1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Thực Trạng Xuất Khẩu Gạo Việt Nam Sang Trung Quốc Giai Đoạn 2016-2018

41 260 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 0,9 MB
File đính kèm Thực trạng XK gạo VN sang TQ (2016-2018).rar (831 KB)

Nội dung

Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Đã từ lâu, hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc Việt, và cho đến nay cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo của cả nước. Với một quốc gia đi lên từ nền nông nghiệp, với gần nửa dân số hoạt động trong khu vực nông nghiệp (40.2% dân số, năm 2017, theo FAO); hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản như lúa gạo được coi là hoạt động giao thương quan trọng và chiến lược trong phát triển kinh tế của nước ta.Năm 2019 đánh dấu tròn 30 năm (19892019), gạo Việt Nam góp mặt vào thị trường toàn cầu, chuyển từ sản xuất và tiêu thụ nội địa sang xuất khẩu. Cho đến nay, vị thế của gạo Việt Nam hiện nằm trong nhóm có ảnh hưởng nhất khi thuộc top 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, luân phiên vị trí cùng với Thái Lan và Ấn Độ; đồng thời, chiếm khoảng 15.8% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của thế giới (tính theo sản lượng gạo niên vụ 20182019, theo USDA).Trung Quốc là một trong những quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Tổng cục Hải quan ghi nhận trong năm 2019, có 0.48 triệu tấn gạo Việt được xuất sang Trung Quốc, đạt 240.4 triệu USD, chiếm khoảng 7.5% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Tuy vậy, xuất khẩu sang thị trường này đã giảm đáng kể so với trước đó, ước tính đã giảm sâu gần 65% về giá trị kim ngạch so với năm 2018.Do đó, nhận thức tình trạng của ngành gạo xuất khẩu, cùng với đánh giá được tầm quan trọng cần phải tìm hiểu, phân tích tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung, và thị trường Trung Quốc nói riêng trong bối cảnh hiện nay, tác giả chọn đề tài: “PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 20162018” cho báo cáo chuyên đề.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

GVHD: TS MAI THỊ CẨM TÚ SVTH: NGUYỄN THỊ THIÊN NGA

MSSV: K164020298

TP.HCM, THÁNG 04/2020

Trang 2

ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

GVHD: TS MAI THỊ CẨM TÚ SVTH: NGUYỄN THỊ THIÊN NGA MSSV: K164020298

TP.HCM, THÁNG 04/2020

Trang 3

Chương 1: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM

1.1.1 Phân tích tình hình kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gạo 3

1.1.2 Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo theo cơ cấu mặt hàng 4

1.1.3 Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo theo cơ cấu thị trường 5

1.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc (2016

1.2.2 Phân tích tình hình kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

1.2.3 Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo sang Trung Quốc theo cơ cấu

1.2.4 Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo sang Trung Quốc so với các

Chương 2: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU

Trang 4

iv

3.1 Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo sang Trung Quốc theo mô hình SWOT 21

Trang 5

Tổ chức Lương thực Thế giới (thuộc Liên Hiệp Quốc)

2 USDA United State of America

Department of Agriculture Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

5 NN&PTNT

(Bộ) Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trang 6

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam (2016-2018) 3

Bảng 1.2: Sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam theo chủng loại (2016-2017) 5

Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc (2016-2018) 7

Bảng 2.1: Sản lượng và năng suất lúa sản xuất tại Việt Nam hằng năm (2016-2018) 12

Bảng 2.2: Lợi thế so sánh ngành gạo Việt Nam với thế giới (2016-2018) 15

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Lượng và giá xuất khẩu trung bình của gạo Việt Nam (2016-2018) 3 Hình 1.2: Cơ cấu gạo xuất khẩu Việt Nam (2017) 4 Hình 1.3: Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam theo cơ cấu thị trường (2016-2018) 6 Hình 1.4: Kim ngạch gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc theo nhóm hàng (2016-2018) 8 Hình 1.5: Cơ cấu gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc theo chủng loại (2018) 9 Hình 1.6: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc theo thị trường (2018) 10 Hình 1.7: Kim ngạch gạo xuất khẩu sang Trung Quốc theo một số thị trường (2016-2018) 11

Trang 8

Năm 2019 đánh dấu tròn 30 năm (1989-2019), gạo Việt Nam góp mặt vào thị trường toàn cầu, chuyển từ sản xuất và tiêu thụ nội địa sang xuất khẩu Cho đến nay, vị thế của gạo Việt Nam hiện nằm trong nhóm có ảnh hưởng nhất khi thuộc top 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, luân phiên vị trí cùng với Thái Lan và Ấn Độ; đồng thời, chiếm khoảng 15.8% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của thế giới (tính theo sản lượng gạo niên vụ 2018/2019, theo USDA)

Trung Quốc là một trong những quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam Tổng cục Hải quan ghi nhận trong năm 2019, có 0.48 triệu tấn gạo Việt được xuất sang Trung Quốc, đạt 240.4 triệu USD, chiếm khoảng 7.5% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước Tuy vậy, xuất khẩu sang thị trường này đã giảm đáng kể so với trước đó, ước tính đã giảm sâu gần 65% về giá trị kim ngạch so với năm 2018

Do đó, nhận thức tình trạng của ngành gạo xuất khẩu, cùng với đánh giá được tầm quan trọng cần phải tìm hiểu, phân tích tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung, và thị trường Trung Quốc nói riêng trong bối cảnh hiện nay, tác giả chọn

đề tài: “PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2016-2018” cho báo cáo chuyên đề

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của báo cáo là phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2016-2018, từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng, làm cơ

sở đánh giá và đề xuất các kiến nghị góp phần phát triển tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc và thế giới trong tương lai

3 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, báo cáo sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm:

Trang 9

- Phương pháp thống kê: thu thập số liệu, thông tin thị trường của ngành gạo để phân tích,

làm căn cứ đánh giá trong quá trình nghiên cứu;

- Phương pháp so sánh: so sánh giữa các giá trị, số liệu của các yếu tố ảnh hưởng để thấy

rõ xu hướng biến động qua các năm, và so sánh với số liệu ngành; từ đó đánh giá tình hình

xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2016-2018;

- Phương pháp luận: giải thích nguyên nhân, lập luận từ các dữ liệu đã xử lý, tổng hợp cùng

các dữ kiện, vấn đề để có cái nhìn bao quát; từ đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và đưa

ra giải pháp cải thiện

4 Kết cấu của báo cáo

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung báo cáo gồm 3 chương như sau:

- Chương 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc (2016-2018);

- Chương 2: Phân tích nhân tố ảnh hưởng tình hình xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

(2016-2018);

- Chương 3: Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc (2016-2018) và

đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc

5 Hạn chế của đề tài

Do giới hạn về thời gian và năng lực của tác giả, nên báo cáo vẫn còn nhiều hạn chế, cụ

thể bao gồm:

- Hạn chế về thời gian: báo cáo chỉ tập trung phân tích giai đoạn 2016 - 2018;

- Hạn chế về không gian: báo cáo chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu gạo của

Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, nhưng thực tế, nước ta còn xuất khẩu sang nhiều

thị trường khác như Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Hồng Công, Vì thế, thông tin

và số liệu trong bài chưa bao quát, khó đánh giá được toàn diện ngành gạo Tác giả sẽ tiếp

tục hoàn thiện báo cáo trong những nghiên cứu sau với thông tin chính xác và đầy đủ hơn

Trang 10

3

Chương 1: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC (2016-2018)

1.1 Phân tích thực trạng chung xuất khẩu gạo Việt Nam (2016 -2018)

1.1.1 Phân tích tình hình kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gạo

Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam1, chiếm 17.2% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản (2018), xếp thứ tư sau hàng rau quả (21.4%), cà phê (19.9%) và hạt điều (18.9%)

Trong giai đoạn 2016-2018, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam tăng đều qua các năm

(Bảng 1.1) Cụ thể, giá trị xuất khẩu gạo đạt 2,633.48 triệu USD (2017), tăng gần 21.98%

so với năm trước Trong năm 2018, giá trị này tăng 16.20%, đạt 3,060.17 triệu USD

Có thể thấy, trong giai đoạn này, gạo được đánh giá là điểm sáng trong nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam khi đây là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng đều và mạnh về kim ngạch Kết quả này đạt được nhờ sự gia tăng nhập khẩu gạo từ các thị trường chủ lực, như Phi-lip-pin, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a,

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam (2016-2018)

(triệu USD)

Thay đổi (triệu USD)

Thay đổi (%)

Nguồn: Tổng cục Hải quan (2019)

Xét về sản lượng và giá, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2017 đạt 5.82 triệu tấn, tăng gần

21% so với cùng kỳ năm trước, với giá xuất khẩu trung bình (XKTB) là 453 USD/tấn Mặt hàng này vẫn tiếp tục đà tăng trưởng khi đạt 6.11 triệu tấn trong năm tiếp theo, tăng 4.96%; giá XKTB ở mức 501 USD/tấn, tăng hơn 52 USD/tấn trong 3 năm kể từ 2016 (Phụ lục 1.1) Như vậy, xuất khẩu gạo năm 2018 tiếp tục duy trì tăng trưởng cả về lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu như đã đạt được trong năm 2017

Tuy vậy, xuất khẩu gạo Việt Nam những tháng đầu năm 2017 gặp nhiều khó khăn, sản lượng thấp hơn hẳn so với cùng kỳ năm 2016 (Hình 1.1), do cạnh tranh gay gắt trên thị

1 Nhóm hàng nông sản xuất khẩu gồm: Hàng rau quả, Hạt điều, Cà phê, Chè, Hạt tiêu, Gạo, Sắn và các sản phẩm từ sắn, Cao

su (Theo Tổng cục Hải quan)

Trang 11

trường thế giới cả về giá cả và yêu cầu chất lượng; trong khi các thị trường nhập khẩu lớn

tiếp tục tăng cường thực hiện chính sách tự cung lương thực, đa dạng hóa nguồn cung

Tuy nhiên, bắt đầu từ thời điểm tháng 7, xuất khẩu gạo đã tăng trưởng trở lại và đạt đỉnh trong tháng 8, do tín hiệu nhập khẩu trở lại từ nhiều thị trường Ngoài ra, thời tiết khắc nghiệt, biến đổi khí hậu đã làm sản lượng lúa gạo giảm mạnh tại một số nước, kéo theo nhu cầu nhập khẩu gạo tăng mạnh trong giai đoạn này Năm 2018, xuất khẩu gạo tập trung vào giai đoạn giữa năm, giá xuất khẩu trung bình cũng tăng mạnh trong thời điểm này; sau đó

hạ nhiệt về lượng lẫn giá trong những tháng cuối năm

Hình 1.1: Lượng và giá xuất khẩu trung bình của gạo Việt Nam (2016-2018)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2019)

1.1.2 Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo theo cơ cấu mặt hàng

Về cơ cấu chủng loại, gạo thơm tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2016-2017, đạt 1.69 triệu tấn, chiếm 28.98% (2017), tăng trưởng 21.15% so với cùng kỳ năm trước (Hình 1.2)

Hình 1.2: Cơ cấu gạo xuất khẩu Việt Nam (2017)

Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam (2018)

Gạo cấp trung bình Gạo cấp thấp Khác (tấm, Jabonica, đồ, lứt,…)

0 100 200 300 400 500 600 700 800

Trang 12

5

Tăng trưởng mạnh nhất về sản lượng là gạo nếp (tăng 33.01%), do nhu cầu tăng mạnh từ thị trường Trung Quốc trong năm 2017 Gạo cao cấp của Việt Nam cũng là mặt hàng được

ưa chuộng của nhiều thị trường nước ngoài (tăng 32.62%)

Nhìn chung, gạo xuất khẩu ngày càng chất lượng hơn, khi hầu hết các mặt hàng gạo cao cấp, có thương hiệu của Việt Nam đều tăng mạnh; trong khi đó, ghi nhận giảm ở các loại gạo cấp trung bình (giảm 36.97%), và cấp thấp (giảm 27.47%) (Bảng 1.2)

Bảng 1.2: Sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam theo chủng loại (2016-2017)

Thay đổi (%) Lượng

(triệu tấn)

Tỷ trọng (%)

Lượng (triệu tấn)

Tỷ trọng (%)

Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam (2018)

1.1.3 Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo theo cơ cấu thị trường

Mặt hàng gạo Việt Nam có cơ cấu xuất khẩu đa dạng thị trường Trong đó, Trung Quốc liên tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam (2016-2018), chiếm 22.31% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước (2018); tiếp theo là Phi-lip-pin (14.93%), In-đô-nê-xi-a (11.85%), Ma-lai-xi-a (7.09%), Gana (7.00%), (Phụ lục 1.3)

Xét các thị trường chủ lực, kim ngạch xuất khẩu gạo sang Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a thể hiện tăng trưởng đều qua các năm trong giai đoạn 2016-2018; riêng In-đô-nê-xi-a biến động không đều, nhưng nhìn chung vẫn tăng mạnh giá trị xuất khẩu sau 3 năm (Hình 1.3) Trong khi đó, gạo xuất khẩu sang Trung Quốc thể hiện tín hiệu tiêu cực khi ghi nhận sự tăng trưởng không đều, cụ thể giá trị tăng mạnh trong năm 2017 nhưng lại giảm sâu trong năm tiếp theo Tỷ trọng gạo xuất sang Trung Quốc (22.33%) cũng ngày càng thu hẹp khoảng cách với thị trường thứ hai là Phi-lip-pin (14.93%) trong năm 2018, nếu so với tỷ

Trang 13

lệ 38.97% và 8.45% trong năm 2017 Nguyên nhân vì Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu gạo từ Việt Nam trong năm 2018 do dư thừa trữ lượng từ năm 2017, trong khi hợp đồng xuất khẩu gạo sang Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a lại tăng rõ rệt Cụ thể thay đổi và nguyên nhân sẽ được phân tích rõ ở phần 1.2.2

Hình 1.3: Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam theo cơ cấu thị trường (2016-2018), ĐVT: triệu USD

Nguồn: số liệu từ Tổng cục Hải quan (2019)

1.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc (2016 -2018)

1.2.1 Tình hình xuất khẩu với Trung Quốc

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam trong những năm gần đây Trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đạt gần 41.4 tỷ USD, chiếm 16.97% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước,

và đứng thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ (47,5 tỷ USD, chiếm 19.50%) Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng đều và mạnh qua các năm, riêng năm 2017 tăng hơn 60% giá trị so với cùng kỳ

Về mặt hàng, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam các loại linh kiện, điện tử, kim

loại, dệt may, giày dép và các sản phẩm nông, lâm, thủy sản Trong đó, tính riêng nông sản sang thị trường này đã đóng góp gần 6.3 tỷ USD, chiếm 15.21% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc

Riêng mặt hàng gạo, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

(2016-2018) Đồng thời, gạo Việt Nam cũng đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc với 46,2% (2018), hơn các đối thủ xếp sau - cũng là đối thủ trên thị trường gạo thế giới, là

Trung Quốc Phi-li-pin In-đô-nê-xi-a Ma-lai-xi-a

Trang 14

Về kim ngạch và tốc độ tăng trưởng kim ngạch: Trong giai đoạn 2016-2018, kim ngạch

xuất khẩu gạo sang Trung Quốc biến động không đều qua các năm Cụ thể, giá trị xuất khẩu năm 2017 đạt 1,026.35 triệu USD, chiếm 38.97% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam, tăng 31.30% so với năm 2016 Tuy nhiên, kim ngạch giảm mạnh 33.42% trong năm 2018, chỉ còn 683.36 triệu USD Tỷ trọng gạo sang thị trường này cũng giảm đáng kể,

từ chiếm 36.21% (2016) xuống còn 22.33% (2018) (Bảng 1.3)

Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc (2016-2018)

(triệu USD)

Tỷ trọng (%)

Thay đổi (triệu USD)

Thay đổi (%)

Nguồn: Tổng cục Hải quan (2019)

Về sản lượng và giá xuất khẩu trung bình: xuất khẩu gạo sang Trung Quốc năm 2016 đạt

1.74 triệu tấn, chiếm gần 36% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước Số lượng này tăng gần 32% lên 2.29 triệu tấn trong năm 2017, trước khi giảm sâu còn 1.33 triệu tấn trong năm 2018, tức giảm gần 1 triệu tấn gạo chỉ trong một năm Sản lượng và kim ngạch thay đổi dẫn đến giá gạo XKTB cũng biến động Giá XKTB được giữ dao động ở mức 450 USD/tấn trong giai đoạn 2016-2017, tuy nhiên, do lượng giảm mạnh trong năm 2018 khiến giá tăng lên hơn 64 USD/tấn, lên mức gần 513 USD/tấn Điều này dẫn đến bất lợi lớn: sản lượng thu hoạch lúa vụ 2017/2018 của Việt Nam dồi dào, nhưng giá XKTB sang Trung Quốc lại tăng cao, do Trung Quốc giảm mua đột ngột (Phụ lục 1.1)

Nguyên nhân của sự biến động này phần lớn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu vào giữa năm 2017, dẫn đến nguồn cung gạo thế giới thiếu hụt Do đó, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành thu mua gạo trữ với số lượng lớn, khiến kim ngạch và sản lượng gạo trong năm 2017 tăng mạnh; nhưng cũng vì lượng gạo trữ lớn, dẫn đến sự cắt giảm thu mua từ thị trường Trung Quốc trong năm tiếp theo

Đáng chú ý, nguyên nhân khác khiến gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc gặp khó khăn trong năm 2018 là việc Chính phủ Trung Quốc công bố sửa đổi thuế nhập khẩu đối với

Trang 15

gạo, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2018 Cụ thể, thuế ngoài hạn ngạch đối với gạo loại hạt không dài, trấu và gạo xay xát nguyên hạt/ bán nguyên hạt (~50% tấm) nhập khẩu từ các nước ASEAN đến Trung Quốc sẽ tăng từ 5% lên 50% Điều này khiến giá gạo ngoài hạn ngạch của Việt Nam tăng mạnh và mất ưu thế với gạo từ các quốc gia ngoài ASEAN (như Pa-ki-xtan), đặc biệt gần như khó cạnh tranh được về giá cả nếu so với gạo sản xuất tại Trung Quốc Chính sách này nằm trong chiến lược giảm nhập khẩu gạo từ nước ngoài nhằm thúc đẩy sản xuất lúa gạo trong nước của Trung Quốc

Ngoài ra, vào thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp Việt Nam gặp rắc rối với các thủ tục, quy định mới từ Hải quan và Trung tâm Kiểm định Thực vật khiến giao dịch gạo với Trung Quốc trở nên khó khăn

Tóm lại, trong giai đoạn 2016-2018, Trung Quốc vẫn tiếp tục là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam Điều này chứng tỏ sức ảnh hưởng lớn của thị trường này đối với ngành gạo Tuy vậy, dù bị tác động nhiều bởi thị trường Trung Quốc, tổng kim ngạch gạo xuất khẩu nói chung của Việt Nam trong giai đoạn này vẫn tăng đều do sự chuyển dịch sang các thị trường tiềm năng khác, như In-đô-nê-xi-a (tăng vượt trội gần 6064.17%), Phi-lip-pin (tăng 105.34%), Hongkong (tăng 61.30%), Đây là tín hiệu đáng mừng khi nước

ta có thể giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, mở rộng thương hiệu sang nhiều thị trường

1.2.3 Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo sang Trung Quốc theo cơ cấu mặt hàng

Trong giai đoạn 2016-2018, hầu hết gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc là gạo xay xát, chiếm hơn 91% (2016), đóng góp gần 1.09 tỷ USD vào kim ngạch, còn lại là gạo tấm các loại, chiếm gần 9%, với 107.84 triệu USD (Hình 1.4)

Hình 1.4: Kim ngạch gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc theo nhóm hàng (2016-2018), ĐVT: triệu USD

Nguồn: Trade Map (2020)

Trang 16

9

Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc của 2 nhóm gạo cũng biến động tương tự kim ngạch xuất khẩu chung của gạo Việt Nam Cụ thể, năm 2017, gạo xay xát và gạo tấm đều tăng mạnh so với năm 2016, với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 31.34% và 123.16% Tuy vậy,

do thị trường Trung Quốc giảm thu mua gạo từ nước ngoài trong năm 2018, gạo xay xát giảm giá trị xuất khẩu còn 1,13 tỷ USD, giảm gần 21.36%; trong khi gạo tấm giảm mạnh đến 61.82%, ở mức gần 92 triệu USD (Phụ lục 1.4)

Về cơ cấu chủng loại: Chủng loại gạo xuất khẩu sang Trung Quốc khá đa dạng, nhưng chủ

yếu tập trung vào 3 loại chính là: gạo nếp (gần 674.75 nghìn tấn, chiếm 47.58% tổng sản lượng gạo Việt Nam sang Trung Quốc), gạo Jasmine (43.35%), gạo trắng 5% tấm (6.71%) trong năm 2018 Các loại gạo 10%, 15%, 25%, 100% tấm và khác chiếm sản lượng từ vài nghìn đến chục nghìn tấn (Hình 1.5)

Hình 1.5: Cơ cấu gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc theo chủng loại (2018)

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, 2019

Năm 2018, gạo Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh về kim ngạch, phần do ảnh hưởng của chính sách thay đổi về thuế với nếp, áp dụng từ ngày 1 tháng 7 Theo đó, Trung Quốc quy định nếp có chiều dài trên 6 mm hoặc dài/rộng trên 2 mm đều phải dùng quota hạt dài, hoặc dùng thuế nhập khẩu vào Trung Quốc theo hàng xuất từ ASEAN với mức thuế 50% Đồng thời Chính phủ nước này cũng kiểm soát chặt hơn với gạo tấm

1.2.4 Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo sang Trung Quốc so với các thị

trường đối thủ

Về cơ cấu: Việt Nam cùng với Thái Lan, Pa-ki-xtan, Cam-pu-chia chiếm đến hơn 97%

tổng kim ngạch gạo xuất sang Trung Quốc (2018) (Hình 1.6) Trong giai đoạn 2016-2018,

Trang 17

Việt Nam liên tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, có năm chiếm đến hơn phân nửa tỷ trọng (56.14%, năm 2017)

Tính riêng năm 2018, gạo Việt Nam đứng đầu với 42.72% tỷ trọng kim ngạch; xếp sau là Thái Lan (31.78%), Pa-kit-xtan (9.09%), Cam-pu-chia (7.68%), các thị trường khác chiếm

tỷ trọng rất thấp (8.73%) (Hình 1.6)

Hình 1.6: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc theo thị trường (2018)

Nguồn: Trade Map, 2020

Về tăng trưởng kim ngạch của các thị trường: Trong giai đoạn này, Thái Lan có biến động

kim ngạch gạo sang Trung Quốc tương tự Việt Nam: tăng trong năm 2017 (tăng 17.77%)

và giảm trong năm 2018 (giảm 6.61%), nhưng mức độ biến động ít hơn so với nước ta Trong khi đó, quốc gia thuộc ASEAN khác là Cam-pu-chia có kim ngạch tăng đều qua 3 năm Một đối thủ khác ở thị trường Trung Quốc – Pa-ki-xtan – lại biến động ngược chiều với gạo Việt Nam, khi ghi nhận giảm trong năm 2017 (giảm 62.64%), nhưng tăng trưởng dương trong năm 2018 (tăng 55.28%) (Hình 1.7) (Phụ lục 1.5)

Nguyên nhân của sự biến động xuất phát từ việc tăng thuế nhập khẩu gạo ngoài hạn ngạch của Trung Quốc dành cho các quốc gia ASEAN có hiệu lực từ tháng 7 năm 2018, như đã

đề cập ở phần 1.2.2 Do đó, không chỉ gạo Việt Nam bị ảnh hưởng, mà quốc gia khác trong ASEAN là Thái Lan cũng sụt giảm đáng kể về sản lượng và kim ngạch trong năm 2018 do giá ngoài hạn ngạch sau thuế tăng mạnh Nhờ sản lượng xuất khẩu thấp hơn, thị trường Cam-pu-chia ít bị ảnh hưởng như hai quốc gia đứng đầu, dù vậy tăng trưởng kim ngạch trong năm 2018 của quốc gia này thấp hơn nhiều so với cùng kỳ (21.48%, 2018 so với 37.00%, 2017) Trong khi đó, quốc gia ngoài ASEAN như Pa-ki-xtan không bị thiệt hại bởi chính sách này, thậm chí hưởng lợi khi có giá sau thuế cạnh tranh hơn

Trang 18

11

Hình 1.7: Kim ngạch gạo xuất khẩu sang Trung Quốc theo một số thị trường 2018), ĐVT: triệu USD

(2016-Nguồn: Trade Map, 2020

Nhìn chung, trong giai đoạn này, Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng và có sự thay đổi mạnh mẽ nhất do tác động từ thị trường Trung Quốc

Kết luận Chương 1

Chương 1 khái quát và phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2016-2018 về kim ngạch, sản lượng, giá XKTB và theo cơ cấu mặt hàng, thị trường Nhìn chung, thị trường Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng và có ảnh hưởng nhất định đến kim ngạch cũng như sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam Chương này cũng so sánh tình hình xuất khẩu sang Tru ng Quốc của gạo Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Pa -ki-xtan, Cam-pu-chia.

122.85 145.36

508.37

683.36

101.13 93.64

Trang 19

Chương 2: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC (2016-2018)

2.1 Nhóm nhân tố nội tại ngành

2.1.1 Nguồn nguyên liệu sản xuất xuất khẩu

Sản lượng sản xuất lúa của Việt Nam hằng năm trong giai đoạn 2016-2018 biến động không đều, nhìn chung duy trì ổn định ở mức 42-44 triệu tấn Năm 2017, sản lượng giảm nhẹ so với năm trước (giảm 0.99%), sau đó phục hồi và tăng lên mức 43.98 triệu tấn Diện tích gieo giảm gần 32 nghìn ha trong năm 2017 do ảnh hưởng của BĐKH, tuy vậy, trong năm

2018, nhờ năng suất cao, nên sản lượng lúa năm này tăng Có thể thấy, năng suất lúa của Việt Nam đã cải thiện đáng kể, đạt mức cao nhất là 58.1 tạ/ha (2018), tăng gần 2.3 tạ/ha so với đầu giai đoạn, nhờ vậy duy trì nguồn cung dồi dào cho xuất khẩu

Bảng 2.1: Sản lượng và năng suất lúa sản xuất tại Việt Nam hằng năm (2016-2018)

2.1.2 Năng lực giá xuất khẩu

Trong giai đoạn 2016-2018, giá gạo XKTB của Việt Nam cao nhất là 513 USD/ tấn (2018), thấp nhất cũng gần 450 USD/tấn (2016), không quá cao so với khu vực và thế giới Cụ thể, giá gạo XKTB năm 2018 của Việt Nam thấp hơn giá gạo XKTB của thế giới (gần 547 USD/tấn)2

Nếu tính theo giá FOB, giá gạo Việt Nam cũng ở mức tương đối so với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc Giá gạo trắng 25% tấm (giá FOB) từ Việt Nam dao động

từ 332-391 USD/tấn, thấp hơn gạo Thái Lan cùng loại từ 150 USD/tấn; và cao hơn từ

5-10 USD/tấn so với Pa-ki-xtan (Hình 2.1)

2 Kim ngạch gạo xuất khẩu của thế giới năm 2018 là 26,522.77 triệu USD (Trade Map); s ản lượng xấp xỉ là 48.5

Trang 20

Chi phí lao động, nhất là công đoạn thu hoạch lúa cao, vì thiếu hụt lao động nông nghiệp

và mức độ cơ giới hóa trong công đoạn thu hoạch còn quá thấp

2.1.4 Xúc tiến thương mại

Bộ Công thương Việt Nam triển khai nhiều Chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) gạo theo hướng đổi mới, đa dạng hóa hình thức Trong giai đoạn 2016-2018, Bộ Công thương đã mời đại diện Hiệp hội Lương thực Trung Quốc cùng bốn đoàn doanh nghiệp nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ các tỉnh có nhu cầu tiêu thụ gạo Việt Nam lớn là: An Huy, Quảng Đông, Vân Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, Trùng Khánh vào giao dịch mua hàng, thăm quan thực địa tại các địa phương có sản lượng mua gạo lớn và tập trung nhiều doanh nghiệp xuất khẩu

Nhờ vậy, gạo Việt Nam được tạo điều kiện tiếp cận với doanh nghiệp Trung Quốc, góp phần gắn kết trực tiếp người trồng lúa/ doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo với khách hàng từ thị trường này

2.1.5 Chất lượng, bao bì, mẫu mã

Chất lượng: Trong giai đoạn 2016-2018, gạo Việt Nam xuất khẩu ngày càng chất lượng

hơn, khi hầu hết các mặt hàng gạo cao cấp đều tăng mạnh; trong khi đó, ghi nhận giảm ở các loại gạo cấp trung bình (giảm 36.97%), và cấp thấp (giảm 27.47%) (Bảng 1.2)

Ngày đăng: 12/04/2020, 23:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS. Võ Thanh Thu (2011), Giáo trình Kỹ thuật Kinh doanh Xuất nhập khẩu , NXB Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kỹ thuật Kinh doanh Xuất nhập khẩu
Tác giả: GS.TS. Võ Thanh Thu
Nhà XB: NXB Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh
Năm: 2011
2. TS. Lê Tuấn Lộc và ThS. Trần Huỳnh Thúy Phượng (2014), Giáo trình Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu
Tác giả: TS. Lê Tuấn Lộc và ThS. Trần Huỳnh Thúy Phượng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Năm: 2014
3. Bộ Công Thương (2019), Báo cáo Logistics Việt Nam 2018 - Logistics và Thương mại Điện tử, NXB Công thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Logistics Việt Nam 2018 - Logistics và Thương mại Điện tử
Tác giả: Bộ Công Thương
Nhà XB: NXB Công thương
Năm: 2019
4. TS. Huỳnh Thị Thúy Giang (2013), Giáo trình Quản trị tài chính công ty đa quốc gia , NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị tài chính công ty đa quốc gia
Tác giả: TS. Huỳnh Thị Thúy Giang
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Năm: 2013
5. Bộ Công thương (2017), Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2016, NXB Công thương 6. Bộ Công thương (2018), Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2017, NXB Công thương 7. Bộ Công thương (2019), Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, NXB Công thương 8. VietnamBiz (2019), Báo cáo thị trường lúa gạo Quý I năm 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2016, "NXB Công thương 6. Bộ Công thương (2018), "Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2017, "NXB Công thương 7. Bộ Công thương (2019), "Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, "NXB Công thương 8. VietnamBiz (2019)
Tác giả: Bộ Công thương (2017), Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2016, NXB Công thương 6. Bộ Công thương (2018), Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2017, NXB Công thương 7. Bộ Công thương (2019), Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, NXB Công thương 8. VietnamBiz
Nhà XB: NXB Công thương 6. Bộ Công thương (2018)
Năm: 2019
10. Sở Công thương Tiền Giang (2019), Thông tin thị trường xuất khẩu tháng 4/2019 11. Lê Kiều Trinh (2016), Thực trạng và giải pháp nâng cao hạn ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam 2013-2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin thị trường xuất khẩu tháng 4/2019 "11. Lê Kiều Trinh (2016)
Tác giả: Sở Công thương Tiền Giang (2019), Thông tin thị trường xuất khẩu tháng 4/2019 11. Lê Kiều Trinh
Năm: 2016
17. Sơn Trần (2019), “Việt Nam giành giải gạo ngon nhất thế giới, Thái Lan lo lắng tụt hậu”, được lấy từ: https://zingnews.vn/viet-nam-gianh-giai-gao-ngon-nhat-the-gioi-thai-lan-lo-lang-tut-hau-post1020020.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Việt Nam giành giải gạo ngon nhất thế giới, Thái Lan lo lắng tụt hậu”
Tác giả: Sơn Trần
Năm: 2019
18. Kim Long (2019), “Giá gạo Thái cao ngất và cơ hội cho gạo Việt”, được lấy từ: https://cafef.vn/gia-gao-thai-cao-ngat-va-co-hoi-cho-gao-viet-20190926170718331.chn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giá gạo Thái cao ngất và cơ hội cho gạo Việt”
Tác giả: Kim Long
Năm: 2019
19. VietnamBiz (2018), “FAO: Sản lượng gạo toàn cầu năm 2018 tăng nhẹ so với năm ngoái”, được lấy từ: https://vietnambiz.vn/fao-san-luong-gao-toan-cau-nam-2018-tang-nhe-so-voi-nam-ngoai-109963.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: “FAO: Sản lượng gạo toàn cầu năm 2018 tăng nhẹ so với năm ngoái”
Tác giả: VietnamBiz
Năm: 2018
20. Agromonitor (2017), “USDA: Sản lượng gạo 2017-2018 và thương mại gạo năm 2018 đều giảm”, được lấy từ: http://agromonitor.vn/usda--san-luong-gao-2017---2018-va-thuong-mai-gao-nam-2018-deu-giam_80095.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: “USDA: Sản lượng gạo 2017-2018 và thương mại gạo năm 2018 đều giảm”
Tác giả: Agromonitor
Năm: 2017
21. LyLy Cao (2019), “20 doanh nghiệp Trung Quốc tham gia xúc tiến thương mại gạo tại Việt Nam vào tháng 5”, được lấy từ: https://vietnambiz.vn/20-doanh-nghiep-trung- Sách, tạp chí
Tiêu đề: “20 doanh nghiệp Trung Quốc tham gia xúc tiến thương mại gạo tại Việt Nam vào tháng 5”
Tác giả: LyLy Cao
Năm: 2019
22. Báo Lao động (2018), “Tháo nút thắt đưa gạo Việt Nam XK chính ngạch sang Trung Quốc”, được lấy từ: https://laodong.vn/archived/thao-nut-that-dua-gao-viet-nam- xk- chinh-ngach-sang-trung-quoc-669726.ldo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tháo nút thắt đưa gạo Việt Nam XK chính ngạch sang Trung Quốc”
Tác giả: Báo Lao động
Năm: 2018
23. Nguyễn Huyền (2019), “Giải pháp công nghệ nâng tầm lúa gạo Việt Nam, được lấy từ: http://vneconomy.vn/giai-phap-cong-nghe-nang-tam-lua-gao-viet-nam-20190918233035133.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp công nghệ nâng tầm lúa gạo Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Huyền
Năm: 2019

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w