Bệnh mổ cắn nhau

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁC THÚ Y TẠI TRANG TRẠI GÀ CỦA CÔNG TY RTD ở đồi MÉ – THANH vân – TAM DƯƠNG – VĨNH PHÚC (Trang 32)

b. Điều trị

2.3.2. Bệnh mổ cắn nhau

Nguyên nhân:

- Mật độ quá đông

- Thiếu vitamin, khoáng và các nguyên tố vi lượng trong khẩu phần ăn - Ánh sáng quá cường độ cần thiết

- Gà quá đói và nhiệt độ chuồng nuôi quá thấp

- Bản chất của gà là hay chanh và bới mổ lung tung. Khi có một con gà nào đó mổ vào con khác thì trong đàn lập tức các con khác cũng mổ theo làm con bị mổ không đủ sức chống lại

Biện pháp:

- Nuôi gà với mật độ vừa phải

- Che chắn hoặc tắt bớt điện để giảm bớt ánh sáng - Cắt mỏ gà từ lúc 1 tuần tuổi

- Bổ sung Premix vitamin và Premix khoáng vào khẩu phần ăn

- Nuôi riêng những con bị mổ ra ngoài, dùng xanh Metylen bôi vào vết thương

2.3.3. Bệnh ngộ độc do mặn, hóa chất, độc tố nấm mốc

Gà bị ngộ độc thường không có biểu hiện triệu chứng điển hình nên dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Thông thường thì:

Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD

- Gà ngộ độc mặn thì uống nhiều nước, nặng hơn thì sưng khớp, tích nước dưới da và bại liệt

- Ngộ độc hóa chất thường không có biểu hiện gì đã chết, mổ khám thấy mùi đặc trưng của hóa chất, thấy bệnh tích nặng nhất ở mề, diều…có thể thấm sâu vào bắp thịt

- Ngộ độc Aflatoxin: gà chậm lớn, lông xù, đẻ giảm…mổ khám thấy gan sưng, xuất huyết, màu xám hoặc vàng, thận sưng, xuất huyết

Đối với những loại bệnh này thường chỉ phòng chứ gần như không trị được, khi gà có biểu hiện khác thường phải xem xét ngay thức ăn nước uống.

PHẦN III

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁC THÚ Y TẠI TRANG TRẠI GÀ CỦA CÔNG TY RTD ở đồi MÉ – THANH vân – TAM DƯƠNG – VĨNH PHÚC (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w