1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

TÌM HIỂU BỆNH ĐỘNG KINH

26 381 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 209,51 KB

Nội dung

BỆNH HỌC THỰC HÀNH ĐỘNG KINH Giản Chứng - Epilepsie - Epileepsy Đại Cương - Thuật ngữ “Động Kinh” dịch từ chữ Hy Lạp Epilepsia, có nghĩa là ‘nắm bắt’, ‘ngã tội lỗi’, ý nói cơn xẩy ra bất chợt, không biết trước, do thần linh điều khiển. - Từ thế kỷ 1, Arétée, Galien và sau đó là Jean K Fernel đã mô tả triệu chứng học của Động Kinh. - Năm 1580 Rolando mô tả động kinh cơn quay. - Cuối thế kỷ 20, Hughlings Jacksen (1874 - 1911) lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về động kinh: Động kinh là 1 cơn kịch phát phóng điện đồng thời quá mức và tự duy trì của một quần thể Nơron trong chất xám của vỏ não. - Từ đời nhà Thanh (1644), Hà Mộng Giao trong sách ‘Y Biên’ đã mô tả khá rõ về cơn động kinh: ‘ Bịnh giản khi phát thì hôn mê, ngã lăn ra, răng cắn chặt, đờm dãi kéo lên sặc sụa, nặng thì chân tay run rẩy, co cứng, mắt trợn trừng, họng kêu như tiếng súc vật, khi hết cơn, người trở lại bình thường’. - Bịnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ trẻ rất nhỏ (vài tháng) đến người tuổi cao, nhưng động kinh thường khởi đầu ở tuổi trẻ (dưới 20 tuổi). - Là 1 bịnh phổ biến ở nhiều nước, khoảng 0,5-2% dân số hoặc có từ 1-5 người bị động kinh trên 1000 dân. Theo sách Tâm Thần học của Kecbicôp. - Cũng gọi là Điên Giản, Văn Chi, Dương Giản Phong. Phân Loại Tổ chức Y tế Thế Giới từ năm 1981 đã đưa ra bảng phân loại động kinh mà cho đến nay vẫn đang được dùng: 1- Phân loại theo cơn động kinh + Cơn động kinh cục bộ hoặc động kinh ổ: cơn cục bộ đơn thuần (cảm giác, vận động, thực vật, tâm thần), cơn cục bộ phức tạp (cơn tâm thần vận động hoặc cơn thùy thái dương), cơn cục bộ toàn hóa. + Cơn toàn bộ nguyên phát: cơn cứng giật (cơn lớn), cơn trương lực, cơn vắng ý thức không điển hình, cơn giật cơ, cơn mất trương lực, cơn co gấp trẻ nhỏ. + Động kinh trạng thái: thể cứng giật dưới dạng vắng ý thức, cơn cục bộ liên tục Kejewnikev. + Thể hồi quy: tản phát, chu kỳ, phản xạ (giật cơ ánh sáng, cảm giác bản thể do âm nhạc, động kinh khi đọc). 2- Phân loại theo nguyên nhân. + Động kinh nguyên phát (vô căn): không tìm được tổn thương thực thể của não trong tiền sử và hiện tại. + Động kinh triệu chứng (thứ phát): có các tổn thương thực thể khu trú ở não. 3- Phân loại theo điện não đồ. + Loại cơn phóng điện cực phát, đồng thời, đối xứng, lan tỏa 2 bên, tương ứng với động kinh nguyên phát cơn lớn cơn nhỏ. + Loại cơn phóng điện khu trú 1 diện giới hạn vỏ não, có hoặc không lan tỏa đến các phần còn lại của não, tương ứng với 1 tập hợp các cơ, gọi là động kinh khu trú, động kinh ổ, động kinh cục bộ. - Sách ‘ Chẩn Đoán Tật Bịnh Châm Cứu Trị Liệu Khái Yếu’ chia chứng Giản thành 2 loại lớn là Dương giản và Aâm giản. Ngoài ra, dựa theo chứng trạng, đặc biệt là theo tiếng kêu phát ra khi lên cơn động kinh, sách này chia ra 5 loại, ứng với 5 tạng. 1- Mã giản: há miệng, lắc đầu, kêu như ngực hí (Tâm) 2- Ngưu giản: Mắt trợn ngược, bụng trướng, kêu như trâu rống (Tỳ) 3- Trư giản: Sùi bọt mép, tiếng kêu như heo (Thận) 4- Kê Giản: đầu lắc, thân người cong lên, kêu như gà (Can) 5- Dương giản: mắt trợn ngược, lưỡi thè ra, kêu như Dê (Phế) Nguyên Nhân a- Theo YHHĐ ( sách Bách Khoa Thư - Bịnh Học): 1- Do chấn thương sọ não: cơn động kinh đầu tiên thường xẩy ra trong vòng 5 năm sau chấn thương, rất hiếm gặp sau 10 năm. 2- Do u não: Theo Brissaud E thì 50% u não có động kinh. Phần lớn các u này ở trên lều. 3- Do tai biến mạch máu não: Theo Merritt H thì 15% xuất huyết não, 7% lấp mạch do xơ mỡ, 15% xuất huyết dưới màng nhện có động kinh. Theo Pertuiset thì 155/222 trường hợp dị dạng não có động kinh. 4- Do nhiễm khuẩn nội sọ: Theo Bonnal 26% các áp xe não có động kinh. Ngoài ra thường gặp động kinh ở giai đoạn cấp của não, màng não, bị nấm, động mạch não viêm tắc. - Do di truyền : Lennox (1975) điều tra trên 20.000 người có quan hệ họ hàng gần với người bịnh thấy có 4.231 ngưới bị động kinh vô căn. Trên 95 cặp sinh đôi dị hợp tử, tỉ lệ cả 2 bị động kinh là 14,5%. - Do các nguyên nhân khác: + Do rối loạn chuyển hóa: Hạ đường huyết, hạ calci huyết, thiếu Pyridoxin (B6), rối loạn nước, điện giải. + Do các bịnh nội khoa: Tim suy, thận suy, Urê cao, ngộ độc các loại. + Do ấu trùng sán gạo heo khu trú vào não (nhất là ở VN). b- Nguyên nhân theo YHCT - Sách ‘ Lâm Chứng Chỉ Nam Y Aùn’ ghi:” Bịnh Giản hoặc do kinh sợ, hoặc do ăn uống không điều độ hoặc do khi còn ở trong thai đã bị động kinh làm cho tạng khí không bình thường, kinh mạch không điều hòa, biểu hiện bằng đờm tích, quyết khí nội phong, hôn mê. Khi khí thông thì tự khỏi”. - Sách Nội Khoa Học của Thượng Hải và Thành Đô đều cho là do kinh sợ, ăn uống không điều hòa làm cho tạng phủ bị rối loạn dẫn đến đờm bị tích tụ, nội phong gây ra bịnh. - Sách Châm Cứu Học Giảng Nghĩa ghi: Bịnh do tiên thiên (ở trẻ nhỏ) hoặc thấy tụ lại ở Tỳ Vị thành đờm hoặc bị kinh sợ, Can uất không thông, dương bốc lên gây ra phong động, đàm che lấp thanh khiếu gây ra bịnh. - Sách Châm Cứu Học Thượng Hải ghi: ‘ Bịnh thường do Can Thận bất túc, làm cho Can phong nội động, đàm nghịch lên trên, kinh khí bị xáo trộn, thanh khiếu bị che lấp gây ra bịnh.’ Cơ Chế Sinh Bịnh Sách Nội khoa Học T.Hải và T. Đô giải thích như sau: Bịnh động kinh phần lớn do tạng phủ mất quân bình, chủ yếu ở Can Tỳ Thận và ảnh hưởng đến tạng Tâm gây ra. Kinh sợ hại đến Can Thận, Can Thận suy yếu, không liễm được dương, dương bốc lên sinh ra nhiệt. Nhiệt sinh phong làm cho Can phong nội động, hoặc do nhiệt nung nấu tân dịch gây thành đàm, hoặc do ăn uống không đều làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, không sinh đủ các chất tinh hoa (Dưỡng trấp), đàm trọc tụ lại. Khi tình chí bị uất kết hoặc lai động quá sức làm cho khí nghịch lên hoặc Can phong hợp với đàm nhiễu lên gây ra trở ngại kinh lạc và Tâm khiếu, gây ra bịnh, hoặc do bẩm thụ tiên thiên gây ra, nhất là ở trẻ nhỏ. - Sách YHC Mục ghi: ‘ Bịnh động kinh do tà nghịch lên phía trên làm cho mạch đạo bị bế tắc, khổng khiếu không thông, tai nghe không rõ, mắt nhìn không thấy, chóng mặt hôn mê.’ Triệu Chứng Lâm Sàng a- Theo YHHĐ ( Sách Tâm Thần Học và Sổ Tay Y Học Thường Thức) Trên lâm sàng thường gặp 3 loại động kinh sau: 1- Cơn Động Kinh Toàn Thể (Cơn Lớn) Vài giờ hoặc vài ngày trước đã có 1 số dấu hiệu (tiền triệu) như cơn đau nửa đầu, cơn đau dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp tim, tính tình thay đổi, trầm cảm, run Ngay trước khi bắt đầu lên cơn, có 1 số dấu hiệu báo trước như chớp mắt nhiều, nghiến răng hoặc cảm giác như kiến bò, cảm giác phỏng, cảm giác như có gió thổi qua người, hoặc hoa mắt, mắt nổi đom đóm, tai ù, tai nghe tiếng chuông, mũi ngửi mùi khét, lưỡi có vị khó chịu, hắt hơi, hồi hộp, ngực đau tức, muốn ói, ói hoặc lo lắng, giận dữ, mơ mộng Một cơn động kinh thường xuất hiện với 3 giai đoạn: - Giai đoạn cường: Thường bắt đầu bằng 1 tiếng kêu rồi ngã ngay xuống đất bất tỉnh, chân tay cứng đờ, lồng ngực và cơ hoành giữ yên, không thở trong vài giây, mắt thâm tím do ngạt, hàm cắn chặt, răng nghiến lại. Giai đoạn này trung bình dài 30 giây. - Giai đoạn giật: người bịnh bất ngờ co giật, nhịp nhàng, cơn giật ngày càng mạnh và thưa hơn, lưỡi thè ra và dễ bị cắn môi và mặt trong má cũng có thể bị cắn chảy máu. Các cơ mặt cũng bị co giật, nước miếng tiết ra nhiều dưới dạng sủi bọt. Các cơ vòng dãn ra, vì vậy hay đái ra quần. Giai đaọn này dài 2-3 phút và kết thúc bằng 1 tiếng rên, thở sâu và thư giãn. - Giai đoạn hôn mê: nằm yên, thư giãn, mất cảmm giác và ý thức, mặt đỡ tím dần, có cảm tưởng là người bịnh ngủ say. Giai đoạn này dài từ 15 phút tới vài giờ. Sau đó, ý thức trở lại dần, lúc đã tỉnh đa số người bịnh vẫn có ý thức u ám, cơ thể đau nhức và không nhớ gì về cơn đã xẩy ra. - Sau cơn: Có thể những dấu hiệu liệt, bán liệt, co cứng, mất cảm giác hoặc giảm cảm giác, nhìn kém nghe giảm, ói mửa, khó thở, Albumin/niệu trạng thái tâm thần u ám, hay giận dữ có thể bỏ nhà ra đi và sau đó cũng không nhớ rõ sự việc gì hết. - Nhịp các cơn: Cơn hay xẩy ra ban đêm nhiều hơn, các cơn ban ngày cũng thường hay xuất hiện buổi sáng sớm nhiều hơn. Nhịp cơn thay đổi tùy mức độ nặng nhẹ. Lúc đầu thưa, 1 năm 2-3 cơn, sau đó dầy dần: hàng tháng hoặc hàng ngày, có những đợt nghỉ. Cơn dầy thì người bịnh bị loạn thần. 2- Cơn Động Kinh Nhỏ. Thường là loại động kinh vô căn, hay gặp ở trẻ nhỏ. Đặc điểm là có những cơn vắng, những cơn co giật hoặc những cơn vô lực. Thời gian mỗi cơn không quá 30 giây nhưng xẩy ra nhiều lần trong ngày. - Loại cơn vắng: là 1 biểu hiện của động kinh vô căn. Mất ý thức chốc lát trong 15_30 giây, trong khi đó, người bịnh ngừng mọi hoạt động nhưng các động tác tự động đơn giản thì vẫn còn, ví dụ như tiếp tục đi Người bịnh không biết và nhớ gì về cơn vắng. Cơn vắng bắt đầu và chấm dứt đột ngột, không có gì báo trước. Người bịnh không bị ngã. - Loại co giật cơ: Trong 3% cơn bé thấy có những co cứng cơ từng phần với những động tác của đầu và chi trên, ít khi mất ý thức. - Thể vô lực: Trong 15% trường hợp người bịnh đột nhiên mất trương lực cơ, đánh rơi vật đang cầm trong tay, ngã khụy xuống trong khi ý thức vẫn tỉnh, và chỉ kéo dài 30 giây- 1 phút. 3- Cơn Động Kinh Cục Bộ (Bravais Jacksen) Không có động kinh toàn thân mà chỉ có co giật, thường bắt đầu ở ngón tay cái, ngón chân cái rồi lan rộng thêm đến các vùng chung quanh. Thường ý thức vẫn còn, thời gian cơn ngắn chỉ vài phút. b- Theo YHCT Sách Nội Khoa Học Thành Đô và Thượng Hải đều giới thiệu 2 thể loại Giản chứng (động kinh) như sau: [...]... có sóng động kinh Chẩn đoán: động kinh thể Can (Can Giản) Điều trị: bình can, trấn kinh, an thần Châm Bá Hội, Cưu Vĩ, Yêu Kỳ, Giáp Tích D9-D12 (châm luồn kim) châm bình bổ bình tả Ngày châm 1 lần Sau 1 tháng (29-6-1985 đến đầu tháng 8-1985) không lên cơn động kinh nữa Ngày 23-9-1985 cho xuất viện + Y Án Động Kinh Vô Căn (Trích trong Tạp Chí Đông Y số 161/1979) “ Hồ Văn Y, 23 tuổi, bị động kinh từ 3 tuổi,... Dương lăng tuyền (h hội của cân) để thư giãn, Tam âm giao để điều khí ở kinh âm ở chân, Bá hội để tỉnh não, Tâm du để an thần, Can du để bình Can, tức phong - Bộc tham, Kim môn (trị mã giản) (Giáp Ất Kinh) - Thiên tĩnh, Thiếu hải hoặc Cân súc, Khúc cốt, Âm cốc, Hành gian (Thiên Kim Phương) - Thân mạch, Hậu khê, Tiền cốc (Tư Sinh Kinh) - Dũng tuyền, Tâm du, Túc tam lý, Cưu vĩ, Trung quản, Thiếu thương,... uống 8-12g CHÂM CỨU TRỊ ĐỘNG KINH - Sách CCT Hải: khai khiếu, hóa đờm, bình can, tức phong Thường dùng Phong phủ, Phong trì, Nhân trung, Đại chùy, Yêu kỳ Nếu cơn nặng: + Phát vào ban ngày thêm Thân mạch, Nội quan (Gian sử), Thần môn (Thông lý) + Phát vào ban đêm thêm Chiếu hải, Nội quan(Giản sử), Thần môn (Thông lý) Nếu cơn nhẹ: thêm Nội quan, Thần môn, Thần đình Động kinh cục bộ thêm Hợp cốc, Thái... Cưu Vĩ, Dương Lăng Tuyền, Thái Xung, Phong Long, Thân Mạch, Chiếu Hải, Bá Hội, Tam Aâm Giao, Yêu Kỳ Ghi Chú: Phát cơn ban ngày châm Thân Mạch Phát cơn ban đêm châm Chiếu Hải CÁC Y ÁN VỀ ĐỘNG KINH + Y Án Cơn Động Kinh Lớn (Trích trong Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn) “ Hiệp, nữ, 7 tuổi, khám bịnh ngày 27/3/1982 Mỗi năm vào mùa xuân đều phát cơn ngã lăn ra bất tỉnh, đờm dãi trào ra... mỗi lần 10 viên Uống liền 2 tuần thì không còn co giật nữa Sau đó cho uống mỗi lần 6 viên Một năm rưỡi sau không thấy tái phát + Y Án Động Kinh Thể Can Hỏa Đờm Nhiệt (Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng) “ Bạch X, nữ, 32 tuổi, khám ngày 5-4-1969, đã bị động kinh hơn 10 năm Trước khi lên cơn thường rú lên như Heo Dê kêu, sau đó bị hôn mê, ngã xuống miệng sùi bọt trắng, 2 mắt trợn ngược, chân tay... đờm tuyên khiếu, tức phong chỉ kinh Cho dùng bài Tức phong định Giản thang gia vị (Trần Bì, Sài Hồ, Hoàng Cầm đều 4g, Bán Hạ, Nam Tinh, Hóa Bì, Bạch Truật, Can Khương đều 8g, đương quy, Câu Đằng, Đảng Sâm đều 12g Thanh đại Lô Hội đều 2g, Chích Kỳ 20g- Sắc uống, ngày 1 thang Uống tất cả 50 thang, bịnh hết, khỏe mạnh như thường Theo dõi 10 năm không thấy tái phát + Y Án Động Kinh Do Can Hỏa Vượng (Trích... thấy người không tỉnh táo, hôn mê, ngã lăn ra đất, chân tay co giật, miệng sùi bọt Từ đó về sau có ngày lên cơn động kinh đến 10 lần Thường thấy đầu bị thương do ngã, răng cửa gãy hết, bịnh nhân rất đau khổ, gia đình phải chịu gánh nặng đã nhiều năm, chẩn đoán lâm sàng là bịnh động kinh, đã Điều trị dài ngày ở địa phương chưa thấy có kết quả Trước khi tới khám lần này, bịnh nhi lên cơn, bât ngờ ngã... Tu 4g để tăng chính khí Cho uống liên tục 20 thang, các triệu chứng đều hết, bịnh khỏi Theo dõi 5 năm không thấy tái phát.’ + Y Án Động Kinh Do Hàn Uất Hóa Nhiệt (Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng) “ Sái X, nam, 25 tuổi, khám bịnh ngày 6-9- 1978, bị động kinh đã 9 năm, chữa trị bằng nhiều cách nhưng chưa có kết quả Trước khi đến khám, ngày nào cũng uống Dilantin, nhưng cứ khoảng 10-20 ngày... thang nữa và khuyên nên kiên trì uống liên tục Uống hết thuốc, bịnh khỏi, theo dõi gần 2 năm không thấy tái phát.’ + Y Án Động Kinh Thể Can Giản (Trích trong Tạp Chí Đông Y số 197/1986) “ Nguyễn X, 13 tuổi, đẻ đủ tháng nhưng phải can thiệp bằng Phorcep, lúc 10 tuổi xuất hiện động kinh Mỗi tháng lên cơn 2 lần, co giật chân tay trái, mắt trợn, tinh thần bình thường, sắc da nhuận, thể lực trung bình, không... cơn có thể châm hoặc cứu Quan nguyên, Thái khê Ý Nghĩa: Bịnh động kinh chủ yếu do phong động, đàm nhiễu, âm dương nghịch loạn, thần minh bị che lấp gây nên, vì vậy dùng Phong trì, Phong phủ, Đại chùy để thanh tiết phong dương, định thần, tỉnh não Thêm Nhân trung để điều tiết khí âm dương, khai khiếu, giải co giật Yêu kỳ là huyệt theo kinh nghiệm của người xưa dùng chữa chứng giản, phát bịnh vào ban . chứng học của Động Kinh. - Năm 1580 Rolando mô tả động kinh cơn quay. - Cuối thế kỷ 20, Hughlings Jacksen (1874 - 1911) lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về động kinh: Động kinh là 1 cơn kịch. từ năm 1981 đã đưa ra bảng phân loại động kinh mà cho đến nay vẫn đang được dùng: 1- Phân loại theo cơn động kinh + Cơn động kinh cục bộ hoặc động kinh ổ: cơn cục bộ đơn thuần (cảm giác, vận. nhện có động kinh. Theo Pertuiset thì 155/222 trường hợp dị dạng não có động kinh. 4- Do nhiễm khuẩn nội sọ: Theo Bonnal 26% các áp xe não có động kinh. Ngoài ra thường gặp động kinh ở giai

Ngày đăng: 03/05/2014, 20:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w