Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 78 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
78
Dung lượng
404,26 KB
Nội dung
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA THƯƠNG MẠI BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 Đề tài: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2010-2014 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020. Giảng viên hướng dẫn : Cô Trần Thị Lan Nhung Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Kim Anh Lớp : 12DKQ MSSV : 1212060001 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014 GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN (Association of South East Asian Nations): Hiệp hội các nước Đông Nam Á. ICO (International Coffee Organzination): Tổ chức cà phê quốc tế. HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point): Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và và các điểm kiểm soát trọng yếu. TNC (Transnation Corporation): Công ty xuyên quốc gia. USDA (United States Department of Agriculture): Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. ISO (International Standards for Quality Systems): Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ Bảng 1: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo tỉnh thành năm 2013-2014. Bảng 2: : Sản lượng cà phê theo mùa vụ 2013-2014. Bảng 3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc 2010-2013. Bảng 4: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc 09/2013 – 09/2014. Bảng 5: Sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2010-2010. Bảng 6: : Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2010-2013. Bảng 7: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê 9/2013 – 9/2014. Bảng 8: Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Biểu đồ 1 : Các khu vực trồng cà phê của Việt Nam năm 2014. Biểu đồ 2: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP Trung Quốc từ năm 2009-2013. SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 2 GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1 Biểu đồ 3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2010-2013. Biểu đồ 4 :Tốc độ tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc giai đoạn 2010-2013. SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 3 GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời từng bước hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, việc thúc đẩy xuất khẩu được nhà nước đặc biệt coi trọng. Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn , giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động trong nước, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển. Kinh doanh cà phê đang ngày càng chiếm vị thế quan trọng trên toàn thế giới. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, chỉ đứng sau gạo. Hằng năm, xuất khẩu cà phê đã đem về một lượng ngoại tệ không nhỏ và bên cạnh đó còn giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động. Trong xu thế mở của hội nhập kinh tế thế giới như ngày nay, thì thị trường hàng hóa nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng không ngừng được mở rộng. Ở khu vực Châu Á thì Trung Quốc là một trong những bạn hàng lớn của Việt Nam. Tuy nhiên thị phần xuất khẩu cà phê vào Trung Quốc còn rất nhỏ, và vị thế của cà phê Việt Nam vào thị trường này là chưa cao. Vì vậy, việc đẩy mạnh hàng hóa xuất khảu nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng vào thị trường Trung Quốc là việc cầp thiết đối với nước ta hiện nay. Tuy nhiên để làm được điều này, Việt Nam cần tập trung nghiên cứu tìm cách giải quyết các vướng mắc, cản trở xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và tìm ra các giải pháp căn bản để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, nên em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2010-2014 và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam đến năm 2020. ” để đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Trung Quốc và nhằm tìm ra các giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê đến năm 2020. 2. Mục đích nghiên cứu SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 4 GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1 Khái quát hóa một số lý luận về xuất khẩu cà phê. Nghiên cứu và đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê sang thị tường Trung Quốc giai đoạn 2010-6/2014. Đề ra một số giải pháp thúc đẩy cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới. Nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam và những điểm mạnh, điểm yếu trong thời gian qua. Từ đó, đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Nghiên cứu thị trường Trung Quốc Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thời gian: Thực trạng xuất khẩu cà phê từ năm 2010 đến 06/2014. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 5 GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1 Phương pháp phân tích tổng hợp: tổng hợp các số liệu từ trang web về giá cả, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê qua các năm để thấy được thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu, tỷ trọng ngành hàng của năm hiện tại so với năm trước đó, của nước này với nước khác. Phương pháp nghiên cứu từ tài liệu từ sách, báo, tạp chí, internet, Phương pháp thống kê mô tả: từ các số liệu thu thập được nhằm mô tả sự biến động của kim ngạch xuất khẩu, giá và các yếu tố ảnh hưởng. 5. Bố cục đề tài Đề tài gồm 4 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu Chương 2: Tổng quan về thị trường Trung Quốc Chương 3: Phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2010-6/2014 Chương 4: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê đến năm 2020 Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường Đại học Tài chính Marketing, đặc biệt là các thầy cô khoa Thương Mại của trường đã giúp em trang bị kiến thức cần thiết cho bài nghiên cứu này. Và đặc biệt em xin chân thành cám ơn Cô Trần Thị Lan Nhung đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài thực hành nghề nghiệp 1 này. Do thời gian có hạn nên trong quá trình làm đề tài thực hành nghề nghiệp khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Cô để em học thêm được nhiều SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 6 GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1 kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài thực hành nghề nghiệp sắp tới. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 7 GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1 CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1.1.1.Một số khái niệm về xuất khẩu 1 Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước ra nước ngoài để thu ngoại tệ, qua đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng cao mức sống nhân dân. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương. Nó đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức sơ khai của chúng chỉ là hoạt động trao đổi hàng hóa nhưng đến nay nó đã phát triển rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hóa thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và cac doanh nghiệp tham gia nói riêng. Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể diễn ra trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình. 1 Một số khái niệm về xuất khẩu. Được trích từ https://voer.edu.vn/m/khai-niemcac-hinh-thuc-xuat-khau-va- vai-tro-cua-xuat-khau/2d2a7524 SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 8 GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1 1.1.2.Các hình thức xuất khẩu Có những hình thức chủ yếu sau: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, xuất khẩu ủy thác, buôn bán đối lưu, xuất khẩu theo nghị định thư, xuất khẩu tại chỗ, gia công quốc tế và tái xuất khẩu nhằm phân tán và chia sẻ các rủi ro. Cụ thể như sau: Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là phương thức trong đó người mua và người bán ở các nước khác nhau trực tiếp tiến hành giao dịch, ký kết hợp đồng mya bán hàn hóa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện.[1, tr.6] 2 Hình thức xuất khẩu này có một số ưu điểm và nhược điểm sau: Ưu điểm: Lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu sẽ cao hơn do không phải chia sẽ lợi nhuận với các tổ chức trung gian khác. Với vai trò là người bán trực tiếp, doanh nghiệp có thể nâng cao vị trí của mình. Chủ động trong việc tiêu thụ hàng hóa của mình. Nhược điểm: Đòi hỏi doanh nghiệp phải phản ứng trước một lượng vốn khá lớn để sản xuất hoặc mua hàng. Có thể gặp nhiều rủi ro trong quá trình vận tải. Dễ bị ép giá và tốn nhiều chi phí khi xuất khẩu sang những thị trường mới. Xuất khẩu gián tiếp Xuất khẩu gián tiếp là phương thức tham gia thị trường nước ngoài một cách gián tiếp, bằng cách thông qua người thứ ba để thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Người thứ ba này gọi là người trung gian buôn bán. Người trung gian buôn bán trên thị trường là đại lý và môi giới[1, tr.10] 3 2 Mục 1 trang 6. Vũ Hữu Tửu, Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. Nxb Giáo dục TPHCM 3 Mục 1 trang 10. Vũ Hữu Tửu, Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. Nxb Giáo dục TPHCM SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 9 GVHD: Cô Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1 Ưu điểm: Người trung gian thường hiểu biết rõ thị trường kinh doanh xuất khẩu, trong khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu thường thiếu thông tin trên thị trường nên người trung gian sẽ tìm được nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn. Người trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực nên doanh nghiệp xuất khẩu có thể khai thác để tiết kiệm chi phí trong quá trình vận tải hàng hóa. Nhược điểm: Hạn chế mối liên hệ trực tiếp với các bạn hàng của nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian. Không xây dựng được thương hiệu và uy tín với khách hàng. Xuất khẩu ủy thác Trong phương thức này, đơn vị có hàng xuất khẩu là bên ủy thác giao cho đơn vị xuất khẩu gọi là bên nhận ủy thác tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình (bên nhận ủy thác) nhưng với chi phí của bên ủy thác. Về bản chất, chi phí trả cho bên nhận ủy thác là tiền thù lao trả cho đại lý. Theo nghị định 64-HĐBT, chi phí ủy thác xuất khẩu không cao hơn 1% của tổng số doanh thu ngoại tệ về xuất khẩu theo điều kiện FOB tại Việt Nam. Ưu điểm: Độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít. Người đứng ra xuất khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng. Không cần đến vốn để mua hàng. Nhược điểm: Chi phí mà doanh nghiệp nhận được ít nhưng được thanh toán nhanh. Mất đi sự liên kêt giữa nhà xuất khẩu với thị trường, lợi nhuận được chia sẽ bớt. Buôn bán đối lưu Buôn bán đối lưu là một trong những phương thức giao dịch xuất khẩu mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xúng với lượng hàng nhận về. Ở đây, mục đích của xuất khẩu không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ, mà nhằm thu về một hàng hóa có giá trị tương đương.[2, tr.15] 4 Ưu điểm: Không dùng tiền để thanh toán hoặc dùng rất ít cho những giao dịch bù trừ ở cuối kỳ. 4 Mục 2 trang 15. Vũ Hữu Tửu. Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. Nxb Giáo dục TPHCM SV: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 10 [...]... Trần Thị Lan Nhung Thực hành nghề nghiệp 1 loại cà phê được nghiên cứu và áp dụng những loại mới nhất chất lượng cao như cà phê hảo hạn, cà phê hữu cơ Chính phủ có các chương trình tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cà phê rang xay thành cà phê hoà tan, tài trợ 50% chi phí nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cà phê chế biến cho các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê chế biến Chính... tích cà phê lớn nhất việt nam và sản lượng cà phê của đăklăk chiếm gần một nửa tổng sản lượng cà phê toàn quốc Những năm gần đây, chính phủ đã ra quyết định ổn định diện tích trồng cà phê ở mức 500 ngàn hecta nhằm tránh hiện trạng phá rừng để trồng cà phê khi giá lên cao Hiện nay, việt nam có lượng cà phê xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau bra-xin, đứng đầu về xuất khẩu cà phê vối và lượng... 2.2.1 Tình hình cung - cầu của cà phê Việt Nam trên thị trường Trung Quốc Tình hình cung Sản lượng cà phê Trung Quốc hiện khá nhỏ, xuất khẩu khoảng 30 triệu bao mỗi năm Cà phê Trung Quốc cũng chiếm chưa đến 1% trong tổng sản lượng toàn cầu 145,2 triệu bao niên vụ 2013-2014 Cà phê Trung Quốc đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn khi chất lượng cà phê Trung Quốc ngày càng được cải thiện Tình hình... trường đầy tiềm năng cho các nước xuất khẩu cà phê 2.2.2 Tình hình cạnh tranh trên thị trường Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê ở thứ hai nhất nhì thế giới, nhưng cà phê Việt Nam hầu như không có tiếng trên thương trường quốc tế, trái với Brazil hay những nước xuất khẩu ít hơn như Colombia, Ethiopia, hay thậm chí Kenya, do cà phê Việt Nam chủ yếu được dùng để chế biến các loại cà phê hòa tan giá rẻ Đối... thành thị Trung Quốc tiêu thụ ngày một nhiều cà phê hơn Tiêu thụ cà phê của Trung Quốc đã tăng 4 lần từ mức thấp của thế giới năm 1999 lên 44.142 tấn, và dự báo tăng hơn 1/3 vào năm 2018 2.3.2 Dự báo về tình hình cạnh tranh11 Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê ở thứ hai nhất nhì thế giới, nhưng cà phê Việt Nam hầu như không có tiếng trên thương trường quốc tế, trái với Brazil hay những nước xuất khẩu ít... - Sản xuất cà phê chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết, tự nhiên Những năm do hạn hán, lũ lụt thì cà phê bị mất mùa làm ảnh hưởng lớn tới thị trường cà phê thế giới và làm đảo lộn nhiều dự đoán của các chuyên gia, cũng như kế hoạch của các quốc gia và các công ty kinh doanh cà phê, đặc biệt là đối với những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới như Braxin, Việt Nam - Kinh doanh cà phê có... tới các tu viện ở xa Ở đó, họ hòa nước với những quả cây đã được sấy khô để tạo thành một loại đồ uống mới 1.2.1.2 Quá trình phát triển cà phê ở Việt Nam 8 Người pháp đưa cà phê vào việt nam khoảng năm 1850 vào đầu năm 1900, cà phê được trồng ở một số tỉnh phía bắc như tuyên quang, lạng sơn và ninh bình Cà phê chè cũng được trồng ở khu vực miền trung, ví dụ như các tỉnh nghệ an và hà tĩnh Mặc dù cà phê. .. hạn trong ngành cà phê của mình đi theo hướng xuất khẩu cà phê chế biến, do đó đã và đang có những kế hoạch hỗ trợ cho các nhà máy chế biến mới cho hướng xuất khẩu cà phê hoà tan Hiệp hội các nhà rang xay cà phê Braxin (ABIC) và Cục Xúc tiến thương mại và Đầu tư Braxin (APEX) đã bắt đầu chương trình hành động nhằm thúc đẩy việc sản xuất cà phê rang xay của Braxin Tập trung hơn nữa vào thị trường nội... của Việt Nam khi xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc là Indonesia, với vị thế là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới ,cà phê Indonesia nổi tiếng với chất lượng cà phê cao được nhiều người ưa chuộng • Lợi thế của Indonesia: Indonesia có giống tốt và đồng bộ, quy trình kĩ thuật sản xuất và chế biến tiên tiến Indonesia đã xây dựng và phát triển hệ thống ngành hàng cà phê. .. Nhung 2.2.4 Thực hành nghề nghiệp 1 Các qui định pháp lý của Trung Quốc liên quan đến mặt hàng cà phê. 10 Việc nhập khẩu cà phê vào thị trường Trung Quốc cần tuân thủ theo các quy định sau: Luật bảo vệ thực vật, Luật an toàn vệ sinh thực phẩm và Luật hải quan Luật bảo vệ thực vật Hạt cà phê xanh sấy khô chưa qua xử lý nhiệt được coi là sản phẩm tươi, và cần tuân thủ theo quy trình kiểm dịch thực vật . thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam đến năm 2020. ” để đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Trung Quốc và nhằm tìm ra các giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê đến năm. BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 Đề tài: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2010-2014 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020. Giảng. trường Trung Quốc Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thời gian: Thực trạng xuất khẩu cà phê từ năm 2010 đến 06/2014. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên