b. Điều trị
4.2.3. Kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
Chế độ chăm sóc cho từng giai đoạn: ở gà trứng thương phẩm với gà bố mẹ cũng tương tự
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
Bảng 4.5: Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà tại trại Giai
đoạn Tuần tuổi
Chế độ chiếu sáng (giờ)
Mật độ
(con/m2) Khẩu phần ăn
Gà con 1 23 30 2 22 15 3 21 4 20 Gà hậu bị 5 19 10 - 12
Cho ăn hạn chế để tránh tích lũy mỡ thừa (dựa vào trọng lượng và độ đồng đều định lượng thức ăn)
6 18 7 17 8 16 9 - 17 10 Gà sinh sản 18 11 5 - 6
Cho ăn theo tỉ lệ (phụ thuộc vào tỉ lệ đẻ của gà)
19 12
20 13
21 14
22 - 63 15
(Nguồn: Phòng kĩ thuật cung cấp) Qua bảng 4.5 cho thấy, chế độ chiếu sáng cho đàn gà khá quan trọng trong từng giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn có chế độ chiếu sáng riêng, có ảnh hưởng tới sự phát triển của gà và năng suất đẻ trứng sau này. Trong giai đoạn gà con, chế độ chiếu sáng gần như là hoàn toàn nhưng càng về sau thì cứ mỗi tuần đều giảm đi 1 giờ. Riêng tuần 8, cứ mỗi ngày giảm chế độ chiếu sáng xuống 1 giờ đến tuần thứ 9 thì chỉ còn 10 giờ một ngày. Chế độ chiếu sáng cho gà giai đoạn hậu bị rất quan trọng bởi trong giai đoạn này nếu để chế độ chiếu sáng cho đàn gà cao sẽ ảnh hưởng tới năng suất đẻ trứng của gà: gà sẽ rơi trứng sớm hơn 1 đến 2 tuần, không có đỉnh đẻ và sẽ khai thác được ít trứng hơn đối với gà có chế độ chiếu sáng bình thường. Vì vậy, đối với mỗi giống gà được nuôi với mục đích khác nhau, ở hệ thống chuồng nuôi khác nhau thì cần xây dựng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý, chi tiết.
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
Trước khi nhận gà con về úm 10 ngày phải phun thuốc khử trùng toàn bộ chuồng từ trong ra ngoài, sau đó dải trấu dày từ 7 – 10 cm.
Cách 7 ngày vào gà làm quây bạt, quây úm gà đã được rửa sạch và phun thuốc sát trùng, treo đèn ga, nhiệt kế và bóng đèn.
Cách 3 ngày gà về, đưa máng ăn và máng uống vào chuồng, phun thuốc khử trùng toàn bộ chuồng lần cuối và đóng cửa chuồng chờ khi gà về.
Trước 30 phút khi gà phải bật đèn ga, trải khay ăn, đưa nước ấm vào máng. Khi vào gà, hòa vitamin C cùng với đường glucose theo tỉ lệ 50g đường + 1g vitamin C, cứ 30 phút xua gà một lần, sau khi gà uống nước thì cho gà ăn. Nhiệt độ trong giai đoạn gà con là 340C – 330C, cường độ chiếu sáng là 4W/m2
nền chuồng.
Sau 10 ngày cắt mỏ gà để tránh mổ cắn nhau, trước đó 2 ngày cho gà uống vitamin C, K nhằm tăng sức đề kháng cho gà và tránh mất máu khi cắt mỏ gà.
Hình 4.4: Chuẩn bị quây bạt, quây úm Hình 4.5: Giai đoạn gà con
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
Trong giai đoạn này gà được cho ăn hạn chế để tránh tích lũy mỡ sớm để không ảnh hưởng tới sau này. Lượng thức ăn trong một tuần, cho ăn 6 ngày, nghỉ 1 ngày, lượng thức ăn của ngày nghỉ sẽ chia đều cho 6 ngày.
Để có đàn gà tương đối đồng đều về khối lượng cơ thể hàng tuần cân 10% số gà trong chuồng, so sánh khối lượng trung bình thu được với khối lượng chuẩn của gà ở tuần tuổi tương ứng. Nếu khối lượng bình quân bằng khối lượng chuẩn + 10% thì tăng lượng thức ăn một cách bình thường. Nếu khối lượng bình quân > khối lượng chuẩn thì vẫn giữ nguyên lượng thức ăn. Nếu khối lượng bình quân < khối lượng chuẩn thì tăng từ từ lượng thức ăn để sao cho bắt kịp khối lượng chuẩn sau một vài tuần. Từ tuần 5 đến tuần 7, tiến hành phân ô gà theo thứ tự ô gà to, gà vừa và gà nhỏ dựa vào khối lượng trung bình của gà cân mỗi tuần. Trong quá trình nuôi dưỡng theo dõi sự tăng trưởng của gà để tiến hành lọc gà hàng ngày hoặc hàng tuần, số gà nhặt lên phải bằng số gà nhặt xuống mỗi ô. Quá trình lọc gà càng kĩ thì độ đồng đều của gà càng cao.
Cường độ chiếu sáng là 3W/ m2 nền chuồng. Nhiệt độ trong chuồng nuôi trong giai đoạn gà từ 4 – 7 tuần tuổi là 330C – 320C, từ 8 – 19 tuần là 320C – 300C.
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
Hình 4.6: Gà giai đoạn hậu bị
• Chăm sóc, nuôi dưỡng giai đoạn gà đẻ :
Sau khi gà được chọn lọc sẽ được ghép trống mái vào lúc 20 tuần tuổi theo tỷ lệ 1 trống/ 8-10 mái. Cường độ chiếu sáng là 3W/m2 nền chuồng. Nhiệt độ trong chuồng nuôi từ tuần 20 – 21 tuần tuổi là 300C – 290C, từ tuần 22 – 28 tuần tuổi là 280C – 270C, từ tuần 29 – 35 tuần tuổi là 270C – 260C. Sau tuần 35 luôn duy trì nhiệt độ trong chuồng nuôi là 220C.
Tỷ lệ bình quân về trọng lượng gà là yếu tố cơ bản quyết định lượng thức ăn hàng ngày. Gà mái được ăn tăng dần theo tỷ lệ đẻ. Sau khi đạt đỉnh cao về sức đẻ thì giảm dần lượng thức ăn (có thể giảm từ 0,5 – 1 gam / con/ ngày mỗi tuần). Định kỳ cho gà uống vitamin A, D, E 2 lần / tuần.
Ổ đẻ có thể 1 hoặc 2 tầng, độ cao cách nền chuồng 45 – 50 cm, mỗi ngăn ổ đẻ là 1 - 2 gà đẻ. Vị trí đặt ổ đẻ tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Ổ đẻ được lót trấu, mỗi ngày nhặt trứng 4 lần để tránh trứng bẩn và dập vỡ. Lượng trứng nhặt được mỗi ngày sẽ được lọc. Những quả trứng đủ tiêu chuẩn để ấp sẽ được đưa lên kho lạnh bảo quản rồi chuyển sang trạm ấp.
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
Hình 4.7: Gà giai đoạn đẻ trứng 4.3. Công tác thú y tại trang trại.