1.Lý do chọn đề tài và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Khi nhắc đến những di sản văn hóa của Việt Nam nói chung, và đặc biệt đối với Cố đô Huế nói riêng, thì không thể không nhắc đến hệ thống các chùa chiền đã gắn liền với lịch sử của dân tộc, với lịch sử của Cố Đô. Mỗi khi nghĩ đến Huế ngoài những lăng mộ, cung điện của triều Nguyễn ra, thì người ta còn luôn nghĩ đến những ngôi chùa cổ trang nghiêm mà gần gũi với đời sống tinh thần của người dân xứ Huế. Đến với những danh lam cổ tự, bên cạnh thưởng ngoạn cảnh chùa trong một thiên nhiên mỹ lệ hay tận hưởng một bầu không khí trầm lắng, thanh thoát và nhẹ nhàng, người ta còn có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn những di sản văn hóa phi vật thể, những cái đã làm nên phần hồn sâu sắc trong các ngôi chùa, đó là những hoành phi và câu đối được bài trí tại đây. Trong ý nghĩa bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, việc tìm hiểu hoành phi câu đối ở các danh lam sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn một mảng văn hóa tinh thần mà bao đời nay đã dày công sáng tạo và gìn giữ. Đó cũng là một cách giới thiệu hiệu quả để nhiều người hiểu được một phần nào thế giới tinh thần, tín ngưỡng của người dân Việt Nam. 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề Lâu nay việc nghiên cứu về chùa Huế đã được rất nhiều giới quan tâm. Nhiều công trình đã đi sâu khảo cứu về mặt lịch sử hình thành, những thế hệ cao Tăng đã khai sáng ra chùa chiền, như Lịch sử Phật giáo xứ Hếu của Thích Hải Ấn và Hà Kim Liên(2011); Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam của Võ Văn Tường (1994); Văn bia chùa Huế (lưu hành nội bộ) của Giới Hương...Việc khảo sát hoành phi, câu đối cũng đã được nhiều cán bộ ở các trường Đại học trong và ngoài Huế quan tâm. Tuy nhiên đây là một mảng nghiên cứu không mấy dễ dàng, bởi số lượng các chùa và các danh lam ở Huế quá nhiều, việc dịch thuật không chỉ một lần là xong vì nội dung uyên áo của giáo lý nhà Phật được thể hiện trong các hoành phi câu đối đòi hỏi có sự hợp sức của nhiều người và nhiều thế hệ, mới mong có được một hệ thống nghiên cứu thích đáng về mảng di sản văn hóa đáng quý này. 3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát Do điều kiện thời gian, chúng tôi chỉ chọn khảo sát 8 ngôi chùa tạm gọi là tiêu biểu nhất ở Huế. Qua công tác khảo sát thực tế, chúng tôi sưu tập các hoành phi, câu đối tại các chùa trên và tiến hành phiên âm, dịch nghĩa, phân tích nội dung cũng như đánh giá sơ bộ về giá trị của chúng trong tổng thể kiến trúc chùa Huế. Do điều kiện về thời gian, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát hoành phi, câu đối trong không gian kiến trúc chính của ngôi chùa như cổng, tiền đường, chánh điện, đông lan, tây lan(1). Các câu đối tại các mộ, bia ký(2), bi đình(3), tháp trong khuôn viên chùa xin được phép khảo cứu trong một đề tài khác. 4.Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: -Sưu tầm, phân loại, thống kê, dịch thuật để hoàn chỉnh tư liệu. -Phân tích, chứng minh, so sánh và khái quát hóa để làm rõ đối tượng khảo sát.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Khi nhắc đến những di sản văn hóa của Việt Nam nói chung, và đặc biệt đối với Cố đô Huế nói riêng, thì không thể không nhắc đến hệ thống các chùa chiền đã gắn liền với lịch sử của dân tộc, với lịch sử của Cố Đô Mỗi khi nghĩ đến Huế ngoài những lăng mộ, cung điện của triều Nguyễn ra, thì người ta còn luôn nghĩ đến những ngôi chùa cổ trang nghiêm mà gần gũi với đời sống tinh thần của người dân xứ Huế
Đến với những danh lam cổ tự, bên cạnh thưởng ngoạn cảnh chùa trong một thiên nhiên mỹ lệ hay tận hưởng một bầu không khí trầm lắng, thanh thoát và nhẹ nhàng, người ta còn có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn những di sản văn hóa phi vật thể, những cái đã làm nên phần hồn sâu sắc trong các ngôi chùa, đó là những hoành phi và câu đối được bài trí tại đây
Trong ý nghĩa bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, việc tìm hiểu hoành phi câu đối ở các danh lam sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn một mảng văn hóa tinh thần mà bao đời nay đã dày công sáng tạo và gìn giữ Đó cũng là một cách giới thiệu hiệu quả để nhiều người hiểu được một phần nào thế giới tinh thần, tín ngưỡng của người dân Việt Nam
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lâu nay việc nghiên cứu về chùa Huế đã được rất nhiều giới quan tâm Nhiều công trình đã đi sâu khảo cứu về mặt lịch sử hình thành, những thế
hệ cao Tăng đã khai sáng ra chùa chiền, như Lịch sử Phật giáo xứ Hếu của Thích Hải Ấn và Hà Kim Liên(2011); Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam của Võ Văn Tường (1994); Văn bia chùa Huế (lưu hành nội bộ) của Giới Hương Việc khảo sát hoành phi, câu đối cũng đã được nhiều cán bộ
ở các trường Đại học trong và ngoài Huế quan tâm Tuy nhiên đây là một mảng nghiên cứu không mấy dễ dàng, bởi số lượng các chùa và các danh lam ở Huế quá nhiều, việc dịch thuật không chỉ một lần là xong vì nội dung uyên áo của giáo lý nhà Phật được thể hiện trong các hoành phi câu đối đòi hỏi có sự hợp sức của nhiều người và nhiều thế hệ, mới mong có được một hệ thống nghiên cứu thích đáng về mảng di sản văn hóa đáng quý này
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
Do điều kiện thời gian, chúng tôi chỉ chọn khảo sát 8 ngôi chùa tạm gọi là tiêu biểu nhất ở Huế Qua công tác khảo sát thực tế, chúng tôi sưu tập các hoành phi, câu đối tại các chùa trên và tiến hành phiên âm, dịch nghĩa, phân tích nội dung cũng như đánh giá sơ bộ về giá trị của chúng trong tổng thể kiến trúc chùa Huế Do điều kiện về thời gian, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát hoành phi, câu đối trong không gian kiến trúc chính của ngôi chùa như cổng, tiền đường, chánh điện, đông lan, tây lan(1) Các câu
Trang 2đối tại các mộ, bia ký(2), bi đình(3), tháp trong khuôn viên chùa xin được phép khảo cứu trong một đề tài khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Sưu tầm, phân loại, thống kê, dịch thuật để hoàn chỉnh tư liệu
- Phân tích, chứng minh, so sánh và khái quát hóa để làm rõ đối
tượng khảo sát
PHẦN NỘI DUNG Chương I: giới thiệu khái quát về hoành phi và câu đối truyền thống
1. hoành phi
1.1 cấu trúc hoành phi
Hoành phi (横横) thường được hiểu là tấm bảng có chữ viết được treo
theo hàng ngang Hoành phi còn gọi là hoành phúc ( 横横), biển横横横, biển ngạch 横横横横 hoặc bài biển横横横横.
Hoành phi vốn là bức thư họa横横横横,
tức là bức “tranh chữ” Thay vì viết
những nét chữ “rồng bay, phượng múa”
lên giấy, vải, lụa…, người xưa đã
chạm, khắc, sơn thiếp(4)… văn tự lên
những chất liệu bền vững như gỗ, đá…
để tạo ra những bức “tranh chữ” bề thế,
sang trọng Người ta còn gọi là hoành
phi-đại tự, vì những chữ được thể hiện trên hoành phi thường rất to Số
lượng chữ trong một bức hoành phi không bắt buộc nhưng phổ biến là các hoành phi hai, ba và bốn chữ Một hàng hoành phi hoàn chỉnh thường có ba bức ( bức chính ở giữu và hai bức tả liên(5), hữu liên(6) ở hai bên) Khi đọc chữ hoành phi ta đọc từ phải sang trái
Có hai loại hoành phi khá phổ biến ở nước ta: hoành phi trang trí và hoành phi thờ tự Hoành phi trang trí thường được treo ở phòng khách hay ở chính đường (gian giữa của tòa nhà), vừa để trang trí, vừa thể hiện một tín niệm nào đó của chủ nhân, có khi là một lời khuyên dạy của tiền nhân với hậu duệ trong gia tộc Hoành phi thờ tự là loại hoành phi phổ biến trong các đình chùa, miếu vũ, nhà thờ họ tộc… Đó có thể là những biển ngạch định danh những nơi này, hoặc là những danh ngôn, mỹ tự được thờ phụng, tôn trí trang nghiêm
1.2 Đặc điểm của hoành phi
Thường hoành phi, câu đối bao giờ cũng đi cùng một diềm gỗ sơn thiếp trang trí cho gian giữa của một ngôi nhà cổ Phần điểm xuyết mang
Trang 3tính ước lệ để ngăn cách không gian giữa nhà chính với nơi thờ phụng trong một ngôi nhà cổ này gọi là: Cửa võng Cửa võng thường làm theo lối chạm thủng(7), cũng có khi thấy chỉ đục “nẩy nền”(8) Nhưng dù cách nào, cửa võng cũng là do các tay nghề lão luyện đục chạm với thiên hình vạn trạng các mô típ trang trí từ hoa lá, cỏ cây đến chim muông, cầm thú… Đa số cửa võng như một điểm nhấn của kiến trúc thường được thiếp vàng hoặc bạc Trải theo thời gian các cửa võng cổ đến nay vẫn còn rất cổ kính, trang nghiêm.
Đa phần hoành phi là sơn thiếp, nhưng cũng có khi lại khảm trai, khảm
ốc(9) Có bức khảm ốc cũ, lên nước đỏ rất quý; nhưng loại này rất hiếm Nền của hoành phi có khi chỉ là lớp sơn ta đen(10) hoặc thuần một màu son sâu thẳm; nhưng cũng có khi chạy chữ vạn(11) hoặc cẩm quy(12), điểm mây lãng đãng rồi phủ vàng hoặc bạc trông thật quý phái
Nội dung của hoành phi thường nghiêm túc, trang trọng Hình thức của
hoành phi cũng rất phong phú:
có khi chỉ là một mảnh gỗ hình chữ nhật có khung bao quanh, văn tự thể hiện chân phương, sơn son thiếp vàng;
có khi hoành phi được thể hiện kiểu cuốn thư(13), văn tự khắc nổi hay chạm sâu theo các kiểu chữ triện, chữ lệ(14) rất cầu kỳ, được sơn thiếp rực rỡ, khung ngoài có khắc chạm các đồ án trang trí rất tinh xảo
2. Câu đối
2.1 Nguồn gốc
Câu đối có nguồn gốc từ người Trung Quốc Người Trung Quốc gọi câu đối là Đối liên横横横横 nhưng tên gọi xưa của nó là Đào phù (横横).Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: "Nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa"
Đối liên có lịch sử ra đời cách đây khoảng 3000 năm, nhưng
theo Tống sử Thục thế gia (宋史蜀世家)(15), câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959 .
Nguyên bản:
新年納餘慶
Trang 4Phiên âm:
Tân niên nạp dư khánh
Gia tiết hiệu trường xuân
Dịch thơ:
Năm mới thừa chuyện vui
Tiết đẹp xuân còn mãi
2.2 Những nguyên tắc cấu tạo của câu đối
2.2.1 Đối ý và đối chữ
• Đối ý: hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành 2 câu sóng nhau
• Đối chữ: phải xét 2 phương diện thanh và loại
- Về thanh: thanh bằng đối với thanh trắc và ngược lại
- Về loại: thực tự (hay chữ nặng như: trời, đất, cây ) phải đối với thực tự; hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy, ru ) phải đối với hư tự; danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ, rất chặt chẽ
Vd:
横横横横横横横
横横横横横横横
Phúc mãn đường niên tăng phú quý
Danh Động Danh Danh Động Danh
Đức lưu quang nhật tiến vinh hoa
Danh Động Danh Danh Động Danh
Một đôi câu đối gồm hai câu đi song song nhau, mỗi câu là một
vế Nếu câu ấy từ một người sáng tác gọi là vế trênvà vế dưới Nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế
ra và vế đối.
Khi một câu đối do một người làm ra cả hai vế, thì chữ cuối, vế trên, câu bên phải (khi treo) là thanh trắc; còn chữ cuối, vế dưới, câu bên trái là thanh bằng
横横横横横横横
Trang 5(Câu đối chùa Quốc Ân-Huế)
Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt
( Trắc)Vạn lý vô vân vạn lý thiên
Tánh tương cận - Tập tương viễn
(Tam tự kinh)
2 Câu đối thơ: là những câu làm theo lối đặt câu của thể thơ ngũ ngôn(16) hoặc thất ngôn(17)
横横横横横横横Liên tọa đài tiền hoa hữu thựcBồ đề thụ thượng quả thanh nhàn
Dịch nghĩa:
Tòa sen đài trước hoa đầy đủ
Cổ thụ bồ đề quả thanh nhàn
3 Câu đối phú: là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú, gồm có:
- Lối câu song quan: là những câu 6 đến 9 chữ, đặt thành một
đoạn liền Vd:
横横横横横横横横横
横横横横横横横横横
Di hiếu vi trung đắc kỳ môn nhi nhập,
Duyên tử ngộ thoát vu bỉ ngạn tiên đăng
(câu đối chùa Từ Hiếu-Huế)
Dịch nghĩa:
Chuyển điều hiếu làm trung thành, được của này mà vào,
Trang 6Dựa lòng từ hiểu giải thoát, ở bờ kia lên trước.
- Lối câu cách cú: là những câu mà mỗi vế chia làm 2 đoạn, một
đoạn ngắn, một đoạn dài Vd:
横横横横横横横横横
横横横横横横横横横
Thảo ốc an cư, tích kim quang đắc đức
Bố y tùy phận, cầu phúc đắc lai tài
( ST)
Dịch nghĩa:
Nhà cỏ ở yên, tích kim quang được phước
Áo vải an thân, cầu phúc đức đến tài
- Lối câu gối hạc hay hạc tất: là những câu mỗi vế có 3 đoạn trở
Trang 72 Câu đối thơ: phải theo đúng luật bằng trắc của hai câu thực và câu luận trong lối thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
3 Câu đối phú: Chữ cuối mỗi vế và chữ cuối mỗi đoạn
phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng Khi mỗi vế đối có từ 2 đoạn trở lên thì nếu chữ cuối vế là trắc, các chữ cuối các đoạn trên phải là bằng và ngược lại Nếu đoạn đầu
hoặc đoạn dưới có đúng 7 chữ thì đoạn ấy thường theo luật thơ thất ngôn
2.3 Phân loại câu đối
Người Trung Quốc phân loại câu đối theo cách dùng và đặc điểm nghệ thuật:
Phân loại theo cách dùng
• Xuân liên (春聯): Câu đối xuân, chuyên dùng vào dịp Tết, gắn ở cửa Vd横
横横横横横横横横横横横横横横Tân niên hạnh phúc bình an tiếnXuân nhật vinh hoa phú quý lai
横ST横 Dịch nghĩa:
Năm mới hạnh phúc bình an đến Ngày xuân vinh hoa phú quý về.
• Doanh liên (楹聯): Câu đối treo ở cột trụ, dùng trong nhà, cơ
quan, cung điện của vua và những nơi cổ kính Vd:
横横横横横横横横横横横横横横Tiên tổ phương danh lưu quốc sử
Tử tôn tích học hiển gia phong
(ST) Dịch nghĩa:
Tiên tổ tiếng thơm ghi sử nước
Cháu con tích học rạng cơ nhà
Hạ liên (賀聯): Câu đối chúc mừng, thường được dùng
để chúc thọ, chúc sinh nhật, hôn giá, thăng quan tiến chức,
có con, khai nghiệp v.v
Trang 8Vd: 横横横横
横横横横Phúc như Đông hảiThọ tỷ Nam sơn
• Vãn liên (挽聯): Câu đối than vãn, dùng trong lúc ai điệu tử vong
Vd:
横横横横横横横横横横Anh linh chiếu nhật nguyệtCan đảm ánh sơn hà
(ST) Dịch nghĩa:
Anh linh ngời nhật nguyệt Can đảm ánh non sông
(câu đối phúng điếu anh hùng liệt sĩ)
• Tặng liên (贈聯): Dùng để tán thán, đề cao hoặc khuyến khích người khác
横横横横横横横横横横Hung hoài thiên lý chí
Cước đạp vạn trùng san
(ST) Lòng mang chí ngàn dặm Chân đạp núi muôn trùng
• Trung đường liên (中堂聯): Câu đối dùng để treo ở những khách đường lớn, chỗ nhiều người lưu ý, và được phối hợp với bút hoạch (thư pháp) Vd:
横横横横横横横横横横横横横横Hoa đường hỷ đối sơn hà tú
Phúc trạch hân nghinh nhật nguyệt huy
(ST) Dịch nghĩa:
Nhà hoa mừng ngắm non sông đẹp Đất phúc hoan nghinh nhật nguyệt ngời.
Phân loại theo đặc điểm nghệ thuật
Trang 9• Điệp tự liên (疊字聯): Một chữ xuất hiện liên tục.
VD:
横横横横横横横横横横横横横横横横横横横横横横横横横横横横横横横横横横Xích diện bĩnh xích tâm kì xích thố truy phong trì khu thần vô vong xích đế
Thanh đăng quán thanh sử trượng thanh long uyển nguyệt ẩn vi sứ bất quý thanh thiên
(Câu đối ở chùa Từ Hiếu, Huế)
• Phức tự liên (複字聯): Hai vế có chữ giống nhau nhưng không
xuất hiện một cách trùng phức liên tục
横横横横横横横
Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt Vạn lý vô vân vạn lý thiên
(Câu đối ở chùa Quốc Ân, Huế)
• Đỉnh châm liên (頂針聯): Chữ nằm phần đuôi của câu đầu lại là chữ đầu của câu sau
先生先死,先死先生Sanh sanh tử tử, tử tử sanh sanh, Tiên sanh tiên tử, tiên tử tiên sanh
Cảnh Hưng dĩ tiền Vĩnh Thịnh dĩ hậu sổ bách niên phạm vũ tráng vu kim
Trang 10(Câu đối ở chùa Báo Quốc, Huế)
• Xích (sách) tự liên (拆字聯): Mỗi hợp thể tự bên trong câu đối
tách thành bao nhiêu chữ đơn thể, có người phân ra tinh tế hơn nữa là mở chữ ra (xích tự 拆字), hợp chữ lại (hợp tự 合字), tách chữ ra (tích tự 析字) v.v
人人拆拆人Mộc mộc lâm sâm mộcNhân nhân tùng chúng nhân
(ST)
• Âm vận liên (音韻聯): Bao gồm đồng âm dị tự, đồng tự dị
âm cùng với điệp vận
拆拆路,路拆拆,露打拆拆路未拆Bạch vân phong, phong thượng phong, phong truy phong động phong bất động
Thanh tư lộ, lộ biên lộ, lộ đã lộ phi lộ vị phi
nhâm quý
(ST)
• Hồi văn liên (回文聯): Đọc xuôi (thuận độc 順讀) hay đọc ngược
(đảo độc 倒讀) ý tứ hoàn toàn như nhau
Trang 11Câu đối Việt Nam được Dương Quảng Hàm(18) phân loại theo ý nghĩa, gồm các loại sau:
• Câu đối mừng: Làm để tặng người khác trong những dịp vui
mừng như: mừng thọ, mừng thi đỗ, mừng đám cưới, mừng nhà mới
Nhất cận thị, nhị cận giang, thử địa khả phong giai tị ốc Sống ở làng, sang ở nước, mừng ông nay lại vểnh râu tôm
(Nguyễn Khuyến, viết mừng một chánh tổng trước bị cách chức, sau được phục sự và làm nhà mới.)
• Câu đối phúng: Làm để viếng người chết.
Nhà chỉn nghèo thay, nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng,
tất tưởi chân nam đá chân chiêu, ví tớ đỡ đần trong mọi việc
Bà đi đâu vợi mấy, để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá toạ,
gật gù tay đũa chạm tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm.
(Nguyễn Khuyến: câu đối khóc vợ)
• Câu đối Tết: Dùng để dán ở trong nhà, cửa, đền, chùa về dịp Tết Nguyên Đán
Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.
Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ.
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên.
(Dịch nghĩa: Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa xuân Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết)
hoặc:
Mở rộng phương Tiên, công tế thế cao bằng Thái lĩnh
Trang 12Sống nhờ của Phật, ơn cứu người rộng tựa Cẩm Giang
(Câu đối thờ Tuệ Tĩnh ở đền Bia)
Tùng thanh, trúc thanh, chung khánh thanh, thanh thanh
tự tại.
Sơn sắc, thủy sắc, yên hà sắc, sắc sắc giai không.
(Câu đối khắc ở chùa Diệu Đức, Huế)
• Câu đối tự thuật: Là những câu kể ý chí, sự nghiệp của mình và
thường dán hoặc treo ở những chỗ thưởng ngoan sơn thủy, tân giao với bạn bè
Chị em ơi! ba mươi sáu tuổi rồi, khắp đông, tây, nam, bắc bốn phương trời, đâu cũng lừng danh công tử xác.
Trời đất nhẻ! gắng một phen này nữa, xếp cung, kiếm, cầm, thư vào một gánh, làm cho nổi tiếng trượng phu kềnh
(Nguyễn Công Trứ, câu đối tự thuật)
• Câu đối đề tặng: Là những câu đối làm ra để đề vào chỗ nào đó
hoặc tặng cho người khác
Nếp giàu quen thói kình khơi, con cháu nương nhờ vì ấm Việc nước ra tay chuyên bát, bắc nam đâu đấy lại hàng
(Lê Thánh Tông, câu đối đề ở một hàng bán giàu (trầu) nước)
• Câu đối tức cảnh: Là những câu tả ngay cảnh trước mắt.
Giơ tay với thử trời cao thấp Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài
(Hồ Xuân Hương, vịnh cảnh trượt chân, ngã xoạc cẳng)
• Câu đối chiết tự (chiết: bẻ gãy, phân tích; tự: chữ): Là những câu
do sự tách chữ Hán hoặc chữ Nôm ra từng nét hoặc từng phần mà đặt thành câu
Tự (字) là chữ, cất giằng đầu, chữ tử (子) là con, con ai con nấy?
Vu (于) là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh (丁) là đứa, đứa nào đứa này?
• Câu đối trào phúng: Là những câu làm để chế diễu, châm chích
thời thế, sự việc, hiện tượng hay một người nào đó
Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại.
Trang 13Rồng mây gặp hội, anh hùng chỉ có một ngươi thôi
(Câu đối tặng một người chột mắt mới đỗ khoa thi võ)
• Câu đối tập cú: là những câu lấy chữ sẵn ở trong sách hoặc ở tục ngữ, ca dao
Gái có chồng như rồng có vây, gái không chồng như cối xay không ngõng.
Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi.
• Câu đối thách (đối hay đố): người ta còn nghĩ ra những câu đối
oái ăm, cầu kỳ rồi người ta tự đối lấy hoặc thách người khác đối Lối đối này thường sử dụng nghệ thuật chơi chữ, đồng âm khác nghĩa
Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc,
nó cạch đến già Con công đi qua chùa kênh, nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lại
(Câu đối có bốn chữ : cóc cách cọc cạch đối với bốn chữ công kênh cồng kềnh)
Có những vế câu đối rất khó đối như:
Cha con thầy thuốc về quê, gánh một gánh hồi hương, phụ tử.
Vế này khó đối vì hồi hương (cũng có nghĩa "về quê") và phụ tử (cũng có nghĩa "cha con") đồng thời
lại là tên gọi các vị thuốc
Vào vụ đông trường nam bón phân bắc trồng khoai tây,
Sang xuân hạ quyết tâm thu hàng tấn củ.
Vế này cũng khó đối vì đông, tây, nam, bắc (chỉ hướng địa lý) và xuân, hạ, thu, đông (chỉ các mùa ở Việt Nam)
Đặc điểm câu đối của Việt Nam
Câu đối là một loại hình văn hóa rất được người Việt ưa thích, từ tầng lớp thường dân cho đến các bậc thức giả, quyền quý Câu đối xuất hiện trong rất nhiều sinh hoạt đời thường của dân ta: đón Tết, mừng xuân, tân gia, hôn sự, sinh con, đỗ đạt, thăng tiến, vinh danh, tuyên dương, vịnh cảnh, bài trí ở các nơi thờ tự, tôn miếu, chùa chiền… Thậm chí có cả những câu đối dùng để chê người, chửi đời…
Trang 14Câu đối ngày trước viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm Câu đối đời nay viết bằng chữ Quốc ngữ, theo kiểu “thư pháp Việt” Câu đối được viết, khắc, chạm trổ… trên rất nhiều chất liệu khác nhau: giấy, lụa, gỗ, đá, kim loại… muôn hình vạn trạng.
Tương tự như hoành phi, câu đốithường có số chữ nhất định gồm 5, 7 đôi khi là 11 Hoành phi câu đối có kiểu chữ chìm và khắc nổi (vào gỗ hoặc các chất liệu khác) Sợ phạm vào chữ của Thánh hiền nên nhiều hoành phi câu đối khắc nổi Người thợ chỉ dám đục đúng đến “mực” chân chữ rồi ngừng; để sau đó đi tiếp các hoa văn khác như tản vân(19), cẩm quy hoặc chữ vạn Thường câu đối hay khắc chìm, tức là đục băng đi cả chữ mẫu để lấy nền Loại này rất phổ biến trong các hoành phi câu đối xứ Huế và các miệt vườn Nam bộ Câu đối thường làm bằng một tấm gỗ phẳng, có mộng ngang ở hai đầu để “trị” cong vênh Nhưng cũng không ít câu đối “lòng mo” có hình cong, ôm lấy thân cột Loại này thường
gồm năm miếng gỗ ghép với nhau hàm ý “Ngũ phúc”(20) nhưng
cũng có khi chỉ là ba miếng gợi ý “Tam đa”(21) đều rất đẹp Câu đối lòng mo có khi được làm bằng thân cây cọ, nhưng dân trong nghề chẳng hiểu sao cứ gọi là câu đối “móc” Loại này khá phổ biến ở vùng đồi núi Trung du Bắc Bộ, nơi đồi cọ, rừng chè!
Đa phần các hoành phi câu đối đều sử dụng chữ Hán vì theo văn hóa của người Việt trước đây, chữ Hán là chữ chính thống; còn chữ Nôm dù đích thực là chữ của nước Việt nhưng dùng chữ phiền hà, rối rắm, chưa chính thống và tính thống nhất chưa cao nên ít được dùng Do đó, nay tìm thấy một đôi câu đối chữ Nôm thật khó
Ba loại chữ thường được dùng trên hoành phi câu đối là:
“Chân”, “Lệ” và “Triện” Tuy nhiên, chưa bao giờ thấy trên hoành phi câu đối sơn thếp những nét “cuồng thảo”(21)
CHƯƠNG II:
HOÀNH PHI VÀ CÂU ĐỐI TẠI MỘT SỐ CHÙA Ở HUẾ
1. Vài nét về lịch sử Phật giáo Huế và đặc điểm kiến trúc chùa Huế
1.1 Vài nét về lịch sử Phật giáo Huế
Thuận Hóa – Huế nguyên là hai châu Thuận và Hóa thời Trần Châu
Ô nguyên là đất Ô Mã và Rí nguyên là đất Việt Lý của vương quốc Chiêm Thành Đây là hai châu nằm phía cực bắc của vương quốc này, tiếp giáp với vùng đất cực nam của nước Đại Việt, cụ thể là đất Ma Linh, mà cùng với Địa Lý và Bố Chính đã được vua Lý Thánh Tông(22) sáp nhập vào Đại Việt khoảng năm 1064 Vấn đề hình thành châu
Trang 15Thuận và châu Hóa liên quan đến việc vua Trần Nhân Tông(23) quyết định gả con gái là công chúa Huyền Trân(24) cho vua Chiêm Thành là Chế Mân Điều này trong sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư nói đến rất nhiều Qua những ghi chép của Đại Việt Sử Kí Toàn Thư thì tên Thuận Hóa xuất hiện đầu tiên vào tháng Giêng năm Đinh Mùi (1307), bằng việc đổi hai châu Ô và Lý thành châu Thuận và châu Hóa Người đầu tiên được chính quyền cử đến tiếp quản vùng đất mới sáp nhập này là Đoàn Nhữ Hài(25) Ba nhân vật có tên tuổi trong lịch sử buổi đầu của vùng Thuận Hóa – Huế chính là vua Trần Nhân Tông, công chúa Trần Huyền Trân và Đoàn Nhữ Hài.
Như thế, từ thời nhà Trần, Thuận Hóa – Huế đã là vùng đất của Đại Việt, thế nhưng trước đó nữa khi vùng này còn thuộc Chiêm Thành, theo sử sách và dấu tích của các nhà khảo cổ, Phật giáo đã có mặt trên vùng đất này mặc dù tín ngưỡng chính của nhà nước Chiêm Thành là theo Bà-la-môn giáo(26) của Ấn Độ Đến khi đổi thành Thuận Hóa thì việc truyền bá Phật pháp tại đây có lẽ sẽ phát triển hơn vì vua Trần Nhân Tông sau khi đi tu trở thành vị tổ sư đầu tiên của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử – một thiền phái Việt Nam đầu tiên, và nhà Vua rất chú trọng việc truyền bá Thiền Phái này
Thế nhưng, Phật giáo xứ Huế được phát triển mạnh thì phải đến thời của các chúa, các vua triều Nguyễn(27) Và ngày nay, khi nói đến Phật giáo Huế, chúng ta thường nói Phật giáo từ giai đoạn đất Thuận Hóa trở thành vùng đất của các chúa, vua triều Nguyễn về sau Điều này cũng không lạ, bởi vì Phật giáo xứ Huế được phát triển cho tới bây giờ chính là do sự truyền bá của các vị Tổ sư đến từ Trung Quốc trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh(28) Vì thế khi nói đến Phật giáo Huế chúng ta thường nghĩ ngay đến sự truyền bá của thiền phái Lâm Tế(29)và Tào Động(30) của Trung Quốc, bên cạnh đó Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cũng có với sự truyền bá của Thiền sư Hương Hải(31), nhưng ảnh hưởng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử rất ít và về sau dường như không còn Và có thể nói sự truyền bá thịnh hành nhất của Phật giáo tại Huế là tông Lâm Tế
Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là Phật giáo Huế hoàn toàn là phiên bản của các thiền phái Trung Quốc Điều này thấy rõ nhất sau sự xuất hiện của Tổ sư Liễu Quán(32) một người Việt Nam học đạo với các vị Tổ sư Trung Hoa sang truyền đạo tại Huế như Ngài Giác Phong, Tế Viên Về sau đắc pháp với Ngài Minh Hoằng Tử Dung(33) khai sơn chùa Ấn Tôn, Từ Đàm, cũng là một vị Thiền sư Trung Hoa sang Việt Nam truyền đạo Phật giáo Huế thật sự phát triển mạnh chính là bắt
Trang 16đầu từ sự xuất hiện của Ngài Liễu Quán, khai sơn chùa Thiền Tôn Và chúng ta có thể nói Ngài Liễu Quán là người đã khai sáng thiền phái Việt Nam thứ hai tại Việt Nam và là thiền phái Việt Nam đầu tiên tại Huế với dòng kệ “Thiệt tế đại đạo, tánh hải thanh trừng, tâm nguyên quảng nhuận ” Cho đến bây giờ thiền phái Liễu Quán là thiền phái phát triển nhất từ Huế vào đến tận cực nam của Tổ quốc Hiện nay tại Huế trừ chùa Quốc Ân, Hải Đức, và một vài chùa thuộc hai tổ đình này, còn lại tất cả đều được truyền thừa theo dòng kệ của Thiền phái Liễu Quán.
1.2 Vài nét về đặc điểm kiến trúc chùa Huế
Nói đến tổng thể cảnh quang cố đô Huế, chúng ta không thể không nói đến cảnh quang của các ngôi danh lam cổ tự Thật vậy, Chùa Huế với lối kiến trúc hòa hợp với thiên nhiên của mình đã góp phần làm hoàn mỹ giá trị văn hóa của thành phố sông Hương núi Ngự
Ngôi chùa đã đi sâu vào đời sống văn hóa của người dân xứ Huế Cảnh quang chùa Huế tạo cho mọi người cảm giác thanh bình, yên tĩnh Bước vào cổng chùa, mọi người cảm nhận như mình đã trút bỏ tất cả những khổ đau, những lo toan, hơn thua, được mất của cuộc sống đời thường, chỉ còn lại một sự thanh thản, nhẹ nhàng Chính vì thế mà từ xưa đến nay, từ vua quan đến dân thứ, từ tri thức đến bình dân, từ người lớn đến trẻ nhỏ, từ thành thị đến nông thôn v.v ngôi chùa luôn luôn có một vị thứ quan trọng trong đời sống của người dân xứ này Điều này cũng phần nào giải thích vì sao mật độ chùa ở Huế lại cao như thế
Về quá trình hình thành, chùa Huế được xây dựng do nhiều thành phần: Có chùa được các vị Vua, Chúa chỉ định xây dựng, có chùa do chư vị Tổ sư khai sáng, có chùa do dân tập hợp xây dựng nên Đó là
ba dạng chùa chính được hình thành ở Huế Ngoài ra còn có một số chùa được hình thành ngoài ba dạng trên, đó là những ngôi chùa gọi là
“chùa tư”, hay được gọi là “cải gia vi tự”, tức là những ngôi chùa được hình thành từ tư gia, và những Hội quán của người Hoa, một dạng chùa của những người Hoa tha hương
Về mặt kiến trúc, chùa Huế không có dáng vẻ đồ sộ phô trương mà luôn khép mình hòa hợp vào cảnh quang thiên nhiên tạo cho mọi người cảm giác nhu hòa, an tĩnh Lối vào chính của chùa là cổng Tam Quan(34) Đó là cổng chính, ngoài ra hầu hết các chùa thường có những lối ngõ bình dị, quen thuộc như ngõ nhà dân dã, đi thẳng vào tăng xá(35) hay nhà bếp Kiểu nhiều lối vào như thế cũng gợi lên ý nghĩa của
Trang 17nhiều pháp môn có thể dẫn dắt tín đồ tùy duyên đến với đạo pháp Ngay giữa Tam Quan là trục chính đạo dẫn vào tiền đường và chính điện ngang qua khuôn sân ngoài của chùa Qua khỏi sân ngoài là tiền đường, ngày xưa là kiểu nhà vỏ cua trải dài theo chiều ngang, về sau thường là kiểu tiền đường đúc cốt thép có mái ngói Hai bên là hai lầu chuông trống kiểu tứ giác hoặc lục giác.
Sau tiền đường là chính điện, thường được gọi là Đại Hùng Bảo Điện, đây là phần kiến trúc chính của ngôi chùa Phần này thường là một tòa nhà lớn gồm có ba gian hai chái, tòa nhà này thường có bề ngang lớn hơn bề dài, tức là có dáng hình chữ nhật Đây cũng là một trong các đặc điểm của kiến trúc chùa Huế Kết cấu của chính điện theo lối nhà rường cổ với ba gian hai chái với kèo cột gỗ, sau này dù có trùng tu sửa chữa bằng bê tông cốt thép nhưng cũng giữ gìn lối kiến trúc này Ba gian giữa là điện thờ Tam Thế Phật(36) vào Bồ Tát(37), phía sau là Tổ đường(38) Hai chái tả hữu làm phương trượng của vị trụ trì, cũng có lúc là nơi ở của tăng chúng và khách đường
Sau chính điện là mảnh sân trong trồng hoa và cây cảnh, còn gọi là hoa viên, hai bên của hoa viên này là hai dãy nhà gọi là Đông lan và Tây lan Phía trước hoa viên là Tổ đường và hậu đường, phía sau hoa viên là hậu liêu Phía sau hậu liêu, hoặc nối theo Đông lan, Tây lan là tịnh trù (nhà bếp) Hai bên sân chùa và phía sau là vườn chùa Chùa Huế thường có vườn rất rộng, trong đó một phần trồng cây ăn trái, rau quả, còn một phần là bảo tháp chư Tổ, các vị trú trì hoặc tăng chúng quá cố
Toàn bộ khuôn viên chùa như vậy là một tổng thể cảnh quan mà quá khứ gắn liền với hiện tại, nhân tạo hòa hợp với thiên nhiên, nơi thờ phụng gắn liền với nơi sinh hoạt, tu tập chiêm nghiệm của những người đang sống Nơi đây, tiếng cười huyên náo, những âm thanh ồn ào, những bước chân dồn dập trở nên lạc lõng
Dạng ban đầu của hầu hết chùa Huế mà thời điểm khai sơn vào các đời các Chúa, vua triều Nguyễn thường là những am tranh khiêm tốn kiểu nhà rường một gian hai chái Về sau được trùng tu mở rộng
nhưng vẫn giữ nét kiến trúc xưa với ảnh hưởng của kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian Huế, kể cả trang trí long, lân, quy, phụng v.v Mặt khác chùa Huế cũng tiếp thu được lối cắt mái hai tầng tạo ra dáng cổ lầu, làm cho mái chùa có phần thanh thoát, nhẹ nhàng Chùa Huế, như đã nói chịu ảnh hưởng của kiến trúc, trang trí cung đình nhưng thực sự trang trí của chùa Huế không sặc sỡ như cung đình, mà
Trang 18màu sắc, trang trí rất nhẹ nhàng và bình dị, tạo cảm giác gần gũi
nhưng không thiếu nét trang nghiêm Bên cạnh đó, những câu đối treo cân xứng, những hoành phi biển ngạch càng tô thêm vẻ đẹp cho kiến trúc của ngôi chùa
Huế – một kinh đô thơ mộng, núi đồi thấp và dòng Hương giang luôn nhẹ nhàng lững lờ trôi, cái đẹp của Huế là cái đẹp tinh tế, đẹp trong sự hài hòa, không đồ sộ khoa trương Ngay cả kiến trúc cung đình, nếu so với các nước khác thì cung đình Huế vẫn khiêm tốn Vậy thì chùa Huế càng không thể là những ngôi chùa đồ sộ, mà kiến trúc chùa Huế luôn mang đậm nét bình dị, thân thiết gần gũi như chính con người xứ này vậy
2. Phân tích nội dung hoành phi
Hoành phi có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, như phân loại theo số lượng chữ, theo vị trí trang trí, theo nội dung…nhưng dù hoành phi được phân loại như thế nào đi nữa, thì nội dung chủ yếu của hoành phi trong các chùa ở Huế thường mang những nội dung chủ yếu sau:
2.1 Hoành phi tên chùa, điện các
Đây là loại hoành phi phổ biến nhất trong các chùa ở Huế, trên hoành phi ghi tên của chùa, tên của các điện các hay các nơi thờ
phụng, tổ đường, thiền đường, tàng kinh các, bảo tháp, phương
trượng…
Nội dung loại hoành phi này thường là một danh từ chỉ nơi chốn nào đó mà thôi, vì thế nội dung chỉ thường là hai chữ, ba chữ và không quá bốn chữ ( ngoại trừ một số hoành phi đặc biệt)
Các hoành phi loại này thường được đặt ngay trên cửa chính ở lối ra vào, hoặc ngay chính giữa gian nhà trung tâm Thông thường mỗi khu vực chỉ đặt duy nhất một bức hoành phi loại này mà thôi Với chức năng chủ yếu của nó là tạo thêm vẽ uy nghi, trang trọng và nhằm chỉ cho mọi người biết chỗ đấy là chỗ nào ở trong khuôn viên chùa
Trong các chùa ở Huế những khu vực thường được thiết trí kiểu hoành phi này gồm các khu vực sau:
có chùa bốn trụ được liên kết lại với nhau
Hoành phi cổng chính thường có các nội dung sau:
Trang 19横横横 Bát Nhã Môn ( cách cửa của Bát Nhã), 横横横 Trí Tuệ Môn (cách cửa của Trí Tuệ), 横横横 Từ Bi Môn (cách cửa của Từ Bi)……hoặc tên chùa như:横横横 Linh Mụ Tự, 横横横横 Diệu Đế Quốc Tự
- Chánh điện
Là nơi thường có quy mô kiến trúc lớn nhất và được coi trọng nhất trong khuôn viên các chùa ở Huế Đây là nơi để thờ phụng tôn tượng các Đức Phật, Chư Vị Bồ Tát, La Hán(40), Hộ Pháp(41) và cũng là nơi tụng kinh, lễ phật, tổ chức các nghi lễ của chư Tăng Ni
Hoành phi ở nhà tổ thường có các nội dung sau:
横横 Tổ Đường (nhà tổ), 横横横 Phụng Tổ Đường ( nhà để thờ phụng chư tổ)
Tại các chùa ở Huế tháp thường có hai loại, tháp để thờ Phật, kinh sách và tháp để thờ các vị Tổ, các vị trú trì sau khi các ngài đã viên tịch
Tháp thường có các nội dung sau:
横横 Bảo Tháp ( ngôi tháp quý), 横横横 Đại Bảo Tháp (ngôi tháp lớn và quý báu) hay tên cụ thể của tháp ấy như:横横横 Phước Duyên Tháp; 横横横 Vạn Phật Tháp ( tháp vạn Phật)
- Nhà thiền
Là nơi để chư Tăng Ni và các tín đồ tọa thiền tĩnh tâm Nhà thiền trong các chùa ở Huế không phổ biến lắm, thường thì các chùa theo tông phái thiền tông và các thiền viện thì mới có xây dựng nhà thiền
Thường có các nội dung sau:
横横 Thiền Đường, 横横横 Tịnh Tâm Đường
- Phương trượng
Là nơi ở, nghỉ ngơi, sinh hoạt của vị trú trì trong chùa hay thiền viện
横横
Trang 20Phương trượng
Ngoài ra các vị trí khác trong các chùa ở huế rất ít khi có đặt hoành phi loại này
2.2 Một số loại hoành phi đặc thù khác
• Hoành phi truyền đạt tư tưởng, quan điểm phật giáo
Đây là một trong những loại hoành phi rất phổ biến và quan trọng trong các chùa ở Huế Bên cạnh hoành phi mang tên chùa, điện các thì trong các chùa vẫn không thể thiếu đi loại hoành phi truyền đạt tư tưởng, quan điểm Phật giáo
Hoành phi truyền đạt tư tưởng, quan điểm Phật giáo thường có các nội dung sau:
横横横横
Từ bi vô lượng ( lòng thương không hạn lượng)
Thuật ngữ Từ bi trong Phật giáo được hiểu: “bi” là xót thương, thương tưởng, nghĩa là chúng ta phải biết thương, biết nghĩ đến những ai đang gặp đau khổ, hoạn nạn, khó khăn……( vì thế chữ
“bi” còn có nghĩa là “bi ai, đau khổ”); “từ” là thương yêu, cứu giúp, giúp đở Phật giáo luôn đề cao, khuyến hóa mỗi con người chúng ta phải biết thực tập và nuôi dưỡng chất liệu từ bi ngay trong cuộc sống hiện tại này, nghĩa là chúng ta phải luôn biết giúp đở, quan tâm đến những ai đang gặp những hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn… không những trong đời sống vật chất mà còn trong cả đời sống tinh thần
“Từ bi vô lượng” là lòng thương và sự giúp đở mọi người không
có hạn lượng và giới hạn, lòng thương vĩ đại của một trái tim trong
đời sống
横横横横
Trí tuệ vô biên ( trí tuệ không bờ bến)
Trong phật giáo Trí tuệ không chỉ được hiểu là sự hiểu biết, bác học, am tường mà còn là sự biết phân biệt phải trái, thị phi, đúng sai một cách rõ ràng không nghi hoặc và biết chọn lựa đúng đắn.横横横横
Hỷ xả vô biên
Hỷ là vui vẽ, hoan hỷ; xả là buông bỏ, cho đi, mở ra… “ hỷ xả”
là vui vẽ, hoan hỷ buông bỏ những gì nên buông bỏ, cho qua những
gì cần cho qua như sự thù hận, những chuyện quá khứ, những phiền muộn… và phải biết cho đi, trao tặng cho người khác những
gì họ đang cần mà mình có khả năng đáp ứng, như của cải, vật chất cho đến tinh thần ( sự động viên, an ủi, khuyên bảo….)
Trang 21Từ bi, trí tuệ và hỷ xả là một trong những tư tưởng, quan điểm xuyên suốt và quan trọng trong nhân sinh quan của Phật giáo Nếu
Nho giáo lấy Ngũ thường là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín làm khuôn mẫu
đạo đức cho xã hội, thì có thể nói Phật giáo lấy triết lý về từ bi, trí tuệ và hỷ xả làm nền tảng cho nhân sinh quan của xã hội
Nếu toàn nhân loại đều biết nuôi dưỡng từ bi, trí tuệ, hỷ xã và dùng từ bi, trí tuệ, hỷ xã để đối xữ với nhau, giữa các quốc gia, dân tộc đều có thể dùng từ bi, trí tuệ và hỷ xã để đến với nhau thì thế giới sẽ không bao giờ có khói lửa chiến tranh, nghèo đói, bất
công tồn tại trong xã hội loài người
横横横横
Báo phật ân thâm ( đền đáp ân đức thâm sâu của đức Phật)
Đây là thể hiện quan điểm và tinh thần tri ân-báo ân trong Phật giáo Trong cuộc sống mỗi chúng ta ai cũng đang mang ơn của bốn bậc ân đức mà chúng ta cần phải biết ơn và đền trả, Phật giáo gọi là
Tứ đại trọng ân, tức là ân cha mẹ sinh thành, nuôi nấng; ân thầy
bạn dạy dỗ, chỉ bày; ân của những người đã từng giúp đỡ, cứu giúp mình; ân của các bậc lãnh đạo quốc gia, đất nước đã cho ta có được một đất nước hòa bình, an ninh, nhân dân được an cư lạc nghiệp.Báo Phật ân thâm là phải luôn luôn biết ơn và báo ơn đức Phật-một trong tứ đại trọng ân ở trên, bởi đức Phật chính là người thầy cao quý nhất đã đưa đường chỉ lối cho chúng sinh giải thoát ra khỏi những khổ đau, phiền não và hệ lụy trong cuộc sống nhân sinh.横横横横
Công viên quả mãn( sự tu hành đạt đến chánh quả viên mãn)
Đây là quan điểm báo đáp ân thâm của đức Phật trong Phật giáo, muốn báo đáp ân đức đấng giác ngộ mà mình đang tôn kính Phật giáo không đặt nặng vấn đề phải cung phụng hay sùng bái quá mức vào đức Phật, mà Phật giáo chủ trương chính mình hãy cố gắng nỗ lực tu tập, thực hành giáo pháp để giải thoát, đạt đến chánh quả viên mãn cho chính mình và mọi người thì đấy mới chính là đền đáp công ơn của đức Phật thật sự Trong Thủy sám(43) văn do ngài Thích Trí Quang dịch có đoạn viết: “ Muốn báo ơn Phật, thì ngay đời này cố gắng nỗ lực, chịu khó chịu nhọc, không tiếc thân mạng
hộ trì Tam bảo(44), cảm hóa chúng sinh, đồng vào biển giác….”
• Hoành phi mang ý nghĩa cầu nguyện tâm linh
Hoành phi mang ý nghĩa cầu nguyện tâm linh là những loại hoành phi có nội dung không mang nặng ý nghĩa truyền bá tư tưởng hay quan niệm của nhà Phật, mà chỉ mang đậm ý nghĩa
Trang 22cầu nguyện, gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng của mọi người lên trên các bậc Chí Tôn(45) mà mình đang kính ngưỡng.
Hoành phi mang ý nghĩa cầu nguyện tâm linh thường có các nội dung sau:
横横横横
Pháp luân thường chuyển ( Bánh xe chánh pháp thường
thường xoay chuyển)
Đây là một lời cầu nguyên cho chánh pháp của Phật giáo muôn đời luôn được truyền bá rộng khắp, được kế thừa trọn vẹn, không bị trì trệ và không bị ngưng đứng lại một chỗ
横横横横
Tổ ấn trùng quang ( Dấu ấn của chư tổ rạng ngời mãi mãi)
Nguyện cầu cho tất cả những gì mà chư vị Tổ sư từ xưa đã dày công xây dựng, vun đáp, những giá trị từ vật chất cho đến tinh thần, trong đó đặc biệt là những giá trị tâm linh mà các ngài
đã để lại muôn đời đều được rạng rỡ, không bị mai một, và được phát dương quang đại
横横横横
Phong điều vũ thuận ( Mưa thuận gió hòa)
Cầu nguyện cho đất nước thiên thời địa lợi, mưa thuận gió hòa, không có thiên tai, hoạn nạn cho mọi người
横横横横
Quốc thái dân an
Cầu nguyện cho tổ quốc luôn được thái bình, thịnh vượng, không có khói lửa binh đao của chiến tranh, nhân dân được an
cư lạc nghiệp, sống ấm no hạnh phúc
• Hoành phi mang ý nghĩa tán thán, ca tụng
Nội dung của loại hoành phi này có thể mang ý nghĩa ca tụng, khen ngợi về Phật Pháp, Đức Phật, Chư Tổ hay các bấc bậc Trưởng lão, Cao tăng có công hạnh và oai đức lớn lao mà mọi người đều kính ngưỡng
Hoành phi mang ý nghĩa tán thán, ca tụng thường mang các nội dung sau:
横横横横
Quảng đại thế giới ( Thế giới rộng lớn)
Ca tụng sự lớn lao và rộng lớn bao la của Phật pháp Phật pháp như một thế giới rộng lớn, không biên giới, không rào cản, bất kỳ ai cũng đều có thể hòa mình, đều có thể bước vào trong thế giới bao la như vũ trụ ấy Trong Phật pháp là “ tối bình đẳng” không còn ranh giới của giai cấp, chủng tộc, địa vị…
Trang 23Vô thượng y vương ( Bậc đại phu cao thượng nhất)
Ca tụng đức Phật là người đã giác ngộ và đêm sự giác ngộ ấy đến với mọi người, mọi loài chúng sinh Đức phật được ví như
là “ vị vua trong tất cả các bậc đại phu”, bởi ngài có thể chữa trị hoàn toàn tất cả các bệnh tật của chúng sinh, đấy chính là tâm bệnh Ngài như một bậc đại phu khéo léo và tài ba nhất trong thế giới, ngài có thể làm xoa dịu, xóa tan đi những phiền muộn
và đau khổ của chúng sinh, giác ngộ, thức tỉnh những ai hữu duyên với phật pháp
横横横
Vô tận đăng (Ngọn đèn vô tận)
Ca ngợi những bậc cao tăng thạc đức, công hạnh và trí tuệ của các ngài giống như một “Ngọn đèn vô tận”, ánh đèn cứ soi sáng mãi không bao giờ tắt, không bao giờ ngừng công hạnh và trí tuệ của các ngài cũng như thế, là tấm gương là ánh sáng bất tận soi đường cho mọi người trong đêm dài tăm tối
3. Phân tích nội dung câu đối
So với hoành phi thì nội dung của câu đối có phạm vi và dung lượng lớn hơn rất nhiều Với số lượng các câu đối mà chúng tôi đã thu thập được trong quá trình khảo sát tại một số chùa ở Huế, sẽ được dựa vào vị trí bài trí của chúng để phân nhóm câu đối, cụ thể gồm 3 nhóm: Câu đối ở cổng cửa; Câu đối ở điện các, nơi thờ tự và Câu đối ở tổ đường Đây cũng chính là ba vị trí chủ yếu có bài trí câu đối trong các chùa ở Huế Trong số các câu đối đó chúng tôi sẽ chọn ra một số câu đối được xem là tiêu biểu để tiến hành giải thích và phân tích làm rõ nội dung của chúng
3.1 Câu đối ở cổng, cửa
Câu đối ở cổng cửa thường có các nội dung chủ yếu sau:
Trang 24Chống gậy am An Dưỡng, dựa đường này luôn tự tại để truyền mưa lành mây pháp,
Khai sơn chùa Từ Hiếu, được cửa đây thêm viên mãn mà hưởng quốc trạch Phật ân.
(Câu đối ở cổng chùa Từ Hiếu)
Tổ sư Nhất Định lên núi dựng thảo am gọi là am An Dưỡng để nuôi bệnh mẹ già Phụng dưỡng mẹ già không ngần ngại sớm hôm mưa gió khiến tiếng lành vang rộng muôn nơi Cũng nhờ thế mà mọi người lấy đây làm gương hiếu hạnh học theo điều lành Ngài cũng nhờ đó mà có duyên hóa độ rộng rải quần chúng nhân dân Về sau thảo am được vua ban “sắc tứ Từ Hiếu tự” nhằm ca ngợi một con người hiếu thảo, đạo cao đức trọng, hạnh nguyện độ tha cao cả.Cũng tại cổng chùa Từ Hiếu chúng ta còn có thể thấy nhiều câu đối khác cũng có nội dung mang ý nghĩa tán dương Phật pháp, như:
横横横横横横横
横横横横横横横
Tứ hải danh nhân ghi cổ tự
Nhất sơn phong vật mị thiền tâm
Danh nhân bốn biển ghi cổ tự,
Phong cảnh một núi đẹp thiền thâm.
Xa gần trong bốn biển, có biết bao danh nhân đã từng một lần đặt chân lên cõi an lạc của chốn thiền môn Ngắm cảnh làm thơ để tâm hồn lạc bước như đi vào cõi thần tiên Giữa người và cảnh hòa đồng vào nhau, ăn nhập vào nhau Ở giữa chốn không người chìm đắm không muốn quay về, giữa chốn phong cảnh núi rừng, dù nhìn vào là sự u tịch nhưng nơi đó là cõi của sự an lạc, là đất lành
để tâm hồn lắng động, thanh tịnh Trên một dãy núi đẹp, bên một
bờ suối trong, chắc chắn xuất hiện một ngôi chùa đẹp Cảnh thiền môn hòa vào vào trong cảnh đẹp thiên nhiên làm cho giá trị của sự hài hòa tăng lên khiến khách viếng cảnh thăm chùa không muốn rồi gót quay về
Hay tại cổng chùa Thuyền Tôn có câu:
Trang 25横横横横横
Tuệ nhật phá chư ám,
Từ nhãn thị chúng sinh
Trời tuệ trừ tăm tối,
Mắt từ nhìn chúng sanh.
Trí tuệ của chư Phật, chư đại Bồ Tát được ví như ánh mặt trời, có công năng chiếu sáng, soi rọi, phá vỡ mọi nơi tăm tối, mang ánh sáng đến cho mọi người Bất kỳ ở đâu, địa vị nào, thời gian nào các ngài cũng luôn thương tưởng, nghĩ nhớ đến chúng sinh, luôn nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt của từ bi, của sự hiểu biết và yêu thương Đấy chính là những hạnh nguyện cao cả và vĩ đại của quý ngài
Do đây là thể loại câu đối dùng để ca tụng, tán dương vì thế ngôn ngữ, chữ nghĩa trong câu thường rất mượt mà, bống bẫy, mang đậm
âm hưởng của thơ ca và âm nhạc
3.1.2 Truyền đạt tư tưởng của Phật giáo
Tại cổng của các chùa ở Huế cũng có khá nhiều các câu đối mang nội dung truyền đạt tư tưởng của Phật giáo Tiêu biểu như cặp đối tại cổng chùa Tường Vân:
横横横横横
横横横横横
Trang nghiêm tòng tuệ giác
Giải thoát tại không môn
Trang nghiêm theo tuệ giác
Giải thoát tại không môn
Trong ca dao Việt Nam chúng ta có câu “ Đói cho sạch, rách cho thơm” cái “sạch” cái “thơm” mà trong câu ca dao này nói đến
không phải là cái sạch cái thơm được tạo ra hay được mang lại từ những thứ làm sạch làm thơm mà hằng ngày chúng ta thường sử dụng như hoa tươi, phấm thơm, sáp thơm, nước hoa mà chính là cái sạch cái thơm của sự trong sạch, thanh liêm, ngay thẳng, vì chỉ có những thứ “trang sức” này mới có thể làm cho bản thân chúng ta
Trang 26được sạch và thơm mãi mãi Thì trong Phật giáo cũng thế, Phật giáo không lấy những thứ hoa thơm cỏ lạ để trang sức cho bản thân, mà lấy trí tuệ và tuệ giác để trang sức, trang nghiêm cho bản thân, bởi tuệ giác và trí tuệ chính là những trang sức, những tài sản không bao giờ bị mất đi hay phai nhạt Và muốn bước đến được con
đường, tìm ra được chân trời của sự giải thoát, thoát ly mọi phiền não và khổ đau trong cuộc sống, thì chỉ có thể tìm thấy ở chốn
“không môn” thanh tịnh, khi lòng mình cũng đã trở thành một chốn
“không môn” thanh tịnh, nhẹ nhàng ấy
Hay như câu đối ở cổng chùa Linh Quang:
横横横横横横横横横横横横横
横横横横横横横横横横横横
Đình ngoại thiết tam quan tức tục tức chân vô vi thử đạo
Tàng trung khai tứ giáo ư đốn ư tiệm tại hồ đương nhân
Ngoài sân dựng tam quan, là tục là chân đạo này không trái
Trong kho khai tứ giáo, nơi ngộ nơi chưa tại ở người nay.
Ngoài sân dựng cánh cổng tam quan, dựng cửa dựng cổng không có nghĩa là để ngăn cách với đời, phân biệt với đời Bởi cánh cửa chùa chỉ là một biểu tượng, cửa chùa vốn dĩ được gọi là “ không môn” , lẽ nào chốn chùa chiền thực chất là nơi “không có cửa” ? Dĩ nhiên là không phải, mà ý nghĩa sâu xa của nó nghĩa là nơi chốn của sự bình đẳng, không phân biệt, không tỵ hiềm Mọi người đều có thể bước vào cánh cửa ấy, là kẻ tục là người chân đều có thể bình đẳng đặt chân vào cửa ngỏ ấy Ở trong căn nhà Phật pháp chung kia, dù người có trí hay kẻ kém trí cũng đều như nhau, đều cùng chung sống và học tập tại một chỗ Đấy là sự bình đẳng tối cao và cao cả nhất trong Phật giáo
3.2 Câu đối ở điện các, nơi thờ tự
Câu đối ở điện các, nơi thờ tự có nội dung phong phú và đa dạng hơn khá nhiều so với câu đối ở cổng cửa Thường có các nội dung sau:
横横横横横横横
横横横横横横横
Trang 27Bồ đề diệu pháp biến trang nghiêm
Tùy sở trú xứ thường an lạc
Bồ đề phép nhiệm thảy trang nghiêm
Tùy nơi cư trú được an lạc
(Câu đối tại chùa Quốc Ân)
Trong muôn vàn thứ trang sức quý giá thì ko gì quý giá và đẹp bằng trang sức giới, định, tuệ Dùng giới hương, định hương và tuệ hương làm trang sức cho thân, khẩu, ý thì hương thơm giải thoát an lạc tràn đầy nhân thế, bay rộng muôn phương Thấm
nhuần hương vị giải thoát của đạo pháp nhiệm mầu thì thân khẩu ý trang nghiêm thanh tịnh, cảnh giới cũng thanh tịnh Trang nghiêm cho mình bằng pháp vi diệu giải thoát thì đến đâu cũng an lạc, chỗ nào cũng là tịnh độ(46), cõi nào cũng là niết bàn(47)
Chúng ta cũng có thể thấy câu đối với nội dung này tại chùa Từ Hiếu, như:
横横横横横横横横横横横横横
横横横横横横横横横横横横横
Từ Hiếu tích gia danh khuyến thiên hạ chi vi phụ tử
Dương Xuân thành tịnh độ vong thế chi như thu như đông
Từ Hiếu ban thêm danh, khuyến thích thiên hạ cha con đúng đạo,
Dương Xuân thành tịnh độ, lãng quên thế sự thu đông vận hành.
(Câu đối tại chùa Từ Hiếu)
Tấm gương hiếu đạo phụng dưỡng mẹ già vang xa muôn dặm lòng người hớn hở noi gương , đức vua ban sắc tứ, từ đó đâu đâu cũng lấy làm lẽ sống Lấy hiếu đạo là nguồn chân của cuộc sống, dạy bày nhau yếu nghĩa cương thường cha con đúng đạo Lòng người yên ổn, xã hội cũng vì thế mà bền vững, nơi nào hiếu đạo có mặt ở đấy thì nơi ấy là cõi tịnh độ Tháng ngày bình yên khiến người đời không còn phải nghĩ nhớ, lao tâm thế sự biến chuyển của đất trời, thay đổi của vũ trụ Khi tâm tư đã lắng động thì không còn yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến con người được nữa
Trang 28Hay như câu:
(Câu đối tại chùa Thiên Mụ)
Kinh Pháp Hoa(48) có dạy rằng Đức Thế tôn thuyết pháp như một trận mưa mầu nhiệm, trải điều cho khắp hết thảy quần sinh Tùy theo nhu cầy cây lớn nhỏ khác nhau mà nhận cho mình lượng nước thích hợp, chúng sinh tùy theo căn cơ trình độ mà thọ nhận giáo pháp của phật để tu học giải thoát Lời dạy vi diệu của thế tôn như mưa xuống trần gian không phân biệt lớn nhỏ cao thấp Chỉ mang tánh giải thoát ban bố cho hết thảy chúng sinh Đức thế tôn thị hiện
là niềm hạnh phúc của chúng sinh Ngài như là đám mây lành che mát cho vạn loại chúng sinh trước sự oi bức của khổ đau Đám mây lành bao khắp, bóng mát lan tỏa rộng khắp muôn nơi Ánh sáng của sự giải thoát, của sự giác ngộ tỏ bày đưa chúng sanh vào trong niềm vui và an lạc lạc Mây lành che bóng mát, ánh sáng đưa
đường dẫn lối, chúng sinh dần thoát khỏi khổ đau, sống an vui, giải thoát
3.2.2 Truyền tải tư tưởng, quan điểm của phật giáo
Đây là nội dung quan trọng và rất phổ biến trong số lượng các câu đối tại các chùa ở Huế Tiêu biểu như các câu đối sau:
Trang 29Pháp luôn bình đẳng, các pháp khác gì, hoa rừng cỏ nội gộp chân thường (51)
(Câu đối tại chùa Thuyền Tôn)
Đức Phật dạy hết thảy chúng sinh đều có phật tánh không phân biệt đẳng cấp, môn phá, chủng tộc, sang hèn, lớn bé khi máu cùng đỏ
và nước mắt cùng mặn Phật tính ấy chính là tâm Phật là sự giải thoát là chân như bất diệt Muôn người thấu rõ bổn tâm, thấu rõ phật tánh thì tất cả cùng nhập vào con đường giác ngộ Pháp phật
vi diệu mang hương vị giải thoát Pháp ấy cũng đồng nhau, đều đưa chúng sinh đến bờ giác ngộ Tất cả các pháp chẳng khác gì, tất cả đều bình đẳng, không có pháp cao pháp thấp, rộng lớn như vũ trụ, nhỏ như hạt bụi cũng bình đẳng không hai Vì lẽ đó mà hoa đồng
cỏ nội cũng là pháp như vạn pháp(52) Điều ấy là sự chân thường không hề thay đổi
Cũng như câu:
横横横横横
横横横横横
Từ bi duyên hữu khế
Bác thí khởi vô duyên
Từ bi vốn có hòa hợp
Bố thí há không tùy duyên.
(Câu đối tại chùa Thiên mụ)
Từ bi là lòng thương xót, là tấm lòng đồng cảm, hòa hợp giữa ta với người Yêu thương hay từ bi nếu không cùng một cung bậc, không cùng một sự đồng điệu hòa hợp thì không thể nào yêu
thương hết mình, không thể nào từ bi đúng nghĩa Từ bi tất yếu phải hòa bản thân mình vào trong mọi người, nghĩa là phải biết vui cái vui của người, buồn cái buồn của người thì từ bi ấy mới mang trọn vẹn ý nghĩa
Bố thí là hạnh lành Tuy nhiên bố thí mà không mang tâm phân biệt và những sự tính toán riêng tư thì gọi là hành động đẹp đẽ, cao thượng Bố thí cần phải tùy duyên Tùy duyên ở địa vị của mình và tùy duyên ở địa vị người Với mình, tùy duyên ở mặt vật chất và tinh thần Với người, tùy duyên ở việc không phân biệt bỉ thử; tha
Trang 30nhân(53) Phương tiện để làm bố thí cũng phải biết tùy duyên như theo bệnh mà cho thuốc vậy.
3.2.3 Ghi lại những điển tích trong lịch sử phật giáo
Thuộc vào thể loại câu đối này, có các câu đối tiêu biểu sau:横横横横横横横横横横横
横横横横横横横横横横横
Lăng Uyển huyền vi ngọc tự kim âm thùy hậu giám
Thứu Sơn siêu việt kính hoa thủy nguyệt giác tiền nhân
Lăng Uyển nhiệm mầu, chữ ngọc âm vàng soi hậu thế
Thứu Sơn siêu việt kính hoa trăng nước rõ nhân xưa
(Câu đối tại chùa Tường Vân)
Trong câu đối trên đã nhắc đến hai bộ kinh lớn trong Đại tạng kinh của Phật giáo Đại thừa(54), đó là bộ kinh Lăng Già và bộ kinh Lăng Nghiêm Và một địa danh thắng tích của Phật giáo tại Ấn Độ là núi Linh Thứu Linh Thứu còn gọi là Thứu Lĩnh, Thứu Sơn thuộc Trung Ấn Tại đỉnh núi Linh Thứu linh
thiêng này Đức Phật đã tuyên nói rất nhiền kinh điển còn được truyền thừa cho đến ngày hôm nay, trong có hai bộ kinh lớn là kinh Lăng Già và kinh Lăng Nghiêm
(Câu đối tại chùa Tường Vân)
Câu đối này có nội dung nhắc cho chúng ta nhớ đến một cõi nước mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni(55) vẫn thường nói đến trong các kinh như kinh Vô lượng thọ, kinh A Di Đà Đó là cõi Tây phương cực lạc, cõi cửa Đức Phật A Di Đà đang làm giáo chủ để dẫn dắt chúng hội ở đó Trong kinh A Di Đà có
mô tả những chúng sinh sinh về cõi cực lạc đó đều được sinh
ra từ hoa sen, sạch sẽ tinh khiết Ở đó có chín phẩm đài sen, tức là chín bậc đài sen, được phân từ thấp đến cao có thượng trung hạ, tùy theo căn tánh, trình độ, phước duyên, công hạnh
Trang 31tu tập của mỗi chúng sinh mà sinh vào chỗ nào Trong kinh còn mô tả ở cõi nước đó còn có “ thất trùng la võng, thất trùng hàng thọ, giai thị tứ bảo” nghĩa là có bảy lớp lưới, và bảy lớp hàng cây, tất cả đều được tạo thành bằng bốn thứ báu xán lạn, rực rỡ ánh sáng Đấy là một trong những sự trang nghiêm, vi diệu và đẹp đẽ của cõi Cực Lạc.
3.3 Câu đối ở tổ đường
3.3.1 Tán dương tông môn, ca tụng chư tổ
Tại Tổ đường chùa Linh Quang có câu:
(Câu đối ở chùa Linh Quang)
Hai câu đối nhằm ý tán dương, ca tụng công hạnh, phẩm hạnh tu tập và đạo đức của chư Tổ Các ngài là những người đã hiểu thấu, giác ngộ chân lý, là những người có trí tuệ đầy đủ và lòng thương rộng khắp Các ngài luôn giúp ích cho mọi người, những ai có nhân duyên và cơ hội được ở gần bên cạch ngài thì đều cảm nhận được sự lợi lạc, niềm an vui trong sự giải thoát, còn những ai ở xa thì nhờ nghe được tiếng thơm đức hạnh của các ngài mà cũng tìm đến, để học hỏi để được thân cận những bậc thầy cao cả
Hạnh nguyện và công đức của chư Tổ vô cùng lớn lao Ở trên thì tự thân các ngài tu tập, học tập theo gót chân giác ngộ của Như Lai(56), cầu học cái trí tuệ và sự giải thoát tối cao ấy ở Chư Phật Dưới thì dẫn dắt, hướng dẫn mọi người đến với đạo, học đạo, tu tập giải thoát, hóa độ mọi người Vì thế mà nói các ngài chính là rường cột của Phật pháp
Hoặc câu:
横横横横横横横横横
横横横横横横横横横
Trang 32Quế ảnh hiện tùy trung thâm hoài tục diệm
Liên hoa mãn kiếp ngoại miến cảm dư hương
Bống trăng tỏa vườn chùa, trong lòng ôm ấp lửa trí
Hoa sen sống trọn kiếp, ngoài xa cảm nhận dư hương.
(Câu đối tại chùa Tường Vân)
Có câu: “không hương hoa nào bay ngước làn gió thoảng
Chỉ hương người đức hạnh tỏa ngát ngàn phương.”Đức hạnh của các ngài là thế, không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian hay bất kỳ rào cản nào Nó có thể vượt qua tất cả để lan tỏa hương thơm đó đến mọi nơi, mọi chỗ, mọi lúc và đến với tất cả mọi người
3.3.2 Truyền tải giáo lý, lý luận của Phật giáo.
Thể loại câu đối này tại Tổ đường các chàu Huế cũng rất phỏ biến Tiêu biểu như:
横横横横横横横横横
横横横横横横横横横
Đại đạo hà ngôn hữu ý hoa năng tiếu
Thiền cơ khế lý vô thanh thạch điểm đầu
Đạo lớn nói gì , mà có ý hoa sẽ nở
Thiền cơ hòa hợp , dẫu không thanh đá gật đầu.
(Câu đối tại chùa Quốc Ân)
Đạo mà có thể nói bằng lời thì đạo ấy không còn là đạo Đạo
mà Thế Tôn đã chứng đắc là đạo vô thượng chánh đẳng
chánh giác Những gì Thế tôn nói ra trong suốt bốn mươi chín năm hoằng hóa cũng chỉ như cát trên đầu móng tay, còn cái Thế tôn chứng ngộ như cát giữa sa mạc Và diệu lí ngài nói ra là đạo giải thoát không thể hình dung bằng hình tướng
mà có thể thấy và hiểu trọn vẹn được Diệu lí ấy chỉ có thể dùng tâm cảm thấu Hiểu rõ nguồn tâm, tìm về tự tánh lúc đó hoa giác ngộ sẽ tự nhiên bừng nỡ
Đạo thâm sâu diệu lí không thể dùng lời, dùng lời thì mất đi diệu lí thâm sâu ấy Chính vì thế mà thiền tông mới nêu ra tông chỉ là “ dĩ tâm truyền tâm, kiến tánh thành phật” Đạo ấy không thành lời nhưng khi tỏ ngộ thì vô tri vô giác như đá sỏi cũng trở thành Phật
Trang 33những gì xa xôi, hư ảo Hãy sống gần gũi với cuộc đời, đừng
xa rời cuộc sống, rồi một ngày nào đó rất tự nhiên, rất vô tư chúng ta sẽ bừng tĩnh ra được những chân lý của cuộc đời Vì thế trong kinh Pháp Cú(57), Đức Phật có nói bài kệ như sau:
“ Phật pháp tại thế gianBất ly thế gian giác
Ly thế mích bồ đề
Do như tìm thứu giác.”
Phật pháp tại thế gian Không xa rời thế gian Lánh đời tìm giác ngộ
Khác nào tìm sừng thỏ.
3.3.3 Ghi lại các điển tích lịch sử có liên quan đến chư tổ
Các câu đối có nội dung ghi lại lịch sử của Chư Tổ không nhiều lắm Nổi tiếng và phổ biến nhất trong các chùa ở Huế là câu:
Trang 34横横横横横横横横横横横横横横横横横横横横横横Thiếu thất đình trung thiên trượng bạch vân hàn lập tuyếtHoàng mai lâm lý nhất luân minh nguyệt dạ truyền y.
Trong sân Thiếu Thất, nghìn trượng mây trắng, lạnh thành tuyết,
Giữu rừng Hoàng Mai, một vầng trăng sáng tối trao y.
(Câu đối tại chùa Linh Quang)
Tổ Bồ Đề Đạt Ma không tìm thấy vị tăng sĩ nào có thể truyền tâm ấn sau nhiều năm ở Trung Quốc Tổ quyết định lên núi cao, vào trong động sâu để tọa thiền Trải qua chín năm ròng rã mới xuất hiện người xứng đáng để trao truyền y bát Trên đỉnh núi Thiếu Thất ấy, ngài Huệ Khả mõi mòn quỳ gối mặc cho mưa tuyết phủ người, mặc cho gió lạnh thổi thâu tâm can Tâm cầu đạo vượt qua hết mọi khổ đau, thử thách của hoàn cảnh đã chứng tỏ ngài Huệ Khả xứng đáng để vào ngôi vị tổ sư kế truyền Đến đời tổ thứ sáu ngài Huệ Năng cũng bao tháng ngày vất vả gian lao ở rừng Hoàng Mai công phu, giả gạo, gánh nước đến khi thành tựu cũng được Ngũ tổ trao truyền y bát trong đêm khuya Dưới ánh sáng của vầng trăng huyền diệu mà được kế thừa truyền lưu
4. Ý nghĩa của hoành phi, câu đối
Hoành phi, Câu đối là một phong cách trang trí truyền thống lâu đời của dân tộc ta, đặc biệt phổ biến, ở thời phong kiến và cận hiện đại với các lối kiến trúc cung điện, đền thờ, chùa chiền, lăng tẩm, nhà gỗ xưa, nhà rường thì không thể thiếu đi hình ảnh hoành phi và câu đối Nếu kiến trúc là không
gian là “thể xác” của căn nhà, thì hoành phi, câu đối sẽ là “linh hồn” của căn
Trang 35Tại sao hoành phi và câu đối lại có giá trị to lớn như thế, dĩ nhiên là bởi giá trị nội hàm được ẩn chức bên trong của nó.
Hoành phi, câu đối mang giá trị giáo dục cao Nội dung giáo dục nhiều lúc được thể hiện rõ ràng qua mặt chữ nghĩa, nhưng nhiều lúc lại nằm ẩn chứa sâu xa trong hàm súc nội dung, mang đậm màu sắc triết lý
Nho gia có câu:
Hay Khổng Tử cũng từng có câu cô động và thâm thúy hơn:
Ấu bất học - Lão hà vi
Lúc nhỏ chẳng chịu học - Lớn lên là được gì
Hai vế đối thực chất là một câu hỏi, hỏi chẳng phải để trả lời, mà để cho mỗi chúng ta phải suy ngẫm, cân nhắc để rồi tự mình giác ngộ ra đạo lý trong đó
“mỗi chúng ta không ai có thể không học và ngừng học” Hay nói cách khác như Lê Nin từng nói: “Bác học không có nghĩa là ngừng học, học, học nữa học mãi”
Một triết lý giáo dục xuyên suốt mọi thời đại nhưng đã gói gọn chỉ trong đúng sáu chữ, nhưng sâu sắc và rõ ràng, triết lý nhưng giản dị, dễ hiểu
Trang 36Cảm nhận một câu đối chúng ta còn phải biết cảm nhận về giá trị ngôn ngữ, cách dùng từ, hay cái “đắt chữ” của câu đối.
Nếu trong thơ ca như thất ngôn, tứ tuyệt, bát cú thì cái “đắt chữ” còn được gọi là “Nhãn tự” của thơ, là “Con mắt” của toàn bài Chúng ta đọc bài thơ
“Mộ” (chiều tối) của Hồ Chí Minh:
倦鳥歸林尋宿樹孤雲慢慢度天空山村少女磨包粟包粟磨完爐已烘
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên khôngSơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
Chim mõi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết, lò than đã rực hồng.
Trong bài thơ chữ hồng là nhãn tự, là điểm son, điểm nhấn cho toàn bài Cả
bài thơ như rực cháy, như bừng sáng trên nền của một màu hồng Dĩ nhiên toàn bài chỉ có rơi vào ở một điểm Nhưng ở câu đối giá trị “Đắt chữ” đó lại trải dài và xuyên suốt trong cả hai vế đối
Trong Phật gia có câu:
Từ bi đương hữu thế - Bố thí khởi vô duyên
Từ bi phải đúng đắn – Bố thí nào vô duyên
Lòng thương hay từ bi là thứ mà chúng ta ai cũng cần phải có, bởi nó đem lại
sự yêu thương, nhân ái, hòa bình cho nhân loại Nhưng nếu lòng thương không đúng đắn, không có trí huệ và hiểu biết, thì tình thương đó sẽ trở thành mù quáng, cái hại sẽ không thể lường Lúc chúng ta cho ai một cái gì cũng thế, không phải chúng ta muốn cho là cứ cho, mà ta cần phải biết ta nên cho cái gì và cho như thế nào, và người nhận đang cần những gì, có thể giúp ích được cho họ hay không đấy là bố thí, trao tặng một cách có trí tuệ Như thế thì thứ mà chúng ta trao tặng mới thực sự có ích, lợi lạc và có ý nghĩa đối với mọi người
Trang 37Trong cả hai vế đối, mỗi một chữ, mỗi từ đều như không thể rời ra nhau Mỗi chữ đều chứa đựng một giá trị “ Đắt chữ” của riêng mình, chữ nào cũng đều là nhãn tự Trong cả hai vế không thể bớt đi một chữ mà cũng chẳng nên thêm vào một từ nào Chữ trước làm nền cho chữ sau, chữ sau làm quy luật cho chữ trước Hai vế thoạt nhìn như độc lập nhau, nhưng vế trái là tiền đề,
vế phải là cao trào mở ra một không gian triết lý sâu thẳm và bất tận, trái tạo thành một linh hồn bất diệt cho câu đối
phải-Ở trên là những giá trị giáo dục, triết lý và tao nhã của câu đối Ngoài ra câu đối còn được sử dụng trong đời sống như một lối đố, lối chơi, cách thử thách tài năng, trí tuệ của một người, hay là cách châm biếm vô cùng tinh tế nhưng rất chua cay của những học sĩ ngày trước
Trong giai thoại về trạng Quỳnh lúc đối đáp với Đoàn Thị Điểm có các vế đối sau:
Lên phố mía, gặp cô hàng mật, cầm tay kẹo lại hỏi thăm đường (kẹo tiếng địa phương có nghĩa là kéo lại)
Hai người ngồi song song hai cửa sổ (song là 2 & song cũng có nghĩa là song cửa)
Quả là những vế đối thật không còn có thể biết đối lại Khả năng vận dụng ngôn ngữ quả thật là không còn có thể sắc sảo và tài ba hơn thế nữa Vượt ra ngoài tinh hoa của ngôn ngữ, để xứng đáng là tinh hoa của tinh hoa
Cũng trong giai thoại trạng Quỳnh ta còn bắt gặp các câu như:
Trời sinh ông tú cát – đất đẻ con bọ hung
Hay cặp câu đối nổi tiếng trong giai thoại về Mặc Đỉnh Chi:
Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan
Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối
Ở đây cái sâu sắc, cái “đắt chữ” trong câu đối dường như đã vận dụng đến đỉnh điểm Ngôn ngữ nhạy bén, linh hoạt, đa nghĩa và thật thâm thúy
Mỗi câu đối mỗi vế đối là tất cả trí tuệ, tri thức, tài hoa của người ra vế đối và người đáp đối, một đặc điểm mà không một thể loại văn học nào có được.Đối từ lâu đã trở thành một thứ chơi chữ truyền thống đầy tao nhã, trí huệ và tài hoa
Mỗi câu mỗi vế đối, mỗi con chữ đều hàm chứa trong mình những nét đẹp riêng Nhưng tất cả không vượt ra ngoài nét đẹp trí tuệ, chân, thiện, mỹ của một nền văn hóa truyền thống – văn hóa đối liển
Trang 381. Giá trị nội dung
Nói về giá trị nội dung của hoành phi, câu đối là chúng ta đang đứng trên gốc độ ý nghĩa và công năng của nội dung hoành phi, câu đối để xét giá trị của chúng Đối với phật giáo xứ Huế, một tôn giáo lớn đã ảnh hưởng sâu đậm, lâu đời vào tư tưởng và cuộc sống của phần lớn người dân vùng Thuận Hóa mà nói, thì nội dung của hoành phi câu đối có một giá trị rất lớn nó ca tụng, tán dương đạo Phật hay cũng chính nó đã có tác dụng bình thường hóa, đơn giản hóa những chân lý, những triết lý cao sâu, thâm diệu trong Phật giáo, trở thành những khái niệm đơn giản hơn, gần gũi hơn, để rồi đem những chân lý ấy đi vào trong cuộc sống hằng ngày của mọi người, như những quan niệm về thiện ác, nhân quả báo ứng, luân hồi, hồi sinh…mà xưa nay trong dân gian chúng ta vẫn thường hay nhắc đến Ngoài ra nội dung của hoành phi và câu đối còn rất nhiều giá trị
to lớn khác Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về những giá trị nội dung này của chúng:
1.1.Ca ngợi phật pháp, đề cao khả năng giáo hóa chúng sinh.
Phật giáo là một trong những tôn giáo có bề dày lịch sử lâu đời và có sức ảnh hưởng lớn nhất của thế giới Phật giáo không những chỉ muốn đem lại an lạc, hạnh phúc cho con người trong hiện tại mà còn cả trong tương lai, không chỉ trong một kiếp hiện tại mà còn cả trong nhiều kiếp về sau Tất cả những nội dung mang ý nghĩa ca ngợi, tán dương phật pháp như thế, chúng ta rất dễ bắt gặp ở hoành phi và câu đối trong các chùa Huế Như:
横横横横
Linh thứu cao phong
Núi Linh Thứu cao
Trang 39(Hoành phi tại chùa Linh Mụ-Huế)
Bốn chữ trong bức hoành phi này nhắc đến một điển tích, địa điểm nổi tiếng trong phật giáo đó là núi Linh Thứu, tên gọi của một ngọn núi ở phía Đông Bắc tại thành Vương Xá thuộc nước Ma Kiệt Đà, hiện tại nằm ở phía đông Ranjgir, Ấn Độ Đây là một trong những thánh địa của Phật giáo, là nơi Đức Phật từng thuyết pháp Khi nhắc đến thánh địa Linh Thứu là người ta nghĩ nhớ đến cuội nguồn của phật giáo, những bài kinh lớn được Đức phật thuyết giảng ở tại đây, rồi sau
đó được truyền bá đi khắp xứ Ấn Độ, rồi lại lan khắp cả thế giới Hình ảnh của núi Linh Thứu không đơn thuần là hình ảnh của một thánh địa, mà còn là một hình ảnh tượng trương cho Phật giáo, tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ và sự bền lâu của đạo phật Hình ảnh Linh Thứu còn là biểu tượng của một thánh địa thanh tịnh, là nơi hội tụ của chư vị thánh hiền, là nơi của sự trang nghiêm và cung kính tột bậc.Đạo phật là đạo của từ bi và trí tuệ Trí tuệ ấy của các Đức Phật là siêu việt, vượt ra ngoài trí tuệ của thế gian Vì thế người ta dùng bốn chữ “ trí tuệ hoằng thâm” để ca ngợi
横横横横
Trí tuệ hoằng thâm
Trí tuệ sâu rộng
(Hoành phi tại chùa Tường Vân-Huế)
Trí tuệ của đức phật là trí tuệ của sự toàn vẹn, “thâm” là cái trí hiểu biết vào tận sâu trong bản thể, tận sâu tột cùng trong sự huyền diệu của mọi thứ, mọi vật; “hoằng” là cái trí hiểu biết rộng rãi cùng khắp mọi nơi nơi chỗ chỗ của thế giới, của nhân sinh Vì thế người ta còn thường dùng “trí tuệ vô biên” ( trí tuệ không bờ bến, không có giới hạn) để ca tụng ngài-vị giáo chủ tâm linh tối cao của phật giáo
Hoặc câu:
横横横横
Vạn đức công viên
Vạn đức tròn đầy
(Hoành phi tại chùa Linh Quang-Huế)
Trong muôn vàn pháp môn tu tập của Phật giáo không một pháp môn nào tách rời hai pháp môn căn bản là “ phước” và “trí” Đây cũng chính là hai phương diện mà cá Tăng lữ hay tín đồ hật giáo coi trọng nhất trong suốt cuộc đời tu tập và hành đạo của mình
Trong đó “trí” tức là trí tuệ, sự hiểu biết, hiểu biết thấu hết trong đạo của mình, còn phải hiểu biết rộng ra khắp cả thế gian, vì thế cái “trí” này không dễ gì chúng ta có được, tròn vẹn được Muốn có được và tròn vẹn được cái “trí” này thì hành giả(58) phải khổ công, không
Trang 40ngừng học tập tam tạng kinh điển(59), chiêm nghiệm chân lý, thiền quán nội tâm, vận dụng vào thực tại…thì mới có thể đạt đến được.Còn “phước” là chỉ cho phước đức, công hạnh của của một người khác vời “trí” là phải học hành, chiêm nghiệm…thì “phước” lại được
xây dựng và tạo nên từ “ đức” tức là đức hạnh.“ Vạn đức công viên”
đức hạnh của đức Phật là đức hạnh của sự viên mãn, tròn đầy, trong hình ảnh của ngài chúng ta sẽ thấy không hề thiếu đi một đức hạnh nào cả Hiếu với cha mẹ, nghĩa với thầy bạn, vị tha với mọi người, giúp đỡ người khác, đem thân mình làm tấm gương cho mọi người, hy sinh vì người khác… chưa hề có một đức hạnh nào mà ngài chưa từng
tu tập, chưa từng làm Những đức hạnh đó không phải đức Phật mới chỉ tu tập trong một kiếp hiện tại, mà ngài đã tu tập trong vô lượng vô biên(60) kiếp trước trong quá khứ, thực tập, tu hành không mệt mõi đến
hôm nay, vì thế chỉ có đức Phật mới xứng đáng được gọi là “Vạn đức công viên”.
Ngoài ra còn có rất nhiều hoành phi khác ca tụng đức Phật, Phật pháp, như:
Từ phong phổ phiến
Gió Từ thổi khắp
Nội dung và ý nghĩa ca tụng này còn được thể hiện rõ ràng và cụ thể hơn ở trong các câu đối:
Phật giáo có khả năng giáo hóa rộng khắp, bất kỳ ai hay bất kỳ đối tượng nào đều có thể hòa bình và bình đẳng bước vào trong cách cửa của ngôi nhà Phật pháp Đó là ý nghĩa tổng quát của câu:
横横横横横横横横横横
横横横横横横横横横横
( câu đối chùa Thiên Mụ-Huế)
Đạo tế quần sanh sa giới chân thành chánh quả
Hóa thông vạn loại đại thiên cảm ngộ chân như