Bảng 3.5 Doanh thu từ phí TTQT qua các quý giai đoạn 2011 – 2013 tại Agribank Phú Mỹ Hưng
Đơn vị tính: triệu đồng Quý Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Quý 1 80,4 85,9 20,7 5,5 6,84% -65,2 -75,90% Quý 2 163,2 125,1 69,9 -38,1 -23,35% -55,2 -44,12% Quý 3 154,9 60,9 22,3 -94,0 -60,68% -38,6 -63,38% Quý 4 289,5 28,3 32,6 -261,2 -90,22% 4,3 15,19% Tổng 688,0 300,2 145,5 -387,8 -56,37% -154,7 -51,53% (Nguồn: Bộ phận TTQT – Agribank PMH)
Doanh thu từ phí giảm mạnh qua các năm gần đây. Năm 2011, doanh thu từ phí là 688,0 triệu đồng. Năm 2012, doanh thu từ phí giảm còn 300,2 triệu đồng, giảm 387,8 triệu đồng, tương đượng giảm 56,37%. Năm 2013, doanh thu từ phí giảm còn 145,5 triệu đồng, giảm 154,7 triệu đồng, tương đượng giảm 51,53%.
Lý do của việc giảm doanh thu từ phí của Agribank PMH là do số lượng hồ sơ xuất nhập khẩu giảm, .
3.3.2. So sánh biểu phí thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C của Agribank
với một số ngân hàng khác
Về vấn đề thu phí, để hiểu rõ hơn, ta tiến hành tìm hiểu về biểu phí mà khách hàng phải thanh toán khi sử dụng dịch vụ TTQT tại Agribank và một số ngân hàng khác như Eximbank, Vietcombank, HD Bank, ACB và Maritime Bank. Trong đó:
- TT: mức phí tối thiểu; TĐ: mức phí tối đa
- Đối với những khoản phí thu bằng ngoại tệ, nếu thu bằng VND sẽ tính theo tỷ giá bán hiện hành của ngân hàng tại thời điểm thu.
Thống kê biểu phí sau đây là biểu phí dành cho hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại các ngân hàng bằng thư tín dụng:
Bảng 2.6. Thống kê biểu phí thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C
Agribank Eximbank Vietcombank HD Bank ACB Maritime Bank 1.Phát hành thư tín dụng
(tính trên trị giá L/C)
-Ký quỹ 100% trị giá L/C 0,25%/năm TT: 44USD TĐ: 550USD ≥0,075% TT: 20USD 0,05% TT: 50USD TĐ: 500USD 0,1 – 10% TT: 20USD 0,075% TT: 20USD 0,05% TT: 20USD
-Ký quỹ dưới 100% trị giá L/C
0,7%/năm TT: 55USD TĐ: 570USD
TT: 20USD TT: 50USD TT: 20USD 0,15% TT: 50USD
TT: 30USD
Số tiền đã ký quỹ TT: 0,075% 0,05% trị giá phần L/C ký quỹ + tỷ lệ phí theo thỏa thuận cho phần L/C
miễn ký quỹ
0,1% - 10% 0,15% 0,08%
Số tiền chưa ký quỹ TT: 0,15% 0,2% - 10%
-Sửa đổi tăng trị giá/ tăng đáo hạn Như phát hành L/C Như phát hành L/C 50USD + phí phát sinh do trách nhiệm tăng thêm của ngân hàng sau khi sửa đổi
Như phát hành L/C Như phát hành L/C Như phát hành L/C
-Sửa đổi khác 11USD/lần 10USD/lần 20USD/lần 10USD/lần 20USD/lần 10USD/lần 3.Hủy thư tín dụng theo yêu
cầu 22USD + phí ngân hàng nước ngoài (nếu có) 20USD + phí ngân hàng nước ngoài (nếu có) 20USD + phí ngân hàng nước ngoài (nếu có) 20USD + phí ngân hàng nước ngoài (nếu có) 20USD + phí ngân hàng nước ngoài (nếu có) 50USD 4.Thanh toán (1 bộ chứng từ) 0,2% trị giá bộ thanh toán TT: 22USD TĐ: 550USD TT 0,2% trị giá thanh toán 0,2% trị giá bộ thanh toán TT: 50USD TĐ: 500USD 0,2 – 10% trị giá thanh toán
TT: 20USD 0,2% trị giá thanh toán TT: 20USD 0,18% trị giá thanh toán TT: 20USD
5. Ký hậu vận đơn 5.5USD 5USD 5USD 5USD 10USD 5USD
(Nguồn: Biểu phí TTQT cho hàng nhập khẩu theo phương thức thư tín dụng của Agribank, Eximbank, Vietcombank, HD Bank, A Chau Bank và Maritime Bank)
Theo bảng thống kê các khoản phí trong phương thức thanh toán L/C tại 6 ngân hàng Agribank, Eximbank, Vietcombank, HD Bank, Đông Á Bank và Maritime Bank, ta có thể thấy mức phí của Agirbank đưa ra cao hơn một chút so với mặt bằng chung, do đó các doanh nghiệp vẫn sẽ tìm đến các ngân hàng có mức phí thấp hơn, điều này góp phần làm doanh thu từ L/C tại Agribank cũng sụt giảm.
Phí phát hành thư tín dụng:
- Với L/C ký quỹ 100%: Agribank đưa ra mức phí 0,25%/năm và mức phí tối thiểu (44 USD). Nếu thời hạn L/C là 1 năm thì mức phí này khá cao so với 4 ngân hàng còn lại (chỉ thấp hơn HD Bank). Tuy nhiên, vì phí của Agribank tính phí như vậy (tính theo số ngày trong thời hạn L/C) nên sẽ có lợi cho các L/C có thời hạn dưới 1 năm.
Ngoài ra, Agribank cũng có quy định mức phí tối đa (550 USD), do đó, khi khách hàng mở một L/C có trị giá lớn (ví dụ như một L/C có trị giá 230.000 USD trong 1 năm, mức phí tính theo % là 575 USD), thì chỉ phải trả mức phí tối đa là 550 USD.
- Với L/C ký quỹ dưới 100%: Với L/C thời hạn 1 năm, Agribank quy định mức % ký quỹ cao nhất trong 6 ngân hàng được đưa ra so sánh (0,7%/năm/trị giá L/C), mức phí tối thiểu cũng cao nhất. Nhưng cũng giống như L/C ký quỹ 100%, Agribank quy định mức phí tối đa nên rất có lợi cho các L/C có thời hạn dưới 1 năm.
Agribank quy định quy định trên toàn giá trị L/C, còn 5 ngân hàng khác thì lấy phí trên số tiền ký quỹ và số tiền chưa ký quỹ. Mức phí khác nhau phản ánh chính sách cũng như cách phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng. Tuy nhiên, giống như L/C ký quỹ 100%, việc Agibank quy định mức phí tối đa (570 USD) sẽ có lợi cho những khách hàng mở L/C giá trị lớn.
Phí sửa đổi thư tín dụng
- Sửa đổi tăng trị giá L/C, tăng thời gian đáo hạn: Mức phí Agribank cũng được quy định như các ngân hàng khác (trừ Vietcombank), mức phí này bằng với phí phát hành L/C, cũng có nghĩa đây sẽ là mức phí cao đối với L/C thời hạn 1 năm và là mức phí hấp dẫn đối với L/C thời hạn dưới 1 năm.
- Sửa đổi khác: Mức phí Agribank đưa ra (11 USD) cao hơn 1USD so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, mức phí này thấp hơn gần một nửa so với Vietcombank và ACB (20 USD). Nhờ mức phí sửa đổi thấp hơn mà Agribank cũng có lợi thế cạnh tranh nhất định.
Phí hủy thư tín dụng
Agribank đưa ra mức phí 22 USD, cộng thêm phí từ ngân hàng nước ngoài (nếu có), cao hơn so với mức phí của Eximbank, Vietcombank, HD Bank và ACB. Tuy nhiên, Maritime Bank chỉ đưa ra mức phí 50 USD. So sánh cách tính phí giữa Agribank và Maritime Bank, nếu mức phí từ ngân hàng nước ngoài cao hơn 28USD thì mức phí của Maritime Bank rất có lợi cho khách hàng, nhưng nếu mức phí từ ngân hàng nước ngoài thấp hơn 28 USD thì cách tính phí của Agribank có thể giúp khách hàng tiết kiệm một khoản phí chênh lệch.
Phí thanh toán thư tín dụng
Có sự khác biệt giữa Agribank, Vietcombank với các ngân hàng còn lại. Các ngân hàng ACB, HD Bank, Maritime Bank chỉ quy định mức phí tối thiểu là 20 USD (đặc biệt Eximbank không quy định mức phí tối thiểu), trong khi đó, Agribank và Vietcombank có quy định thêm mức phí tối đa, điều này giúp các khách hàng thanh toán L/C giá trị lớn có thể cố định khoản phí của mình.
Mức phí tối đa giữa Agribank và Vietcombank cũng có sự chênh lệch: mức phí tối đa tại Agribank là 550 USD, tại Vietcombank là 500 USD. Nếu L/C có giá trị lớn, khách hàng sẽ chọn ngân hàng có mức phí tối đa thấp hơn (trong trường hợp này là Vietcombank), điều này cũng góp phần làm cho doanh số L/C tại Agribank sụt giảm.
Phí ký hậu vận đơn
Phí ký hậu vận đơn tại Vietcombank cao gấp 2 lần các ngân hàng còn lại, phí tại Agribank tuy cao hơn 0.5USD nhưng cũng khá tương đồng với các ngân hàng còn lại.
Qua biểu phí thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức L/C tại Agribank, ta thấy khách hàng phải chịu nhiều khoản phí khác nhau, từ phí phát hành L/C, phí tu chỉnh, phí thanh toán, ngoài ra còn một số phí khác như ký hậu vận đơn, phí xử lý
chứng từ…. Chi phí khách hàng bỏ ra cho phương thức thanh toán bằng L/C sẽ khá cao nếu lấy cùng một hợp đồng và so sánh với phương thức chuyển tiền bằng điện (chỉ gồm phí chuyển điện, điện phí và phí khác nếu có). Do đó khách hàng có xu hướng chuộng những phương thức đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí để tiến hành thanh toán hoặc nhận thanh toán khi ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp nước ngoài. Trừ một số trường hợp khách hàng không thật sự tin tưởng nhau do giá trị hợp đồng lớn hoặc do tính chất quan trọng của hàng hóa đối với mỗi khách hàng mà khách hàng sẽ chọn phương thức có tính an toàn cao như L/C, còn lại nếu vì mục đích kinh doanh bền vững, ổn định, tiết giảm các chi phí không cần thiết và đã có được sự tin tưởng nhất định đối với các đối tác thì sẽ chọn phương thức khác đơn giản hơn như T/T.
3.4. Phân tích về hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh PMH