1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THEO DI CHÚC

19 127 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 233,62 KB

Nội dung

Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, thì những người thừa kế có thể thoả thuận phân chia di sản, nếu di chúc không xác định rõ phần di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng.. Trong trườn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ,

TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THEO DI CHÚC

Người thực hiện: Chiêu Tú Kiệt MSSV: 2053801014115

Lớp: HC45A2

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

Trang 2

MỞ ĐẦU

I Tính cấp thiết, phạm vi nghiên cứu đề tài

Trong sự phát triển nền kinh tế thị trường, tài sản của thành viên trong xã hội cũng được tăng lên đáng kể cả về số lượng và giá trị của nó Các tranh chấp dân sự về tài sản cũng vì đó mà tăng theo Đặc biệt vấn đề phân chia di sản càng đặc thù hơn trong tranh chấp tài sản Với bộ luật dân sự 2015 cũng quy định rõ về vấn đề phân chia

di sản nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, sự công bằng pháp lí trong quan hệ dân

sự Phân chia di sản theo di chúc và phân chia di sản theo pháp luật là hai hình thức phân chia đặc trưng cho hai loại thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật Phân chia di sản dù ở hình thức nào cũng là yếu tố pháp lí hết sức quan trọng Phân chi di sản là yếu tố vô cùng phức tạp và có thể xảy ra rất nhiều trường hợp khác nhau Vì vậy

để hiểu rõ hơn về vấn đề phân chia di sản, em sẽ nghiên cứu về đề tài phân chia di sản theo di chúc

II Tình hình nghiên cứu

Hiện nay, các đề tài nghiên cứu về thừa kế di sản xuất hiện nhiều trong tạp chí như: tạp chí Khoa học pháp lí của Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, tạp chí Dân chủ và Pháp luật của Bộ tư pháp, tạp chí Toà án Nhân dân Ngoài ra còn có những bài luận văn cao học và các bài luận án tiến sĩ cũng lấy đề tài này để nghiên cứu

- Các luận án tiến sĩ:

o Phạm Văn Tuyết: “Thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự Việt Nam” Đề tài nghiên cứu những vấn đề như: khái niệm về di chúc, quyền của người lập di chúc, các điều kiện có hiệu lực về di chúc

o Trần Thị Huệ: “Di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam - những vấn đề lí luận và thực tiễn” Luận án tập trung nghiên cứu về những vấn đề như: cơ sở lí luận về di sản thừa kế, quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về di sản thừa kế, thanh toán, phân chia di sản thừa kế và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về di sản thừa kế

- Luận văn cao học:

o Nguyễn Thị Vĩnh: “Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dân sự Việt Nam” Nội dung chủ yếu gồm các vấn đề như: khái niệm người thừa kế theo pháp luật, diện và hàng thừa kế, thừa kế thế vị, các trường hợp thừa kế theo pháp luật

III Mục đích nghiên cứu

Xác định di sản thừa kế và cách phân chia di sản thừa kế là hai mặt của một vấn

đề, nó không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà thực tiễn cũng rất quan trọng Phân chia

di sản là một bước không thể thiếu trong thừa kế di sản, nếu không phân chia di sản một cách hợp lí sẽ dẫn đến rất nhiều hệ luỹ sau này trong quan hệ dân sự Chính vì thế phân chia di sản theo di chúc cũng là một trong hai hình thức phân chia mà được nhà

3

Trang 3

nước quy định rõ trong Bộ luật dân sự 2015 Tuy pháp luật Việt Nam chúng ta có quy định về phân chia di sản theo di chúc, nhưng phương pháp, cách thức phân chia di sản này cần phải được làm rõ hơn vì tính chất pháp lí của nó là vô cùng phức tạp Chính các trường hợp khác nhau của phân chia di sản theo di chúc thay đổi trong cuộc sống

là vấn đề bất cập mà Bộ luật dân sự nước ta hiện nay vẫn chưa giải quyết được Nên việc nghiên cứu đề tài này nhằm muốn hoàn thiện hơn về pháp luật nước nhà, đồng thời giúp mỗi chúng ta có thể hiểu rõ và sâu hơn quy định của pháp luật về cách phân chia di sản theo di chúc để nhận thức được quyền định đoạt tài sản của người để lại di sản

NỘI DUNG

I Một số vấn đề liên quan đến phân chia di sản

1 Khái niệm di chúc và di sản

1.1 Khái niệm di chúc

Vì để hạn chết sự tranh chấp về tài sản giữa các thành viên trong gia đình, di

chúc ra đời nhằm mục đích là căn cứ để phân chia di sản Theo Điều 624 Bộ luật dân

sự 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của

mình cho người khác sau khi chết” 1

1.2 Khái niệm di sản

Từ thời cha ông đến nay di sản được hiểu là toàn bộ tài sản có giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần được con cháu có nghĩa vụ lưu truyền, từ thế hệ này sang thế hệ khác và được bảo hộ về mặt pháp lí Thuật ngữ di sản cũng được dùng rỗng rãi trong các lĩnh vực khác nhau

Trên lĩnh vực pháp lí, di sản được hiểu là phần tài sản sở hữu hợp pháp của người

đã mất để lại cho người còn sống Cũng chưa có văn bản pháp lí nào định nghĩa về di

sản mà chỉ liệt kê về di sản, theo Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Di sản

bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung của người khác”.2 Như vậy di sản là bao gồm toàn bộ tài sản riêng của người chết và phần tài sản chung với người khác, cũng như các quyền về tài sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ về mặt pháp lí khi còn sống

2 Phân chia di sản

2.1 Phân biệt giữa phân chia di sản theo di chúc và theo pháp luật

Pháp luật dân sự nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đều thừa nhận hai hình thức phân chia di sản theo di chúc và phân chia di sản theo pháp luật Giữa hai hình thức phân chia này có mối quan hệ quan mật thiết với nhau, trong thực tiễn có thể

áp dụng đồng thời hai hình thức phân chia này hoặc có thể áp dụng độc lập một hình thức tuỳ thuộc vào sự việc đó diễn ra trong thực tế Phân biệt giữa hai hình thức này để tìm ra điểm giống nhau hoặc khác nhau là rất cần thiết để từ có thể tạo ra mối liên kết

1 Bộ luật dân sự 2015.

2 Bộ luật dân sự 2015.

4

Trang 4

cho hai hình thức này Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho việc nhìn nhận vấn đề phân chia di sản một cách toàn diện, áp dụng quy định một cách chính xác nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của những người được hưởng thừa kế Hai hình thức này

có nhiều nét tương đồng với nhau cũng có nhiều điểm khác biệt Sau đây là những điểm chung và điểm khác biệt cơ bản:

- Điểm giống nhau cơ bản của hai hình thức này được thể hiện ở chỗ đều là chia sẻ tài sản của người đã chết cho một hoặc nhiều người còn sống

- Điểm khác biệt:

+ Thứ nhất, về ý chí của người để lại di sản

o Phân chia theo di chúc: được thể hiện rõ trong nội dung di chúc

o Phân chia theo pháp luật: không có sự thể hiện ý chí của người để lại di sản Di sản đương nhiên phải được phân chia theo pháp luật

+ Thứ hai, Cách thức phân chia

o Phân chia theo di chúc: tuỳ thuộc vào sự phân định di sản của người lập di chúc

o Phân chia theo pháp luật: những người cùng hàng thừa kế thì được phân chia di sản ngang nhau

+ Thứ ba, thứ tự ưu tiên

o Phân chia theo di chúc: khi có di chúc và di chúc đó phải hợp pháp và có hiệu lưc theo quy định của pháp lụật

o Phân chia theo pháp luật : đây là trường hợp phân chia chỉ xảy ra trong trường hợp người mất không để lại di chúc, hoặc để lại di chúc nhưng không có giá trị pháp lí Tóm lại, về cơ bản hai hình thức phân chia này khác nhau về ý chí, cách thức và thứ tự

áp dụng.3

2.2 Nguyên tắc phân chia di sản

Khi một sự việc hay một vấn đề nào đó mà mang trong mình yếu tố pháp lí thì phải tuân thủ theo một nguyên tắc nhất đinh Phân chia di sản cũng không ngoại lệ, vì

nó là một mặt của thừa kế di sản nên yếu tố pháp lí ở đây rất rõ ràng nên cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc cụ thể Kể từ thời điểm yêu cầu mở thừa kế, những người

thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bất cứ lúc nào (Điều 614 Bộ luật dân sự

năm 2015) Việc phân chia di sản phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:4

Nguyên tắc phân chia di sản phải đảm bảo sự công bằng, hợp lí giữa những người thừa

kế cùng hàng.5 Ví dụ những người cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất đều phải được hưởng những phần tài sản có giá trị tương đương với nhau

3 Nguyễn Hương Giang (2014), “Thừa kế theo pháp luật – một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, tr 29.

4 Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp Luật Về Tài Sản, Quyền Sở Hữu Và Thừa Kế, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Viêt Nam., tr 629.

5 Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp Luật Về Tài Sản, Quyền Sở Hữu Và Thừa Kế, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Viêt Nam., tr 629.

5

Trang 5

Nguyên tắc vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của người thừa kế, vừa bảo đảm tình thương yêu, đoàn kết, tương trợ trong gia đình.6 Qua nguyên tắc này ta thấy được tính nhân văn của các nhà của các nhà làm luật đã đề cao đạo đức giữa con người, tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình với nhau

Việc phân chia di sản phải đảm bảo tối đa giá trị sử dụng của tài sản, ổn định sinh hoạt của những người thừa kế.7

2.3 Thủ tục phân chia tài sản

2.3.1 Chủ thể thoả thuận phân chia tài sản

- Chủ thể có thể thoả thuận phân chia di sản là tất cả những người thừa kế hợp pháp theo pháp luật, hoặc theo di chúc Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, thì những người thừa kế có thể thoả thuận phân chia di sản, nếu di chúc không xác định rõ phần di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng Thoả thuận phân chia di sản không có đầy đủ thành phần tham gia thì không có giá trị pháp lí Trong trường hợp những người thừa kế cố tình che giấu về người thừa kế khác thì còn có thể bị chế tài đó là bị tước quyền hưởng di sản.8

- Các chủ thể trực tiếp tham gia thoả thuận phân chia di sản là phải có năng lực hành vi dân sự để có thể tự mình tham gia vào giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật Năng lực chủ thể để tham gia thoả thuận phân chia di sản là có năng lực hành vi dân sự để tham gia giao dịch dân sự phù hợp với lứa tuổi Trường hợp những chủ thể bị mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên chưa đủ 15 tuổi, người

bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, ngươi khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chỉ có thể tham gia thoả thuận thông qua người đại diện hợp pháp Cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tham gia thoả thuận phân chia di sản, nếu di sản là bất động sản, động sản phải đăng kí quyền sở hữu, thì phải thông qua người đại diện hợp

pháp (theo Khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015).

Như vậy nếu thoả thuận phân chia di sản được xác lập bởi chủ thể không đủ năng lực hành vi dân sự theo các quy định trên thì có thể bị tuyên bố vô hiệu theo quy định chung.9

2.3.2 Thời điểm phân chia thừa kế

Theo Điều 614 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Kể từ thời điểm mở thừa kế,

những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”.10 Như vậy quyền sở hữu của người thừa kế đối với di sản phát sinh từ thời điểm mở thừa kế, nhưng di sản đó không thể tự dịch chuyển quyền sở hữu của người đã mất sang cho

6 Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp Luật Về Tài Sản, Quyền Sở Hữu Và Thừa Kế, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Viêt Nam., tr 629.

7 Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp Luật Về Tài Sản, Quyền Sở Hữu Và Thừa Kế, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Viêt Nam., tr 629.

8 Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp Luật Về Tài Sản, Quyền Sở Hữu Và Thừa Kế, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Viêt Nam., tr 630.

9 Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp Luật Về Tài Sản, Quyền Sở Hữu Và Thừa Kế, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Viêt Nam., tr 631.

10 Bộ luật dân sự 2015.

6

Trang 6

người thừa kế Để được hưởng di sản, người thừa kế phải thực hiện các thủ tục cần thiết để được nhận di sản

Pháp luật Việt Nam luôn cho chúng ta quyền đó là tự do thoả thuận thuận, thì khi

mà người để lại di sản mà mất, tại thời điểm đó đã mở thừa kế rồi và có thể phân chia

di sản luôn rồi Nhưng thông thường trong thực tế, kể từ thời điểm yêu cầu mở thừa kế rất ít trường hợp đem ra chia ngay vì một người vừa mới mất mà chúng ta đem ra chia

di sản ngay thì còn đâu là tình người, tình thân trong gia đình Mà thường là sau một khoảng thời gian ngắn hay dài sau khi mở thừa kế và tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của những người thừa kế với nhau

2.3.3 Nội dung thoả thuận phân chia di sản

- Nếu trong di chúc người để lại di sản không chỉ định người quản lí di sản Và nếu di sản chưa được phân chia ngay thì những người thừa kế cần cử người quản lí di sản, xác định quyền và nghĩa vụ của người quản lí di sản Việc cử ra người quản lí di sản rất quan trọng, vì đối với di sản mà có hoa lợi, lợi tức phát sinh từ di sản đó thì phải cần có người quản lí tạm thời để đảm bảo được giá trị vốn có của nó

- Cử người phân chia di sản, xác định quyền và nghĩa vụ của người phân chia di sản nếu người này không được chỉ định trong di chúc

- Xác định người có quyền và nghĩa vụ công bố di chúc và các nội dung cần phải công bố, nếu di chúc không đề cập tới những vấn dề này, trừ trường hợp Bộ luật dân

sự, Luật Công chứng có quy định khác

- Thoả thuận về việc hạn chế phân chia di sản

- Xác định di sản và các nghĩa vụ tài sản do người khác để lại Điểm này là vô cùng quan trọng, vì cần xác định rõ toàn bộ di sản để thống kế, xác định giá trị của di sản, từ đó đảm bảo quyền của những nguời thừa kế

+ Lưu ý: về nguyên tắc, mọi tài sản hợp pháp do người chết để lại đều có thể là di sản

để thừa kế, trừ những tài sản gắn liền với nhân thân hoặc các tài sản không được chuyển giao qua giao dịch, thừa kế Tuy nhiên, trong số những tài sản có thể chuyển giao được thông qua việc thừa kế, có một số loại tài sản liên quan đến các quy định riêng của pháp luật chuyên ngành, nên cần được xác định rõ để có thể đưa vào khối di sản của người có thể phân chia

2.4 Xác định người được chia di sản

Việc xác định rõ ràng người được chia di sản sẽ đem lại sự công bằng trong việc thừa kế di sản Đảm bảo được cả số lượng và chất lượng cho những người được hưởng thừa kế Tránh được tình trạng gian dối và hạn chết được những tranh chấp về mặt pháp lí về sau

2.4.1 Thừa kế theo di chúc

Điều 644 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

7

Trang 7

1 Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần

di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2 Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này 11

Bộ luật dân sự 2015 có quy định này vì để giữ được vẻ đẹp truyền thống của dân tộc, tinh thần nhân đạo Vì con chưa thành niên, con thành niên không có khả năng lao động là những trường hợp không có năng lực để lo cho chính mình Còn cha, mẹ, vợ, chồng suy cho cùng cũng là những người có quan hệ huyết thông, quan hệ hôn nhân nên điều luật trên đã đảm bảo được tình nghĩa giữa họ với nhau

2.4.2 Thừa kế theo pháp luật

Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 652 Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người

để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Điều 653 Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.

Điều 654 Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này 12

II Phân chia di sản theo di chúc

1 Khái niệm phân chia di sản theo di chúc

Trong bộ luật dân sự Việt Nam hiện nay chưa có định nghĩa cụ thể nào về phân chia di sản theo di chúc Đây là một điều bất cập trong bộ luật dân sự Việt Nam Theo

ý nghĩa của từ, căn cứ trong từ điển tiếng việt và theo những quy định của pháp luật hiện hành, chúng ta có thể hiểu: “Phân chia di sản theo di chúc là những sự kiện pháp

lí mà trên cơ sở đó các chủ thể tiến hành việc phân chia di sản thừa kế”

2 Cơ sở pháp lí

11 Bộ luật dân sự 2015.

12 Bộ luật dân sự 2015.

8

Trang 8

Theo Điều 659 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

1 Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2 Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3 Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản 13

2.1 Cách thức phân chi di sản

Khoản 1 Điều luật trên quy định rõ việc phân chia di sản phải được thực hiện dưa trên ý chí của người lập di chúc Theo cách phân chia trên của các nhà làm luật, thì ý chí của người lập di chúc được tôn trọng tuyệt đối và thực hiện, có nghĩa là di sản được chia theo đúng ý nguyện của người đã chết

Nếu người chết để lại di chúc hợp pháp, thì người quản lí di sản và chia sẻ di sản căn cứ vào nội dung của phần di chúc có hiệu lực để phân chia di sản Nếu có nhiều di chúc, thì chỉ có những di chúc được xác định có hiệu lực mới là căn cứ để phân chia di sản Nếu nhiều di chúc không mâu thuận nhau đều hợp pháp, thì tất cả các di chúc đều

có hiệu lực và đều được thi hành.14

Theo Khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Di chúc hợp pháp phải có đủ

các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối,

đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật 15

- Khi chia di sản theo di chúc, cần xác định phần di sản dùng vào việc thờ cúng, phần di sản, phần di sản tặng, phần di sản của từng người được di chúc chỉ định, để chia cho từng người thừa kế bằng hiện vật hay theo tỉ lệ.16

 Trường hợp 1: di sản được phân chia theo từng hiện vật cụ thể (theo Khoản 2 Điều

659 Bộ luật dân sự 2015).

13 Bộ luật dân sự 2015.

14 Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp Luật Về Tài Sản, Quyền Sở Hữu Và Thừa Kế, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Viêt Nam., tr 642.

15 Bộ luật dân sự 2015.

16 Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp Luật Về Tài Sản, Quyền Sở Hữu Và Thừa Kế, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Viêt Nam., tr 642.

9

Trang 9

Đây là trường hợp người để lại di sản đã xác định rõ trong di chúc ai là người được hưởng di sản là hiện vật, và cụ thể là hiện vật theo sự xác định trong di chúc

“kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản”, “nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường”

 Trường hơp 2: di sản được chia theo tỉ lệ (theo Khoản 3 Điều 659 Bộ luật dân sự

2015)

Là trường hợp di chúc đã xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản để phân chia di sản Lúc này, mỗi người thừa kế được hưởng phần di sản theo tỷ lệ đã được xác định trên tổng giá trị khối tài Khi phân chia di sản theo trường hợp này, để xác định được phần tỷ lệ mà từng người thừa kế được hưởng là bao nhiêu, cần phải thực hiện việc xác định di sản thừa kế và thống kê, định giá từng loại tài sản để xác định cụ thể giá trị chính xác của toàn bộ di sản Tuy nhiên nếu phần di sản không còn vào thời điểm phân chia tài sản nhưng di sản đó nếu do người hưởng thừa kế theo di chúc mà sử dụng hết hoặc định đoạt làm mất trị giá vốn có của di sản thì vẫn tính vào tổng giá trị khối di sản phân chia tại thời điểm phân chia và người đã sử dụng hết hoặc định đoạt phần di sản đó sẻ

bị trừ lại vào phần di sản mà người hưởng thừa kế theo di chúc nhận được

 Trường hợp 3: di sản được chia đều cho những người thừa kế (theo Khoản 1 Điều

659 Bộ luật dân sự 2015)

Là trường hợp đặc biệt vì di chúc không thể hiện rõ ý chí của người lập di chúc Nên để đảm bảo sự công bằng giữa nhưng người thừa kế, toàn bộ di sản chia đều cho những người thừa kế với giá trị di sản tương đương nhau

 Lưu ý:

- Đối với những tài sản theo quy định phải đăng ký để xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng của chủ sở hữu tài sản như: Nhà đất, phương tiện giao thông…,thì những người thừa kế tiến hành việc khai nhận di sản thừa kế theo di chúc tại phòng công chứng Sau khi hoàn tất thủ tục kê khai, kiểm tra hiệu lực pháp luật của di chúc, kiểm tra các giấy tờ, tài liệu về tài sản, giấy tờ tài liệu về nhân thân người chết, giấy tờ nhân thân của người hưởng thừa kế theo di chúc Nếu không có tranh chấp hoặc ý kiến phản đối của người thứ ba bất kỳ về việc phân chia di sản thì có thể phân chia di sản theo di chúc

- Đối với các tài sản mà pháp luật không bắt buộc phải đăng ký xác lập quyền sở hữu thì ngay sau khi công bố di chúc, những người thừa kế được quyền phân chia tài sản ngay

2.2 Phương thức phân chia di sản

Khi phân chia di sản theo di chúc hay là phân chia di sản theo pháp luật cũng đều

áp dụng được một trong hai phương thức sau đây

10

Trang 10

2.2.1 Phương thức phân chia theo hiện vật

Phương thức này dùng tài sản là vật tồn tài hiện hữu để chia cho những người được hưởng thừa kế, họ sẽ trở thành chủ sỡ hữu và có các quyền sỡ hữu cơ bản đối với phần di sản được chia Phương thức này được áp dụng khi các tài sản được định đoạt trong di chúc và người lập di chúc đã chỉ định rõ người thừa kế nào được nhận hiện vật hoặc những người thừa kế tự thoả thuận được với nhau hoặc Toà án chỉ định nhận hiện vật Trong trường hợp những người thừa kế cùng được chia phần hiện vật mà hiện vật

đó có thể chia thì di sản đó chia trực tiếp theo vật Đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ hiện vật thuộc về người được phân chia hiện vật đó hoặc phải gánh chịu giá trị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản mà không được yêu cầu những người thừa kế khác phải bù đắp vào phần giá trị giảm sút đó Nhưng người thừa kế nhận hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người thì khác thì khi nhận hiện vật đó có quyền người yêu cầu người có hành vi tiêu huỷ hiện vật đó bồi thường thiệt hại

2.2.2 Phương thức phân chia theo giá trị

Phương thức này là xác định toàn bộ di sản và định giá di sản đó thành tiền để chia, theo phương thức này người thừa kế không nhận hiện vật mà nhận một khoảng tiền tương ứng theo tỉ lệ mà mình được hưởng tính trên tổng giá trị khối di sản mà người chết để lại Trên cơ sở do các bên thoả thuận hoặc do Toà án định giá thì hiện vật được ưu tiên chia cho những người có nhu cầu hay đang trực tiếp quản lí, sử dụng, khai thác hoặc quản lí có hiệu quả Khi những người nhận hiện vật đó có nghĩa vụ hoàn lại cho người thừa kế một số tiền tương ứng với phần mà người thừa kế đó được hưởng trong tổng khối di sản đem chia tại thời điểm phân chia thừa kế

2.3 Nguyên tắc phân chia theo di chúc

- Tôn trọng tuyệt đối ý chí của người lập di chúc, nhà nước chỉ hạn chế ý chí của người lập di chúc trong một số trường hợp nhất định

- Tôn trọng sự thoả thuận giữa những người thừa kế với nhau Thỏa thuận có ý nghĩa rất lớn trong giao dịch dân sự Đặc biệt là trong phân chia di sản thừa kế, thoả thuận còn có vai trò then chốt quyết định phân chia di sản Nếu thoả thuận đi thống nhất thì hạn chết được vấn đề tranh chấp dân sự trong quan hệ dân sự Tòa án chỉ tham gia giải quyết trong trường hợp tranh chấp xảy ra khi những người thừa kế đã thỏa thuận, bàn bạc với nhau nhưng không đạt đến kết quả thống nhất Tôn trọng sự thỏa thuận của những người thừa kế là việc cụ thể hóa của nguyên tắc này

- Việc phân chia phải đảm bảo tình yêu thương, đoàn kết, tương trợ trong gia đình Nguyên tắc này muốn đề cao tinh thần đoàn kết tốt đẹp của dân tộc ta

3 Thực tiễn xét xử

Pháp luật dân sự Việc Nam là công cụ pháp lí thúc đẩy giao lưu dân sự, tạo môi trường thuận cho sự phát triển kinh tế xã hội Giá trị pháp lí của Luật dân sự Việt Nam được hiện hữu khi nó được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống Vì vậy vấn đề phân chia

11

Ngày đăng: 19/11/2021, 19:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w