1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài tiểu luận tìm hiểu về các chính sách kiểm soát giá cả của nhà nước

26 140 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 421,8 KB

Nội dung

Giá cả là một trong những thông tin đáng tin cậy đểđịnh hướng sản xuất, đầu tư; đồng thời để giám sát sản xuất, phát hiện hiệu quảcủa sản xuất, cung cấp những thông tin có căn cứ về hiệu

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài tiểu luận “Tìm hiểu về các chính sách kiểm soát giá cả của Nhà nước ” là công trình nghiên cứu của bản thân Những phần sử

dụng tài liệu tham khảo trong bài tiểu luận đã được nêu rõ trong phần tài liệutham khảo Các số liệu, bảng biểu, kết quả trình bày trong tiểu luận là hoàn toàntrung thực, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỉ luật của bộmôn và nhà trường để ra

Hưng Yên, tháng 12 năm 2020

Sinh viên Mai Phương Anh

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH 3

PHẦN I : MỞ ĐẦU 4

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 4

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 6

1.3 Đối tượng nghiên cứu : 6

1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: 6

1.5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 6

1.6 Kết cấu của đề tài : 6

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 7

2.1 Khái quát chung về chính sách kiểm soát giá cả 7

2.1.1 Giá cả nói chung 7

2.1.2 Kiểm soát giá cả 8

2.2 Chính sách kiểm soát giá cả của Nhà nước 12

2.2.1 Định giá 13

2.2.2 Trợ giá 17

2.2.3 Thuế 18

2.2.4 Các biện pháp điều hoà thị trường 19

2.2.5 Các biện pháp ổn định sức mua của đồng tiền 20

2.2.6 Các biện pháp điều tiết giá cả khác 20

2.3 Nhận xét 21

PHẦN III: KẾT LUẬN 24

Trang 4

PHẦN I : MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Kinh tế xã hội nước ta những năm gần đây diễn ra trong bối cảnh tìnhhình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường, giá dầu thô

và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnhkéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước, lạm phátxảy ra tại nhiều nước trên thế giới, khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một

số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm, thiên tai, dịch bệnh đốivới cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớnđến sản xuất và đới sống dân cư Trước tình hình đó, nhờ sự chỉ đạo kịp thời,quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự cố gắng khắc phục khó khăn củacác bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, doanh ngiệp, các cơ sở sản xuất và củatoàn dân nên kinh tế xã hội nước ta từng bước vượt qua khó khăn, thách thức

Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, nhằm đảm bảo cho dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng dân chủ văn minh Bản chất của kinh tế thị trường bao hàm hai mặt, mặttích cực và mặt tiêu cực Chính sách và cơ chế quản lý giá cần phải hướng vàomặt tích cực như thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, hiệu quả kinh

tế cao, đồng thời phải khắc phục mặt tiêu cực như phân hoá giàu nghèo, phânhoá thành thị và nông thôn, đề cao lợi ích cục bộ

Bối cảnh thương mại và thị trường thế giới có nhiều biến động lớn đangđặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam trong điều hành kinh tế vi mô Vì vậy,yêu cầu đặt ra là cần củng cố nền tảng kinh tế vi mô, nhằm tạo thêm dư địachính sách và cải thiện khả năng chống chịu của nền kinh tế

Việt Nam đã đi qua 20 năm đổi mới một cách ấn tượng với nhiều thànhtựu quan trọng Nền kinh tế Việt Nam đã từng bước chuyển từ nền kinh tế kếhoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 5

một cách chắc chắn Với tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 7%/ năm trong thập

kỷ qua, Việt Nam cũng đã lập được những kỷ lục về giảm nghèo Việc gia nhập

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã khẳng định mức độ tiến bộ mà chúng

ta đã đạt được trong 20 năm Giờ đây, đất nước đang bước sang một thời kỳmới – thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh quá trìnhcông nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân Bên cạnh những vận hội mới, chúng tacũng đang đứng trước nhiều thách mới Chúng ta không thể chỉ theo đuổi mụctiêu tăng trưởng cao mà không quan tâm tới chất lượng tăng trưởng Chúng tacũng không thể mặc nhiên cho rằng tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế cóthể duy trì được mãi Cạnh tranh giữa các nước ngày càng trở nên quyết liệt,trong khi nguồn lực cho tăng trưởng không tăng cùng chiều với tăng trưởng.Hơn nữa, tăng trưởng cao không đồng nghĩa với tăng trưởng có chất lượng vàcũng không có nghĩa Việt Nam sẽ chắc chắn đi vào đúng quỹ đạo trở thành quốcgia phát triển Nếu chúng ta quản lý, kiểm soát giá cả thị trường không tốt,

không có chiến lược phát triển đúng đắn, không có chính sách phù hợp, mục tiêutrở thành nước thu nhập trung bình vào năm 2010 và trở thành nước công nghiệpvào năm 2020, mà chúng ta đang theo đuổi, khó trở thành hiện thực Việt Nam

sẽ khó khăn hơn trong việc bắt kịp các nước khác trong khu vực Mặt khác,trong trường hợp những mục tiêu trên là khả thi, khi đó, nền kinh tế của chúng ta

sẽ ngày càng trở nên phức tạp, ngày càng có nhiều sự khác biệt giữa các vùng,miền, giữa các tầng lớp dân cư, nhiều rủi ro hơn, nhiều vấn đề phức tạp phải giảiquyết hơn Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải có năng lực xây dựng và thực thichính sách ,cơ chế kiểm soát giá cả để có thể quản lý được nền kinh tế phức tạp

đó

Vì vậy, việc nghiên cứu về tình hình kinh tế của những năm gần đây rấtquan trọng, và cần thiết,đặc biệt là các chính sách kiểm soát giá cả của Nhànước hiên nay đang áp dụng để biết được thực trạng phát triển của nước ta trongnhững năn đây, đề ra các hướng giải quyết, định hướng trong tương lai

Trang 6

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu về các chính sách kiểm soát giá cả của Nhà nước đang áp dụnghiện nay

- Đưa ra những nhận xét khách quan và rút ra bài học kinh nghiệm

1.3 Đối tượng nghiên cứu :

- Các chính sách kiểm soát giá cả của Nhà nước đang áp dụng hiện nay

1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Đề tài nghiên cứu các chính sách kiểm soát giá cả của Nhà nước đang áp dụnghiện nay

1.5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Phương pháp tiếp cận đề tài, sử dụng kiến thức , kết hợp giữa tài liệutham khảo trong sách và trên mạng Internet, thu thập,thống kê số liệu để làm rõhơn về chính sách kiểm soát giá cả của Nhà nước đang áp dụng hiện nay Đồngthời vận dụng các lý luận liên quan cùng với các nhận xét, đánh giá, phân tích đểxây dựng hệ thống quan điểm , phương hướng , giải pháp phát triển

1.6 Kết cấu của đề tài :

Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài nghiên cứu baogồm 03 phần chính :

- Phần I: Mở đầu

- Phần II : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

- Phần III : Kết luận

Trang 7

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

2.1 Khái quát chung về chính sách kiểm soát giá cả

2.1.1 Giá cả nói chung

Kinh tế của một quốc gia có thể nhìn ở các góc độ khác nhau Ở một góc

độ này, nền kinh tế của một quốc gia được xem xét như một thể thống nhất vớinhiều ngành kinh tế, nhiều lĩnh vực kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau Chẳnghạn, trong một nền kinh tế có các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.Trong các ngành đó lại có nhiều phân ngành khác nhau Chẳng hạn trong ngànhdịch vụ có các phân ngành tài chính - tiền tệ, thương mại, du lịch…

Giá cả luôn là vấn đề nhạy cảm và phức tạp của mọi nền kinh tế Giá cả là

“đòn bẩy” kinh tế trong cơ chế thị trường, được coi là một hệ thống tín hiệukhách quan trên thị trường Giá cả là một trong những thông tin đáng tin cậy đểđịnh hướng sản xuất, đầu tư; đồng thời để giám sát sản xuất, phát hiện hiệu quảcủa sản xuất, cung cấp những thông tin có căn cứ về hiệu quả sản xuất kinhdoanh của từng mặt hàng; tác động làm thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu

tư, tổ chức sắp xếp lại sản xuất dưới sự kiểm soát của thị trường

Giá cả là lợi ích kinh tế, nên nó có tác động mạnh đến việc đổi mới côngnghệ, tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất, hạ giá thành, khuyến khích sản xuất pháttriển, góp phần tích cực vào việc phân bổ nguồn lực của đất nước; phân phối vàphân phối lại sản phẩm trong nền kinh tế

Bản thân giá cả thị trường có tính 2 mặt Với tính tự phát điều tiết vốn có,giá cả thị trường có thể khuyến khích sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển

kinh tế nếu có hệ thống giá hợp lý Nhưng ngược lại, nếu hệ thống giá cả vận

hành không hợp lý cũng có thể dẫn đến suy thoái, khủng hoảng và thậm chí pháhủy cả một hệ thống kinh tế Mặt tiêu cực của giá cả, nó có thể phân bổ nguồnlực của nền kinh tế không đúng

Trang 8

Giá cả quyết định lợi nhuận, vì lợi nhuận sẽ đưa nhà sản xuất kinh doanhđến các khu vực sản xuất các hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng cần nhiều hơn

mà bỏ qua những vấn đề về lợi ích công cộng của xã hội và cũng từ đó có thểdẫn đến sản xuất, đầu tư trùng lắp, kém hiệu quả, đưa lại cơ cấu sản xuất luônthay đổi vì mục tiêu lợi nhuận

Trong phân phối và phân phối lại có thể làm gia tăng sự phân hóa giàunghèo trong xã hội do tình trạng độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh

*Tầm quan trọng của giá cả:

Đối với khách hàng : là cơ sở để quyết định mua sản phẩm này hay sản

phẩm khác, giá cả là đòn bẩy kích thích tiêu dùng

Đối với doanh nghiệp: giá cả làvũ khí cạnh tranh trên thị trường, quyết

địnhdoanh số và lợi nhuận; gián tiếp thể hiện chất lượng sản phẩm và ảnhhưởng đến chương trình marketing chung

Tầm vĩ mô: giá cả là người chỉ đạo hệ thống kinh tế, có ảnh hưởng đến

sự phân phối các yếu tố sản xuất; lạm phát, lãi suất ngân hàng

2.1.2 Kiểm soát giá cả

Kiểm soát giá cả (price controls) là khái niệm dùng để chỉ việc chính phủ

quy định giá tối đa hay tối thiểu cho hàng hóa và dịch vụ Giá cả có thể đượcchính phủ quy định ở trên hay dưới mức làm cân bằng thị trường, tùy thuộc vàomục tiêu mà chính phủ theo đuổi Chằng hạn, chính phủ muốn giữ cho mức giácác hàng hóa thiết yếu ở mức thấp để hỗ trợ cho người nghèo hay giữ cho giá cảcao để đảm bảo mức thu nhập thỏa đáng cho người sản xuất Đôi khi chính phủkiểm soát hầu hết các loại giá cả nhằm ngăn chặn đà gia tăng của lạm phát

Trang 9

Mọi nhà nước chấp nhận cơ chế thị trường và muốn phát triển nền kinh tếnước mình vận động theo cơ chế thị trường đều phải thực hiện sự điều tiết vĩ môđối với nền kinh tế Điều tiết giá cả của nhà nước là một trong những khâu chínhtrong hoạt động điều tiết kinh tế vĩ mô tổng thể của nhà nước vì giá cả là phạmtrù tổng hợp có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của hầu hết các tham số kinh tế vĩ

mô Ngày nay, sự điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước theo cơ chế thị trường làmột tất yếu khách quan nhằm hạn chế bớt những tác động tiêu cực, sự điều tiếtgiá cả do đó cũng không thể thiếu được Điều tiết giá cả là một trong những đònbẩy, công cụ có tính quyết định đảm bảo sự thành công của các hoạt động điềutiết khác và của hoạt động điều tiết kinh tế vĩ mô nói chung của nhà nước

Điều tiết giá cả của nhà nước là hoạt động không thể thiếu được nhằmkhắc phục khuyết tật của thị trường trong lĩnh vực thị trường và góp phần khaithác tốt các nguồn lực quốc gia bằng giá cả Đây là một trong những lý do kháchquan đòi hỏi nhà nước thực hiện sự điều tiết giá cả Trong điều kiện ngày nay,chế độ định giá tự do mặc dù còn có vai trò tích cực, thậm chí là quyết địnhnhưng nó cũng dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực Tình trạng dùng các thủ đoạntrong định giá, độc quyền là những hiện tượng đã gây không ít thiệt hại cho các

Trang 10

nền kinh tế Thực tiễn ở các nước kinh tế thị trường cho thấy, nếu để cho thịtrường tự do quá nhiều quyền định đoạt giá thì có nguy cơ dẫn đến suy thoái vàkhủng hoảng Những khuyết tật của thị trường tự do, các cuộc suy thoái đã làmlung lay nền tảng của nhà nước, buộc nhà nước phải tìm cách đối phó bằng conđường kinh tế Đó là giá cả Nhà nước không chỉ tìm cách khắc phục nhữngkhuyết tật của chế độ định giá tự do mà còn cần tác dụng vào giá cả nhằm khaithác hết những tiềm năng của nền kinh tế.

Hơn nữa, ngày nay lực lượng sản xuất đã phát triển đến mức cao làm cho

sự phát triển kinh tế của các nước liên quan chặt chẽ đến nhau Hội nhập kinh tếđang trở thành một xu hướng lớn và tất yếu khách quan Chính vì vậy, chínhsách kinh tế của mỗi nước phụ thuộc lớn vào các hoạt động đối ngoại, chínhsách kinh tế của các nước khác Trong điều kiện đó, nếu nhà nước không thựchiện điều tiết giá cả thì sẽ ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại của nhà nước Mặtkhác, nhà nước sẽ bị thua thiệt trong quan hệ kinh tế đối ngoại và thị trường hoạtđộng tự phát của nước này không thể cạnh tranh với thị trường có sự điều tiếtcủa nhà nước khác Nếu nhà nước không có chính sách trợ giá đối với các công

ty còn yếu trong cạnh tranh với công ty nước ngoài hoặc không có hệ thốnghàng rào thuế quan (tác động nên sự hình thành giá) thì các doanh nghiệp trongnước không thể tồn tại được Do đó chỉ xét trên quan hệ kinh tế đối ngoại vàchính sách đối ngoại nói chung đã thấy sự cần thiết phải điều tiết giá của nhànước Điều tiết giá sẽ có tác dụng củng cố và phát triển quan hệ kinh tế đối

ngoại đồng thời thúc đẩy khai thác thế mạnh của nước mình trong hệ thống phâncông lao động quốc tế và tiềm năng khoa học tiên tiến của thế giới

Trong mọi quốc gia, giá cả là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trựctiếp đến đời sống và thu nhập của các tầng lớp khác nhau Khi giá cả có ảnhhưởng nghiêm trọng đến đời sống hay thu nhập của họ thì tất yếu họ phải đứnglên đấu tranh đòi nhà nước phải điều chỉnh lại giá cả Do đó, sự điều tiết giá cả

có vai trò lớn trong việc ổn định chính trị - xã hội, ổn định đời sống nhân dân,tăng cường công bằng xã hội

Trang 11

*Vai trò quản lý của nhà nước về giá ở Việt Nam

Sự điều tiết giá cả của nhà nước là sự cần thiết khách quan và có rất nhiềutác dụng, vai trò khác nhau Đáng lưu ý nhất là vai trò trong việc thực hiện cácmục tiêu kinh tế vĩ mô, trước hết là mục tiêu sản lượng trong việc thực hiệncông bằng xã hội

Trước hết là vai trò điều tiết giá cả của nhà nước đối với việc thực hiệncác mục tiêu kinh tế vĩ mô, trong đó đặc biệt là mục tiêu sản lượng Để tác độngvào nền kinh tế có hiệu quả, chính phủ phải đề ra hệ thống các mục tiêu, mà trên

cơ sở đó xây dựng các chiến lược và chính sách cụ thể Hiện nay, chính phủ cácnước theo cơ chế kinh tế thị trường thường hướng tới các mục tiêu lớn là: sảnlượng, công ăn việc làm và giá cả…Các mục tiêu này không tách rời nhau màgắn bó chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại với nhau Trong số này, sản lượng là mụctiêu tổng hợp, là thước đo thành tựu kinh tế vì mức đạt được các mục tiêu khácphản ánh trong mục tiêu sản lượng Chẳng hạn, công ăn việc làm nhiều, ổn định

là nhân tố tăng nhanh sản lượng Ngược lại, lạm phát quá cao phản ánh tìnhtrạng khủng hoảng của nền kinh tế

Sự điều tiết giá cả của nhà nước không chỉ có vai trò quan trọng trongviệc thực hiện các mục tiêu kinh tế, mà nó còn có tác dụng to lớn đối với việcthực hiện các mục tiêu xã hội, cụ thể là tiến bộ và công bằng xã hội Sở dĩ nhưvậy vì giá cả, ngoài các chức năng khác, còn có chức năng phân phối

Bên cạnh đó, giá cả còn là quan hệ trao đổi của cải vật chất giữa nhữngngười sản xuất, giữa các tổ chức kinh tế xã hội, và nói rộng ra, giữa các nhómdân cư, thậm chí giữa các tầng lớp, giai cấp…Do đó, sự thay đổi giá cả tươngđối sẽ làm cho thu nhập của hai bên thay đổi Nhà nước có thể căn cứ vào tìnhtrạng bất công bằng xã hội để điều chỉnh giá cả, từ đó lập lại công bằng xã hội,thúc đẩy tiến bộ xã hội

Thực hiện công bằng xã hội không đối lập với các mục tiêu kinh tế màngược lại, gắn bó chặt chẽ với nó Thực hiện công bằng xã hội, trước hết đó là

Trang 12

sự phát huy nhân tố con người ở tầm vĩ mô Điều này sẽ góp phần thúc đẩy pháttriển kinh tế trong tương lai, về lâu dài Tuy vậy, chính phát triển mục tiêu kinh

tế lại là cơ sở, tiền đề thực hiện các mục tiêu xã hội…Đó cũng là biện chứnggiữa vai trò thực hiện mục tiêu kinh tế và mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hộicủa sự điều tiết giá cả của nhà nước

Như một biện pháp của chính phủ, các biện pháp kiểm soát giá có thể đãđược ban hành với mục đích tốt, nhưng trong thực tế, chúng có thể không có tácdụng Không có nỗ lực để kiểm soát giá nào có thể vượt qua các sức ép của cung

và cầu trong bất kỳ một khoảng thời gian đáng kể

Khi giá được thiết lập trong một thị trường tự do, giá thay đổi để duy trì

sự cân bằng giữa cung và cầu Tuy nhiên, khi chính phủ áp đặt các biện phápkiểm soát giá - chính vì nó từ chối chấp nhận giá cân bằng thị trường tự do - thìhậu quả không thể tránh khỏi là tạo ra nhu cầu dư thừa trong trường hợp giá trầnhoặc nguồn cung dư thừa trong trường hợp giá sàn

Việc kiểm soát giá xăng của thập niên 1970 là một ví dụ điển hình Không

có nỗ lực nào của chính phủ để tăng giá xăng có thể thay đổi thực tế là các nhàsản xuất xăng chỉ sẵn sàng bán một nguồn cung cấp xăng rất hạn chế với mứcgiá do chính phủ quy định Điều này dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng về xăng

2.2 Chính sách kiểm soát giá cả của Nhà nước

Như chúng ta đã biết bất cứ một chính phủ nào (trừ Bắc Triều Tiên) khi

điều hành nền kinh tế đều là sự kết hợp của hai bàn tay Bàn tay vô hình theo quan điểm của Adam Smith và Bàn tay hữu hình theo quan điểm của Keynes Chính phủ sử dụng bàn tay hữu hình để đảm bảo sự tăng trưởng, sự phân chia

công bằng Một trong những việc mà chính phủ có thể làm đó là kiểm soát giá(rất hay gặp ở Việt Nam)

Nhà nước có thể sử dụng rất nhiều các biện pháp khác nhau để điều tiếtgiá cả Việc nhà nước sử dụng biện pháp nào là tuỳ thuộc vào từng thời điểm,

Trang 13

từng điều kiện sử dụng những công cụ nào và dưới hình thức nào là tốt nhất và

có ảnh hưởng tích cực nhất Sau đây là những biện pháp mà nhà nước có thể sửdụng tùy vào sự đánh giá, phân tích tình hình cụ thể

2.2.1 Định giá

Định giá là việc nhà nước dùng công cụ hành chính để tác động vào mứcgiá và hướng sự vận động của giá về phía giá trị Vì giá trị kinh tế cũng là mộtđại lượng luôn biến đổi nên định giá bao gồm cả định giá cố định và định giábiến đổi Định giá có thể thực hiện dưới các dạng sau:

 Giá cứng: Nhà nước quy định mức giá chuẩn cho một số mặt hàng nào đó.Trên thị trường, mọi doanh nghiệp và cá nhân đều phải mua, bán theomức này Biện pháp này được áp dụng chủ yếu đối với các mặt hàng có ýnghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và có thể gây chấn độnglớn cho hệ thống giá khi nó biến đổi như xăng dầu, điện, nước…

a, Giá trần

Giá trần (tiếng Anh: Price ceiling) là một trong những cách điển hình thểhiện sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động của thị trường trên cơ sở mô hìnhcầu - cung

Khi thiết lập mức giá trần, mục tiêu của nhà nước là kiểm soát giá để bảo

vệ những người tiêu dùng Khi mức giá cân bằng trên thị trường được xem làquá cao, bằng việc đưa ra mức giá trần thấp hơn, nhà nước hi vọng rằng, nhữngngười tiêu dùng có khả năng mua được hàng hoá với giá thấp và điều này đượccoi là có ý nghĩa xã hội to lớn khi những người có thu nhập thấp vẫn có khảnăng tiếp cận được các hàng hoá quan trọng Chính sách giá trần thường được

áp dụng trên một số thị trường như thị trường nhà ở, thị trường vốn…

Giả sử khi nhà nước chưa can thiệp, thị trường cân bằng tại điểm E, vớimức giá P* và sản lượng Q* Nếu P* được coi là quá cao, nhà nước qui định giá

Ngày đăng: 29/09/2021, 07:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w