Biện pháp nâng cao khả năng hoàn trả nợ nước ngoài

Một phần của tài liệu Thực trạng nợ nước ngoài, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và hoàn trả tại Việt Nam (Trang 26 - 27)

3.5.1. Lựa chọn danh mục vay nợ hợp lý

Nhằm đảm bảo một cơ cấu nợ bền vững, cần đánh giá cẩn thận từng món vay mới, đặc biệt quan tâm đến việc duy trì cơ cấu nợ theo thời gian hợp lý. Theo điều 20, Thông tư 09/2004/TT - NHNN ban hành ngày 2/12/2004, các doanh nghiệp không phải đăng ký các khoản vay ngắn hạn với Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, chỉ khi các doanh nghiệp thực hiện thanh toán nợ qua Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước mới có thể từ đó kiểm soát khối lượng nợ dưới hình thức này. Nếu không có cơ chế kiểm soát kịp thời và thích hợp thì luồng vốn ngắn hạn này sẽ trở thành một trong những rủi ro trong quản lý nợ tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Để hạn chế tác động tiêu cực của luồng vốn ngắn hạn đối với nền kinh tế và với an ninh tài chính quốc gia, trước khi tự do hóa giao dịch vốn cần: (i) tăng cường kiểm soát các luồng vốn ngắn hạn thông qua yêu cầu báo cáo đầy đủ và kịp thời các giao dịch vốn ngắn hạn; (ii) xây dựng và củng cố năng lực phân tích, quản trị tài chính doanh nghiệp, (iii) xây dựng cơ sở pháp lý chặt chẽ.

Tuy nhiên, không phải kiểm soát bằng các văn bản mệnh lệnh hành chính mà phải tuân thủ quy luật khách quan trong thay đổi luồng vốn vào các nước đang phát triển "các nước đang phát triển thường chuyển từ.trạng thái nghèo, thu nhập thấp sang giai đoạn mới phát triển ổn định và thoát khỏi ngưỡng nghèo thường đi liến với thay đổi cơ cấu nợ từ chỗ phụ thuộc vào ODA sang vay thương mại ngày càng cao hơn". Lựa chọn hợp lý các nguồn vay nước ngoài nhằm hướng tới nâng cao chất lượng nguồn vay. Mỗi nguồn vốn có đặc điểm riêng, có điểm mạnh và điểm yếu riêng, cần phối hợp các nguồn vay nợ nước ngoài một cách thích hợp nhất theo mục đích sử dụng trên nguyên tắc khai thác triệt để các nguồn vốn ưu đãi có thời gian dài, thời gian ân hạn dài, lãi suất thấp, tỷ lệ ưu đãi cao như viện trợ phát triển chính thức để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vì cần vốn đầu tư lớn, tác động đến tăng trưởng lâu dài, bền vững.

3.5.2. Duy trì cơ cấu nợ hợp lý

Cơ cấu nợ hàm chứa những thông tin quan trọng về mức độ rủi ro của việc vay nợ. Thông thường rủi ro sẽ cao khi tỷ trọng nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ thương mại và tỷ lệ nợ song phương cao. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu gồm:

- Nợ ngắn hạn / Tổng nợ: Phản ánh tỷ trọng các khoản nợ cần thanh toán trong thời gian nhỏ hơn một năm trong tổng nợ. Tỷ lệ này càng cao, áp lực trả nợ càng lớn.

- Nợ ưu đãi / Tổng nợ: Tỷ lệ này càng cao, gánh nặng nợ nước ngoài càng nhẹ.

- Nợ đa phương / Tổng nợ: Các khoản nợ đa phương thường nhằm mục đích hỗ trợ, ít

mưu cầu về lợi nhuận, do đó việc tăng tỳ trọng nợ đa phương trong tổng nợ phản ánh tình hình nợ nước ngoài của một nước thay đổi theo chiều hướng tốt.

Như vậy để đảm bảo cơ cấu nợ hợp lý Việt Nam cần thực hiện việc duy trì tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng nợ ở mức thấp, Nợ ưu đãi/Tổng nợ cao và Nợ đa phương/Tổng nợ lớn.

Để làm được điều đó đòi hỏi Việt Nam phải tăng cường các hoạt động xúc tiến thông qua các tổ chức quốc tế, các diễn đàn đa phương để mở rộng quan hệ và hợp tác không chỉ đối với các quốc gia mà đối với các tổ chức có nguồn tài chính mạnh trên thế giới.

Mặt khác để đảm bảo thu hút nhiều thêm nguồn vốn dài hạn, Vốn ưu đãi như ODA Việt Nam cần chứng minh được nhu cầu và khả năng quản lý và sử dụng các nguồn vốn này.

Một cơ cấu nợ hợp lý với áp lực trả nợ không bị đè mạnh lên vai của đất nước sẽ đảm bảo cho nền kinh tế phát triển và tăng hiệu quả việc sử dụng vốn, tạo ra nhiều nguồn thu cho đất nước, đảm bảo khả năng trả nợ của quốc gia.

3.5.3. Quản lý chặt chẽ dòng tiền trả nợ: Quản lý nguồn thu, cân đối ngân sách trả nợ hàng năm theo đúng kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu Thực trạng nợ nước ngoài, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và hoàn trả tại Việt Nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w