nhánh PMH trong giai đoạn 2011 - 2013
Sau 2008, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức do chịu ảnh hưởng khủng hoảng từ nền kinh tế thế giới. Hoạt động của ngành ngân hàng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức và Agribank Phú Mỹ Hưng cũng không nằm ngoài trường hợp đó. Qua phân tích trên, ta thấy hoạt động thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ có giá trị thanh toán giảm rất mạnh trong giai đoạn này. Ta cũng rút ra được những điểm mạnh và điểm yếu của Agribank Phú Mỹ Hưng. Từ đó, Agribank Phú Mỹ Hưng cần có những biện pháp thiết thực để nâng cao hoạt động TTQT.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 2, ta đã tìm hiểu về cơ cấu bộ phận TTQT, quy trình thanh toán cũng như phân tích về thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập theo phương thức tín dụng chứng từ tại Agribank chi nhánh Phú Mỹ Hưng trong giai đoạn 2011 – 2013. Bên cạnh đó, chương 2 cũng đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức mà Agribank Phú Mỹ Hưng phải đối mặt. Vì vậy chương 3 sẽ đưa ra định hướng và một số biện pháp cụ thể để phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội để có thể khắc phục các điểm yếu và giảm thiểu rủi ro.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU TẠI
AGRIBANK CHI NHÁNH PHÚ MỸ HƯNG 4.1. Định hướng chiến lược:
Định hướng chiến lược của chi nhánh Phú Mỹ Hưng là:
- Agribank Phú Mỹ Hưng định hướng phát triển theo phương châm của NHNNo&PTNT Việt Nam áp dụng cho toàn bộ hệ thống NHNNo&PTNT Việt Nam: “Vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của Agribank là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, tiên tiến trong khu vực và có uy tín trên trường quốc tế”.
- Agribank kiên trì với định hướng chiến lược phát triển là: “Tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều kiện để cổ phần hóa. Đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước, các tổ chức tài chính – ngân hàng quốc tế, đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững”.
- Tập trung góp phần xây dựng NHNNo&PTNT Việt Nam thành tập đoàn tài chính: Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư kinh doanh và kết hợp với văn hóa doanh nghiệp.
- Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn, hiệu quả và bền vững.
Sau khi phân tích SWOT, ta có thể thấy được Điểm mạnh:
thủ đúng quy trình này
- Có chính sách ưu đãi dành cho khách hàng lâu năm và khách hàng tiềm năng - Mạng lưới giao dịch và quan hệ đại lý rộng rãi
- Nguồn nhân lực có chuyên môn về TTQT, đặc biệt về L/C
- Công nghệ TTQT hiện đại với hệ thống IPCAS II cùng vị trí thành viên của SWIFT
- Vị trí thuận lợi trên trục đường Nguyễn Văn Linh Điểm yếu:
- Có sự chênh lệch lớn trong cơ cấu doanh số của các phương thức thanh toán - Cơ cấu khách hàng sử dụng phương thức L/C của Agribank Phú Mỹ Hưng chưa
đa dạng
- Chưa có kênh thông tin được cập nhật liên tục cho khách hàng
- Hoạt động TTQT của Agribank Phú Mỹ Hưng vẫn chịu sự chi phối bởi tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong khu vực Phú Mỹ Hưng và khu chế xuất Tân Thuận
- Lĩnh vực TTQT không phải là thế mạnh của Agribank Cơ hội:
- Có nhiều tiềm năng phát triển về TTQT trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập kinh tế thế giới
Việc hội nhập kinh tế thế giới, nhất là việc gia nhập vào Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 11/2006 đã đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội để mở rộng thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ có sự gia tăng đáng kể. Đó là do việc xuất nhập khẩu của Việt Nam không còn bị bó hẹp trong một khu vực nhất định nữa mà sẽ là thị trường toàn cầu.
Với tư cách là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam có thể xuất nhập khẩu hàng hóa với toàn bộ các thành viên của WTO với mức thuế ưu đãi thay vì chỉ với một số thị trường truyền thống như trước đây. Điều này sẽ đem đến cho Agribank nhiều cơ hội để nâng cao doanh số trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của mình.
- Môi trường pháp lý về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, TTQT điện tử ngày càng hoàn thiện
chú trọng thực hiện để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước và lợi ích của xã hội. Bên cạnh các tập quán thương mại quốc tế cũng có các quy định về quản lý ngoại hối, quản lý vay và trả nợ nước ngoài, tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất về quản lý ngoại hối nhằm tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy kinh tê phát triển.
Đối với thương mại điện tử, cơ sở pháp ly ra đời khá muộn so với nhiều nước trên thế giới. Đến cuối năm 2005, Việt Nam mới có “Luật giao dịch điện tử”, năm 2006 mới ra đời nghị định hướng dẫn thi hành luật này. Theo luật, giao dịch điện tử là giao dịch thực hiện bằng phương tiện điện tử, thực hiện tự động thông qua thông tin được thiết lập sẵn trên nguyên tắc chung là tự nguyện lựa chọn, tự thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử để giao dịch; chữ ký điện tử được thiết lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử có khả năng xác nhận sự chấp thuận của người đó. Theo đó, có các văn bản hướng dẫn thi hành:
- Nghị định 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006 - Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 - Nghị định 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 - Quyết định 59/2008/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2008
Thách thức:
- Khó cạnh tranh với các ngân hàng chuyên về TTQT tại khu vực Phú Mỹ Hưng và khu chế xuất Tân Thuận.
- Các rủi ro thường gặp trong thanh toán hàng nhập bằng L/C
- Nhiều doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm cũng như trình độ về ngoại thương Nhiều doanh nghiệp không có hiểu biết nhất định về ngoại thương, hoặc do làm nhiều hợp đồng nên quen nhưng vẫn chưa thực sự thông thạo các điều khoản thương mại quốc tế, hoặc do năng lực quản lý của doanh nghiệp chưa cao, làm doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động TTQT của ngân hàng. Khách hàng không thông thạo thông lệ cũng như các tập quán quốc tế thường chịu nhiều khỏan thua thiệt khi đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương.
lược cụ thể với mục đích tận dụng các điểm mạnh bên trong và cơ hội bên ngoài để khắc phục điểm yếu và tránh các nguy cơ.
Bảng 4.1. Phân tích SWOT
STRENGTHS (Điểm mạnh)
WEAKNESSES (Điểm yếu)
1. Công nghệ TTQT hiện đại với hệ thống IPCAS, là thành viên của SWIFT
2. Quy trình TTQT bằng L/C khoa học, chặt chẽ
3. Luôn chú trọng mở rộng quan hệ đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài 4. Nguồn nhân lực có chuyên môn về TTQT, đặc biệt về L/C
5. Có chính sách ưu đãi dành cho khách hàng lâu năm, khách hàng tiềm năng. 6. Vị trí địa lý của Agribank Phú Mỹ Hưng gần trục đường Nguyễn Văn Linh, Quận 7
*Yếu tố bên trong:
1. Agribank chỉ được biết đến trong lĩnh vực phát triển chủ thẻ
2. Cơ cấu phương thức thanh toán không đồng đều
3. Cơ cấu khách hàng TTQT tại Agribank Phú Mỹ Hưng chưa đa dạng
4. Chưa có kênh thông tin cập nhật liên tục
*Yếu tố bên ngoài:
5. Chịu sự chi phối bởi tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
OPPORTUNITIES (Cơ hội)
THREATS (Thách thức)
1. Có nhiều tiềm năng phát triển về TTQT trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập kinh tế thế giới
2. Môi trường pháp lý về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, TTQT điện tử ngày càng hoàn thiện
1. Cạnh tranh gay gắt trong hoạt động TTQT giữa các ngân hàng
2. Các loại rủi ro trong thanh toán hàng nhập
3. Nhiều doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm cũng như trình độ về ngoại thương
4.1.1 Chiến lược SO
Chiến lược SO (Strengths – Opportunities) là chiến lược phát huy điểm mạnh bên trong để có thể tận dụng cơ hội bên ngoài.
luôn cập nhập những thay đổi trong TTQT, nâng cao kỹ năng của nhân viên. Có thế mạnh về nguồn nhân lực có trình độ, sẵn sàng học hỏi (S4), ngoài ra ngân hàng luôn mở rộng quan hệ đối ngoại (S3) trong thời kỳ hội nhập (O1), môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện (O2) thì việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thường xuyên cử nhân viên đi học các khóa tập huấn, đào tạo trong và ngoài nước là điều quan trọng nhất trong lĩnh vực TTQT để có thể theo kịp sự thay đổi trên thị trường quốc tế.
4.1.2. Chiến lược SW
Chiến lược SW (Strengths – Weaknesses) là chiến lược dùng điểm mạnh khắc phục điểm yếu.
Chiến lược SW (S1, S4, S6, W1, W2, W3, W4) được đưa ra nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing. Việc marketing trong hoạt động thanh toán quốc tế vẫn chưa thật sự nổi trội nên cần có biện pháp với công nghệ TTQT hiện đại (S1), đào tạo các nhân viên chuyên sâu về marketing, tư vấn (S4), kết hợp với việc đưa ra các chính sách ưu đãi hấp dẫn (S6) để có thể xây dựng một kênh thông tin bổ ích (W4), giới thiệu rộng rãi đến các doanh nghiệp (W1), từ đó mở rộng cơ cấu khách hàng (W3), hướng dẫn khách hàng lựa chọn phương hức thanh tóa phù hợp (W2).
4.1.3. Chiến lược ST
Chiến lược ST (Strengths – Threads) kết hợp các phân tích về điểm mạnh và nguy cơ, vạch phương hướng sử dụng điểm mạnh của ngân hàng để hạn chế các nguy cơ.
- ST1 (S4, S5, S6 , T1, T2, T3 ): Chủ động tìm hiểu nhu cầu khách hàng hiện tại. Để có thể thấy rõ nguy cơ cũng như rủi ro trong quá trình thanh toán cần có biện pháp khảo sát, tìm hiểu các khách hàng hiện tại ở ngân hàng đang có mong muốn gì, và đang gặp phải những khó khăn nào. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể tổ chức các buổi hội thảo để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các điều lệ, điều khoản quốc tế cũng như về hoạt động TTQT.
-ST2 (S4, T2): Hạn chế rủi ro trong TTQT. Với phương thức L/C, dù có tính ưu việt nhưng rủi ro là điều khó tránh khỏi, do đó, hạn chế rủi ro là điều cần thiết phải thực hiện. Trước hết là cập nhật những điều cần lưu ý trong hoạt động TTQT, những thay đổi trong các văn bản luật và thông lệ quốc tế, những trường hợp rủi ro có thể gặp cho nhân viên (S5) cũng như cho khách hàng để khách hàng có thể sáng suốt hơn khi ký hợp đồng
khách hàng nếu rủi ro không may xảy ra. 4.1.4. Chiến lược WO
Chiến lược (Weaknesses – Opportunities) được sử dụng với mục đích tận dụng cơ hội bên ngoài để khắc phục điểm yếu bên trong.
Chiến lược WO (W1, W3, O1, O2) nhằm đa dạng hóa sản phẩm và chuyên môn hóa để đẩy nhanh tốc độ giao dịch. Trong thời buổi hội nhập kinh tế thế giới (O1) đòi hỏi phải đẩy nhanh tốc độ mới có thể cạnh tranh được với các đối thủ, bên cạnh đó không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm để phục vụ tốt hơn, thu hút nhiều dạng khách hàng đến với ngân hàng (W1), đồng thời có thể giảm được phần lớn rủi ro thiệt hại do bất ổn kinh tế tác động đến (W5).
4.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại Agribank chi
nhánh Phú Mỹ Hưng:
4.2.1. Xây dựng hình ảnh Agribank Phú Mỹ Hưng chuyên nghiệp, luôn cập nhật kịp thời những thay đổi trong hoạt động TTQT trên thế giới kịp thời những thay đổi trong hoạt động TTQT trên thế giới
Một trong những nhân tố quan trọng để quyết định sự thành công trong hoạt động TTQT chính là yếu tố cập nhật kịp thời sự thay đổi của hoạt động TTQT trên thế giới.
Nghiệp vụ TTQT là một nghiệp vụ khó khăn, đòi hỏi nhân viên TTQT không chỉ có kiến thức về các điều kiện thương mại quốc tế, các điều kiện TTQT, luật và công ước quốc tế về vận tải, bảo hiểm, các hiệp định song phương, đa phương cũng như về luật dân sự, luật thương mại, luật ngoại hối, luật các công cụ chuyển nhượng, trình độ tiếng Anh lưu loát, sử dụng thành thạo máy móc, thiết bị khi thao tác nghiệp vụ mà còn cần có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thanh toán quốc tế , có khả năng phân tích đánh giá những biến động về tình hình kinh tế, chính trị trong và ngoài nước để có thể tư vấn cho khách hàng khi khách hàng ký kết các hợp đồng thương mại, tư vấn về các điều khoản để khách hàng đàm phán đạt được điều khoản có lợi, tư vấn khách hàng trong việc kiểm tra chứng từ , lập bộ chứng từ…
Do đó , Agribank Phú Mỹ Hưng cần:
- Cập nhật thường xuyên các sửa đổi về các luật, các quy tắc, quy ước về TTQT cho nhân viên, các rủi ro có thể phát sinh từ các thay đổi đó.
TTQT để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng xử lý tình huống phát sinh.
- Tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các nhân viên TTQT của chi nhánh Agribank Phú Mỹ Hưng với các chi nhánh khác trong hệ thống Agribank Việt Nam.
4.2.2. Luôn chú trọng, đề cao vai trò tư vấn trong hoạt động TTQT tại Agribank Phú Mỹ Hưng Phú Mỹ Hưng
Hiện nay, khi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt thì kỹ năng tư vấn của nhân viên TTQT có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Thái độ phục vụ tốt, tư vấn rõ ràng, chi tiết của nhân viên có thể giúp chi nhánh đạt được lợi thế nhất định so với các ngân hàng trong khu vực.
Bên cạnh đó, không có nhiều doanh nghiệp hiểu rõ về các thủ tục, các chính sách về xuất nhập khẩu, mặc dù hiểu rõ thì doanh nghiệp cũng chưa chắc đã thực hiện đúng. Do đó, có nhiều rủi ro có thể xảy ra. Một khi doanh nghiệp gặp rủi ro thì uy tín của chi nhánh ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Vì vậy, cần đề cao vai trò tư vấn của mỗi cán bộ nhân viên: tư vấn cho khách hàng về phương thức thanh toán phù hợp, an toàn, ít rủi ro; hướng dẫn cách thức thực hiện, đọc và hiểu rõ các điều khỏan trong hợp đồng, chú ý các điều khỏan trọng yếu; nắm vững các chế độ, chính sách và các văn bản pháp luật hiện hành để doanh nghiệp tuân thủ đúng….
4.2.3. Thống nhất cách xử lý với một số rủi ro thường gặp
- Hàng hóa thuộc diện cấm nhập: TTV khi nhận yêu cầu mở L/C cần tìm hiểu kỹ về hàng hóa đó cùng các giấy tờ chứng từ, đối chiếu hàng hóa có thuộc mục nào trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hay không, sau đó đưa ra quyết định.
- Thiếu một hay nhiều loại chứng từ xuất trình theo thỏa thuận trong hợp đồng: Chi nhánh gửi điện thông báo cho ngân hàng nước ngoài và gửi thông báo cho khách hành. Nếu khách hàng chấp nhận thanh toán và đó là chứng từ người xuất khẩu có thể bổ sung được thì gửi chứng từ bổ sung, nếu không bổ sung được thì chi nhánh kê khai lỗi và tính