Phòng bệnh bằng vacxin

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁC THÚ Y TẠI TRANG TRẠI GÀ CỦA CÔNG TY RTD ở đồi MÉ – THANH vân – TAM DƯƠNG – VĨNH PHÚC (Trang 29)

Quy trình phòng bệnh:

Lần 1: lúc 1 ngày tuổi dùng phương pháp phun sương.

Lần 2: lúc 7 – 10 ngày tuổi, tiêm dưới da hay nhỏ mắt, mũi hoặc cho uống. Lần 3: lúc 14 tuần tuổi (dùng cho gà đẻ hậu bị) tiêm dưới da.

Hiện nay vacxin IB có cả nhược độc và vô hoạt.

IBV serotype Massachusetts được sử dụng phổ biến để sản xuất vacxin. Vì vậy nếu serotype này được phân lập từ gà có biểu hiện triệu chứng hô hâp thì có thể là virus vacxin, cần tiếp tục xác định serotype khác có thể là căn nguyên gây bệnh. Chủng virus vacxin này cũng có thể cường độc trờ lại và gây ra những phản ứng do sử dụng vacxin

Trên thị trường Việt Nam có một số loại vacxin phòng bệnh IB như sau: Nobilis MA 5, Nobilis IB+G+ND, Nobilis MA 5 + Clone 30, Nobilis IB+ND+EGS, Nobilis IB H120, Nobilis IB 4/91. Cevac IBD K của công ty CEVASANTE ANIMALE – Pháp, Nobilis IB multi IB+G+ND của công ty INTERVET- Hà Lan, Medivac ND – IB – IBD Emulison của công ty P.T. MEDISION - Indonexia….

c. Điều trị bệnh

Vì là bệnh do virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Có thể dùng kháng huyết thanh để điều trị kết hợp dùng thuốc trợ sức, trợ lực, đảm bảo cân bằng chất điện giải, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD

Biện pháp dùng vacxin can thiệp trực tiếp vào ổ dịch cũng có kết quả tốt, giúp bảo vệ những con chưa bị bệnh và nhanh chóng dập tắt ổ dịch

2.2. Bệnh kí sinh trùng hay mắc trên gà

2.2.1. Bệnh cầu trùng

2.2.1.1. Căn bệnh

Bệnh chủ yếu do các loại cầu trùng như: Eimerria tenella (kí sinh ở manh tràng), Eimeria necatnix (kí sinh ở ruột non), Eimerria acervulina, Eimerria bruneti.

Ở nước ta có 7 – 9 loại cầu trùng, loài gây tác hại lớn nhất là Eimerria tenella (kí sinh ở manh tràng) và Eimeria necatnix (kí sinh ở ruột non).

2.2.1.2. Dịch tễ bệnh

• Lứa tuổi mắc bệnh: cầu trùng xảy ra ở gà mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở gà con, gà bắt đầu 1 tuần tuổi, nhiễm nặng từ 3 – 4 tuần tuổi. Gà trên 9 tuần tuổi không nhiễm bệnh chỉ mang trùng.

• Mùa: thường xảy ra vào những tháng mưa nhiều, nhiệt độ nóng ẩm

• Tỉ lệ mắc, tỉ lệ chết: tỉ lệ mắc có thể lên tới 45%, có thể gây chết 50 -70% số gà mắc bệnh.

• Bệnh lây lanh nhanh chủ yếu qua đường tiêu hóa.

2.2.1.3. Triệu chứng.

Bệnh xảy ra ở gà từ 2 – 8 tuần tuổi, có 2 thể bệnh:

- Thể cấp tính: gà ủ rũ, ăn ít, bỏ ăn, ít đi lại, đứng một chỗ, xã cánh, xù lông, mắt trũng sâu, niêm mạc nhợt nhạt, chân gập lại, quỵ xuống và chết. Lúc đầu phân có màu vàng hoặc hơi trắng, sau phân có màu đỏ lẫn máu (phân gà sáp).

- Thể mãn tính: gà có biểu hiện gầy ốm, xù lông, xã cánh, kém ăn, đi lại khó khăn, dáng đi chậm chạp, tiêu chảy thất thường... Do tính chất bệnh không rõ ràng nên khó chẩn đoán. Ở thể này gà là vật mang mầm bệnh

2.2.1.4. Bệnh tích

Biểu hiện rõ ở 2 manh tràng:

- Niêm mạc manh tràng bị xuất huyết, trương to. Mổ ra bên trong có phân lẫn máu đỏ tươi. Nặng thì manh tràng xuất huyết, hoại tử từng mảng đen.

Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD

- Đôi khi bệnh tích xuất hiện ở ruột non: máu tươi lẫn phân trong ruột, bề mặt niêm mạc dày lên có nhiều điểm trắng đỏ, chỗ vách ruột sưng to, dễ bị vỡ.

Nếu cầu trùng kí sinh ở ruột non thì niêm mạc ruột non bị hoại tử, sần sùi, bên dưới có vết loét, bên trên có màng giả, thành ruột dày.

Cầu trùng có thể kí sinh ở gan: gan xuất huyết, trên bề mặt gan có những chấm trắng

2.2.1.5. Phòng và điều trị

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁC THÚ Y TẠI TRANG TRẠI GÀ CỦA CÔNG TY RTD ở đồi MÉ – THANH vân – TAM DƯƠNG – VĨNH PHÚC (Trang 29)