(+) S1: Gạo Việt Nam được công nhận về chất lượng:
Gạo Việt Nam nổi tiếng là một trong những loại gạo ngon nhất: lọt Top 3 gạo ngon nhất thế giới năm 2017; đánh bại Thái Lan, Cam-pu-chia, Hoa Kỳ để đứng đầu vị trí gạo ngon nhất thế giới vào năm 2019 (gạo ST25). Tỷ lệ dinh dưỡng có trong gạo Việt Nam cũng cao.
(+) S2: Gạo Việt Nam đa dạng chủng loại với đặc tính riêng:
Gạo Việt Nam giới thiệu được nhiều chủng loại sang nước ngoài như: IR50404, OM5451, Đài Thơm 8, Jasmine, nếp, ST21,... Riêng Trung Quốc, họ rất thích gạo nếp, gạo OM5451, ST21 của nước ta vì thơm, ngon, tiêu thụ tốt.
Thậm chí, nhiều giống lúa của Việt Nam được nông dân nước ngoài mua giống về trồng.
Điển hình là giống lúa thơm Jasmine 85, được nông dân tại tỉnh Nakhon Sawan, Thái Lan tìm kiếm và trồng nhiều, có tên địa phương là gạo Hom Phuang. Giống lúa này có nhiều đặc điểm nổi bật hơn loại gạo truyền thống họ đang trồng là Kor Khoh: thời gian sinh trưởng ngắn ngày, dễ trồng, khả năng kháng bệnh cao hơn và tiêu thụ tốt trong thị trường.
(+) S3: Kinh nghiệm trồng lúa của nông dân Việt Nam lâu đời;
Trồng và cấy lúa là nghề nghiệp đã có từ lâu và là truyền thống của người Việt Nam. Cây lúa cũng là cây trồng chủ lực của nước ta. Do đó, người nông dân hiểu rõ phương thức canh tác, giống lúa phù hợp với khí hậu, đất đai. Đồng thời biết cách ứng phó với dịch bệnh trên cây, đảm bảo năng suất lúa mỗi mùa vụ.
(+) S4: Chính phủ quan tâm hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất – xuất khẩu ngành gạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước hằng năm đểu mua gạo trong dân và mua giá cao để hỗ trợ sản xuất. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính cũng tham gia hỗ trợ về chính sách và vốn vay cho người trồng lúa để hỗ trợ ngành gạo. Các biện pháp này nhằm mục đích duy trì giá sản xuất, vốn đã bị đè nặng bởi những vụ mùa mới và đẩy mạnh nhu cầu xuất khẩu.
(+) S5: Xúc tiến thương mại Việt Nam – Trung Quốc được Chính phủ quan tâm, hỗ trợ Thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Trung Quốc rất quan trọng, được Chính phủ hai bên tăng cường thúc đẩy, qua các chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) hằng năm
22
như: Hội nghị XTTM do VCCI và Bộ Thương mại Trung Quốc tổ chức, Diễn đàn XTTM Việt Nam – Trung Quốc do VCCI phối hợp với đoàn Đại biểu Thương mại Trung Quốc,...
Riêng mặt hàng gạo, Bộ Công thương Việt Nam triển khai nhiều Chương trình XTTM gạo theo hướng đổi mới, đa dạng hóa hình thức.
3.1.2 Điểm yếu
(-) W1: Gạo Việt Nam chưa có thương hiệu tại Trung Quốc, chưa quảng bá được thương hiệu quốc gia;
Gạo Việt Nam chưa tạo được thương hiệu tại thị trường Trung Quốc do tình trạng thương nhân Trung Quốc mua gạo xá và đóng bao bì lại để tung ra thị trường. Việt Nam cũng chưa làm tốt công tác quảng bá thương hiệu để tạo ra giống gạo đặc trưng nào của quốc gia, mà chủ yếu xuất khẩu nhiều loại với số lượng lớn.
Trong khi đó, Thái Lan đã làm thương hiệu cách đây cả trăm năm, hiện có 250 thương hiệu quốc gia khác nhau cho các sản phẩm từ trung bình đến cao. Năm 1959, họ công bố giống Thai Hom Mali Rice là giống gạo quốc gia và xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng cho gạo.
Cam-pu-chia cũng xây dựng được thương hiệu của chính họ, với giống Phka Rumduol, và họ cũng quảng bá ra thế giới rất tốt.
(-) W2: Sản lượng và chất lượng lúa dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, biến đổi khí hậu;
Lúa gạo là cây trồng nhạy cảm, dễ bị giảm năng suất và chất lượng bởi thời tiết. Trong khi Việt Nam là quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, khiến nguồn cung cho xuất khẩu không ổn định.
(-) W3: Gạo Việt Nam chưa biết cách áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất, chế biến, bảo quản nên năng suất chưa cao và chất lượng bị giảm khi xuất khẩu ;
Tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ trong chuỗi giá trị lúa gạo còn thấp, tỷ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên cả nước chưa cao. Năng lực sấy lúa của Việt Nam cũng còn thấp.
Các hệ thống kho chứa chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật để bảo quản lúa dài ngày.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng, công nghệ bảo quản, chế biến ở địa phương còn lạc hậu làm gia tăng tổn thất, và giảm chất lượng trong bảo quản gạo.
(-) W4: Chuỗi liên kết gieo trồng - sản xuất – xuất khẩu gạo chưa đạt hiệu quả, chưa cải tiến ở các khâu trung gian nên chất lượng bị giảm qua các khâu.
Những nhân tố trong chuỗi cung ứng gạo là nông dân trồng lúa - người sản xuất, chế biến - người xuất khẩu chưa thật sự gắn kết với nhau để xây dựng thương hiệu, tạo ra sản phẩm chất lượng ổn định, uy tín trên thị trường.
23
Sản xuất lúa gạo ở nước ta theo quy mô nhỏ, tự phát, một cánh đồng trồng nhiều loại giống.
Các chi phí dùng cho sấy, tồn trữ, xay xát và chế biến lúa gạo còn cao, khoảng 7%/tổng giá trị sản xuất; các phụ phẩm trấu, cám, tấm chưa được quan tâm chế biến thành sản phẩm cao cấp, sử dụng cho nhà máy điện trấu, bêtông nhẹ... Hơn nữa, chất lượng gạo chưa ổn định dẫn đến giá bán ra thị trường xuất khẩu thấp, đặc biệt là gạo Việt Nam luôn bán thấp hơn gạo Thái Lan xuất khẩu cùng loại từ 30-40 USD/tấn; gạo chất lượng cao xuất khẩu còn thấp...
3.1.3 Cơ hội
(+) O1: Chính phủ Việt Nam để ra đề án phát triển sản xuất và xuất khẩu định hướng cho người trồng lúa/ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo (2017-2020)
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của nước ta được Chính phủ đề ra trong giai đoạn 2017-2020 với tầm nhìn đến năm 2030 tập trung vào phát triển thị trường xuất khẩu, giúp nâng cao thu nhập của nông dân, đảm bảo an ninh lương thực trong nước và phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Chiến lược cũng đặt mục tiêu xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam và tăng cường kết nối thông qua chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ và xuất khẩu; tạo cơ hội cho gạo Việt Nam mở rộng thị trường ra quốc tế.
(+) O2: Sự tăng giá đồng nội tệ từ các đối thủ cạnh tranh khiến giá từ các đối thủ tăng;
Đối thủ lớn nhất của gạo Việt Nam là Thái Lan đang gặp khó khăn với chính đồng nội tệ của quốc gia mình vì đồng bath tăng giá khiến giá gạo Thái Lan ngày càng leo dốc - cao nhất trong các thị trường nhập khẩu vào Trung Quốc. Chính phủ nước này cũng không thể ngay lập tức can thiệp vào trị giá đồng tiền do có thể kéo theo nhiều hệ lụy khác về kinh tế, nên gạo Thái tạm thời rơi vào tình trạng khó khăn về giá cả.
(+) O3: Quy mô tiêu dùng của thị trường Trung Quốc rộng
Dù chủ trương của Nhà nước Trung Quốc là tăng tự cung tự cấp lương thực, giảm phụ thuộc nhập khẩu; tuy vậy trong ngắn hạn, Trung Quốc không dễ dàng thực hiện mục tiêu này vì quy mô thị trường của quốc gia này quá lớn, sản xuất trong nước không thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước đang ngày càng tăng cao; do đó tiềm năng của gạo Việt Nam ở thị trường này vẫn rất lớn.
(+) O4: Đồng Việt Nam giá trị thấp và ít biến động nên giá gạo Việt Nam cạnh tranh và ổn định;
Đồng Việt Nam có trị giá thấp và trong tương lai, có xu hướng ít biến động so với USD nếu so với đồng bath Thái Lan, hoặc rupee Ấn Độ; nên giá gạo Việt Nam khá rẻ và ổn định trong thị trường.
24
3.1.4 Thách thức
(-) T1: Trung Quốc ngày càng nghiêm ngặt hơn về rào cản kỹ thuật, quy định chất lượng, kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm với gạo;
Thương nhân Việt Nam thường có quan điểm Trung Quốc là thị trường “dễ tính”, nên đa phần doanh nghiệp kinh doanh với Trung Quốc không xem trọng việc kiểm soát chất lượng hàng hóa. Tuy vậy, giai đoạn này, Chính phủ Trung Quốc siết rất chặt về rào cản kỹ thuật, quy định chất lượng, kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm với gạo, áp dụng từ năm 2019.
Việc nghiêm ngặt hơn về quy định kỹ thuật của thị trường này và năng lực còn hạn chế của nhiều doanh nghiệp nước ta là một thách thức rất lớn của xuất khẩu gạo Việt Nam trong tương lai nếu không kịp thích ứng.
(-) T2: Trung Quốc siết chặt nhập khẩu gạo nhằm bảo hộ sản xuất trong nước;
Trung Quốc đang trong tiến trình thực hiện mục tiêu tự cung lương thực, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Trong thời gian sắp tới, Chính phủ nước này sẽ còn đặt ra nhiều chính sách nhằm hạn chế gạo từ nước ngoài, bao gồm thuế nhập khẩu, hạn ngạch, quy định kỹ thuật,...
nhằm kích thích nông dân trong nước tăng trồng lúa. Đây là một trong những thách thức lớn nhất cho gạo Việt Nam lẫn khu vực.
(-) T3: Cạnh tranh gay gắt hơn từ các đối thủ cạnh tranh
Gạo Việt Nam có chất lượng chưa tốt bằng gạo Thái Lan, Ấn Độ; về độ sạch thuốc thì không bằng so với Cam-pu-chia, Mi-an-ma. Trong khi đó, các thị trường nhập khẩu, trong đó có Trung Quốc đang có xu hướng giảm thu mua, khiến giá gạo các quốc gia tăng lên, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.
(-) T4: Biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng
Biến đổi khí hậu được dự báo sẽ ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng nặng nề đến các quốc gia nhiệt đới như Việt Nam, điều đó là mối đe dọa cho sản xuất và xuất khẩu nông sản, đặc biệt là lúa gạo.
(-) T5: Lao động trong sản xuất lúa gạo ngày càng ít đi
Dù ngành gạo là một trong những ngành đóng góp hàng tỷ USD cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, thế nhưng người nông dân trồng lúa không được hưởng lợi nhiều trên lợi nhuận xuất khẩu gạo. Số lượng lao động trong ngành lúa có xu hướng bỏ nghề chuyển sang ngành nghề khác thu nhập cao và ổn định hơn. Tại các tỉnh nông nghiệp vùng ĐBSCL, tỷ lệ di cư tăng vọt vào cuối năm 2016, ước tính cứ 100 cư dân thì có 1 người bỏ xứ ra đi (theo Tuổi Trẻ).
(-) T6: Xuất hiện nhiều loại sâu bệnh kháng thuốc gây giảm năng suất cây lúa.
25