1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN THỰC TIỄN PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN CÓ ĐIỀU KIỆN

20 30 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 864,64 KB

Nội dung

Cụ thể căn cứ vào Điều 457, Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho b

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH

THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN THỰC TIỄN PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG TẶNG CHO

TÀI SẢN CÓ ĐIỀU KIỆN

HVTH : PHẠM THỊ THU TRANG

Lớp : 21.1MBA13

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH

THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN THẠC SỸ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã ngành: 8340101

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN THỰC TIỄN PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG TẶNG CHO

TÀI SẢN CÓ ĐIỀU KIỆN

HVTH : PHẠM THỊ THU TRANG

Lớp : 21.1MBA13

Thành phố Hồ Chí Minh, 10 tháng 09 năm 2021

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

PGS.TS.DƯƠNG ANH SƠN

Trang 4

PHẦN 1 ĐẶC VẤN ĐỀ

Hợp đồng là một chế định quan trọng, được ghi nhận từ rất sớm trong hệ thống pháp luật Việt Nam Bên cạnh các quy định chung về hợp đồng, tại bộ luật dân sự năm 2015 quy định về các hợp đồng thông dụng, trong đó bao gồm hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, các hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng

và chất lượng Kéo theo đó, các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện trên thực tế phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp Việc giải quyết tốt các tranh chấp về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện sẽ góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho bên tặng cho, bên được tặng cho, qua đó

ổn định và góp phần thúc đẩy sự phát triển của các giao dịch trong đời sống, xã hội

Hiện nay, cơ sở pháp lý quan trọng nhất điều chỉnh hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện là bộ luật dân sự năm 2015 Về cơ bản, các quy định trong bộ luật dân sự năm 2015 kế thừa nguyên các quy định trong bộ luật dân sự năm 2005

về hợp đồng tặng cho tài sản Các quy định này đã tạo ra hành lang pháp lý khá đầy đủ và phù hợp để các chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện với nhau Tuy nhiên, pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản trong bộ luật dân sự năm 2005 còn nhiều bất cập, hạn chế và vẫn tiếp tục tồn tại trong bộ luật dân sự năm 2015

Thứ nhất, các quy định về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện còn sơ sài,

nhiều vấn đề chưa được quy định như: Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho đối với các tài sản vô hình, Các căn cứ hủy bỏ hợp đồng đặc thù được áp dụng riêng hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện, Các yếu tố pháp lý mà điều kiện tặng cho cần đáp ứng, Chưa ghi nhận phương thức giải quyết đối với hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện khi bên được tặng cho chỉ thực hiện một phần điều kiện

Thứ hai, một số quy định hiện hành về hợp đồng tặng cho tài sản có điều

kiện còn chưa phù hợp như: thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện chưa thống nhất giữa động sản và bất động sản không phải

Trang 5

đăng ký sở hữu Đối với động sản không phải đăng ký sở hữu thì hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản Trong khi

đó, hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện bất động sản không phải đăng ký có hiệu lực kể từ khi bên tặng cho chuyển giao tài sản

Những hạn chế, bất cập tồn tại trong pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản

có điều kiện là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hệ quả thiếu cơ sở cho việc thực hiện,

áp dụng pháp luật của các chủ thể trong xã hội và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Trong bối cảnh khung pháp lý về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện còn thiếu sót, nhiều quy định chưa phù hợp, cùng với cơ chế giải quyết tranh chấp về

hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện vẫn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế Xuất

phát từ những lý do trên, em quyết định lựa chọn đề tài “Thực tiễn pháp luật Hợp

đồng tặng cho tài sản có điều kiện” để để nghiên cứu

Trang 6

PHẦN 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1 Cơ sở pháp lý quy định pháp luật hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện

Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện được quy định từ rất sớm trong hệ thống pháp luật nước ta từ bộ luật dân sự năm 1995, bộ luật dân sự năm 2005 và

bộ luật dân sự năm 2015 cũng điều quy định về tặng cho tài sản có điều kiện

Cụ thể căn cứ vào Điều 457, Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.” [2]

Căn cứ vào Điều 462, Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Tặng cho tài sản có điều kiện là bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.” [2]

Từ hai quy định pháp luật trên em hiểu là: Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện là hợp đồng tặng cho tài sản, theo đó bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

và không được làm thay đổi tính chất không có đền bù của hợp đồng tặng cho tài sản

2.2 Bình luận

Hiện nay ngày càng có nhiều người tặng cho quan tâm và xác lập hợp hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện Một trong những lý do quan trọng đó là người tặng cho nhằm bảo đảm cuộc sống ổn định của họ sau khi tặng cho tài sản Trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện không ít các tranh chấp xảy ra giữa bên tặng cho và bên được tặng cho Thực tiễn có những trường hợp, sau khi hợp đồng tặng cho có hiệu lực, bên được tặng cho đã nhận tài sản nhưng họ đã có những hành vi trái với mong muốn, tức là ngược với động cơ của người tặng cho Ví dụ, người được tặng cho có những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người được tặng cho và những người thân thích của

Trang 7

người này, hoặc người được tặng cho sử dụng tài sản tặng cho trái với mong muốn của người tặng cho, hoặc trong một số trường hợp sau khi hợp đồng tặng cho được thực hiện thì hoàn cảnh, tình trạng gia đình, vật chất của người tặng cho có sự thay đổi cơ bản và người tặng cho lại có nhu cầu lớn về tài sản để có thể đảm bảo cuộc sống tối thiểu của mình hoặc việc tặng cho có thể xâm hại đến quyền lợi của người khác, của xã hội Trong những trường hợp nói trên pháp luật của Việt Nam khó có thể giải quyết được bởi không có sự điều chỉnh rõ ràng [3]

Chính vì vậy em lấy 1 bản án xảy ra trong thực tiễn để minh chứng: Bản án số: 142/2018/DS-PT của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp, ngày 13-6-2018 v/v

“Tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất” [1]

Nội dung vụ án: Vào năm 2012 bà B lập HĐTCQSDĐ cho ông L (ông L đã đứng tên trong giấy chứng nhận QSDĐ) với điều kiện ông L phải chăm sóc bà B

và hang năm ông L phải giao cho bà B 100 giạ lúa để bà B sinh hoạt (thỏa thuận bằng miệng) Ông L đã cho con gái là Võ Thị Mộng T đến ở cùng bà B và thực hiện việc chăm sóc bà Thời gian gần đây ông L và con gái là T không chăm sóc

bà B như thỏa thuận, bà B phải tự lo, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt nên bà

B nộp đơn ra tòa yêu cầu tòa án hủy bỏ HĐTCTS giữa bà và ông L [1]

Phán quyết toà án: Tại Quyết định bản án dân sự sơ thẩm số: 03/2018/DSST ngày 11 tháng 4 năm 2018 của Toà án nhân dân huyện CL đã xử: Chấp nhận yêu cầu của bà Lê Thị B: Buộc ông Võ Thành L trả cho bà Lê Thị B diện tích đất [1] Trong vụ việc này, hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện được xác lập giữa

bà B và ông L, theo đó điều kiện bà B đặt ra là đặt cho ông L Ông L phải là người thực hiện điều kiện này Tuy nhiên, sau đó ông L cho con gái đến ở cùng bà B để thực hiện việc chăm sóc, điều này được sự đồng ý của bà B Theo em, điều kiện tặng cho có thể được thực hiện bởi người được tặng cho hoặc chủ thể thứ ba khác nếu người tặng cho đồng ý Trong tình huống khi con gái L đến ở cùng bà B thì

B không có bất cứ phản đối nào Trong bản án trên em nghiên cứu nhận thấy phải chú ý tới sự kiện này, để thông qua đó xác định ông L đã thực hiện điều kiện tặng cho hay chưa ?

Trang 8

Trong bản án số 142/2018/DS-PT xảy ra vấn đề bất cập liên quan đến chủ thể thực hiện điều kiện tặng cho và điều kiện tặng cho không được ghi trong hợp đồng

Về người thực hiện điều kiện tặng cho: hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện được xác lập giữa bà B và ông L, theo đó điều kiện bà B đặt ra là đặt cho ông

L Ông L phải là người thực hiện điều kiện này Tuy nhiên, sau đó ông L cho con gái đến ở cùng bà B để thực hiện việc chăm sóc, điều này được sự đồng ý của bà

B Theo em, điều kiện tặng cho có thể được thực hiện bởi người được tặng cho hoặc chủ thể thứ ba khác nếu người tặng cho đồng ý Trong tình huống khi con gái L đến ở cùng bà B thì B không có bất cứ phản đối nào Khi xem xét vụ việc, tòa án cần chú ý tới sự kiện này để thông qua đó xác định ông L đã thực hiện điều kiện tặng cho hay chưa? Tuy nhiên, vấn đề này chưa được xem xét thấu đáo trong bản án Bên cạnh đó, bởi Điều 462 bộ luật dân sự năm 2015 cũng chỉ ghi nhận chung về về bên được tặng cho thực hiện điều kiện tặng cho nên việc giải quyết tranh chấp khi người thứ ba thực hiện điều kiện tặng cho còn gặp nhiều khó khăn, bất cập

Trong bản án, tòa án có nhận định sau đây: “mặc dù theo HĐTCQSDĐ ngày 24/7/2012 giữa bà Lê Thị B với ông Võ Thành L không thể hiện điều kiện là bà

B tặng cho QSDĐ cho ông L, thì ông L phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc

bà B đến cuối đời Tuy nhiên, theo biên bản phiên tòa sơ thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm ông L thừa nhận là bà B tặng cho ông L QSDĐ là có điều kiện, ông L phải nuôi dưỡng, chăm sóc bà B đến cuối đời” Đây là trường hợp điều kiện tặng cho không được ghi nhận trong HĐTCCĐK nhưng tòa án vẫn công nhận điều kiện ngầm giữa B và L

2.3 Giải pháp

Thứ nhất, định hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện tặng cho

Bên tặng cho có thể đưa ra điều kiện về việc chuyển giao tài sản hay thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc Điều 462 bộ luật dân sự năm 2015 chưa dự liệu đến khả năng thực hiện được của điều kiện tặng cho Do đó, trên thực

tế sẽ có khả năng xảy ra trường hợp bên tặng cho đặt ra điều kiện tặng cho mang

Trang 9

tính chất thách đố, nằm ngoài khả năng thực hiện của con người Do đó, em kiến

nghị cần bổ sung quy định: “điều kiện tặng cho phải có khả năng thực hiện được,

nếu trong hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiẹn có các điều kiện không thể thực hiện được, các điều kiện trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì coi như không

có các điều kiện đó”

Thứ hai, định hướng hoàn thiện khoản 2, Điều 462, Bộ luật Dân sự 2015

Cần bổ sung cách thức giải quyết khi bên được tặng cho đã thực hiện một phần nghĩa vụ Theo quy định khoản 2 Điều 462 bộ luật dân sự năm 2015, bên

được tặng cho phải “hoàn thành nghĩa vụ” thì mới được yêu cầu bên tặng cho

thanh toán chi phí mà mình đã bỏ ra để thực hiện điều kiện Quy định không bao quát được cách giải quyết trong trường hợp bên được tặng cho thực hiện một phần

nghĩa vụ Do đó, em kiến nghị bổ sung quy định này như sau: “Trường hợp phải

thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ hoặc thực hiện được một phần nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.”

Cần quy định chính xác về nghĩa vụ thanh toán của bên tặng cho đối với bên được tặng cho Nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện (khoản 2 Điều 462 bộ luật dân sự năm 2015) Điều luật này chỉ

quy định chung chung “thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện”

Rà soát các Điều luật trong bộ luật dân sự năm 2015 quy định về chi phí thì có thể

Điều luật này đều ghi nhận “chi phí hợp lý” như: điểm b khoản 1 Điều 58 bộ luật dân sự năm 2015: “Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản

của người được giám hộ” Khoản 2 Điều 497 bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thoả thuận” Khoản 3 Điều 539 bộ luật dân sự năm

2015 quy định về nghĩa vụ của bên nhận tài sản: “Thanh toán chi phí hợp lý phát

sinh do việc chậm tiếp nhận tài sản”

Trang 10

Qua việc dẫn chứng các quy định trên có thể thấy rằng, quy định của khoản

2 Điều 462 bộ luật dân sự năm 2015 không tương thích với toàn bộ quy định về nghĩa vụ thanh toán chi phí Hơn thế nữa, việc không ghi nhận chặt chẽ nghĩa vụ thanh toán của bên tặng cho tài sản dẫn đến những bất cập trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan Từ đó, em kiến nghị sửa đổi quy định về nghĩa vụ thanh

toán của bên tặng cho như sau: “Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi

tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí hợp lý mà bên được tặng cho

bỏ ra để thực hiện điều kiện tặng cho”

Thứ ba, định hướng hoàn thiện khoản 3, Điều 462, Bộ luật Dân sự 2015

Khoản 3 Điều 462 bộ luật dân sự năm 2015 chỉ mới đưa ra quy định giải

quyết khi bên được tặng cho “không thực hiện điều kiện” mà chưa bao quát

phương thức giải quyết đối với trường hợp bên được tặng cho đã thực hiện được một phần điều kiện Nhằm hài hòa lợi ích và đảm bảo sự công bằng giữa bên tặng cho và bên được tặng cho thì em kiến nghị bổ sung quy định để giải quyết trong

trường hợp bên được tặng cho đã thực hiện một phần điều kiện như sau: “Trường

hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại Nếu bên được tặng cho đã thực hiện một phần nghĩa vụ thì được thanh toán chi phí tương ứng khi bên tặng cho đòi lại tài sản”

Khoản 3 Điều 462 bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp phải

thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại” – khoản

này chưa quy định triệt để hiệu lực của tặng cho tài sản có điều kiện khi bên được tặng cho không thực hiện điều kiện tặng cho Từ phân tích trên, em đề nghị bổ sung quy định về hiệu lực của tặng cho tài sản có điều kiện khi bên tặng cho đòi

lại tài sản từ bên được tặng cho như sau: “Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ

sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì hợp đồng tặng cho bị hủy bỏ, bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”

Trang 11

PHẦN 3 KẾT LUẬN

Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện nằm trong chế định Hợp đồng trong

Bộ luật Dân sự hiện hành, là một trong những hợp đồng được ghi nhận từ rất sớm trong hệ thống pháp luật Việt Nam và theo sự phát triển của kinh tế, xã hội, các hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện ngày được giao kết nhiều với giá trị lớn trên thực tế Trải qua quá trình hình thành và phát triển, có thể nhận thấy sự thay đổi trong quan điểm lập pháp ở từng thời kỳ khác nhau đối với hợp đồng tặng cho

tài sản có điều kiện Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Thực tiễn pháp luật Hợp

đồng tặng cho tài sản có điều kiện” có thể đi đến những kết luận cơ bản như sau:

Thứ nhất, trong bản án trên ta nhận thấy việc chủ thể thực hiện điều kiện để nhận tài sản tặng cho và kiều kiện đi kèm phát sinh được các bên đồng ý nhưng không có ghi trong hợp đồng xảy ra vấn đề sau này một trong các bên lật lọng, tìm cách né tránh thực hiện nghĩa vụ sau khi đã nhận được tặng sản tặng cho Chính vì vậy em kiến nghị đưa ra giải pháp bổ sung một số nội dung trong quy định tại điều 462 Tặng cho tài sản có điều kiện của Bộ Luật Dân sự 2015 như về cách thức giải quyết khi bên được tặng cho đã thực hiện một phần nghĩa vụ; Nghĩa

vụ thanh toán của bên tặng cho đối với bên được tặng cho; Hiệu lực của tặng cho tài sản có điều kiện khi bên tặng cho đòi lại tài sản từ bên được tặng cho

Trên đây là toàn bộ nội dung bài tiểu luận của em, do giới hạn về mặt thời gian, trình độ lý luận còn hạn chế và kiến thức thực tiễn chưa có nên bài viết của

em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của thầy Dương Anh Sơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 17/11/2021, 05:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w