinh sản do phải nuôi với thời gian dài nên ở mỗi giai đoạn tuổi khả năng mắc các bệnh phức tạp là rất dễ và ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giống sau này Vì thế, cần theo dõi và phát hiện bệnh sớm, ngoài ra phải chú ý đến việc vệ sinh phòng bệnh, yếu tố thời tiết và môi trường xung quanh khu vực chuồng nuôi 50 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD TÀI LIỆU THAM KHẢO A TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1 Bùi Quang Anh, Hoàng Văn Năm (2004), Bệnh cúm gia cầm và biện pháp 2 phòng chống, trang 22, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Trần Minh Châu và Hồ Đình Chúc (1998), Bệnh ở động vật nuôi tập II, 3 Bệnh Virus, Nhà xuất bản KHKT, Hà Nội Lâm Trần Khánh, (2006), Một số đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và biến đổi bệnh lí cúm gia cầm tại Hà Tây và vùng giáp ranh, Luận văn thạc 4 sĩ Nông Nghiệp, Đại học nông nghiệp Hà Nội Bùi Thị Nga My, Xác định một số chỉ tiêu chất lượng và khả năng đáp ứng miễn dịch chống bệnh Gumboro của vacxin đa giá ND – IBD – IB sản xuất tại xí nghiệp thuốc thú y trung ương, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học 5 Nông nghiệp Hà Nội Đỗ Thị Thanh Hương, (2010), Chẩn đoán bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm ở gà có triệu chứng hô hấp, Báo cáo tốt nghiệp, Đại học Nông Lâm 6 Tp Hồ Chí Minh Nguyễn Tiến Dũng (1989), “Bệnh Gumboro và tình hình bệnh ở Việt Nam” 7 Tạp chí khoa học kĩ thuật Nông Nghiệp 2, trang 104 – 109 Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001), Vi sinh 8 vật thú y Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương, (2009) , Giáo trình miễn dịch học 9 thú y, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Việt Nam Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương, (2010), Giáo trình miễn dịch học ứng dụng, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Việt Nam 10 Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy, (2012), “Giáo trình Truyền nhiễm thú y”, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Việt Nam 11 Nguyễn Bá Hiên, Trần Xuân Hạnh, Phạm Quang Thái, Hoàng Văn Nam, (2011), “Công nghệ chế tạo và sử dụng vacxin thu ý”, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Việt Nam 12 Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh (2009), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội 51 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD 13 Phạm Văn Lục (1994), Một số đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và biến đổi bệnh lý bệnh cúm gia cầm tại Hà Tây và vùng giáp ranh, Luận án thạc sỹ Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 14 Phạm Văn Lục và cộng sự (1996), Mối tương quan giữa hàm lượng kháng thể lưu hành và bảo hộ chống virus cường độc Newcasle, Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT gia cầm, 1986 – 1996, trang 216 -219, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 15 Phan Văn Lục (1994), Một số đặc điểm dịch tễ bệnh Newcatle và lịch vacxin phòng bệnh thích hợp cho các cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp, luận án PTS khoa học nông nghiệp, Viện khoa học kĩ thuật Nông nghiệp Việt Nam 16 Lê Văn Năm (1997), bệnh Gumboro – bệnh siđa ở gà , Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội B TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI 17 Alexander D.J and Sence D.A, (2008), “Newcastle disease” Disease of Poultry, Twelfth edition, IOWA, USA, P.75 – 100 18 Cavanagh D (2001), “Commentary: a nomenclature for avian coronavirus isolates and the question of species status”, Avian Pathol 30, P 109 – 115 19 Cavanagh D and Jack Gelb Jr., (2008), “Infectious Bronchitis” Disease of Poultry, Twelfth edition, IOWA, USA, P 117 – 136 20 Landgrave H., E Vielitz and R Kvision (1967), “Occurrence of an infectious disease affecting the brusal Fabricius (Gumboro) disease)” , Dtsen Tierarztl Woch 74, P 6- 10 21 Winterfield R.W., (1969), “Immunity response to the infectious bursal agent” Avian Dis, 13, p 548 – 557 22 Winterfield R.W and Hitchner (1962) Etiology of infectious nephrits – nephosis Syndfrome of chickens 52 ... công ty RTD Thanh Vân – Tam Dương – Vĩnh Phúc 4.1.1 Điều kiện tự nhiên a Vị trí địa lí Trại gà ni cơng ty Cổ phần phát triển công nghệ nông thôn (RTD) mua lại nằm ở đồi Mé – Thanh Vân. .. chăn nuôi và công tá c thú y tạ i trang trạ i gà củ a công ty RTD đồ i Mé – Thanh Vân – Tam Dương – Vĩ nh Phú c” Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD I.2 Mục đích... KHOA THÚ Y = = = =¶¶¶ = = = = KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: TÌ M HIỂ U TÌ NH HÌ NH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁ C THÚ Y? ? TẠ I TRANG TRẠ I GÀ CỦ A CÔNG TY RTD Ở ĐỒI MÉ – THANH VÂN – TAM DƯƠNG