16 11 tuần Nobilis MG – Inac Tiêm bắp Mycoplasma Intervet 1712 tuầnVacxin CAV P4-
4.4. Tình hình dịch bệnh của trạ
4.4.1. Tình hình dịch bệnh ở trại qua 3 năm trở lại đây
Tuy đã thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh bằng vacxin và thuốc điều trị nhưng nuôi gà với quy mô công nghiệp thì việc xảy ra bệnh là điều khó tránh khỏi. Với tình hình dịch tễ khá phức tạp cộng với sức đề kháng của con vật giảm làm cho bệnh có cơ hội phát triển và lan nhanh trong đàn, nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời có thể gây ra cho toàn trại gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Theo số liệu thu thập được từ trang trại, số liệu được thống kê và trình bày trong bảng 4.9.
Bảng 4.9: Tình hình dịch bệnh qua 3 năm gần đây
Tên bệnh 2011 2012 2013
Số con mắc bệnh
Tỉ lệ chết %/tổng
đàn
Số con mắc bệnh
Tỉ lệ chết %/tổng đàn Số con mắc bệnh Tỉ lệ chết %/tổng đàn Cầu trùng 600 1,15 650 1,18 345 1,07 Viêm ruột hoại tử 320 0,61 428 0,77 155 0,48 Bệnh do E.coli 354 0,68 468 0,85 165 0,52 CRD 445 0,86 483 0,88 223 0,70 Nguyên nhân khác 543 1,04 446 0,81 256 0,8 Tổng số mắc bệnh 2.262 4,35 2.475 4,5 1.144 3,57 Tổng đàn 52.000 55.000 32.000
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
Qua bảng trên ta thấy:
Năm 2011 đàn gà mắc bệnh cầu trùng với tỉ lệ cao nhất 1,15%, do nguyên nhân khác chiếm 1,04%, tiếp đến là bệnh CRD 0,86%, bệnh do E.coli chiếm 0,68% và thấp nhất là bệnh viêm ruột hoại tử là 0,61%.
Năm 2012 trại gà vẫn mắc các bệnh như năm 2011 nhưng có sự thay đổi, bệnh cầu trùng vẫn mắc tỉ lệ cao nhất 1,18%, tiếp đến là bệnh CRD với 0,88%, bệnh do E.coli chiếm 0,85%, bệnh viêm ruột hoại tử 0,77%, còn do nguyên nhân khác giảm xuống còn 0,81%.
Năm 2013, tình hình dịch bệnh có sự biến động so với các năm trước, tỉ lệ mắc các bệnh đều giảm. Bệnh cầu trùng giảm xuống còn 1,07% nhưng vẫn là bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các bệnh. Gà chết do các nguyên nhân khác cao thứ 2 với 0,8%, bệnh CRD giảm xuống còn 0,7%, bệnh E.coli và bệnh viêm ruột hoại tử cũng giảm xuống lần lượt là 0,52% và 0,48%.
Như vậy, qua 3 năm ta thấy được đàn gà luôn mắc bệnh cầu trùng với tỉ lệ cao nhất, do gà bị cầu trùng có thể mắc đi mắc lại trong đàn và lây từ đàn này sang đàn khác và một số gà có thể qua lại giữa các ô làm cho mầm bệnh lây lan. Vì bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa nên bệnh lây khá nhanh và tỉ lệ chết cao. Đàn gà con ăn phải nang kén cầu trùng có trong phân khi vào hệ tiêu hóa bệnh sẽ phát ra, bệnh càng về sau càng khó chữa.
Đối với bệnh truyền nhiễm, bệnh CRD cũng là bệnh chiếm tỉ lệ cao. Bệnh thường xảy ra ở gà lúc 4 tuần tuổi, vào khoảng cuối tháng 9 tháng 10 do thời thiết thay đổi, gà ở giai đoạn này tính miễn dịch chưa cao nên chưa thích nghi nhanh được với điều kiện thời tiết. Khi gà bị nhiễm CRD sẽ nhanh chóng lây ra toàn đàn, làm giảm sức đề kháng của cơ thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển trong đó có Ecoli. Khi gà bị CRD ghép với Ecoli thì tỉ lệ chết sẽ rất cao và dai dẳng.
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
Đối với bệnh đường tiêu hóa thì bệnh viêm ruột hoại tử và bệnh do E.coli cũng gây chết nhiều nhưng đến năm 2013 thì tỉ lệ nhiễm bệnh giảm dần do được phát hiện và điều trị kịp thời nên giảm được số lượng gà chết.
Ngoài những bệnh kể trên, còn một số nguyên nhân khác làm cho gà chết đó là hiện tượng mổ cắn nhau chủ yếu ở gà trên 2 tháng tuổi, do mật độ nuôi đông và ánh sáng chuồng nuôi quá nhiều. Vì gà đã được cắt mỏ lúc 1 tuần tuổi nên thiệt hại không đáng kể. Ngoài ra có một số trường hợp gà chết trong giai đoạn vận chuyển, chết rét, chết xô chết đè trong quá trình làm vacxin.
4.4.2. Tình hình dịch bệnh trong thời gian thực tập
Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã tiến hành mổ khám 224 con gà bị chết của trại. Kết quả thu được được trình bày ở bảng 4.10.
Bảng 4.10: Tình hình dịch bệnh trong thời gian thực tập
Tháng Số gà mổ khám(con) CRD Cầu trùng Bệnh do E.coli Số con mắc Tỷ lệ (%) Số con mắc Tỷ lệ (%) Số con mắc Tỷ lệ (%) 7 32 4 12.5 6 18.75 4 12.5 8 60 7 11.67 15 23.33 10 16.67 9 62 9 14.52 14 22.58 8 12.90 10 70 16 22.86 12 17.14 5 7.14 Tổng 224 32 14,29 47 20.98 27 12,05
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
Hình 4.8: Biểu đồ tình hình dịch bệnh trong thời gian thực tập
Qua kết quả ở bảng và biểu đồ ở trên cho thấy trong thời gian từ 15/7/2014 - 30/10/2014 số gà chết của trại là 224 con, chết chủ yếu do một số bệnh như: CRD, cầu trùng và bệnh E.coli. Cũng một số trường hợp bệnh chết do một số bệnh khác như hội chứng giảm đẻ, đầu đen…
Số gà bị chết do bệnh cầu trùng là cao nhất với tỉ lệ là 20,98%, cao nhất vào tháng 8 là 23,33%, tháng 10 giảm còn 17,14%. Bệnh thường xảy ra ở đàn gà ri dưới 2 tháng tuổi khi gà trên 2 tháng tuổi thì tỉ lệ nhiễm bệnh thấp hơn do khi mắc bệnh lần đầu, dùng thuốc điều trị gà có khả năng sinh kháng thể miễn dịch đối với bệnh. Ở giai đoạn này, nếu gà bị nhiễm bệnh nhưng ít xuất hiện triệu chứng lâm sàng khó có thể phát hiện được bệnh. Có thể bệnh đã ở trạng thái mãn tính, gà vẫn ăn uống bình thường nhưng tăng trọng chậm, đôi lúc phân có màu xanh đen, nâu đen. Đây chính là nguồn lưu trữ mầm bệnh lây ra bên ngoài. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời bằng thuốc đặc trị thì tỉ lệ chết sẽ rất cao.
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
Số gà chết do bệnh CRD lên đến 32 con trong tổng số 224 con, chiếm 14,29% số gà chết nhiều tập trung vào tháng 9 và tháng 10, nguyên nhân là hai tháng này, thời tiết bắt đầu chuyển mùa, không khí lạnh tràn về, khô hanh, gà chết chủ yếu do nuôi ở hệ thống chuồng hở, kiểm soát nhiệt độ không tốt dẫn tới sức đề kháng của gà giảm làm bệnh CRD có cơ hội trỗi dậy, kết hợp với một số bệnh kế phát do vi khuẩn E.coli, Salmonella làm chết gà.
Bệnh do E.coli chiếm tỷ lệ thấp hơn là 12,05%, với 27 con trong tổng số 224 con, do phát hiện triệu chứng bệnh kịp thời nên điều trị sớm, giảm thiểu số gà chết, số gà chết chủ yếu do ghép với bệnh CRD.
Từ thực tế trên cho thấy gà chết do mắc các bệnh virus gây ra với tỷ lệ thấp, điều này có được là do trại đã thực hiện tốt biện pháp vệ sinh phòng bệnh, đặc biệt là thực hiện nghiêm chỉnh lịch phòng bệnh bằng vacxin. Ngoài ra, gà chết còn có nhiều nguyên nhân khác như: gà chết do mổ cẳn nhau, chết xô, đè trong quá trình làm vacxin…
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN
1. Trang trại gà tự nuôi ở đồi Mé – Thanh Vân – Tam Dương – Vĩnh Phúc của công ty Cổ phần phát triển công nghệ nông thôn (RTD) tuy có diện tích không lớn nhưng có cơ sở và kĩ thuật tốt, có quy trình vacxin phòng bệnh tương đối nghiêm ngặt và luôn đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi nên hạn chế mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm gia cầm H5N1, Newcastle, Gumboro, tụ huyết trùng…
2. Trong quá trình thực tập, tìm hiểu và thu thập số liệu từ trại, tôi thấy: Tỉ lệ gà mắc bệnh và chết do cầu trùng cao hơn các bệnh khác, nguyên nhân do nuôi gà với mật độ dày nên sự lây truyền từ con ốm đến con khỏe rất nhanh. Gà càng lớn ăn càng nhiều thức ăn, nên thải trừ phân càng nhiều và bới nền chuồng cũng nhiều hơn. Phân gà cùng thức ăn, nước uống rơi vãi ra nền chuồng làm tăng độ ẩm chuồng nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho noãn nang cầu trùng phát triển mạnh do đó làm tăng tỉ lệ nhiễm bệnh.
Bệnh CRD là bệnh thường xuyên lưu hành trên các đàn gàn ở các giai đoạn phát triển, làm gà chậm lớn, phát triển không đồng đều giữa các con trong đàn và làm giảm sức đề kháng của gà tạo điều kiện cho các bệnh kế phát. Chính vì vậy phải nuôi gà đúng mật độ phát triển theo từng giai đoạn, tạo kiểu khí hậu trong chuồng nuôi thông thoáng sẽ hạn chế cho đàn gà mắc CRD, từ đó hạn chế thiệt hại do gà gây ra.
Bệnh do E.coli và bệnh viêm ruột hoại tử tuy chưa phải là mối lo ngại lớn nhưng vẫn phải kiểm tra thường xuyên, hạn chế mầm bệnh từ bên ngoài để tránh lây lan cho đàn gà.
Trong quá trình vận chuyển, làm vacxin…do thao tác chưa đúng và không chú ý trong quá trình làm vacxin làm cho gà bị xô và đè lên nhau trong khoảng
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
thời gian dài, làm gà chết nhanh. Vì vậy, chú ý thao tác vận chuyển và đẩy nhanh thời gian làm vacxin sẽ giảm thiểu số lượng gà chết mức thấp nhất.
5.2. Đề nghị
•Bên cạnh việc phòng bệnh bằng vacxin thì cần tiến hành việc phòng bệnh bằng kháng sinh cho đàn gà ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
•Khi bệnh xảy ra thì việc tiến hành điều trị dự phòng cho toàn đàn là rất cần thiết, nhưng vẫn phải kết hợp điều trị cá thể để nghiên cứu làm giảm tổn thất loại thải.
•Với đàn gà sinh sản do phải nuôi với thời gian dài nên ở mỗi giai đoạn tuổi khả năng mắc các bệnh phức tạp là rất dễ và ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giống sau này. Vì thế, cần theo dõi và phát hiện bệnh sớm, ngoài ra phải chú ý đến việc vệ sinh phòng bệnh, yếu tố thời tiết và môi trường xung quanh khu vực chuồng nuôi.
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD