Chiến lược ST (Strengths – Threads) kết hợp các phân tích về điểm mạnh và nguy cơ, vạch phương hướng sử dụng điểm mạnh của ngân hàng để hạn chế các nguy cơ.
- ST1 (S4, S5, S6 , T1, T2, T3 ): Chủ động tìm hiểu nhu cầu khách hàng hiện tại. Để có thể thấy rõ nguy cơ cũng như rủi ro trong quá trình thanh toán cần có biện pháp khảo sát, tìm hiểu các khách hàng hiện tại ở ngân hàng đang có mong muốn gì, và đang gặp phải những khó khăn nào. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể tổ chức các buổi hội thảo để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các điều lệ, điều khoản quốc tế cũng như về hoạt động TTQT.
-ST2 (S4, T2): Hạn chế rủi ro trong TTQT. Với phương thức L/C, dù có tính ưu việt nhưng rủi ro là điều khó tránh khỏi, do đó, hạn chế rủi ro là điều cần thiết phải thực hiện. Trước hết là cập nhật những điều cần lưu ý trong hoạt động TTQT, những thay đổi trong các văn bản luật và thông lệ quốc tế, những trường hợp rủi ro có thể gặp cho nhân viên (S5) cũng như cho khách hàng để khách hàng có thể sáng suốt hơn khi ký hợp đồng
khách hàng nếu rủi ro không may xảy ra. 4.1.4. Chiến lược WO
Chiến lược (Weaknesses – Opportunities) được sử dụng với mục đích tận dụng cơ hội bên ngoài để khắc phục điểm yếu bên trong.
Chiến lược WO (W1, W3, O1, O2) nhằm đa dạng hóa sản phẩm và chuyên môn hóa để đẩy nhanh tốc độ giao dịch. Trong thời buổi hội nhập kinh tế thế giới (O1) đòi hỏi phải đẩy nhanh tốc độ mới có thể cạnh tranh được với các đối thủ, bên cạnh đó không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm để phục vụ tốt hơn, thu hút nhiều dạng khách hàng đến với ngân hàng (W1), đồng thời có thể giảm được phần lớn rủi ro thiệt hại do bất ổn kinh tế tác động đến (W5).
4.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại Agribank chi
nhánh Phú Mỹ Hưng:
4.2.1. Xây dựng hình ảnh Agribank Phú Mỹ Hưng chuyên nghiệp, luôn cập nhật kịp thời những thay đổi trong hoạt động TTQT trên thế giới kịp thời những thay đổi trong hoạt động TTQT trên thế giới
Một trong những nhân tố quan trọng để quyết định sự thành công trong hoạt động TTQT chính là yếu tố cập nhật kịp thời sự thay đổi của hoạt động TTQT trên thế giới.
Nghiệp vụ TTQT là một nghiệp vụ khó khăn, đòi hỏi nhân viên TTQT không chỉ có kiến thức về các điều kiện thương mại quốc tế, các điều kiện TTQT, luật và công ước quốc tế về vận tải, bảo hiểm, các hiệp định song phương, đa phương cũng như về luật dân sự, luật thương mại, luật ngoại hối, luật các công cụ chuyển nhượng, trình độ tiếng Anh lưu loát, sử dụng thành thạo máy móc, thiết bị khi thao tác nghiệp vụ mà còn cần có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thanh toán quốc tế , có khả năng phân tích đánh giá những biến động về tình hình kinh tế, chính trị trong và ngoài nước để có thể tư vấn cho khách hàng khi khách hàng ký kết các hợp đồng thương mại, tư vấn về các điều khoản để khách hàng đàm phán đạt được điều khoản có lợi, tư vấn khách hàng trong việc kiểm tra chứng từ , lập bộ chứng từ…
Do đó , Agribank Phú Mỹ Hưng cần:
- Cập nhật thường xuyên các sửa đổi về các luật, các quy tắc, quy ước về TTQT cho nhân viên, các rủi ro có thể phát sinh từ các thay đổi đó.
TTQT để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng xử lý tình huống phát sinh.
- Tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các nhân viên TTQT của chi nhánh Agribank Phú Mỹ Hưng với các chi nhánh khác trong hệ thống Agribank Việt Nam.
4.2.2. Luôn chú trọng, đề cao vai trò tư vấn trong hoạt động TTQT tại Agribank Phú Mỹ Hưng Phú Mỹ Hưng
Hiện nay, khi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt thì kỹ năng tư vấn của nhân viên TTQT có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Thái độ phục vụ tốt, tư vấn rõ ràng, chi tiết của nhân viên có thể giúp chi nhánh đạt được lợi thế nhất định so với các ngân hàng trong khu vực.
Bên cạnh đó, không có nhiều doanh nghiệp hiểu rõ về các thủ tục, các chính sách về xuất nhập khẩu, mặc dù hiểu rõ thì doanh nghiệp cũng chưa chắc đã thực hiện đúng. Do đó, có nhiều rủi ro có thể xảy ra. Một khi doanh nghiệp gặp rủi ro thì uy tín của chi nhánh ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Vì vậy, cần đề cao vai trò tư vấn của mỗi cán bộ nhân viên: tư vấn cho khách hàng về phương thức thanh toán phù hợp, an toàn, ít rủi ro; hướng dẫn cách thức thực hiện, đọc và hiểu rõ các điều khỏan trong hợp đồng, chú ý các điều khỏan trọng yếu; nắm vững các chế độ, chính sách và các văn bản pháp luật hiện hành để doanh nghiệp tuân thủ đúng….
4.2.3. Thống nhất cách xử lý với một số rủi ro thường gặp
- Hàng hóa thuộc diện cấm nhập: TTV khi nhận yêu cầu mở L/C cần tìm hiểu kỹ về hàng hóa đó cùng các giấy tờ chứng từ, đối chiếu hàng hóa có thuộc mục nào trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hay không, sau đó đưa ra quyết định.
- Thiếu một hay nhiều loại chứng từ xuất trình theo thỏa thuận trong hợp đồng: Chi nhánh gửi điện thông báo cho ngân hàng nước ngoài và gửi thông báo cho khách hành. Nếu khách hàng chấp nhận thanh toán và đó là chứng từ người xuất khẩu có thể bổ sung được thì gửi chứng từ bổ sung, nếu không bổ sung được thì chi nhánh kê khai lỗi và tính phí với ngân hàng nước ngoài theo điều khoản trong L/C. Nếu khách hàng không chấp nhận thanh toán thì từ chối bộ chứng từ.
xem xét kỹ bộ chứng từ, vì người xuất khẩu và người nhập khẩu có thể thông đồng để “rửa tiền”.
- Chứng từ trong một bộ chứng từ mâu thuẫn nội dung với nhau hoặc chứng từ bị sai thông tin: Các bất hợp lệ trong chứng từ có thể chia làm 2 loại: có thể sửa chữa được và không thể sửa chữa được.
Các lỗi sửa chữa được (như lỗi đánh máy, sai thông tin…) trong các chứng từ nhà xuất khẩu ký phát thì nhà xuất khẩu có thể ký phát lại.
Các lỗi không sửa chữa được: Nếu khách hàng chấp nhận thanh toán chi nhánh kê khai lỗi và tính phí với ngân hàng nước ngoài theo điều khoản trong L/C. Nếu khách hàng không chấp nhận thanh toán thì từ chối bộ chứng từ.
4.2.4. Chính sách quảng cáo
Hiện nay, hầu hết khách hàng của Agribank Phú Mỹ Hưng là khách hàng quen hoặc khách hàng tự tìm đến chứ chi nhánh chưa chủ động trong việc tìm kiếm, thuyết phục khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán quốc tế. Trong quá trình hội nhập ngày nay, ngân hàng không chỉ phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trong khu vực mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Do đó, trong thời gian tới, Agribank Phú Mỹ Hưng cần xây dựng, củng cố, khuyếch trương uy tín, hình ảnh của chi nhánh, mở rộng thị trường thanh toán quốc tế nhằm tăng doanh số cả về ngắn hạn lẫn dài hạn, nâng cao sự tin tưởng của khách hàng đối với hoạt động TTQT của chi nhánh.
Ngoài các biện pháp quảng cáo truyền thống như quảng cáo trên báo, đài, treo băng rôn,… Agribank Phú Mỹ Hưng cũng có thể tận dụng quảng cáo bằng cách gửi e-mail cho khách hàng, hoặc in brochure để tại các bàn giao dịch, nhân viên có thể mời khách hàng xem trong thời gian chờ đợi giao dịch hoặc đính kèm trong các thông báo, chứng từ giao dịch của ngân hàng gửi cho khách hàng.
4.2.5. Xây dựng kênh thông tin có hiệu quả
Bên cạnh quảng cáo, chi nhánh có thể đề xuất với hội sở cho phép lập trang web riêng. Việc lập trang web riêng có thể giúp chi nhánh tiếp cận với các doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn, đây là những doanh nghiệp thường là không biết hoặc không nắm rõ thông tin về chi nhánh.
thủ tục, các đợt khuyến mãi, các chế độ ưu đãi… có thể giúp họ dễ dàng tìm kiếm, nắm bắt thông tin về các sản phẩm giao dịch cũng như những thủ tục cần thiết khi tiến hành giao dịch, từ đó có thể thu hút thêm một lượng khách hàng mới, góp phần thúc đẩy doanh số TTQT tăng lên.
Đồng thời cũng có thể cập nhật những thông tin kinh tế - xã hội, pháp luật, tài chính… để website có thể trở thành địa chỉ tin cậy cho những ai quan tâm đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
4.2.6. Xây dựng chính sách ưu đãi hấp dẫn hơn theo từng đối tượng khách hàng Agribank Phú Mỹ Hưng có thể lập các bảng câu hỏi, bảng khảo sát để tìm hiểu nhu Agribank Phú Mỹ Hưng có thể lập các bảng câu hỏi, bảng khảo sát để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng hiện nay là gì, khách hàng cần một ngân hàng như thế nào, động cơ khi chọn một ngân hàng để giao dịch là gì … Có thể dễ dàng nhận thấy các nhân tố chính có ảnh hưởng lớn đến sự quyết định chọn ngân hàng của khách hàng là: vị trí địa lý thuận lợi, chất lượng phục vụ, thái độ nhân viên, dịch vụ ngân hàng đa dạng, thời gian giao dịch… Khi nắm rõ nhu cầu của khách hàng thì chi nhánh sẽ biết được những điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục, từ đó tìm được hướng đi đúng đắn, tạo dựng uy tín của chi nhánh trong lòng khách hàng.
Không chỉ chú trọng đến việc mở rộng và tăng thêm khách hàng mới mà còn cần phải củng cố lòng tin của khách hàng lâu năm, Agribank Phú Mỹ Hưng có thể thực hiện các chính sách ưu đãi với những đối tượng như:
- Khách hàng có quan hệ lâu năm tốt, tài chính minh bạch.
- Các doanh nghiệp lớn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có lịch sử tín dụng tốt - Các doanh nghiệp quốc doanh vừa và nhỏ cũng có thể bạn hàng lâu dài của chi
nhánh.
Về chính sách ưu đãi, chi nhánh có thể đưa ra các chính sách như:
- Ưu đãi về vốn và lãi suất vay vốn: Đối với các doanh nghiệp uy tín hay có quan hệ tốt với ngân hàng có thể cho họ hưởng lãi suất ở mức thấp hơn. Điều này không chỉ áp dụng cho doanh nghiệp vay vốn sản xuất mà còn có thể áp dụng cho doanh nghiệp vay vốn để thanh toán hàng nhập khẩu.
- Ưu đãi về tài sản thế chấp khi vay vốn - Ưu đãi về mức ký quỹ…
Sau khi phân tích SWOT, hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức L/C, chương 3 đã đưa ra một số chiến lược, từ đó đề ra giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribannk Phú Mỹ Hưng.
KẾT LUẬN CHUNG
Đã hơn 5 năm của cuộc hủng hoảng kinh tế thế giới, trong khi đó với các ngân hàng Việt Nam thời điểm này vẫn đang trong “tâm bão”. Với ngân hàng chuyên về cho vay vốn như Agribank thì tình hình hoạt động tín dụng đang có dấu hiệu đi xuống là rất đáng lo ngại, cần phát triển các dịch vụ khác như TTQT, huy động vốn để đảm bảo nguồn thu. Tuy nhiên, hoạt động TTQT của Agribank Phú Mỹ Hưng cũng gặp nhiều thử thách do trong giai đoạn khủng hoảng các doanh nghiệp làm ăn khó khăn, sản xuất trì trệ, hoạt động xuất nhập khẩu trong vài năm gần đây cũng trở nên ảm đạm, các doanh nghiệp lại thường tìm đến các ngân hàng chuyên về TTQT hơn. Đối mặt với thách thức đó, Agribank Việt Nam nói chung và Agribank Phú Mỹ Hưng nói riêng nhận thức rằng nếu không có những biện pháp cụ thể, thiết thực thì sẽ tiếp tục lao vào vòng xoáy khủng hoảng.
Qua việc tìm hiểu về nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ đối với hàng nhập khẩu, các số liệu tuy giảm nhưng hoạt động này vẫn có những tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn cần phải có những giải pháp như cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu để khắc phục những hạn chế trước mắt, từ đó có thể phát huy những mặt thuận lợi và đạt kết quả tăng trưởng tương xứng với tiềm năng của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản luật, giáo trình:
1. TS Võ Thị Thúy Anh, Thanh toán quốc tế, NXB Tài chính, TpHCM, 2011
2. NHNNo&PTNT Việt Nam, Báo cáo thường niên của Agribank Việt Nam năm 2011, 2012, 2013
3. NHNNo&PTNT Việt Nam, Quy định về quy trình nghiệp vụ Thanh toán quốc tế trong hệ thống NH NNo&PTNT Việt Nam (Bản cập nhật sửa đổi, bổ sung Quyết định số1998/QĐ-NHNo-QHQT ngày 15 tháng 12 năm 2005 theo Quyết định số 858/QĐ-NHNo-QHQT ngày 29/06/2007 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam), TpHCM, 2007
4. Quốc hội, Luật giao dịch điện tử, Hà Nội, 2005
5. Th.S Hồ Thanh Tùng, Tóm tắt bài giảng môn Thanh toán quốc tế, TpHCM, 2012 6. GS – TS Lê Văn Tư, Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, NXB Thanh niên, TpHCM,
2009
Website:
1.Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp: www.moj.gov.vn 2. Website của Agribank: www.agribank.com.vn
3. Website của Eximbank: www.eximbank.com.vn 4. Website của Vietcombank: www.vietcombank.com.vn 5. Website của HD Bank: www.hdbank.com.vn
6. Website của Á Châu Bank: www.acb.com.vn 7. Website của Maritime Bank: www.msb.com.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Cơ cấu doanh thu XNK theo loại mặt hàng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Doanh số phân loại
theo mặt hàng nhập khẩu
5,418,941 100% 2,250,075 100% 1,383,750 100%
Nhiên liệu, nguyên
vật liệu 3,142,986 58% 1,237,541 55% 553,500 40%
Phương tiện giao
thông vận tải 650,273 12% 45,002 2% - 0% Máy móc thiết bị 1,408,925 26% 450,015 20% 345,938 25% Hàng tiêu dùng 216,758 4% 517,517 23% 484,313 35%
Doanh số phân loại theo mặt hàng xuất khẩu 4,776,804 100% 5,366,426 100% 2,862,037 100% Gỗ 4,299,124 90% 5,366,426 100% 2,862,037 100% Máy móc thiết bị 143,304 3% - 0% - 0% Phân bón 95,536 2% - 0% - 0% May mặc 238,840 5% - 0% - 0% (Nguồn: Bộ phận TTQT Agribank PMH) Phụ lục 2: Bộ Chứng từ (Nguồn: Bộ phận TTQT Agribank PMH)