Đề tài luận văn “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI AGRIBANK PHÚ MỸ HƯNG” tập trung phân tích và đánh giá thực trạng, xác định
Trang 1KHÓA LUẬN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN HÀNG NHẬP THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI AGRIBANK PHÚ MỸ HƯNG
Giảng viên hướng dẫn: Th.S BÙI ĐỨC NHÃ
MSSV: Bold size 14, in hoa
Khóa: Bold size 14, in hoa
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
Trang 2KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN HÀNG NHẬP THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI AGRIBANK PHÚ MỸ HƯNG
Giảng viên hướng dẫn: Th.S BÙI ĐỨC NHÃ
Khóa: Bold size 14, in hoa
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2014
Trang 3Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường đại học Tôn Đức Thắng, các Thầy Cô khoa Tài chính – Ngân hàng đã tận tình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình em học tập tại trường
Em xin chân thành cảm ơn Thầy GVHD đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em nghiên cứu đề tài và hoàn thành khóa luận này
Ngoài ra, em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Phú Mỹ Hưng cùng tất cả các anh chị các phòng ban, đặc biệt là Bộ phận Thanh toán quốc tế đã tạo những điều kiện thuận lợi, hướng dẫn và giúp đỡ em suốt quá trình thực tập
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng chắc chắn Báo cáo thực tập này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của quý Thầy Cô
Cuối cùng, em xin chúc quý Thầy Cô, tập thể các anh chị trong Chi nhánh nói chung và Bộ phận Thanh toán quốc tế nói riêng dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc
Em xin chân thành cảm ơn
Tp Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 7 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Lương Mai Thy
Trang 4CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Th.S Bùi Đức Nhã Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung luận văn của mình Trường đại học Tôn Đức Thắng không liên quan
đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có)
TP Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 7 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Lương Mai Thy
Trang 5
Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng 7 năm 2014
Xác nhận của GVHD
Trang 6
Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng 7 năm 2014
Xác nhận của GVPB
Trang 7ngày càng quan trọng với kinh tế thế giới Trong xu thế đó, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển về hình thức và khối lượng giao dịch Ngoài những chính sách đúng đắn mang tầm vĩ mô của chính phủ, hệ thống ngân hàng thương mại – trung gian cho quá trình thanh toán, cũng góp phần thúc đẩy, hỗ trợ việc hoạt động thương mại giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước diễn ra an toàn và nhanh chóng
Thanh toán quốc tế có nhiều hình thức khác nhau thông qua hệ thống ngân hàng như: Nhờ thu (Collection), chuyển tiền (T/T), nhưng phổ biến hơn cả là tín dụng chứng từ (L/C) Hình thức này hiện đang được áp dụng cho hầu hết các hợp đồng thương mại nhờ vào đặc tính an toàn và ưu việt của nó Vì thế, cùng với sự phát triển của quy mô xuất nhập khẩu, tín dụng chứng từ ngày càng trở nên quan trọng Và do
đó, tín dụng chứng từ cũng trở nên phức tạp và đa dạng hơn Vậy nên việc đào sâu nghiên cứu về cách thức ngân hàng tổ chức thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ là rất quan trọng Điều này không những giúp sinh viên trau dồi và củng cố kiến thức mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện cho phương thức thanh toán quốc tế này
Đề tài luận văn “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI AGRIBANK PHÚ MỸ HƯNG” tập trung phân tích và đánh giá thực trạng, xác định những nguyên nhân hạn chế đối với hoạt động thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Phú Mỹ Hưng Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Agribank Phú Mỹ Hưng Tổng quát, hướng tiếp cận với đối tượng nghiên cứu là đi sâu tìm hiểu các quy trình lý thuyết và quy trình thực tế trong việc thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ, các thông lệ, tập quán quốc tế áp dụng tại Bộ phận Thanh toán
Trang 8thanh toán hàng nhập bằng L/C được phân tích và tổng hợp
Sau quá trình nghiên cứu, luận văn đạt được một số kết quả sau:
- Đánh giá khách quan thực trạng thanh toán hàng nhập bằng tín dụng thư tại Agribank Phú Mỹ Hưng trong giai đoạn 2011 – 2013
- Tìm ra những điểm mạnh cũng như những hạn chế còn tồn đọng và những yếu
tố liên quan, nguyên nhân của những tồn tại đó
- Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh toán hàng nhập bằng tín dụng thư tại chi nhánh Agribank Phú Mỹ Hưng
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH v
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1
1.1 Giới thiệu về thanh toán quốc tế 1
1.1.1 Khái niệm TTQT 1
1.1.3 Các phương thức TTQT 3
1.2 Khái niệm về tín dụng chứng từ 4
1.3.Giới thiệu chung về bộ tập quán điều chỉnh phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 8
1.3.1 Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Custom and Practice for Document Credits - UCP) 8
1.3.2 Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng theo L/C (Uniform Rules for Bank – to – Bank Reimboursement under Documentary Credit – URR) 9
1.3.3 Quy tắc thực hành về tín dụng dự phòng quốc tế (International Standby Practices – ISP) 10
1.3.4 Tập quán tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng (International Standard Banking Practice for the Examination of Document under Document Credits – ISBP) 10
1.3.5 Các điều kiện thương mại trong thanh toán quốc tế (Incoterms) 10
1.3.6 Các văn bản pháp lý khác .10
1.4 Bộ chứng từ trong TTQT 10
1.4.1 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) 10
1.4.2 Vận đơn đường biển (Bill of Lading) .12
1.4.3 Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed Packing List) 14
1.4.4 Chứng từ bảo hiểm (Insurance Document) .15
1.4.5 Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) 15
Trang 10KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .17
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN AGRIBANK VÀ SƠ LƯỢC VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH PHÚ MỸ HƯNG 18
2.1 Tổng quan về Agribank 18
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 18
2.1.2 Hệ thống tổ chức 19
2.1.3 Mạng lưới chi nhánh 20
2.1.4 Thành tựu đạt được 20
2.2 Sơ lược về Agribank chi nhánh Phú Mỹ Hưng 21
2.2.1 Giới thiệu về Agribank chi nhánh Phú Mỹ Hưng 21
2.2.2 Sơ đồ tổ chức và chức năng các phòng ban tại chi nhánh Phú Mỹ Hưng .22
2.2.3 Nhiệm vụ của Agribank Phú Mỹ Hưng 24
2.2.4 Sơ lược kết quả kinh doanh tại chi nhánh Phú Mỹ Hưng 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .28
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH PHÚ MỸ HƯNG 29
3.1 Giới thiệu về bộ phận thanh toán quốc tế tại chi nhánh Phú Mỹ Hưng 29
3.1.1 Cơ cấu của bộ phận TTQT tại chi nhánh Phú Mỹ Hưng 29
3.1.2 Qui trình thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ .30
3.2 Thực trạng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ 39
3.2.2 Về doanh số L/C 46
3.2.3 Về L/C nhập khẩu: 50
3.3.1 Thống kê doanh thu theo quý 52
Trang 11nhánh PMH 58
3.4.1 Ưu điểm 58
3.4.2 Nhược điểm 60
3.4 Nhận xét về hoạt động TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh PMH trong giai đoạn 2011 - 2013 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .62
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH PHÚ MỸ HƯNG 63
4.1 Định hướng chiến lược: 63
4.1.1 Chiến lược SO 66
4.1.2 Chiến lược SW 67
4.1.3 Chiến lược ST 67
4.1.4 Chiến lược WO 68
4.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại Agribank chi nhánh Phú Mỹ Hưng .68
4.2.1 Xây dựng hình ảnh Agribank Phú Mỹ Hưng chuyên nghiệp, luôn cập nhật kịp thời những thay đổi trong hoạt động TTQT trên thế giới 68
4.2.2 Luôn chú trọng, đề cao vai trò tư vấn trong hoạt động TTQT tại Agribank Phú Mỹ Hưng 69
4.2.3 Thống nhất cách xử lý với một số rủi ro thường gặp 69
4.2.4 Chính sách quảng cáo .70
4.2.5 Xây dựng kênh thông tin có hiệu quả 70
4.2.6 Xây dựng chính sách ưu đãi hấp dẫn hơn theo từng đối tượng khách hàng .71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .72
Trang 13LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động thương mại quốc tế đóng vai trò ngày càng quan trọng với kinh tế thế giới Trong xu thế đó, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển về hình thức và khối lượng giao dịch Những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tuy có giảm sút nhưng vẫn ở mức cao Để đạt được điều đó, ngoài những chính sách đúng đắn mang tầm vĩ mô của chính phủ, phải kế đến một phần công sức không nhỏ của hệ thống ngân hàng thương mại – trung gian cho quá trình thanh toán, góp phần thúc đẩy, hỗ trợ việc hoạt động thương mại giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước diễn ra an toàn và nhanh chóng Thanh toán quốc tế có nhiều hình thức khác nhau thông qua hệ thống ngân hàng như: Nhờ thu (Collection), chuyển tiền (T/T), nhưng phổ biến hơn cả là tín dụng chứng từ (L/C) Hình thức này hiện đang được áp dụng cho hầu hết các hợp đồng thương mại nhờ vào đặc tính an toàn và ưu việt của nó Vì thế, cùng với sự phát triển của quy mô xuất nhập khẩu, tín dụng chứng từ ngày càng trở nên quan trọng Và do
đó, tín dụng chứng từ cũng trở nên phức tạp và đa dạng hơn
Vậy nên việc đào sâu nghiên cứu về cách thức ngân hàng tổ chức thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ là rất quan trọng Điều này không những giúp sinh viên trau dồi và củng cố kiến thức mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển
và hoàn thiện cho phương thức thanh toán quốc tế này
Từ thực tế trên, em đã quyết định chọn đề tài “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI AGRIBANK PHÚ MỸ HƯNG” cho luận văn của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
- Phân tích và đánh giá thực trạng, xác định những nguyên nhân hạn chế đối với hoạt động thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Phú Mỹ Hưng
Trang 14- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Phú Mỹ Hưng
3 Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Mỹ Hưng giai đoạn 2011 – 2013
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này sử dụng tổng hợp các phương pháp quan sát, tổng hợp, phân tích,
so sánh Ngoài ra còn sử dụng các bảng biểu, đồ thị để minh họa làm sáng tỏ thêm các vấn đề nghiên cứu
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về tín dụng chứng từ
Chương 2: Giới thiệu tổng quan Agribank và sơ lược về Agribank Phú Mỹ Hưng
Chương 3: Thực trạng thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Agribank Phú mỹ Hưng
Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại Agribank Phú Mỹ Hưng
Trang 15DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn
Eximbank Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập
khẩu Việt Nam
HD Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển
nhà Thành phố Hồ Chí Minh
Incoterm Các điều kiện thương mại trong thanh toán
quốc tế IPCAS (The modernization of
Interbank Payment and Customer
L/C (Letter of Credit) Thư tín dụng
Maritime Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải
Việt Nam
NH NNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn
Trang 16SWIFT (Society for Worldwide
Interbank and Financial
UCP Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng
chứng từ
URR Quy tắc thống nhất và hoàn trả tiền giữa các
Ngân hàng
Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam
Trang 17DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
Bảng:
Bảng 2.1 Tổng kết doanh thu tại chi nhánh Phú Mỹ Hưng giai đoạn 2011 –
2013 26
Bảng 2.2 Tổng kết chi phí tại chi nhánh Phú Mỹ Hưng giai đoạn 2011 – 2013 26 Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh tại chi nhánh Phú Mỹ Hưng giai đoạn 2011 – 2013 27
Bảng 3.1 Cơ cấu giá trị thanh toán theo từng phương thức tại Agribank Phú Mỹ Hưng 46
Bảng 3.2 Cơ cấu số lượng hồ sơ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tại Agribank Phú Mỹ Hưng 48
Bảng 3.3 Giá trị thanh toán bằng L/C trong nhập khẩu và xuất khẩu 49
Bảng 3.4 Giá trị thanh toán hàng nhập khẩu theo hình thức thanh toán 51
Bảng 3.5 Doanh thu từ phí TTQT qua các quý giai đoạn 2011 – 2013 tại chi nhánh Phú Mỹ Hưng 52
Bảng 3.6 Thống kê biểu phí thanh toán hàn nhập khẩu bằng L/C 54
Bảng 4.1 Phân tích SWOT 64
Hình: Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức tại Agribank Việt Nam 19
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức tại Agribank Phú Mỹ Hưng 22
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ phận TTQT tại Agribank Phú Mỹ Hưng 29
Hình 3.2 Quy trình TTQT thep phương thức tín dụng chứng từ .30
Hình 3.3 Các bước chính trong quy trình thực hiện 31
Biểu đồ: Biểu đồ 3.1 Cơ cấu giá trị thanh toán theo từng phương thức .47
Biểu đồ 3.2 Cơ cấu số lượng hồ sơ theo từng phương thức thanh toán 48
Biểu đồ 3.3 Cơ cấu giá trị thanh toán thep phương thức L/C 50
Biểu đồ 3.4 Cơ cấu L/C nhập khẩu theo hình thức thanh toán 51
Trang 18CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1 Giới thiệu về thanh toán quốc tế
1.1.1 Khái niệm TTQT
Từ xa xưa, khi các quốc gia có chủ quyền được hình thành theo tiến trình lịch
sử nhân loại, bao giờ cũng có những mối quan hệ nhất định với phần còn lại của thế giới Để tồn tại và phát triển, mỗi quốc gia luôn có các mối quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ với các quốc gia khác Sự ra đời và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế đã thúc đẩy quá trình phát triển các quan hệ chính trị, văn hóa và xã hội giữa các quốc gia Chính sự phát triển các mối quan hệ đó tác động ngược lại làm cho quan hệ kinh
tế quốc tế ngày càng phát triển Các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội giữa từng quốc gia với phần còn lại của thế giới đã làm nảy sinh các quan hệ thanh toán quốc tế (chi trả hoặc thu nhận từ các chủ thể ngoài nước)
Ngày nay, với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa về kinh tế, các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội giữa các quốc gia phát triển với quy mô chưa từng có và ngày càng đa dạng nên hoạt động thanh toán quốc tế cũng trở nên ngày càng phức tạp hơn, quy mô hơn Tuy nhiên hoạt động, thanh toán quốc tế cũng hàm chứa nhiều rủi ro do tính không thống nhất về luật pháp, thói quen và tâm lý giữa các vùng, miền
và các quốc gia Do đó, không thể tiến hành giao dịch trực tiếp mà nhất thiết phải thông qua các tổ chức trung gian là các ngân hàng thương mại cùng với mạng lưới hoạt động khắp nơi trên thế giới
“Thanh toán” tức là việc xảy ra khi người bán và người mua ký kết hợp đồng với nhau, người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng và người mua sẽ thanh toán đủ tiền hàng Mặt khác, “quốc tế” nói lên sự liên hệ giữa người mua và người bán thuộc hai quốc gia khác nhau Vì mang tính quốc tế, tức là sự liên hệ giữa các quốc gia khác nhau nên việc thanh toán giữa người bán và người mua cần phải có sự trợ giúp của
hệ thống ngân hàng để thuận tiện cho việc ký kết hợp đồng và mua bán hàng hóa
Trang 19Như vậy, thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từ hoạt động mậu dịch và phí mậu dịch giữa các cá nhân, tổ chức tại quốc gia này với các cá nhân, tổ chức quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng
1.1.2 Vai trò TTQT
Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại
Thanh toán quốc tế là khâu then chốt, cuối cùng để khép kín một chu trình mua bán hàng hóa hoặc trao đổi dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhận thuộc các quốc gia khác nhau Hoạt động TTQT đã đẩy mạnh tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập nhập hóa của các nước trên thế giới
TTQT thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển Việc tổ chức TTQT được tiến hành nhanh chóng, chính xác sẽ làm cho các nhà sản xuất yên tâm và đẩu mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của mình, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt là hoạt động ngoại thương
Tóm lại, TTQT tốt sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hóa
Đối với hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại
Đối với hoạt động của ngân hàng, TTQT không chỉ thuần túy là hoạt động dịch
vụ mà còn được coi là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM
Trước hết, hoạt động TTQT giúp ngân hàng thu hút thêm được khách hàng có nhu cầu giao dịch quốc tế Trên cơ sở đó, ngân hàng phát triển thêm quy mô, tăng thêm nguồn thu, tăng khả năng cạnh tranh
Thông qua hoạt động TTQT, ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng được nguồn vốn huy động tạm thời do quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân có quan hệ TTQT qua ngân hàng
Ngoài ra, hoạt động TTQT còn giúp ngân hàng thu được nguồn ngoại tệ lớn Từ
đó, ngân hàng có thể phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác
Trang 20Hoạt động TTQT giúp ngân hàng tăng tính thanh khoản thông qua lượng tiền
ký quỹ Mức ký quỹ phụ thuộc vào độ tin cậy, an toàn của từng khách hàng cụ thể
Về tổng thể, các khoản ký quỹ này phát sinh một cách thường xuyên và ổn định Vì vậy, trong thời gian chờ đợi thanh toán, ngân hàng có thể dùng các khoản này để hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết, thậm chí có thể sử dụng để kinh doanh, đầu tư ngắn hạn
để kiếm lời
Hơn thế nữa, hoạt động TTQT còn giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở nâng cao uy tín của ngân hàng
1.1.3 Các phương thức TTQT
1.1.3.1 Phương thức chuyển tiền bằng điện
Đây là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…) ủy nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định chuyển cho người khác (người bán, người xuât khẩu…) trong một thời gian nhất định
1.1.3.4 Phương thức thanh toán ghi sổ
Là phương thức thanh toán trong đó tổ chức xuất khẩu khi xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì ghi nợ cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ riêng của mình và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện trong từng thời kỳ nhất định (hàng quý, hàng tháng…)
Trang 211.1.3.5 Phương thức giao chứng từ nhận tiền ngay
Là phương thức thanh toán trong đó tổ chức nhập khẩu trên cơ sở hợp đồng mua bán yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở cho mình một tài khoản ủy thác (Trust Account) để thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy
đủ chứng từ theo đúng thỏa thuận
1.2 Khái niệm về tín dụng chứng từ
1.2.1 Khái niệm thư tín dụng (Letter of Credit)
Thư tín dụng là một văn bản, do một ngân hàng lập, trên cơ sở yêu cầu của khách hàng; trong đó ngân hàng này cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ phù hợp với nội dung thư tín dụng
1.2.2 Nội dung chủ yếu của thư tín dụng:
- Loại L/C (Form of Documentary Credit)
- Số hiệu của L/C (Documentary Credit Number)
- Ngày mở L/C (Date of Issue)
- Ngày và nơi hết hạn hiệu lực (Date and Place of Expiry)
- Tên và địa chỉ của các bên liên quan:
Ngân hàng phát hành (Issuing Bank)
Người làm đơn (Applicant)
Người thụ hưởng (Beneficiary)
Ngân hàng thông báo (Advising Bank)
Ngân hàng thanh toán (nếu có)
Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank) (nếu có)
- Số tiền và đơn vị tiền (Amount, Currency Code)
- Thời hạn trả tiền của L/C (Date of Paying)
- Nội dung liên quan đến hàng hóa: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì,…
- Nội dung về vận chuyển, giao nhận hàng hóa: điều kiện về cơ sở giao hàng (FOB, CIF…), nơi gửi hàng, nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng…
Trang 22- Các chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình: Thông thường bộ chứng từ gồm có:
Hối phiếu thương mại (Commercial Bill of Exchange)
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Vận đơn (Bill of Lading)
Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy)
Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
Chứng nhận trọng lượng, chất lượng (Certificate of Quantity/Quality)
Phiếu chi tiết đóng gói (Detailed Packing List)
- Cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành
1.2.3 Phân loại thư tín dụng
- Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): Là thư tín dụng mà người
mở co quyền yêu cần ngân hàng mở sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ thư tín dụng
mà không cần sự chấp thuận của người thụ hưởng Tuy nhiên việc đó phải diễn
ra trước khi thư tín dụng được thanh toán
- Thư dụng dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): Là loại thư tín dụng
mà sau khi nó được mở, mọi việc liên quan đến vấn đề sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ngân hàng mở chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên có liên quan
- Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C) là thư tín dụng không hủy ngang được một ngân hàng khác có uy tín đảm bảo trả tiền cho người thụ hưởng, theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng đó Trong trường hợp ngân hàng mở không thanh toán được thì ngân hàng xác nhận sẽ thanh toán cho người thụ hưởng
- Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without Recourse L/C): là loại thư tín dụng không hủy ngang mà khi đã thanh toán cho người thụ hưởng, ngân hàng không được quyền đòi lại tiền trong bất kỳ tình huống nào
Trang 23- Thư tín dụng chuyển nhượng (Irrevocable Transferable L/C) là thư tín dụng không hủy ngang, người hưởng thứ nhất có quyền yêu cầu ngân hàng chuyển nhượng chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị L/C cho một hay nhiều người thụ hưởng thứ 2 Việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện một lần
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C) là loại thư tín dụng được mở ra trên cơ sở một thư tín dụng đã được mở ra trước đó Loại thư tín dụng này được sử dụng trong mua bán hàng qua trung gian
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) là loại thư tín dụng mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời gian hiệu lực, lại tự động có giá trị hiệu lực như cũ và được tiếp tục sử dụng sau một thời gian nhất định
Loại thư tín dụng này cần được chỉ rõ ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn và giá trị tối thiểu mỗi lần đó Đồng thời cũng nói rõ số dư hạn ngạch L/C dùng chưa hết lần trước có được hay không cộng dồn vào hạn ngạch L/C
ra một thư tín dụng đối ứng cho người mở thư tín dụng này” Đồng thời, bên
mở thư tín dụng đối ứng sẽ ghi “Thư tín dụng này đối ứng với thư tín dụng số
… mở ngày …, tại ngân hàng …” và thông báo kịp thời cho bên đối tác biết
- Thư tín dụng thanh toán dần (Deffered L/C) là loại thư tín dụng mà ngân hàng
mở sẽ được thanh toán dần trị giá thư tín dụng cho người hưởng lợi, theo tiến trình hòa thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa của họ đối với bên mua Loại thư tín dụng này thích hợp với các hợp đồng giao hàng từng phần
- Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause L/C) là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, thể hiện ở chỗ người yêu cầu mở cho phép người thụ hưởng được nhận một số tiền nhất định trong tổng số tiền của thư tín dụng đã mở,
Trang 24ngay cả khi người này còn chưa thực hiện nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa cho người mua
- Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C) là loại thư tín dụng được phát hành với mục đích bồi hoàn những thiệt hại cho người thụ hưởng nếu người mở vi phạm những điều khoản đã cam kết Do vậy thư tín dụng này không nhằm mục đích thanh toán như thư tín dụng bình thường
1.2.4 Đối tượng tham gia
- Người xin mở L/C: người mua, người nhập khẩu
- Người hưởng lợi: người bán, người xuất khẩu
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng: là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, ở nước người nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu và là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận, lựa chọn và được quy định trong hợp đồng ngoại thương
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng: là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, thông báo cho người xuất khẩu biết L/C đã mở Ngân hàng này có thể là chi nhánh hoặc đại lý của ngân hàng phát hành L/C
Ngoài các đối tượng chủ yếu trên: có thể có các ngân hàng khác tham gia phương thức thanh toán này:
- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cũng ngân hàng mở L/C bảo đảm việc trả tiền của người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở L/C không đủ khả năng thanh toán Ngân hàng này có thể là ngân hàng phát hành L/C hoặc một ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu
- Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Là ngân hàng được chỉ định trong tín dụng thư, cho phép ngân hàng đó thực hiện việc thanh toán, được chiết khấu, hoặc chấp nhận bộ chứng từ của người thụ hưởng phù hợpvới quy định của tín dụng thư
Tùy theo quy định của tín dụng thư mà tên gọi của ngân hàng này có thể là:
Ngân hàng được chỉ định thanh toán (Nominated Paying Bank)
Trang 25 Ngân hàng được chỉ định chiết khấu (Nominated Negotiating Bank)
Ngân hàng được chỉ định chấp nhận (Nominated Excepting Bank)
- Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank): Là ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy nhiệm thực hiện thanh toán giá trị tín dụng thư cho ngân hàng được chỉ định thanh toán hoặc chiết khấu Thông thường, ngân hàng này chỉ tham gia giao dịch trong trường hợp giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng được chỉ định không có quan hệ tài khoản trực tiếp với nhau
1.3 Giới thiệu chung về bộ tập quán điều chỉnh phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ
Hoạt động TTQT chịu sự điều chỉnh của luật pháp các nước có liên quan và các công ước quốc tế Quy trình thanh toán của các phương thức thanh toán L/C phức tạp
và vì thế, bên cạnh luật quốc gia và các công ước quốc tế có liên quan, nó còn chịu
sự điều chỉnh trực tiếp bởi các thông lệ và tập quán quốc tế chuyên biệt cho phương thức L/C
1.3.1 Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Custom
and Practice for Document Credits - UCP)
Phiên bản mới nhất là UCP 600 do Phòng Thương mại quốc tế (Intenational
Chamber of Commercial) ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/07/2007
1.3.1.1 UCP 500
Đây được coi là “luật” quốc tế về ngân hàng trong giao dịch chứng từ và được
áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới
Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho tất cả các tín dụng chứng từ, kể cả tín dụng dự phòng, nếu tín dụng thư có dẫn chiếu áp dụng quy tắc này Trừ khi tín dụng thư quy định khác, bản quy tắc ràng buộc tất cả các bên liên quan
1.3.1.2 UCP 600
Lý do chỉnh sửa UCP 500
- Nhằm giảm thiểu các tranh chấp trong giao dịch tín dụng chứng từ giữa các quốc gia do các điều khoản của UCP 500 không rõ ràng
Trang 26- Nhằm giảm thiểu chi phí cho các doanh nghiệp trong việc tranh cãi các chứng
từ không phù hợp với L/C
- Nhằm đơn giản hóa, giải thích rõ nghĩa các quy tắc của UCP 500
- Nhằm chuẩn hóa các điều khoản L/C phù hợp với thực tế trong giao dịch thương mại quốc tế
Những điều khoản thay đổi của UCP 600
- UCP 600 bao gồm 39 điều khoản và đã loại bỏ 8 điều khoản của UCP 500
- Các điều khoản giải thích rõ ràng, dễ hiểu
- Xác định rõ ràng về mối quan hệ giữa tín dụng thư và hợp đồng, trách nhiệm ngân hàng phát hành về tu chỉnh L/C
- Quy định tiêu chuẩn kiểm chứng từ, từ chối và thông báo chứng từ bất hợp lệ
- Quy định cụ thể các chứng từ liên quan đến vận tải, bảo hiểm
1.3.1.3 Bản phụ trương e-UCP (The supplement to the Uniform Custom and Practice for Document Credits for electronic presentation)
Phiên bản eUCP 1.1 được ICC ban hành kèm theo UCP 600 có hiệu lực từ ngày
nó là một bộ phận hợp nhất với UCP
1.3.2 Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng theo L/C (Uniform Rules
for Bank – to – Bank Reimboursement under Documentary Credit – URR)
Phiên bản mới nhất URR 725 do ICC ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/10/2008
URR quy định các vấn đề liên quan đến việc hoàn tiền giữa các ngân hàng theo phương thức tín dụng chứng từ URR 725 không mang tính chất bắt buốc, nó chỉ áp dụng khi thư tín dụng quy định việc áp dụng
Trang 271.3.3 Quy tắc thực hành về tín dụng dự phòng quốc tế (International Standby
Practices – ISP)
Phiên bản mới nhất ISP 98 do ICC ban hành, có hiệu lực từ 01/01/1999
Quy tắc này ra đời đã hạn chế được sự khác biệt về luật áp dụng trong bảo lãnh
vì nó được áp dụng cho bất cứ loại công cụ bảo đảm nào nếu nó dẫn chiếu áp dụng ISP 98 Tuy nhiên ISP 98 chỉ áp dụng rộng rãi tại Mỹ
1.3.4 Tập quán tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương
thức tín dụng chứng từ của ngân hàng (International Standard Banking Practice for the Examination of Document under Document Credits – ISBP)
Phiên bản mới nhất là ISBP 681 do ICC phê chuẩn, có hiệu lực từ 01/07/2008 ISBP 681 là tài liệu bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP 600 ISBP không sửa đồi UCP mà chỉ giải thích chi tiết rõ ràng làm thế nào những quy tắc này được áp dụng trong giao dịch hàng ngày
1.3.5 Các điều kiện thương mại trong thanh toán quốc tế (Incoterms)
Incoterm là một bộ phận quan trọng trong hợp đồng ngoại thương, nó phân chia trách nhiệm, phí tổn và rủi ro liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa và thông quan xuất nhập khẩu từ người bán đến người mua
1.4 Bộ chứng từ trong TTQT
1.4.1 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
1.4.1.1 Khái niệm
Trang 28Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản trong chứng từ hàng hóa Hóa đơn thương mại do người bán xuất trình cho người mua sau khi hàng hóa được gửi đi, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải thanh toán số tiền hàng theo những quy định cụ thể ghi trên hóa đơn Trong hóa đơn phải nêu được đặc điểm của hàng hóa, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải…
- Hóa đơn thương mại là cơ sở tính thuế XNK và làm thủ tục khai báo hải quan
- Hóa đơn thương mại cung cấp chi tiết về hàng hóa giúp người mua kiểm tra
và theo dõi quá trình gia hàng của người bán
- Hóa đơn chiếu lệ (Proformal Invoice) là hóa đơn dùng với mục đích:
Làm chứng từ khai báo hải quan và thủ tục nhập khẩu (đối với hàng nhập khẩu có điều kiện hoặc làm chứng từ để xin giấy phép mua ngoại tệ (nếu có))
Làm chứng từ kê khai hàng hóa nhập vào một nước để trưng bày triển lãm, hội chợ
Làm chứng từ gửi kèm với hàng hóa bán theo phương thức đại lý, gửi bán ở nước ngoài
Thay cho một đơn chào hàng
Trang 29Hóa đơn chiếu lệ không được dùng để thanh toán vì nó không phải là yêu cầu đòi tiền
- Hóa đơn xác nhận (Certified Invoice) là hóa đơn có sự xác nhận của phòng thương mại người bán hoặc một cơ quan có thẩm quyền của nước người mua đóng ở nước người bán theo yêu cầu của cơ chế quản lý ngoại thương của nước người mua Khi đã có giấy xác nhận xuất xứ của cơ quan chức năng, hóa đơn này có thêm chức năng là giấy chứng nhận hàng hóa
- Hóa đơn lãnh sự (Consular Invoice): Một số nước nhập khẩu yêu cầu hóa đơn thương mại phải có xác nhận của lãnh sự quán nước đó tại nước xuất khẩu Mục đích xác nhận của lãnh sự là nhằm xác nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, thông tin về nhóm hàng phải chịu thuế nhập khẩu, chứng minh nhà xuất khẩu không bán phá giá hoặc thực hiện các quy định của cơ chế quản lý ngoại thương hoặc ngoại hối của nước nhập khẩu
- Hóa đơn chi tiết (Detailed Invoice) là loại hóa đơn thương mại, trong đó giá
cả được chi tiết hóa theo từng chủng loại hàng hóa căn cứ vào sự thỏa thuận quy định trong hợp đồng
- Hóa đơn hải quan (Custom’s Invoice) là hóa đơn tính toán trị giá hàng theo giá tính thuế của hải quan và tính toán các khoản lệ phí của của hải quan Hóa đơn này chủ yếu được dùng trong khâu tính thuế mà không có giá trị là một yêu cầu đòi tiền, do đó không được lưu thông
1.4.2 Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
1.4.2.1 Khái niệm
Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading hay Marine Bill of Lading – B/L) là chứng từ vận tải do người vận chuyển cấp cho chủ hàng, thể hiện quá trình vận tải hàng hóa từ cảng đến cảng
1.4.2.2 Chức năng:
- Là biên lai nhận hàng của người chuyên chở xác nhận đã nhận hàng để chở
Vì vậy người chuyên chở chỉ giao hàng cho người đầu tiên xuất trình B/L hợp
lệ ở cảng đến
Trang 30- Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi trong vận đơn Do đó, B/L
là chứng từ có giá, có tính lưu thôngvà có thể được cầm cố, mua bán, chuyển nhượng trên thị trường
- Là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển đã được ký kết, đã thực hiện và ghi rõ nội dung của hợp đồng đó Vận đơn là văn bản quan trọng xác định mối quan hệ pháp lý giữa người vận chuyển với người nhận hàng
1.4.2.3 Phân loại:
- Căn cứ vào phê chú trên vận đơn:
Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Vận đơn không có ghi chú xấu về hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa
Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): Vận đơn có những phê chú xấu về hàng hóa như: khiếm khuyết về hàng hóa, bao bì không đảm bảo, thùng chứa hàng bị hỏng, vỡ…
- Căn cứ vào hành trình chuyên chở:
Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng mà không qua bất cứ một lần chuyển tải nào
Vận đơn chở suốt (Through B/L): Được sử dụng trong turờng hợp hàng hóa phải chuyển tải qua một con tàu trung gian
Vận đơn liên hợp (Combined Transport B/L): Là vận đơn dùng trong vận tải
đa phương thức (Multimodal transport) Hàng hóa được chở bằng nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau, trong đó có vận tải bằng đường biển Loại B/L này còn được gọi là FIATA combined B/L do đã được phòng Thương mại Quốc tế thừa nhận trong khuôn khổ Hiệp hội giao nhận kho vận quốc tế FIATA (Federation Internationale des Associations de Transitaires et Assimiles - International Federration of Freight Forwarders Associations)
- Căn cứ vào thời gian cấp B/L và tình trạng giao nhận hàng hóa giữa người gửi
và người vận chuyển:
Trang 31 B/L đã xếp hàng (Shipped on board B/L): được cấp sau khi hàng hóa đã thực
sự xếp lên tàu, có thể được thể hiện bằng một cụm từ in sẵn (pre-printed wording) hoặc một ghi chú là hàng đã được xếp lên tàu, có ghi ngày xếp hàng lên tàu
B/L nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L) được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu Trên B/L nhận hàng để xếp không ghi rõ ngày tháng được xếp xuống tàu Có thể hàng hóa còn trong kho, bãi cảng Sau khi xếp hàng xuống tàu, người gửi hàng có thể đổi lấy B/L này đã xếp hàng
- Căn cứ theo người nhận hàng:
B/L theo lệnh (Order B/L): Là B/L không ghi rõ người nhận hàng (To order) Người chuyên chở sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng, ngân hàng hoặc người thông báo nhận hàng Có thể chuyển nhượng B/L bằng cách ký hậu
B/L đích danh (Straight B/L): Đây là B/L có ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng Chỉ người có tên trên B/L mới được nhận hàng và B/L này không chuyển nhượng được
B/L vô danh/ xuất trình (Bearer B/L): là B/L không ghi rõ tên người nhận hàng, không ghi rõ theo lệnh của ai Người chuyên chở sẽ giao hàng cho người xuất trình B/L này, B/L có thể chuyển nhượng bằng cách trao tay 1.4.3 Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed Packing List)
1.4.3.2 Chức năng:
Phiếu đóng gói có chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận biết bốc dỡ
và kiểm tra hàng hóa về lượng theo chi tiết đóng gói
Trang 321.4.4 Chứng từ bảo hiểm (Insurance Document)
1.4.4.1 Khái niệm:
Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết mối quan hệ pháp lý giữa người bảo hiểm với người được bảo hiểm Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường về những tổn thất xảy ra với đối tượng bảo hiểm theo các rủi ro đã được thỏa thuận trước, còn người được bảo hiểm phải có trách nhiệm đóng phí cho công ty bảo hiểm
1.4.4.2 Chức năng:
- Xác nhận hợp đồng bảo hiểm đã ký và chỉ rõ nội dung của hợp đồng
- Xác nhận người bảo hiểm đã trả phí, và hợp đồng có hiệu lực
- Chứng từ bảo hiểm có tính lưu thông Do đó, nó có thể được chuyển từ người này sang người khác
1.4.4.3 Các loại chứng từ bảo hiểm:
- Đơn bảo hiểm (Insurance Policy): Là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm mục đích hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm
Nội dụng đơn bảo hiểm gồm có:
Các điều khoản chung có tính chất thường xuyên, trong đó quy định trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm
Các khoản riêng liên quan đến đối tượng bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm, giá trị bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm
- Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate): Là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác định hàng hóa đã được bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng Chứng nhận bảo hiểm có giá trị pháp lý thấp hơn đơn bảo hiểm
- Phiếu bảo hiểm (Cover Note): chứng từ này do người môi giới cấp cho người được bảo hiểm sau khi thương lượng bảo hiểm Phiếu chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị pháp lý
1.4.5 Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O)
Trang 331.4.5.1 Khái niệm:
Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ do Phòng thương mại của nước xuất khẩu cấp cho một lô hàng cụ thể đã xuất khẩu nhằm xác định nguồn gốc hoặc nơi sản xuất hàng hóa Trong thực tế, nếu trên Hợp đồng ngoại thương hoặc Thư tín dụng không ghi rõ người lập chứng từ, nhà xuất khẩu có ký phát chứng từ này
1.4.5.2 Chức năng:
- Giúp người mua kiểm tra việc giao hàng của người bán
- Là căn cứ quan trọng để xác định mức thuế suất dành cho mỗi lô hàng nếu hàng hóa nhập khẩu được quy định nhiều mức khác nhau về thuế nhập khẩu
- Trong một số trường hợp nếu nhập khẩu hàng hóa tương tự hàng đã bị nước nhập khẩu chỉ định cấm hoặc hạn chế nhập từ một số xuất xứ thì người nhập khẩu phải có C/O phù hợp để chứng minh rằng hàng hóa mình nhập khẩu không có nguồn gốc từ nơi bị cấm
1.4.5.3 Phân loại:
- C/O form A: dùng cho các mặt hàng xuất sang các nước thuộc hệ thống GSP (Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập – Generalized System of Perference)
- C/O form B: Dùng cho tất cả hàng hóa xuất khẩu
- C/O form O: Dùng cho mặt hàng cà phê xuất sang các nước thuộc Hiệp hội
Cà phê Thế giới
- C/O form X: Dùng cho mặt hàng cà phê xuất sang các nước không thuộc Hiệp hội Cà phê Thế giới
- C/O form T: Dùng cho mặt hàng dệt xuất sang thị trường châu Âu
- C/O form D: Dùng cho các mặt hàng xuất sang các nước trong khối ASEAN 1.4.6 Chứng nhận trọng lượng/ số lượng/ chất lượng (Certificate of Weight/
Quantity/ Quality)
1.4.6.1 Khái niệm:
Đây là chứng từ xác nhận trọng lượng/ số lượng/ chất lượng hàng hóa mà nhà xuất khẩu đã bán cho người mua Thông thường chứng từ này do Cục kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu, công ty giám định hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc do người
Trang 34bán lập, tùy tính chất yêu cầu mà các bên sẽ muốn có chứng từ do ai cấp hoặc cụ thể chứng nhậ những nội dung gì
1.4.6.2 Chức năng:
Việc quy định nội dụng, bên phát hành… nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên hoặc theo yêu cầu kiểm tra cụ thể của các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu, quản lý nhà nước quy định cụ thể cho các loại hàng hóa khác nhau
1.4.7 Một số chứng từ khác
Ngoài ra, tùy từng trường hợp, một số chứng từ khác cũng được yêu cầu như:
- Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật/ thực vật: Do cơ quan kiểm dịch động/ thực vật cấp cho hàng hóa là động vật/ thực vật hoặc có nguồn gốc động/ thực vật, xác nhận đã kiểm tra và xử lý chống bệnh dịch, nấm…
- Giấy chứng nhận vệ sinh (Santinary Certificate) do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về phẩm chất hàng hóa hoặc về y tế cấp cho chủ hàng, xác nhận hàng hóa đã được kiểm tra và trong đó không có vi trùng gây bệnh cho người sử dụng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã cho ta thấy được những cơ sở lý luận của TTQT và phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ Những cơ sở lý luận chung đó sẽ làm căn cứ cho việc tìm hiểu hoạt động thanh toán hàng nhập theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Agribank – chi nhánh Phú Mỹ Hưng được trình bày trong chương 2 tiếp sau đây
Trang 35CHƯƠNG 2:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN AGRIBANK VÀ SƠ LƯỢC VỀ
AGRIBANK CHI NHÁNH PHÚ MỸ HƯNG
2.1 Tổng quan về Agribank
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1 Giới thiệu sơ lược
Tên đơn vị: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Agribank
Địa chỉ trụ sở: Agribank – 02 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Ngày 26/03/1988, Agribank được thành lập với tên gọi Ngân hàng Phát triển
Nông nghiệp Việt Nam
Năm 1990, Agribank đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
Năm 1995, Agribank đề xuất thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, nay
là Ngân hàng Chính sách Xã hội
Trang 36Năm 1996, Agribank đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
thông Việt Nam
Năm 2003, Agribank được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ
đổi mới
Năm 2005, Agribank mở văn phòng đại diện tại Campuchia
Năm 2009, Agribank khai trương hệ thống IPCAS II, kết nối trực tuyến toàn
bộ 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống
Năm 2011, chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Một thành viên
do Nhà nước làm chủ sở hữu
2.1.2 Hệ thống tổ chức
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức tại Agribank Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank)
Trang 372.1.3 Mạng lưới chi nhánh
Agribank có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực tuyến Năm 2010, Agribank bắt đầu mở rộng mạng lưới ra nước ngoài khi chính thức khai trương chi nhánh đầu tiên tại Vương quốc Campuchia
Agribank luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý trong khu vực và quốc tế Hiện nay, Agribank có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ Agribank đã tiến hành ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng ACLEDA (Campuchia), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, đem lại nhiều ích lợi cho đông đảo khách hàng cũng như các bên tham gia
Ngoài ra, Agribank hiện có 9 công ty con, đó là: Tổng Công ty Vàng Agribank (AJC) - CTCP, Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABSC), Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp(Agriseco), Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Thành phố Hồ Chí Minh - Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (VJC), Công ty Cổ phẩn Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC), Công ty cho thuê Tài chính I (ALC I), Công ty cho thuê Tài chính II (ALC II), Công ty TNHH một thành viên Thương mại và đầu tư phát triển Hải Phòng, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank
2.1.4 Thành tựu đạt được
Agribank là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như: Hội nghị FAO vào năm 1991, Hội nghị APRACA vào năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA vào năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản vào năm 2002
Năm 2004, Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC Bank USA) đã tặng
Agribank giải thưởng về thanh toán quốc tế và quản trị vốn Ngân hàng Standard
Trang 38Chartered Bank (Singapore) tặng giải thưởng Bạch Kim cho Agribank - đối tác thương mại tốt nhất khu vực châu Á
Năm 2007, Agribank được UNDP (United Nations Development Programme –
Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc) xếp hạng là doanh nghiệp số 1 Việt Nam
Năm 2008, Agribank đảm nhận chức Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp
Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010, đạt Top 10 giải thưởng Sao Vàng đất Việt
Năm 2009, sau khi khai trương hệ thống IPCAS II, Agribank vinh dự được đón
Tổng Bí thư tới thăm và làm việc, là Ngân hàng đầu tiên lần thứ 2 liên tiếp đạt Giải thưởng Top 10 Sao Vàng đất Việt
Năm 2010, Agribank đạt Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam,
tiếp tục là định chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam Agribank bứt phá vươn lên vị trí Ngân hàng số 1 Việt Nam trong lĩnh vực phát triển chủ thẻ
Năm 2013, Agribank được vinh hạnh nhận giải thưởng về TTQT đạt chuẩn
(STP)
Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 123 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III (WB);
Dự án Biogas (ADB); Dự án JIBIC (Nhật Bản); Dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD)
2.2 Sơ lược về Agribank chi nhánh Phú Mỹ Hưng
2.2.1 Giới thiệu về Agribank chi nhánh Phú Mỹ Hưng
Tên đơn vị: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú
Mỹ Hưng
Tên giao dịch: Agribank Phú Mỹ Hưng
Trang 39Địa chỉ trụ sở: Agribank Phú Mỹ Hưng – Tòa nhà Beautiful SaiGon 2 – 77 Hoàng Văn Thái – Phường Tân Phú – Quận 7 – TP.HCM
Điện thoại: (08) 54103117 – 54103118 – 54103119 Fax: 08 54131999 Email: infor@agribankphumyhung.com.vn
Giấy phép kinh doanh số: 4116001093
Agribank Phú Mỹ Hưng là chi nhánh cấp III trực thuộc NHNNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1267/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 26/11/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNNo&PTNT Việt nam và giấy phép kinh doanh
số 4116001093 ngày 04/12/2007 của Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh Agribank Phú Mỹ Hưng chính thức hoạt động từ ngày 03/12/2007 và khai trương vào ngày 18/01/2008
2.2.2 Sơ đồ tổ chức và chức năng các phòng ban tại chi nhánh Phú Mỹ Hưng
2.2.2.1 Sơ đồ tổ chức tại chi nhánh Phú Mỹ Hưng
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức tại Agribank chi nhánh Phú Mỹ Hưng
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Agribank chi nhánh PMH)
2.2.2.2 Chức năng các phòng ban tại chi nhánh Phú Mỹ Hưng
Giám đốc Agribank Phú Mỹ Hưng:
Trang 40- Giám đốc chịu trách nhiệm chung công việc kinh doanh của Agribank Phú Mỹ Hưng và thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn , đôn đốc kiểm tra việc triển khai, thực hiện công việc của Phó giám đốc
- Tại cuộc họp ban giám đốc hoặc các cuộc họp giao ban, Giám đốc thông qua các chủ trương, chính sách và quan điểm của Đảng, Nhà nước, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Agribank Việt Nam có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Mỹ Hưng
Phó giám đốc Agribank Phú Mỹ Hưng:
Phó giám đốc là người giúp việc của giám đốc điều hành công việc kinh doanh của Agribank Phú Mỹ Hưng, trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực nghiệp vụ theo sự phân công của Giám đốc và thực hiện giải quyết một số công việc đột xuất khác do Giám đốc giao
Phòng kế hoạch kinh doanh:
Bộ phận sản phẩm – dịch vụ:
- Trực tiếp quản lý, cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kì hạn, loại tiền
tệ, loại tiền gửi…và quản lý các hệ số an toàn theo quy định, tham mưu cho Giám đốc điều hành nguồn vốn, chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn
- Là đầu mối tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo quy định hướng kinh doanh của ngân hàng Agribank Việt Nam
- Chịu trách nhiệm về quản ký rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản, nợ (rủi ro lãi suất, tỷ giá kì hạn)
Bộ phận tín dụng:
- Tham mưu cho Giám đốc xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín , an toàn hiệu quả cao
- Thẩm định các dự án , hoàn thiện hồ sơ trình giám đốc theo phân cấp ủy quyền