Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O)

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoạt động thanh toán hàng nhập theo phương thức tín dụng chứng từ tại agribank phú mỹ hưng (Trang 32 - 35)

1.4.5.1. Khái niệm:

Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ do Phòng thương mại của nước xuất khẩu cấp cho một lô hàng cụ thể đã xuất khẩu nhằm xác định nguồn gốc hoặc nơi sản xuất hàng hóa. Trong thực tế, nếu trên Hợp đồng ngoại thương hoặc Thư tín dụng không ghi rõ người lập chứng từ, nhà xuất khẩu có ký phát chứng từ này.

1.4.5.2. Chức năng:

- Giúp người mua kiểm tra việc giao hàng của người bán.

- Là căn cứ quan trọng để xác định mức thuế suất dành cho mỗi lô hàng nếu hàng hóa nhập khẩu được quy định nhiều mức khác nhau về thuế nhập khẩu. - Trong một số trường hợp nếu nhập khẩu hàng hóa tương tự hàng đã bị nước

nhập khẩu chỉ định cấm hoặc hạn chế nhập từ một số xuất xứ thì người nhập khẩu phải có C/O phù hợp để chứng minh rằng hàng hóa mình nhập khẩu không có nguồn gốc từ nơi bị cấm.

1.4.5.3. Phân loại:

- C/O form A: dùng cho các mặt hàng xuất sang các nước thuộc hệ thống GSP (Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập – Generalized System of Perference) - C/O form B: Dùng cho tất cả hàng hóa xuất khẩu.

- C/O form O: Dùng cho mặt hàng cà phê xuất sang các nước thuộc Hiệp hội Cà phê Thế giới.

- C/O form X: Dùng cho mặt hàng cà phê xuất sang các nước không thuộc Hiệp hội Cà phê Thế giới.

- C/O form T: Dùng cho mặt hàng dệt xuất sang thị trường châu Âu.

- C/O form D: Dùng cho các mặt hàng xuất sang các nước trong khối ASEAN. 1.4.6. Chứng nhận trọng lượng/ số lượng/ chất lượng (Certificate of Weight/

Quantity/ Quality) 1.4.6.1. Khái niệm:

Đây là chứng từ xác nhận trọng lượng/ số lượng/ chất lượng hàng hóa mà nhà xuất khẩu đã bán cho người mua. Thông thường chứng từ này do Cục kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu, công ty giám định hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc do người

bán lập, tùy tính chất yêu cầu mà các bên sẽ muốn có chứng từ do ai cấp hoặc cụ thể chứng nhậ những nội dung gì.

1.4.6.2. Chức năng:

Việc quy định nội dụng, bên phát hành… nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên hoặc theo yêu cầu kiểm tra cụ thể của các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu, quản lý nhà nước quy định cụ thể cho các loại hàng hóa khác nhau.

1.4.7. Một số chứng từ khác

Ngoài ra, tùy từng trường hợp, một số chứng từ khác cũng được yêu cầu như: - Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật/ thực vật: Do cơ quan kiểm dịch động/

thực vật cấp cho hàng hóa là động vật/ thực vật hoặc có nguồn gốc động/ thực vật, xác nhận đã kiểm tra và xử lý chống bệnh dịch, nấm…

- Giấy chứng nhận vệ sinh (Santinary Certificate) do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về phẩm chất hàng hóa hoặc về y tế cấp cho chủ hàng, xác nhận hàng hóa đã được kiểm tra và trong đó không có vi trùng gây bệnh cho người sử dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã cho ta thấy được những cơ sở lý luận của TTQT và phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Những cơ sở lý luận chung đó sẽ làm căn cứ cho việc tìm hiểu hoạt động thanh toán hàng nhập theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Agribank – chi nhánh Phú Mỹ Hưng được trình bày trong chương 2 tiếp sau đây.

CHƯƠNG 2:

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN AGRIBANK VÀ SƠ LƯỢC VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH PHÚ MỸ HƯNG

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoạt động thanh toán hàng nhập theo phương thức tín dụng chứng từ tại agribank phú mỹ hưng (Trang 32 - 35)