Khác, cácnước tham gia phải phấn đấu đảm bảo các chỉ tiêu EMU áp đặt, điều chỉnh chính sách cho phù hợp Điều này có thể gây ra những phán ứng mạnh mẽ

Một phần của tài liệu đồng tiền chung (Trang 28 - 30)

chỉnh chính sách cho phù hợp...Điều này có thể gây ra những phán ứng mạnh mẽ trong dân chúng, nhất là trong tầng lớp dân nghèo... Hội nhập cũng có mặt trái của nó. Đối với các quốc gia nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu thì đây thực sự là thách thức.

Với một quốc gia có nguồn tài nguyên hạn hẹp, lợi thế thương mại thấp,năng lực cạnh tranh thấp thì họ không thể xây dựng rào cản đề bảo hộ nền sản xuất trong

nước. Hàng hóa thiếu cạnh tranh, sản xuất đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu

ngân sách giảm, chi an sinh xã hội cao.

Bên cạnh đó theo quy định của EU, các quốc gia được phép giữ lại 25%thuế xuất nhập khấu hàng hóa vào EU để trang trải chi phí hoạt động và 75% còn lạiđược chuyển vào ngân sách chung của EU. Điều này có nghĩa, các quốc gia có vị

trí thuận lợi về giao thông quốc tế: sân bay, bến cảng... sẽ nhận được một nguồn thu

đặc biệt từ thuế nhập khẩu vào EU mà các quốc gia nhỏ hơn, ở vị trí bất lợi hơn

không nhận được; thậm chí đó là khoản thuế đánh trên hàng hóa nhập khâu đang tiêu thụ tại nước mình. Nguồn thu ngân sách của họ bị suy giảm.

Tại các nước kém phát triển hơn như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... để tránh làn sóng di dân khi thực hiện tự do hóa lao động, chính phủ buộc phái gia tăng các khoản chỉ phúc lợi, chi an sinh xã hội cho công dân của mình. Điều này góp phần làm gia tăng thâm hụt ngân sách.

Ngoài ra, việc sử dụng đồng Euro tạo điều kiện vay vốn với chỉ phí thấp (lãi suất giảm xuống gần bằng mức lãi suất của Đức khiến cho chỉ phí vay nợ rẻ hơn đáng kể. Không những thế, nguồn tín dụng còn rất phong phú, thuận lợi cho người đi vay thế chấp, vay bằng thẻ tín dụng hay vay mua xe) khiến tiêu dùng trong nước bùng nổ, sự bùng nổ không bắt nguồn từ xuất khẩu mà là do tiêu dùng trong nước tăng đột biến kéo theo chi phí sản xuất leo thang đã nhanh chóng đẩy giá cả lên cao, thiếu hụt lao động bỗng trở thành vấn đề cốt yếu- đặc biệt là tiền lương nhân công. Điều này làm suy giảm nhanh chóng sức cạnh tranh của các quốc gia đó so với những nước khác trong khu vực.

Ảnh hưởng của những khoản vay giá rẻ còn khiến cho lãi suất không thể tăng lên nhằm kìm hãm đà lạm phát và ngăn chặn bong bóng giá cả. Nhưng rắc rối còn chưa chấm dứt ở đó, việc vay mượn dễ dàng trở thành một cám dỗ khuyến khích các chính phủ chi tiêu phung phí, và hậu quả là họ đang phải vật lộn với nguy cơ vỡ nợ.

HÍ. SDR

1. Vấn đề chung về SDR

SDR là đơn vị tính toán tiền tệ và cũng là đồng tiền của IMF. Sức nặng của mỗi đồng tiền trong SDR được IME quyết định dựa trên giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước hoặc liên minh tiền tệ phát hành đồng tiền đó, đồng thời dựa trên số lượng ngoại tệ mà các nước thành viên IMF dự trữ bằng đồng tiền này.

Hình thái tồn tại của đồng SDR là những con số ghi trên tài khoản. IMF mở

cho mỗi nước thành viên một tài khoản để ghi các khoản SDR được phân bồ và để

hạch toán các khoản thu chỉ bằng SDR giữa ngân hàng trung ương các nước trong việc thực hiện theo cán cân thanh toán của các nước. Tuy nhiên nó chỉ là đơn vị qui ước, chỉ được sử dụng để tính toán chứ không thực sự tồn tại trong lưu thông do vậy người ta không thể tiêu nó như các loại tiền tệ dùng trong lưu thông khác. Khi

giải ngân, có thể quy đồi ra một loại tiền tệ mạnh nào đó như Đô la Mỹ, Euro, hoặc Yên Nhật,... tùy tình huống.

Một phần của tài liệu đồng tiền chung (Trang 28 - 30)