ACU sẽ chính thức đại diện cho giá trị trung bình tiền tệ của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và 10 quốc gia trong ASEAN Quá trình xây dựng ACU có

Một phần của tài liệu đồng tiền chung (Trang 39 - 40)

Hàn Quốc, Nhật Bản và 10 quốc gia trong ASEAN. Quá trình xây dựng ACU có

tính toán đến một loạt yếu tố, trước tiên là GDP của từng nước, tổng sản lượng

ngoại thương, mức độ tham gia của tiền tệ nước đó vào các giao dịch quốc tế. Việc ban hành ACU sẽ giúp ADB thuận lợi hơn trong việc xác định nguyên nhân gây ra các đợt biến động trên thị trường tiền tệ châu Á, cũng như định giá chính xác mức độ biến động của các đồng tiền này so với đồng USD và đồng EUR.

ACU sẽ được cập nhật như một chỉ số thống kê trên trang web của ADB.

* Tóm lại, ACU thể hiện nỗ lực của ADB trong việc góp phần xác định những thay đổi về giá trị đồng tiền của mỗi nước và tỉ lệ trao đổi giữa các đồng tiền.

2.Lịch sử hình thành

Ý tưởng về đồng ACU đã có từ lâu. Tuy nhiên sau đó chưa có một nỗ lực

cụ thể nào đề thực hiện ý tưởng này. Vì vậy 10 năm trước, ACU được xem như

chỉ tồn tại trên lý thuyết. Từ sau khủng hoảng tài chính — kinh tế châu Á năm 1997, vấn đề đồng tiền chung châu Á mới được nhấn mạnh. Thời gian gần đây, nhu cầu có một đồng tiền chung châu Á càng trở nên cấp thiết khi giao lưu thương mại giữa các nước tăng vọt năm này qua năm khác.

Ý tưởng về một đồng tiền châu Á được đề xuất lần đầu tiên bởi thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 1997. Năm 2003, "cha đẻ" của đồng Euro, người đã giành giải Nobel về kinh tế học, ông Robert Mondale cũng đã gợi ý việc xây dựng một đồng tiền chung châu Á, kiểu như đồng "Nhân dân tệ châu Á". Mục đích của việc xây dựng đồng tiền này là nhằm thúc đây hợp tác và phát triển kinh tế trong khu vực lên một tầm cao mới.

Một phần của tài liệu đồng tiền chung (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)