1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và những giải pháp nâng cao hoạt động marketing tại nhà hàng sota

50 1,4K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 111,65 KB

Nội dung

Trong thành công của mỗi doanh nghiệp, có rất nhiều yếu tố, nhưng không thể không kểđến vai trò của những chuyên gia marketing chính là chiến lược giúp doanh nghiệp thắngthế trong cuộc c

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường, thầy cô khoa du lịch-trung tâmthực tập đã tạo điều kiện cho em được cọ xát với thực tế, hiểu rõ hơn nhiệm vụ cũng nhưhành trang sau này khi ra trường qua khóa thực tập tại trường

Em cũng xin cám ơn thầy Lê Ngọc Vinh quản lý công ty lữ hành và cô NguyễnThị Thu Thủy quản lý nhà hàng SOTA đã giúp đỡ, chỉ bảo và tận tình giúp em nhữngkinh nghiệm thực tế trong ngành trong thời gian em thực tập

Em cũng cám ơn quý thầy cô, bạn bè và anh chị đi trước đã truyền đạt cũng nhưtrao đổi những thông tin cần thiết để em hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất

Đây cũng là lần đầu tiên em được tìm hiểu thực tế về chương trình mà em đượchọc tại trường cũng như em học hỏi nhưng anh chị đi trước để làm báo cáo.Tuy nhiêntrong quá trình làm báo cáo không tránh khỏi những sai sót cũng như có khuyết điểm.Kính mong quý thầy cô xem xét bỏ qua cho em

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh Viên Thực Hiện

Trần Thị Vân

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Du lịch là sứ giả hoa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc các quốc gia trênthế giới Du lịch được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn mang lại lợi nhuận với tốc độcao Nó mang lại lợi nhuận với tốc độ cao Nó mang lại nhiều lợi nhuận về kinh tế - xãhội.Với xu thế nền kinh tế thế giới hiện nay đang phát triển một cách nhanh chóng, nhậnthấy được tầm quan trọng của du lịch cũng như theo kịp xu hướng, Việt Nam cũng đã xácđịnh ngành du lịch là nền kinh té mũi nhọn của nước nhà

Trong thành công của mỗi doanh nghiệp, có rất nhiều yếu tố, nhưng không thể không kểđến vai trò của những chuyên gia marketing chính là chiến lược giúp doanh nghiệp thắngthế trong cuộc chiến giành chỗ đứng trong tâm trí khách hàng

Marketing hiện là một trong những nghề có nhu cầu lớn nhất Theo thống kê, 49% bảntin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực Marketing.Đây

là nghề có nhu cầu nhân lực rất lớn vì nền kinh tế càng phát triển người ta càng cần đếnMarketing Có đến 30% vị trí quản lý doanh nghiệp cấp cao được nắm giữ bởi nhữngngười từng ở các vị trí khác nhau thuộc Marketing Cơ hội thăng tiến ở nghề này là rất ca.Marketing , dù mới xuất hiện ở Việt Nam chừng hơn một thập kỉ, đã nhanh chóng trởthành một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất và thu hút rất nhiều lao động,những người muốn tìm kiếm cho mình một cơ hội công việc thú vị, lương cao và nhiềuthử thách

Từ thực tế trong quá trình thực tập cũng như học qua môn marketing du lịch em xinchọn đề tài:THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNGMARKETING TẠI NHÀ HÀNG SOTA

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG

1.Khái niệm về marketing,marketing du lịch và marketing nhà hàng:

1.1 Khái niệm marketing:

Marketing đã thay đổi rất nhiều và có rất nhiều các định nghĩa khác nhau vềMarketing, sau đây là một số định nghĩa marketing được coi là chuẩn mực nhất

Định nghĩa marketing theo cha đẻ của marketing hiện đại Phillip Kotler

“Marketing là những hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu vàước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi"

Marketing là :

Quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra

và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể,đến sản xuất và đưa hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công tythu được lợi nhuận như dự kiến

-Định nghĩa thứ 3 :Về marketing được xem là định nghĩa đầy đủ vá đúng nhất vềmarkeing :"Marketing là khoa học điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh kể từ khâusản xuất đến khâu tiêu thụ, nó căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường hay nói khác

đi là lấy thị trường làm định hướng "

Song song với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, là sự ra đời của các loạihoạt động Marketing Nếu như xưa kia, Marketing truyền thống phù hợp với giai đoạn thịtrường: thị trường của người bán (nhà sản xuất), thì ngày nay, Marketing hiện đại phùhợp với giai đoạn thị trường: thị trường người mua (người tiêu dùng)

Marketing hiện đại ra đời, để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng Ngàynay, khách hàng có quyền lực hơn bao giờ hết, họ có thể kiểm soát việc sản phẩm, dịch

vụ tiêu thụ ở đâu, vào lúc nào, như thế nào, đồng nghĩa với nó là họ sẽ có nhiều sự lựachọn, họ ít khi trung thành với một nhãn hiệu nào đó

Khái niệm Marketing hiện đại được chính Philip Kotler đưa ra nhằm đánh giá sựtiến bộ của ngành marketing và các quan điểm hiện đại nhất về vấn đề này

Trang 4

Marketing hiện đại (Modern Marketing) là chức năng quản lý công ty về mặt tổchức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biếnsức mua của người tiêu thụ thành nhu cầu thực sự về một sản phẩm cụ thế, dẫn đến việcchuyển sản phẩm đó đến người tiêu thụ một cách tối ưu (bán cái thị trường cần chứkhông phải là bán cái có sẵn, xuất phát từ lợi ích người mua, coi trọng khâu tiêu thụ, phảihiểu biết yêu cầu thị trường cùng với sự thay đổi thường xuyên về cả số lượng và chấtlượng cần thỏa mãn).

Điều hết sức quan trọng trong các định nghĩa Marketing trên là các từ "nhu cầu "

"thị trường ", " người tiêu dùng" được nhắc lại rõ ràng nhất, nhiều nhất, và đó cũng chính

là bản chất của Marketing

Vậy để hiểu rõ hơn về nhu cầu , mong muốn, thị trường là gì ?

* Nhu cầu: Bao gồm những cảm giác thiếu hụt của con người về một cái gì

đó và cần được thỏa mãn Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu cơ bản được giảmmạnh và được thay thế bằng nhu cầu được ăn ngon, mặc đẹp, vui chơi, giải trí và hưởngthụ cuộc sống

* Mong muốn: Mong muốn là nhu cầu đặc thù, đặc trưng cho một phong tục tậpquán thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín ngưỡng của một khu vực, vùng miền và nó mangtính khách quan

* Yêu cầu: Yêu cầu là nhu cầu, là mong muốn kèm theo điều kiện có khả năng thanhtoán Nhu cầu của con người là vô hạn, trong khi đó nguồn lực để thỏa mãn nhucầu, mong muốn và yêu cầu của khách hàng, hay nói cách khác là phải có sự điều tra thunhập qua từng thời kỳ

* Hàng hóa: Hàng hóa là những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu của con người và đượcphép chào bán trên thị trường dưới sự dẫn dắt của giá cả Những sản phẩm được sảnxuất ra mà không thỏa mãn được nhu cầu thì không được gọi là hàng hóa

* Giá trị: Là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng, hay tính năng của sản phẩm

Trang 5

* Thị trường: Bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mongmuốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mongmuốn đó.

Như vậy, quá trình trao đổi đòi hỏi phải làm việc Doanh nghiệp muốn bán hàngthì cần phải tìm người mua, xác định những nhu cầu của họ, thiết kế những sản phẩm phùhợp, đưa chúng ra xếp vào kho, vận chuyển, thương lượng về giá cả trên thị trường…Nềntảng của hoạt động Marketing là những việc tạo ra sản phẩm, khảo sát, thiết lập quan hệgiao dịch, tổ chức phân phối, xác định giá cả, triển khai các dịch vụ

1.2 Marketing du lịch:

* Khái niệm:

-Marketing du là một triết lý quản trị mà nhờ người nghiên cứu, dự đoán, chọn dựa trên

nhu cầu của du khách nó có thể đem sản phẩm du lịch ra thị trường sao cho phù hợp vớimục đích thu nhiều lợi nhuận cho tổ chức du lịch đó

-Marketing du lịch là một loại phương pháp và kỹ thuật được hỗ trợ bằng một tinh thầnđặc biệt và có phương pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu không nói ra hoặc nói ra của kháchhàng có thể là mục đích tiêu khiển hoặc mục đích khác bao gồm công việc gia đình, côngtác hoặc họp hành

-Marketing du lich là một tiến trình nghiên cứu,phân tích những nhu cầu của kháchhàng,của sản phẩm, dịch vụ du lịch và những phương thức cung ứng, hỗ trợ để đưa kháchhàng đến với sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ,đồng thời đạt được những mụctiêu của tổ chức

*Đặc điểm marketing du lịch:

-Trong marketing có 4 chiến lược quan trọng là:

+ Chiến lược sản phẩm

+Chiến lược giá

+Chiến lược phân phối

+Chiến lược xúc tiến

Marketing là hoạt động tìm hiểu nhu cầu, khám phá nhu cầu và đáp ứng nhu cầu đó mộtcách hiệu quả nhất

Trang 6

Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt gì đó mà con người nhận được, con người có nhiềunhu cầu đa dạng và phức tạp.Nhu cầu thì vô hạng và thay đổi theo thời gian theo đà pháttriển của xã hội Xã hội phát triển càng cao thì con người cần có những nhu cầu cao trong

xã hội đó Nhu cầu con người được sắp xếp theo thứ tự nhất định và có ý nghĩa quantrọng nhất đến ít quan trọng nhất

Trong marketing, qua sự sắp xếp thứ bậc về nhu cầu đã chứng minh cho chúng tathấy được rằng nhu cầu của con người ngày càng phát triển như hiện nay là quá cao.Vớiđất nước đang trên đà phát triển như đất nước ta hiện nay thì nhu cầu cái ăn no, mặcấm.Vì vậy sản phẩm cung ứng phải là nhu yếu chứ không phải là nghệ thuật

1.3 Marketing nhà hàng:

Khái niệm marketing nhà hàng là những phương thức quảng cáo đa dạng mà các nhàhàng áp dụng để tiếp thị thực đơn của mình Tuy nhiên, các khái niệm marketing luônảnh hưởng đên tất cả các khía cạnh của nhà hàng trong suốt quá trình quảng cáo

 Các loại khái niệm:

Một khái niệm nhà hàng có thể bao gồm một thực đơn mới Ví dụ, một nhà hàng thức ăn nhanh quyết định giới thiệu một một bữa tiệc ngoài trời vài tuần trong suốt mùa

hè Nhà hàng có thể đặt một cái tên đặc biệt cho bữa tiệc ngoài trời của họ để xây dựng

sự nhận thức về thương hiệu Sau này, nếu thành công khái niệm về tiệc ngoài trời có thểđược lặp đi lặp lại mỗi năm Ngoài ra, một số trung tâm đưa ra khái niệm marketing nhà hàng xung quanh các chủ đề phim ảnh Do đó, nhà hàng cũng có thể giới thiệu các diễn viên điện ảnh nổi tiếng hay sưu tầm các bộ phim ngang tầm với phim Hollywood

Trang 7

-Thử nghiệm khái niệm

Hầu hết các nhà hàng đều thử nghiệm những khái niêm marketing khác nhau Ví dụ,một chuỗi bữa ăn bình thường có thể tiến hành những cuộc khảo sát qua điện thoại về nghiên cứu thị trường ở một vài thị trường then chốt Chuỗi nhà hàng có thể trao đổi với những khách hàng tìm năng và không tiềm năng để đạt được một tiêu chuẩn chính xác

về thương hiệu và nhận thức quảng cáo, bên cạnh đó cũng sẽ quan tâm đến sở thích của khách hàng trong đề tài marketing và sản phẩm mới Nhà hàng cũng sẽ chú ý đến việc khách hàng có muốn mua những sản phẩm mới và khuyến mãi nữa hay không Cuối cùng, nhà hàng cũng sẽ quan tâm đến lợi nhuận của mình trong đợt khuyến mãi

-Lợi ích:

Theo tập đoàn tiếp thị, nhà hàng giới thiệu những khái niệm tiếp thị khác nhau để tăng tần suất khách hàng Tuy nhiên nếu thực hiện cùng chính sách ưu đãi trong một thờigian sẽ làm khách hàng nhàm chán

- Những cân nhắc

Nhà hàng sẽ luôn luôn duy trì sự đồng nhất về thực đơn của mình khi giới thiệu các khái niệm marketing khác nhau Có lẽ, món ăn mới có thể trở thành món ăn chính trong thực đơn

1.4 Nội dung hoạt động về marketing trong kinh doanh nhà hàng:

1.4.1.Công tác tổ chức bộ phận Marketing trong nhà hàng:

Bộ phận marketing nói chung có vai trò và vị trí quan trọng trong quá trình nghiêncứu sản xuất và tiêu thụ.Trong doanh nghiệp vai trò vị trí của marketing trải qua 4 giaiđoạn

+Giai đoạn 1: phó giám đốc phụ trách quản lý nhân lực của bộ phận marketing và khâuquảng cáo,nghiên cứu và tiếp thị

+Giai đoạn 2: trong giai đoạn này hình thành bộ phận marketing riêng biệt với một giámđốc tiếp thị vì nhu cầu nghiên cứu, quảng cáo dịch vụ khách hàng phát triển

+Giai đoạn 3: tồn tại song song với phó giám đốc tiếp thị và phó giám đốc kinh doanh donhu cầu dịch vụ và khách hàng phát triển

Trang 8

+Giai đoạn 4: Có sự xung đột giữa hai phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc bán hàngthường nghĩ đến kế hoạch ngắn hạn và bán được nhiều sản phẩm.Trái lại phó tổng giámđốc có tầm nhìn xa nghĩ đến sản phẩm và nghĩ đến thị trường lâu dài đôi khi hy sinh kếhoạch ngắn hạn Chính vì vậy tổng giám đốc để cho phó giám đốc marketing phụ tráchtoàn bộ các chức năng tiếp thị kể cả bán hàng.

Để quản trị lực lượng bán hàng và Marketing,những đơn vị cung ứng phải thựchiện những bước trong quá trình hình thành bộ máy thương mại sau :

-Xác định nhiệm vụ của bộ phận Marketing và bán sản phẩm

-Thực hiện cơ cấu tổ chức hay hoạch định chiến lược của lực lượng bán sản phẩm

-Tuyển chọn nhân viên và đại diện.

-Huấn luyện lực lượng sản phẩm và Marketing

-Kiểm tra lực lượng bán sản phẩm

-Đánh giá kết quả và có chế độ đãi ngộ

Để việc tổ chức marketing trong nhà hàng một cách hợp lý,thiết lập phân chia rõràng nhưng cầ kết hợp các khâu chặt chẽ nhằm:

+Tìm kiếm và thu hút khách hàng mới

+ Phổ biến về thông tin sản phẩm,dịch vụ của đơn vị mình

+Tiếp xúc với khách hàng

+Cung ứng dịch vụ

+Nghiên cứu thị trường,thu thập thông tin cập nhật về thị trường khác tiềm năng

1.4.2 Vai trò của Marketing trong chiến lược của doanh nghiệp:

Từ khi ra đời thì các doanh nghiệp đã nắm lấy công cụ Marketing này để quản lýquá trình kinh doanh và để lập chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp mình Vai trò củaMarketing trong chiến lược của doanh nghiệp là rất khác nhau, nó phụ thuộc vào quátrình phát triển của Marketing Có thể chia ra một số giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Thập kỷ 70 của thế kỷ 19, người ta đánh giá vai trò của Marketing theo sơ

đồ bên Marketing có vai trò ngang với các yếu tố sản xuất, tài chính, lao động

Trang 9

- Giai đoạn 2: Từ những thập kỷ 20-30 của thế kỷ 20 Marketing có vai trò quan trọnghơn các yếu tố khác (sản xuất, tài chính, lao động)

- Giai đoạn 3: Từ thập kỷ 30 đến chiến tranh thế giới thứ hai, Marketing có vai trò, chứcnăng trung tâm và chủ yếu do sản xuất phát triển nhanh

- Giai đoạn 4: Từ thập kỷ 70 cho đến nay, Marketing có vai trò ngang bằng các yếu tốkhác (sản xuất, tài chính, lao động) Người mua đóng vai trò trung tâm Ngoài ra còn cóquan điểm cho rằng trong giai đoạn 4 này thì người mua đóng vai trò trung tâm vàMarketing đóng vai trò liên kết giữa người mua và các yếu tố khác

Vậy, qua sự phát triển của sản xuất hàng hoá và của Marketing các nhà kinh doanh

đã khẳng định được vị trí của Marketing và chiến lược chung Marketing trong chiến lượccủa mỗi doanh nghiệp

 Phương hướng cơ bản của chiến lược Marketing:

- Chiến lược Marketing phải tập trung vào những nhân tố then chốt trong kinh doanhcủa doanh nghiệp Các nhân tố này chính là thị trường và môi trường kinh doanh củadoanh nghiệp Khi doanh nghiệp biết thu thập xử lý và vận dụng các nhân tố này mộtcách thích hợp thì nó sẽ tạo nên sự thành công trong chiến lược Marketing cho doanhnghiệp

- Chiến lược Marketing phải tạo ra được ưu thế tương đối: phải tiến hành nghiên cứucác sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, từ đó doanh nghiệp sẽ tìm ra điểm mạnh, điểm yếucủa sản phẩm mình để không ngừng đổi mới Đôi khi ta sẽ đối đầu vơí các đối thủ cạnhtranh nhưng lại có lúc liên doanh liên kết, tìm kẽ hở của đối thủ cạnh tranh trên thị trườngcho doanh nghiệp

- Chiến lược Marketing phải chọn đúng hướng quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp: với năng lực, tài nguyên và những kinh nghiệm sẵn có thì doanh nghiệpphải biết không nên đổi mới cùng một lúc nhiều mặt sao cho phù hợp với nhu cầu của thịtrường Doanh nghiệp phải đi từ kế hoạch ngắn hạn sang kế hoạch dài hạn để đổi mới

Trang 10

dần Tức là doanh nghiệp phải chọn mình một hướng đi đúng để thụ được lợi nhuận caonhất trong kinh doanh.

 Phương pháp xác lập chiến lược Marketing:

Quá trình xác lập chiến lược Marketing bao gồm 4 giai đoạn chủ yếu sau đây:

- Xác định mục tiêu của chiến lược

- Phân tích, dự đoán các khả năng có thể có và những yêu cầu bắt buộc

- Xác lập các phương án, chiến lược có thể có

- Đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược

 Xác định mục tiêu của chiến lược:

Có thể cân bằng các mục tiêu theo những nội dung sau:

- Xác lập trình tự ưu tiên các mục tiêu: sắp xếp các mục tiêu theo mức độ và tầmquan trọng của các mục tiêu theo thứ tự

- Điều chỉnh các mục tiêu bằng cách xây dựng một hệ thống số cho từng loại mụctiêu Các hệ số này biểu thị tầm quan trọng của mỗi mục tiêu Việc lựa chọn sẽ được thựchiện tuỳ theo giá trị chung của các mục tiêu, hướng đi đúng phải dựa trên cơ sở căn cứkhoa học và nó có vai trò quan trọngđến việc quyết định sự tồn tại, phát triển của doanhnghiệp Nhưng nhìn chung khi xem xét đánh giá các hướng đi của chiến lược nhằm mụcđích tránh lãng phí tiền của, thời gian và nhân lực của doanh nghiệp

- Quy định giới hạn (ngưỡng) của các mục tiêu: quy định cho tất cả các mục tiêu, cácgiới hạn mà chúng buộc phải đạt được và chỉ tập trung vào mục tiêu bao trùm, có nghĩa làphải giới hạn các mục tiêu khác và tìm mọi cách tăng tối đa các mục tiêu bao trùm

 Phân tích, dự đoán các khả năng có thể có và những yêu cầu bắt buộc:

Sau khi đã xác định được các mục tiêu trước mắt thì doanh nghiệp bắt đầu vạch ra chiếnlược có thể đạt được những mục tiêu đó Doanh nghiệp phải tiến hành phân tích các khả

Trang 11

năng, các tài nguyên mà doanh nghiệp có cũng như yêu cầu không thể thay thế mà doanhnghiệp phải tính đến Việc phân tích này dựa trên 2 phương diện:

 Phương diện doanh nghiệp:

Quá trình đề ra các chiến lược trước hết phải tính đến các mặt mạnh, mặt yếu của doanhnghiệp và những yêu cầu bắt buộc này sinh từ trong ra mà chiến lược Marketing phải tínhđến

- Nguồn tài chính mà doanh nghiệp dành cho Marketing

- Khả năng tăng năng lực hiện có, khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, muabằng sáng chế phát minh của doanh nghiệp

- Điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm hiện tại hay dự kiến sản xuất trong tương lai

- Nguồn nhân lực có thể sử dụng về các mặt kiến thức, kinh nghiệm, thời gian có thể sửdụng của cán bộ công nhân viên

- Những cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp trong tương lai

 Về phương diện thị trường:

Cần phân tích những yêu cầu bắt buộc về cơ cấu môi trường và thị trường, cũng nhưnhững yêu cầu bắt buộc có tính chất pháp luật mà chiến lược Marketing của doanhnghiệp phải tính tới:

- Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: cơ cấu của môi trường và thị trường màdoanh nghiệp cần thích ứng

- Môi trường pháp lý: Những yêu cầu bắt buộc do luật pháp qui định về giá, về chấtlượng sản phẩm

- Dung lượng thị trường, số lượng người tiêu thụ, cơ cấu các kênh phân phối

- Môi trường văn hoá xã hội: tập quán, thói quen, sở thích, mốt của người tiêu dùng

- Môi trường cạnh tranh: cơ cấu về cạnh tranh, thế lực của các đối thủ cạnh tranh

Trang 12

 Xác lập các phương án, chiến lược có thể:

Ở trong giai đoạn này thì doanh nghiệp có thể xây dựng một hoặc nhiều chiến lượcMarketing theo những mục tiêu đã định trên cơ sở phân tích, dự đoán những khả năng cóthể sử dụng và các yêu cầu bắt buộc đưa ra

Thường là không thể liệt kê đầy đủ tất cả các chiến lược có thể có vì thực tế chúng là con

số không thể xác định Tuy vậy các doanh nghiệp cần xác định nhiều chiến lược xen kẽ

để đánh giá, so sánh và lựa chọn được chiến lược tối ưu nhất Việc lập một phương ánchiến lược có thể có thường được thực hiện theo 4 vấn đề sau:

 Lựa chọn đối tượng thực hiện:

Lựa chọn đối tượng thực hiện chiến lược chính là lựa chọn thị trường mục tiêu củadoanh nghiệp Doanh nghiệp có thể có quan tâm tới toàn bộ thị trường hay các phân đoạncủa thị trường

Do nhiều hạn chế về tài nguyên, sức cạnh tranh quá gay gắt thì các doanh nghiệp chỉnên lựa chọn các đoạn thị trường mà doanh nghiệp đã quan tâm, tránh tình trạng cố gắngđột nhập vào toàn bộ thị trường Khi doanh nghiệp đã lựa chọn được phân đoạn thịtrường nào đó thì họ cần quan tâm khai thác mạnh mẽ, cạnh tranh hoặc mở rộng thịtrường của phân đoạn thị trường đã lựa chọn Ví như các Tổng công ty công trình giaothông thì họ quan tâm đén toàn bộ thị trường xây dựng giao thông, còn các Công ty Cầuthì họ chỉ chú ý đến đoạn thị trường về xây dựng cầu, tuy nhiên những công ty này vẫnchú ý và tìm cách mở rộng thị trường khác nữa(thị trường xây dựng đường )

Trên thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn một hoặc nhiều mục tiêu được xác địnhtheo khu vực, dân cư, mức độ tăng trưởng kinh tế, theo khách hàng sử dụng sản phẩm củadoanh nghiệp Đây chính là tiêu chuẩn lựa chọn quan trọng giữa việc khai thác tối đangười tiêu dùng hiện tại, đấu tranh cạnh tranh để mở rộng thị trường

Trang 13

 Khi lựa chọn đối tượng thực hiện chiến lược, doanh nghiệp sẽ dựa vào điều kiện

cụ thể của mình để lựa chọn một hoặc một số phân đoạn thị trường trong 4 phân đoạn thịtrường phổ biến sau:

- Những khách hàng độc quyền hiện tại của doanh nghiệp: Là những khách hàng

đã mua và chỉ mua sản phẩm của doanh nghiệp

- Những khách hàng hỗn hợp của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh: Lànhững khách hàng vừa mua sản phẩm của sản phẩm của doanh nghiệp vừa mua sản phẩmcủa đối thủ cạnh tranh

- Những khách hàng của đối thủ cạnh tranh: Là những khách hàng chỉ mua sảnphẩm của đối thủ cạnh tranh

- Những khách hàng chưa quan tâm, chưa mua sản phẩm của doanh nghiệp và cảsản phẩm của đối thủ cạnh tranh

 Trên cơ sở phân đoạn này, hình thành 3 quan điểm chiến lược cần thiết của doanhnghiệp:

- Triệt để lợi dụng khách hàng hiện có của doanh nghiệp Điều đó có nghĩa làdoanh nghiệp phải quan tâm đến 2 giai đoạn đầu để làm cho khách hàng có thiện cảm vàmua nhiều hàng hoá hơn (nếu là khách hàng độc quyền như các Ban quản lý dự án) hoặc

để làm cho họ “ nhớ “ đến doanh nghiệp (nếu là khách hàng hỗn hợp)

- Đấu tranh có tính chất cạnh tranh tức là doanh nghiệp phải quan tâm đến giaiđoạn 3 nhằm tạo cho khách hàng thoát khỏi kẻ cạnh tranh với doanh nghiệp

- Mở rộng thị trường tức là phát triển đến “nhu cầu tối thiểu” bằng cách tiếp cậnnhanh vào giai đoạn 4, đoạn bỏ trống của người khác

Việc lựa chọn 1 hoặc nhiều mục tiêu phụ thuộc vào tiềm năng hay dung lượng củamỗi đoạn thị trường, vào sự tếp nhận chắc chắn của doanh nghiệp và khả năng thực tạicủa doanh nghiệp

Trang 14

Lựa chọn chiến lược duy nhất hoặc chiến lược phân biệt:

Dù mục tiêu là toàn bộ thị trường hay chỉ một phần thị trường thì vấn đề đặt ra là

áp dụng chiến lược duy nhất hay chiến lược phân biệt

Chiến lược duy nhất là chiến lược cung cấp cho toàn bộ thị trường những sảnphẩm cùng loại với mức giá giống nhau và cùng theo một kênh phân phối và cùng mộtchính sách giao tiếp trên thị trường

Chiến lược phân biệt là chiến lược áp dụng những biện pháp khác nhau của từngđoạn thị trường hoặc cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng có nghĩa là thay đổi một

số yếu tố của Marketing để phù hợp với những đặc điểm cụ thể của từng phân đoạn thịtrường

Việc lựa chọn chiến lược nào phụ thuộc chủ yếu vào:

- Tính thuần nhất hay không thuần nhất của thị trường lựa chọn

- Khả năng của doanh nghiệp

Trên thực tế, chiến lược phân biệt có hiệu quả hơn khi doanh nghiệp đột nhập vào thịtrường không thuần nhất và thường tốn kém hơn khi vận dụng

 Xác định tinh thần của chiến lược:

Đối với mục tiêu toàn bộ thị trường hay mỗi đoạn thị trường nếu doanh nghiệp ápdụng chiến lược Marketing phân biệt thì cần phải xác định tinh thần của chiến lược nàyvới việc đánh giá vị trí sản phẩm mà doanh nghiệp muốn bán và các nhân tố thúc đẩy màdoanh nghiệp sẽ dựa vào đó:

- Vị trí của sản phẩm: Được xác định so với sản phẩm cạnh tranh Vị trí này được xácđịnh theo chất lượng, giá cả, cơ hội tiêu thụ, hình ảnh

- Các nhân tố thúc đẩy để đảm bảo sự thành công của sản phẩm: Là các mặt củaMarketing-Mix mà doanh nghiệp sẽ tính đến là:

+ Tính độc đáo và ưu việt của sản phẩm

Trang 15

+ Quy trình sản xuất sản phẩm tiên tiến.

+ Giá cả vừa phải

+ Phương thức thanh toán thuận tiện

 Nội dung của chiến lược Marketing trong doanh nghiệp:

Qua sự phân tích mục tiêu và vai trò của chiến lược Marketing trong doanh nghiệp thì tathấy có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau Do đó nội dung của chiến lược Marketing baogồm:

- Chiến lược chiếm lĩnh thị trường:

+ Chiến lược Marketing phân biệt

+ Chiến lược Marketing không phân biệt

+ Chiến lược Marketing tập trung

- Chiến lược định vị hàng hoá:

+ Cạnh tranh với sản phẩm có sẵn

+ Chiếm lĩnh một vị trí mới

- Chiến lược cạnh tranh:

+ Chiến lược phân biệt hoá trong cạnh tranh

Trang 16

+ Chiến lược tập trung hoá trong cạnh tranh.

- Chiến lược Marketing từ sự phân tích ma trận “sản phẩm-thị trường “:+ Chiến lược thâm nhập sâu vào thị trường hiện có

+ Chiến lược phát triển thị trường mới

+ Chiến lược cải tiến và đổi mới sản phẩm

+ Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm

- Chiến lược Marketing từ sự phân tích ma trận” thị phần-tỉ lệ tăng trưởng”:+ Chiến lược phát triển thị phần

+ Chiến lược duy trì và phát triển thị phần hiện tại

- Chiến lược Marketing theo vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp:

+ Chiến lược của người dẫn đầu thị trường

+ Chiến lược của người thách thức thị trường

+ Chiến lược của người theo sau thị trường

+ Chiến lược của người nép góc

- Chiến lược cho chu kỳ sống của sản phẩm:

+ Các chiến lược cho giai đoạn phát triển sản phẩm

+ Các chiến lược cho giai đoạn tăng trưởng sản phẩm

+ Các chiến lược cho giai đoạn chín muồi

+ Các chiến lược cho giai đoạn suy thoái

- Chiến lược về giá:

+ Chiến lược giá hốt phần ngon

+ Chiến lược giá thấp nhằm bám chắc thị trường

+ Chiến lược điều chỉnh giá

Trang 17

+ Chiến lược hạ giá

1.4.3 Ý nghĩa- Tầm quan trọng của việc vận dụng marketing trong kinh doanh nhà hàng:

Xây dựng chiến lược Marketing là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi doanhnghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhất ba mục tiêu lợi nhuận, vị thế và an toàn Trongnền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thìdoanh nghiệp đó phải tiến hành huy động mọi nguồn lực, phải biết điều hành tổng hợpmọi yếu tố nhằm đạt được mục tiêu đã định sẵn Thông qua chiến lược Marketing, doanhnghiệp có thể phát huy hết nội lực hướng vào những cơ hội hấp dẫn trên thị trường và vìthế sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranhtrong quá trình mở cửa và tự do hóa nền kinh tế Vai trò của Marketing nói chung đãkhông còn mới mẻ nữa nhưng thực hiện các hoạt động đó như thế nào để có hiệu quảnhất lại là mối trăn trở quan tâm của các nhà quản trị kinh doanh Du lịch ở Việt Namtrong thời gian vừa qua đã tạo được sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng.Kết quả này đạt được là nhờ sự tác động của rất nhiều nhân tố, trong đó có sự góp mặtcủa nhân tố Marketing Tuy nhiên, ta dễ thấy rằng vai trò của nhân tố ứng dụngMarketing vào hoạt động kinh doanh còn hết sức là hạn chế Đất nước ta mới mở cửa vớithế giới bên ngoài, tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế cũng như du lịch.Xác định nhu cầu của khách hàng, thiết lập và lãnh đạo tiến trình đổi mới

Phối hợp với các hoạt động nghiên cứu và phát triển khác để thúc đẩy tiến trìnhthực hiện các sản phẩm mới, và nó là nhân tố quan trọng nhất tác động đến thành côngcủa một sản phẩm

Giúp doanh nghiệp chỉ ra được những xu hướng mới, nhanh chóng trở thành đònbẩy, biến chúng thành cơ hội, giúp cho sự phát triển chiến lược và sự lớn mạnh lâu bềncủa công ty

Chuyển từ quan điểm theo đuổi việc bán hàng sang quan điểm tạo ra khách hàng.Trước kia, nhà sản xuất hay cung ứng dịch vụ chỉ chạy theo khách hàng, nay họ biết đitrước, đón đầu để nắm bắt thị hiếu khách hàng, chủ động đáp ứng nhu cầu này Thậm chí

Trang 18

họ chủ động khơi gợi nhu cầu của khách hàng.Đưa ra sản phẩm đảm bảo chất lượng đồngthời giá cả phù hợp với từng đối tượng, tạo ra cầu nối giứa khánh hàng với nhà sản xuấtmột cách gần nhất, tránh bị nâng giá mà nhà sản xuất không kiểm soát được.

-Chú trọng các mối quan hệ:

Marketing truyền thống chỉ chú ý đến các giao dịch còn marketing hiện đại chú trọng không chỉ giao dịch mà còn là các mối quan hệ với khách hàng Quan điểm cũ làm cho việc kinh doanh trở nên thô thiển và thực dụng song không có chiều sâu và sự bền lâu Quan điểm mới chú ý xây dựng, vun đắp các quan hệ với khách hàng nên tổng đầu tư chogiao dịch lại giảm xuống mà hiệu quả tăng lên Như vậy, Marketing hiện đại chú trọng rấtlớn đến việc tạo mối quan hệ bền chặt với khách hàng

-Chú trọng giành và giữ khách hàng:

Như chính Philip Kotler đã nhấn mạnh: “Trong marketing hiện đại, song song với việcthiết kế một hỗn hợp marketing tốt nhất để bán được hàng, ngày càng có xu hướng chútrọng hơn đến việc thiết kế hệ thống các mối quan hệ khách hàng tốt nhất để giành lấy vàgiữ khách hàng”

-Thỏa mãn và duy trì sự trung thành của khách hàng:

Thay vì đánh giá hiệu quả Marketing là phục vụ cho bán được nhiều hàng, ngày nay các tiêu chí đánh giá quan trọng nhất với marketing hiện đại lại là những nhân tố vô hình,

đó là “thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng” và “duy trì tối đa lòng trung thành của khách hàng”

-Ảnh hưởng của tư tưởng Marketing hiện đại:

Tư tưởng marketing hiện đại đã ảnh hưởng đến nhận thức, hành xử của toàn bộ ngành marketing Trận chiến mới của các công ty là trận chiến để giành chỗ trong tâm trí khách hàng, giành lấy “top of mind” của khách hàng

Từ thay đổi này đã dẫn đến các phương pháp làm việc mới, các cách tiếp cận mới, nhân bản và cũng tinh vi hơn

Hơn thế nữa, tư tưởng marketing hiện đại còn tác động đến cả hành xử của nhà sản xuất hay cung ứng dịch vụ với các nhà thầu phụ và nhà phân phối của mình Họ bắt đầu

Trang 19

coi nhà thầu phụ và nhà phân phối là đối tác thay vì coi là khách hàng và đối xử tương ứng theo nguyên tắc win – win.

Marketing không chỉ mang lại lơi ích riêng cho ngành nhà hàng còn mang lại rấtnhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh của tất cả các ngành.giúp cho doanh nghiệp hiểuđược nhu cầu của khách hàng cần gì ở doanh nghiệp

1.4.4 Chiến lược Marketing chung của doanh nghiệp:

Để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình thì mọi doanh nghiệp đều phải nhì vềphía trước với những mục tiêu cần đạt tới và những cách thức để đạt được mục tiêu đó.Ngày nay các công việc quản lý dựa trên những kinh nghiệm, trực giác và sự khôn ngoankhông thể là một sự đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp Vì vậy một chiến lược

sẽ được thiết lập ra để phát triển các hoạt động của doanh nghiệp là điều cần thiết Chiếnlược nói chung được hiểu là những đường lối, những chính sách và phương hướng hoạtđộng của một tổ chức kinh tế nào đó Chiến lược sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy rõ hơnmục tiêu chỉ đạo, sự phối hợp các hoạt động được hoàn hảo hơn Đồng thời nó giúp chocác nhà quản trị suy nghĩ có hệ thống những vấn đề kinh doanh nhằm mang lại nhữngchuyển biến tốt đẹp hơn cho doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có chiến lược của mình và trong quản lý theo chươngtrìnhcó mục tiêu của mình thì người ta thường chia ra các cấp:

- Chiến lược chung: thường đề cập đến những vấn đề quan trọng, bao trùm lâu dài Chiếnlược chung quyết định đến những vấn đề sống còn của doanh nghiệp như tốc độ tăngtrưởng, chiến lược thị trường, chiến lược tài chính, chiến lược con người Nó bao gồmcác nội dung sau:

+ Nhịp độ tăng trưởng và trình độ đạt tới về phát triển doanh nghiệp

+ Lựa chọn phương thức sản xuất của doanh nghiệp

+ Mục tiêu về tài chính, hiệu quả sản xuất và phân phối trong doanh nghiệp

+ Các quyết định liên quan đến vấn đề tổ chức bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

Trang 20

- Chiến lược bộ phận: Là chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ, chiếnlược chung Marketing, chiến lược đào tạo Như vậy chiến lược chung Marketing làchiến lược bộ phận, thực chất nó là chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp lập các kế hoạch hoạt động và dự kiến chi tiêu tài chính hàng năm

+ Điều chỉnh lại kế hoạch của doanh nghiệp

Cũng giống như các doanh nghiệp cá BASA ở nước ta hiện nay muốn tham giavào Châu Âu, Châu Mĩ thì phải đặt ra một chiến lược Marketing thật đầy đủ, chính xác vàkịp thời để từ đó tránh được những rủi ro trong kinh doanh mà đem lại lợi nhuận cao

Do vậy việc xây dựng chiến lược chung Marketing đúng tại thời điểm đảm bảocho các chiến lược có độ chính xác cao, độ tin cậy lớn và có căn cứ đầy đủ Và điều này

sẽ tạo đà cho doanh nghiệp ngày càng phát triển

Trang 21

Sơ đồ tổ chức chiến lược của nhà hàng

(Nguồn:Nguyễn Văn Mạnh năm 1998)

Trang 22

Những mục tiêu của chiến lược chung Marketing:

Mục tiêu của chiến lược chung Marketing là cáiđích phải đạt tới của hoạt độngMarketing Trong thực tiễn cho ta thấy khi doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh thìviệc xác định mục tiêu được đưa lên hàng đầu Những mục tiêu này đều do doanh nghiệpđặt ra và nó ở mức độ nào tuỳ thuộc vào năng lực, khả năng chủ quan của doanh nghiệp,tuỳ thuộc vào các yếu tố khách quan của thị trường, của môi trường kinh doanh bênngoài

Do đó khi doanh nghiệp đưa ra chiến lược Marketing đều có những mục tiêu nhấtđịnh, đó là: lợi nhuận, tạo thế lực trong kinh doanh, an toàn trong kinh doanh, bảo đảmchỗ làm việc và bảo vệ môi trường,

 Mục tiêu lợi nhuận:

Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục được duy trì và phát triểnthì doanh nghiệp cần phải có tình hình tài chính ổn định và đảm bảo, tức là kinh doanhphải có lãi Vì thế mục tiêu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất để doanh nghiệp tiếp tụctái sản xuất mở rộng đó là lợi nhuận Đồng thời chỉ có lợi nhuận mới giúp doanh nghiệptrang bị máy móc thiết bị mới, đưa công nghệ vào sản xuất, cải thiện điều kiện làm việccho người lao động

Lợi nhuận trở thành động lực to lớn đối với các nhà kinh doanh Các doanh nghiệpthường tối đa hoá lợi nhuận tức là lợi nhuận đạt được cao nhất trong điều kiện cho phép

Và các nhà kinh doanh không những quan tâm đến số tương đối, số tuyệt đốimà còn quantâm đến tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận

Xây dựng chiến lược chung Marketing đòi hỏi phải tính được lợi nhuận cho từng loạisản phẩm, dịch vụ trong từng thời gian Nhưng các nhà kinh doanh vẫn quan tâm nhấtđến lợi nhuận cho cả kỳ hoạt đông sản xuất kinh doanh

Trang 23

 Mục tiêu tạo thế lực trong kinh doanh:

Khi xây dựng chiến lược chung Marketing phải xác định được thế lực trong kinhdoanh Doanh nghiệp nào cũng muốn sau một thời gian thì doanh nghiệp sẽ đạt được sựtăng trưởng, phát triển và có thế lực nhất định trên thị trường Thế lực ấy thể hịên ở:

- Sản phẩm chiếm lĩnh được trên thị trường ngày càng lớn Ví như trong thị trườngmáy vi tính thì sản phẩm của Hãng Compag đang chiếm lĩnh thị trường, cũng giống nhưnhắc đến bột giặt ở Việt Nam thì ai cũng nhắc đến bột giặt ÔMÔ vì sản phẩm này đangchiếm lĩnh thị trường

- Vai trò và vị trí của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh Trong xây dựnggiao thông thì vai trò và vị trí của doanh nghiệp thể hiện qua số lượng các hợp đồng trúngthầu, các hợp đồng chỉ định thầu

- Xu hướng chống độc quyền trong kinh doanh: trên thị trường bao giờ cũng có nhân

tố chống lại sự độc quyền Nhưng bằng những thủ đoạn thì các doanh nghiệp vẫn luônmuốn có sự độc quyền, chính điều này đã làm cho sự cạnh tranh trên thị trường diễn rangày càng gay gắt

 Mục tiêu an toàn trong kinh doanh:

Kinh doanh bao giờ cũng chứa đựng mạo hiểm Bởi vì người ta phải bỏ ra một lượngvốn rất lớn, sau một thời gian nào đó mới có thể thu lại được Sự thu lại đó thì phụ thuộcrất nhiều vào các yếu tố mà doanh nghiệp khó có thể kiểm soát nổi Do vậy, các phương

án kinh doanh của doanh nghiệp phải dự kiến được khả năng an toàn của các phương ánkinh doanh

Tuy nhiên trong kinh doanh cũng phải biết mạo hiểm, dám đầu tư vào những sảnphẩm, những lĩnh vực độc đáo như tham gia vào thị trường chứng khoán, mua chứngkhoán Khi đó để đảm bảo an toàn, chống lại nguy cơ bị phụ thuộc hoàn toàn vào mộtthị trường, một sản phẩm thì doanh nghiệp phải thực hiện chính sách đa dạng hoá sản

Trang 24

phẩm, tìm tòi sản phẩm mới, thị trường mới để phục vụ cho các hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp trong tương lai.

 Mục tiêu bảo đảm việc làm và bảo vệ môi trường:

Ngoài những mục tiêu như trên thì chiến lược chung Marketing còn đến việc bảo đảmviệc làm ổn định cho người lao động và cho họ mức thu nhập ổn định Từ đó mới nângcao đời sống xã hội và giúp cho xã hội ngày càng phát triển

Vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những yêu cầu bắt buộc mà Nhà nước yêu cầudoanh nghiệp thực hiện Có hàng nghìn doanh nghiệp phát triển trong khi họ đang pháhuỷ môi trường Họ không lường thấy hết những tác hại đó, do vậy Nhà nước cần cónhững biện pháp xử lý nghiêm minh để sự phát triển của doanh nghiệp là sự phát triểntoàn diện

Trang 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG SOTA

2.1 Tổng quan về đơn vị thực tập

2.1.1 Vị trí:

Nhà hàng SOTA nằm trên đường Phan Văn Hớn số 53/1 khu phố 5 phường TânThới Nhất,quận 12 TP.Hồ Chí Minh Đây là một điểm hẹn cho những phút giây thư giãngiao lưu, với bạn bè,gia đình và cùng thưởng thức những thức uống mới lạ với nhiềuhương vị đặc biệt được chế biến từ batender chuyên nghiệp Bên cảnh đó khung cảnh nơiđây được trang trí bởi màu xanh lá cây, một màu êm dịu,tươi mát tạo nên khung cảnh gầngũi với thiên nhiên,giúp quý khách có những trải nghiệm như đang được thư giãn cùngbạn bè

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN được

thành lập vào ngày 17.10.2006, theo quyết định số 5845/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân ký quyết định Hằng năm, trường tổ chức lễ khai giảng vào ngày 17/10, đây cũng là ngày truyền thống của trường

Trường là một cơ sở đào tạo đa ngành, có mục tiêu đào tạo sinh viên thành những cán bộ có trình độ chuyên môn, có năng lực thực hành chuyên nghiệp trong các lĩnh vực: Văn hóa, Nghệ thuật, Du lịch và Kinh tế, có tri thức đạo đức nghề nghiệp và có khả năng thích ứng, sáng tạo trong xu thế hội nhập – cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của TP.HCM và cả nước

Được phép của Bộ Giáo dục & Đào tạo, tháng 11/2006, trường bắt đầu tuyển sinh

và đào tạo khóa 1 bậc Cao đẳng chính qui, thuộc 4 nhóm ngành: Văn hóa, Nghệ thuật, Dulịch, Kinh tế và bậc Trung cấp chuyên nghiệp Năm 2007 là năm đầu tiên trường có học sinh Trung cấp chuyên nghiệp tốt nghiệp Từ năm 2008, trường phát triển thêm nhiều ngành và chuyên ngành theo nhu cầu của thị trường lao động, tổng cộng có 14 ngành bậc Cao đẳng và 16 ngành bậc Trung cấp chuyên nghiệp Đến nay, trường đào tạo 19 ngành bậc Cao đẳng (Thanh nhạc; Diễn viên kịch – điện ảnh; Thiết kế đồ họa; Thiết kế thời

Ngày đăng: 28/12/2014, 14:34

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w