Vận đơn đường biển (Bill of Lading)

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoạt động thanh toán hàng nhập theo phương thức tín dụng chứng từ tại agribank phú mỹ hưng (Trang 29 - 92)

1.4.2.1. Khái niệm

Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading hay Marine Bill of Lading – B/L) là chứng từ vận tải do người vận chuyển cấp cho chủ hàng, thể hiện quá trình vận tải hàng hóa từ cảng đến cảng.

1.4.2.2. Chức năng:

- Là biên lai nhận hàng của người chuyên chở xác nhận đã nhận hàng để chở. Vì vậy người chuyên chở chỉ giao hàng cho người đầu tiên xuất trình B/L hợp lệ ở cảng đến.

- Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi trong vận đơn. Do đó, B/L là chứng từ có giá, có tính lưu thôngvà có thể được cầm cố, mua bán, chuyển nhượng trên thị trường.

- Là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển đã được ký kết, đã thực hiện và ghi rõ nội dung của hợp đồng đó. Vận đơn là văn bản quan trọng xác định mối quan hệ pháp lý giữa người vận chuyển với người nhận hàng.

1.4.2.3. Phân loại:

- Căn cứ vào phê chú trên vận đơn:

 Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Vận đơn không có ghi chú xấu về hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa.

 Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): Vận đơn có những phê chú xấu về hàng hóa như: khiếm khuyết về hàng hóa, bao bì không đảm bảo, thùng chứa hàng bị hỏng, vỡ…

- Căn cứ vào hành trình chuyên chở:

 Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng mà không qua bất cứ một lần chuyển tải nào.

 Vận đơn chở suốt (Through B/L): Được sử dụng trong turờng hợp hàng hóa phải chuyển tải qua một con tàu trung gian.

 Vận đơn liên hợp (Combined Transport B/L): Là vận đơn dùng trong vận tải đa phương thức (Multimodal transport). Hàng hóa được chở bằng nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau, trong đó có vận tải bằng đường biển. Loại B/L này còn được gọi là FIATA combined B/L do đã được phòng Thương mại Quốc tế thừa nhận trong khuôn khổ Hiệp hội giao nhận kho vận quốc tế FIATA (Federation Internationale des Associations de Transitaires et Assimiles - International Federration of Freight Forwarders Associations). - Căn cứ vào thời gian cấp B/L và tình trạng giao nhận hàng hóa giữa người gửi

 B/L đã xếp hàng (Shipped on board B/L): được cấp sau khi hàng hóa đã thực sự xếp lên tàu, có thể được thể hiện bằng một cụm từ in sẵn (pre-printed wording) hoặc một ghi chú là hàng đã được xếp lên tàu, có ghi ngày xếp hàng lên tàu.

 B/L nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L) được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. Trên B/L nhận hàng để xếp không ghi rõ ngày tháng được xếp xuống tàu. Có thể hàng hóa còn trong kho, bãi cảng. Sau khi xếp hàng xuống tàu, người gửi hàng có thể đổi lấy B/L này đã xếp hàng.

- Căn cứ theo người nhận hàng:

 B/L theo lệnh (Order B/L): Là B/L không ghi rõ người nhận hàng (To order). Người chuyên chở sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng, ngân hàng hoặc người thông báo nhận hàng. Có thể chuyển nhượng B/L bằng cách ký hậu.

 B/L đích danh (Straight B/L): Đây là B/L có ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng. Chỉ người có tên trên B/L mới được nhận hàng và B/L này không chuyển nhượng được.

 B/L vô danh/ xuất trình (Bearer B/L): là B/L không ghi rõ tên người nhận hàng, không ghi rõ theo lệnh của ai. Người chuyên chở sẽ giao hàng cho người xuất trình B/L này, B/L có thể chuyển nhượng bằng cách trao tay. 1.4.3. Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed Packing List)

1.4.3.1. Khái niệm:

Phiếu đóng gói là chứng từ liệt kê chi tiết về lượng và các hình thức đóng gói các loại mặt hàng của một lô hàng đã giao vào thời gian cụ thể. Thông thường chứng từ này do nhà sản xuất hoặc người bán lập và cung cấp cho bên nhập khẩu với các chi tiết liên quan đến lô hàng đã giao và thường có cả chi tiết liên quan đến vận chuyển như số B/L, tên phương tiện vận chuyển, số container…

1.4.3.2. Chức năng:

Phiếu đóng gói có chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận biết bốc dỡ và kiểm tra hàng hóa về lượng theo chi tiết đóng gói.

1.4.4. Chứng từ bảo hiểm (Insurance Document) 1.4.4.1. Khái niệm: 1.4.4.1. Khái niệm:

Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết mối quan hệ pháp lý giữa người bảo hiểm với người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường về những tổn thất xảy ra với đối tượng bảo hiểm theo các rủi ro đã được thỏa thuận trước, còn người được bảo hiểm phải có trách nhiệm đóng phí cho công ty bảo hiểm.

1.4.4.2. Chức năng:

- Xác nhận hợp đồng bảo hiểm đã ký và chỉ rõ nội dung của hợp đồng. - Xác nhận người bảo hiểm đã trả phí, và hợp đồng có hiệu lực.

- Chứng từ bảo hiểm có tính lưu thông. Do đó, nó có thể được chuyển từ người này sang người khác.

1.4.4.3. Các loại chứng từ bảo hiểm:

- Đơn bảo hiểm (Insurance Policy): Là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm mục đích hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm Nội dụng đơn bảo hiểm gồm có:

 Các điều khoản chung có tính chất thường xuyên, trong đó quy định trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm.

 Các khoản riêng liên quan đến đối tượng bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm, giá trị bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm...

- Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate): Là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác định hàng hóa đã được bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng. Chứng nhận bảo hiểm có giá trị pháp lý thấp hơn đơn bảo hiểm.

- Phiếu bảo hiểm (Cover Note): chứng từ này do người môi giới cấp cho người được bảo hiểm sau khi thương lượng bảo hiểm. Phiếu chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị pháp lý.

1.4.5.1. Khái niệm:

Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ do Phòng thương mại của nước xuất khẩu cấp cho một lô hàng cụ thể đã xuất khẩu nhằm xác định nguồn gốc hoặc nơi sản xuất hàng hóa. Trong thực tế, nếu trên Hợp đồng ngoại thương hoặc Thư tín dụng không ghi rõ người lập chứng từ, nhà xuất khẩu có ký phát chứng từ này.

1.4.5.2. Chức năng:

- Giúp người mua kiểm tra việc giao hàng của người bán.

- Là căn cứ quan trọng để xác định mức thuế suất dành cho mỗi lô hàng nếu hàng hóa nhập khẩu được quy định nhiều mức khác nhau về thuế nhập khẩu. - Trong một số trường hợp nếu nhập khẩu hàng hóa tương tự hàng đã bị nước

nhập khẩu chỉ định cấm hoặc hạn chế nhập từ một số xuất xứ thì người nhập khẩu phải có C/O phù hợp để chứng minh rằng hàng hóa mình nhập khẩu không có nguồn gốc từ nơi bị cấm.

1.4.5.3. Phân loại:

- C/O form A: dùng cho các mặt hàng xuất sang các nước thuộc hệ thống GSP (Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập – Generalized System of Perference) - C/O form B: Dùng cho tất cả hàng hóa xuất khẩu.

- C/O form O: Dùng cho mặt hàng cà phê xuất sang các nước thuộc Hiệp hội Cà phê Thế giới.

- C/O form X: Dùng cho mặt hàng cà phê xuất sang các nước không thuộc Hiệp hội Cà phê Thế giới.

- C/O form T: Dùng cho mặt hàng dệt xuất sang thị trường châu Âu.

- C/O form D: Dùng cho các mặt hàng xuất sang các nước trong khối ASEAN. 1.4.6. Chứng nhận trọng lượng/ số lượng/ chất lượng (Certificate of Weight/

Quantity/ Quality) 1.4.6.1. Khái niệm:

Đây là chứng từ xác nhận trọng lượng/ số lượng/ chất lượng hàng hóa mà nhà xuất khẩu đã bán cho người mua. Thông thường chứng từ này do Cục kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu, công ty giám định hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc do người

bán lập, tùy tính chất yêu cầu mà các bên sẽ muốn có chứng từ do ai cấp hoặc cụ thể chứng nhậ những nội dung gì.

1.4.6.2. Chức năng:

Việc quy định nội dụng, bên phát hành… nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên hoặc theo yêu cầu kiểm tra cụ thể của các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu, quản lý nhà nước quy định cụ thể cho các loại hàng hóa khác nhau.

1.4.7. Một số chứng từ khác

Ngoài ra, tùy từng trường hợp, một số chứng từ khác cũng được yêu cầu như: - Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật/ thực vật: Do cơ quan kiểm dịch động/

thực vật cấp cho hàng hóa là động vật/ thực vật hoặc có nguồn gốc động/ thực vật, xác nhận đã kiểm tra và xử lý chống bệnh dịch, nấm…

- Giấy chứng nhận vệ sinh (Santinary Certificate) do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về phẩm chất hàng hóa hoặc về y tế cấp cho chủ hàng, xác nhận hàng hóa đã được kiểm tra và trong đó không có vi trùng gây bệnh cho người sử dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã cho ta thấy được những cơ sở lý luận của TTQT và phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Những cơ sở lý luận chung đó sẽ làm căn cứ cho việc tìm hiểu hoạt động thanh toán hàng nhập theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Agribank – chi nhánh Phú Mỹ Hưng được trình bày trong chương 2 tiếp sau đây.

CHƯƠNG 2:

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN AGRIBANK VÀ SƠ LƯỢC VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH PHÚ MỸ HƯNG

2.1. Tổng quan về Agribank

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1. Giới thiệu sơ lược 2.1.1.1. Giới thiệu sơ lược

Tên đơn vị: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Agribank

Địa chỉ trụ sở: Agribank – 02 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam. Website: www.agribank.com.vn

Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/10/2013, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:

Tổng tài sản: trên 671.846 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn: trên 593.648 tỷ đồng. Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng.

Tổng dư nợ: trên 523.088 tỷ đồng. 2.1.1.2. Lịch sử phát triển:

Ngày 26/03/1988, Agribank được thành lập với tên gọi Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.

Năm 1990, Agribank đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

Năm 1995, Agribank đề xuất thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, nay là Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Năm 1996, Agribank đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thông Việt Nam.

Năm 2003, Agribank được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Năm 2005, Agribank mở văn phòng đại diện tại Campuchia.

Năm 2009, Agribank khai trương hệ thống IPCAS II, kết nối trực tuyến toàn bộ 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống.

Năm 2011, chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

2.1.2. Hệ thống tổ chức

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức tại Agribank Việt Nam

2.1.3. Mạng lưới chi nhánh

Agribank có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực tuyến. Năm 2010, Agribank bắt đầu mở rộng mạng lưới ra nước ngoài khi chính thức khai trương chi nhánh đầu tiên tại Vương quốc Campuchia.

Agribank luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý trong khu vực và quốc tế. Hiện nay, Agribank có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank đã tiến hành ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng ACLEDA (Campuchia), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, đem lại nhiều ích lợi cho đông đảo khách hàng cũng như các bên tham gia.

Ngoài ra, Agribank hiện có 9 công ty con, đó là: Tổng Công ty Vàng Agribank (AJC) - CTCP, Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABSC), Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp(Agriseco), Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Thành phố Hồ Chí Minh - Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (VJC), Công ty Cổ phẩn Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC), Công ty cho thuê Tài chính I (ALC I), Công ty cho thuê Tài chính II (ALC II), Công ty TNHH một thành viên Thương mại và đầu tư phát triển Hải Phòng, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank.

2.1.4. Thành tựu đạt được

Agribank là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như: Hội nghị FAO vào năm 1991, Hội nghị APRACA vào năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA vào năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản vào năm 2002...

Năm 2004, Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC Bank USA) đã tặng Agribank giải thưởng về thanh toán quốc tế và quản trị vốn. Ngân hàng Standard

Chartered Bank (Singapore) tặng giải thưởng Bạch Kim cho Agribank - đối tác thương mại tốt nhất khu vực châu Á.

Năm 2007, Agribank được UNDP (United Nations Development Programme – Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc) xếp hạng là doanh nghiệp số 1 Việt Nam.

Năm 2008, Agribank đảm nhận chức Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010, đạt Top 10 giải thưởng Sao Vàng đất Việt.

Năm 2009, sau khi khai trương hệ thống IPCAS II, Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư tới thăm và làm việc, là Ngân hàng đầu tiên lần thứ 2 liên tiếp đạt Giải thưởng Top 10 Sao Vàng đất Việt.

Năm 2010, Agribank đạt Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, tiếp tục là định chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Agribank bứt phá vươn lên vị trí Ngân hàng số 1 Việt Nam trong lĩnh vực phát triển chủ thẻ.

Năm 2013, Agribank được vinh hạnh nhận giải thưởng về TTQT đạt chuẩn (STP) (STP)

Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 123 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự án Biogas (ADB); Dự án JIBIC (Nhật Bản); Dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD)...

2.2. Sơ lược về Agribank chi nhánh Phú Mỹ Hưng

2.2.1. Giới thiệu về Agribank chi nhánh Phú Mỹ Hưng

Tên đơn vị: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Mỹ Hưng.

Địa chỉ trụ sở: Agribank Phú Mỹ Hưng – Tòa nhà Beautiful SaiGon 2 – 77 Hoàng Văn Thái – Phường Tân Phú – Quận 7 – TP.HCM.

Điện thoại: (08) 54103117 – 54103118 – 54103119 Fax: 08 54131999 Email: infor@agribankphumyhung.com.vn

Giấy phép kinh doanh số: 4116001093.

Agribank Phú Mỹ Hưng là chi nhánh cấp III trực thuộc NHNNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1267/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 26/11/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNNo&PTNT Việt nam và giấy phép kinh doanh số 4116001093 ngày 04/12/2007 của Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh. Agribank Phú Mỹ Hưng chính thức hoạt động từ ngày 03/12/2007 và khai trương vào ngày 18/01/2008.

2.2.2. Sơ đồ tổ chức và chức năng các phòng ban tại chi nhánh Phú Mỹ Hưng 2.2.2.1. Sơ đồ tổ chức tại chi nhánh Phú Mỹ Hưng

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoạt động thanh toán hàng nhập theo phương thức tín dụng chứng từ tại agribank phú mỹ hưng (Trang 29 - 92)