Nhân vật trong tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt

96 1.1K 5
Nhân vật trong tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phan Việt là một nhà văn sống, học tập và làm việc tại Mĩ nơi được coi là trung tâm văn hoá của nhân loại, thu hút biết bao nghệ sĩ tài năng có tên tuổi, đồng thời nơi đây cũng là cái nôi của những cách tân nghệ thuật đương đại trên cả hai phương diện lí luận và thực tiễn sáng tác. Do vậy, Phan Việt không chỉ chịu ảnh hưởng của những đợt sóng cách tân mà còn thực sự bị cuốn vào guồng quay trong quỹ đạo chuyển động tất yếu của đời sống văn học đương đại thế giới. Song trong tác phẩm của mình, với lối hành văn hiện đại, thông minh, sắc sảo, nghệ thuật tự sự độc đáo, linh hoạt, với những liên tưởng bất ngờ, thú vị đã phá vỡ các biên độ không gian thời gian. Đó chính là những yếu tố mới lạ lôi cuốn độc giả đi đến những dòng chữ cuối cùng trong tác phẩm Tiếng người của Phan Việt mặc dù đó thực sự là một cuộc thử thách không đơn giản của tư duy.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn 1 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 LỜI CAM ĐOA Khoá luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS.GVC. Nguyễn Thị Kiều Anh. Tôi xin cam đoan rằng: Khoá luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi. Những tư liệu được trích dẫn trong khoá luận là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Thị Liên Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn 2 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 5 2. Lịch sử vấn đề 7 3. Mục đích nghiên cứu 10 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 6. Phương pháp nghiên cứu 10 7. Đóng góp của khoá luận 10 8. Bố cục của khoá luận 11 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC 12 1.1. Quan niệm về nhân vật văn học 12 1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học 12 1.1.2. Vai trò, chức năng của nhân vật văn học 16 1.1.3. Các loại nhân vật văn học cơ bản 18 1.2. Quan niệm về nghệ thuật xây dựng nhân vật văn học 21 1.2.1. Kết cấu 21 1.2.2. Các biện pháp thể hiện nghệ thuật xây dựng nhân vật 25 1.2.3. Lời nói nghệ thuật 28 1.3. Nhân vật tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 30 1.3.1. Nhân vật tiểu thuyết 30 1.3.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 33 CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “TIẾNG NGƯỜI” CỦA PHAN VIỆT 37 2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người 37 2.1.1. Khái niệm “Quan niệm nghệ thuật về con người” 37 2.1.2. Vai trò của khái niệm “Quan niệm nghệ thuật về con người” trong tìm hiểu đánh giá tác giả và tác phẩm văn học 40 2.1.3. Vài nét về sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 42 2.1.4. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết “Tiếng người” của Phan Việt 47 Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn 3 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 2.2. Thế giới nhân vật 52 2.2.1. Nhân vật cô đơn, sợ hãi, hoài nghi 52 2.2.2. Nhân vật tự ý thức 2.2.3. Nhân vật xu thời 65 69 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “TIẾNG NGƯỜI” CỦA PHAN VIỆT 72 3.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật 72 3.2. Miêu tả hành động nhân vật 75 3.3. Khám phá nhân vật qua những tình huống tâm lí 80 3.4. Lời văn trần thuật đan xen kể, tả với triết lí, bình luận, trữ tình ngoại đề 85 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam đương đại chứng kiến sự toả sáng của hàng loạt các cây bút tài năng. Bên cạnh các cây bút trong nước thì những cây bút hải ngoại cũng góp phần không nhỏ tạo nên dòng chảy liên tục của văn học đương đại. Giữa làng văn Việt ở hải ngoại, Phan Việt đã dần trở thành một cái tên đầy ấn tượng trên văn đàn. Phan Việt tên thật là Nguyễn Ngọc Hường, sinh năm 1978, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương năm 2000, sau đó sang Mĩ học cao học ngành truyền thông tại Omaha (bang Nebraska). Từ năm 2002 đến nay, Phan Việt là nghiên cứu sinh chương trình tiến sĩ về chính sách xã hội tại Đại học Chicagô, Mĩ. Có thể thấy rằng, Phan Việt là nhà văn đầu tiên ở hải ngoại đoạt giải thưởng Văn học tuổi 20, lần 3 (do Hội Nhà văn TP. HCM báo TS và Nxb Trẻ tổ chức, 2005) với tập truyện ngắn đầu tay Phù phiếm Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn 4 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 truyện. Sau đó, Phan Việt ngày càng thể hiện sự gắn bó và tâm huyết của chị dành cho văn chương. Năm 2007, chị tham gia dịch và hiệu đính Suối nguồn (The Fountainhead) của Ayn Rand - một trong hai tác phẩm đứng đầu bảng xếp hạng những tiểu thuyết hay nhất thế kỉ XX - do nhật báo New York công bố theo bình chọn của độc giả. Năm 2008, chị giới thiệu đến công chúng cuốn tiểu thuyết Tiếng người (Nxb Trẻ và báo Tuổi trẻ). Chị vừa cho ra mắt tác phẩm Nước Mĩ, nước Mĩ (Nxb Trẻ và công ty Phương Nam kết hợp xuất bản và phát hành). Tuy là một cây bút mới xuất hiện trên văn đàn nhưng Phan Việt là một nhà văn không còn xa lạ với bạn đọc Việt Nam. Đây chính là lí do thứ nhất. 1.2. Phan Việt là một nhà văn sống, học tập và làm việc tại Mĩ - nơi được coi là trung tâm văn hoá của nhân loại, thu hút biết bao nghệ sĩ tài năng có tên tuổi, đồng thời nơi đây cũng là cái nôi của những cách tân nghệ thuật đương đại trên cả hai phương diện lí luận và thực tiễn sáng tác. Do vậy, Phan Việt không chỉ chịu ảnh hưởng của những đợt sóng cách tân mà còn thực sự bị cuốn vào guồng quay trong quỹ đạo chuyển động tất yếu của đời sống văn học đương đại thế giới. Song trong tác phẩm của mình, với lối hành văn hiện đại, thông minh, sắc sảo, nghệ thuật tự sự độc đáo, linh hoạt, với những liên tưởng bất ngờ, thú vị đã phá vỡ các biên độ không gian - thời gian. Đó chính là những yếu tố mới lạ lôi cuốn độc giả đi đến những dòng chữ cuối cùng trong tác phẩm Tiếng người của Phan Việt - mặc dù đó thực sự là một cuộc thử thách không đơn giản của tư duy. Đó chính là lí do thứ hai. 1.3. Văn học nghệ thuật là địa hạt của sự sáng tạo. Từ sự quan sát đời sống văn học đương đại có thể nhận thấy chưa bao giờ cá tính sáng tạo của nhà văn và sự độc đáo mới lạ của tác phẩm lại được đề cao như trong giai đoạn này. Những đợt sóng cách tân đổi mới diễn ra không có điểm dừng khiến cho những sáng tạo, thể nghiệm của nhà văn luôn bị đặt trước nguy cơ Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn 5 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 “cũ đi”, bị phủ nhận một sớm một chiều. Thậm chí, mỗi nhà văn cũng luôn phải tự làm mới mình qua từng tác phẩm như Aragông từng quan niệm: “Tôi viết ra chỉ để nói ngược lại chính tôi”. Tiếp cận tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt, tác giả khoá luận nhận thấy sự trăn trở và ý thức cách tân mãnh liệt của nhà văn thể hiện đậm nét trong cách lựa chọn và xây dựng hệ thống nhân vật. Nhân vật là tụ điểm phản ánh rõ lối đi riêng của Phan Việt trên hành trình làm mới thể loại tiểu thuyết và khám phá, tái hiện những “ẩn mật bản ngã” trong chiều sâu tâm hồn con người. Với Tiếng người, bằng một thể nghiệm, một cách viết khá mới lạ, độc đáo cùng với kĩ thuật lồng ghép, cắt dán, ghép mảnh, những dòng tâm tư, ý thức của nhân vật, loại “tiểu thuyết trong tiểu thuyết” điểm nhìn trần thuật di động, đa điệu, đa thanh, Phan Việt đã có một sự đóng góp quan trọng cho sự cách tân nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, đưa tiểu thuyết Việt Nam hoà nhập với tiểu thuyết hiện đại thế giới. Đó là lí do thứ ba. Chính vì những lí do trên mà chúng tôi chọn đề tài “Nhân vật trong tiểu thuyết “Tiếng người” của Phan Việt” để khai thác, tìm kiếm những tiềm ẩn còn nằm sâu trong lớp văn bản, đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn để nắm bắt tư tưởng của tác phẩm một cách khoa học, toàn diện. 2. Lịch sử vấn đề Phan Việt là một cây bút khá mới trong làng văn học Việt Nam đương đại bởi vậy mà nguồn tư liệu nghiên cứu về nhà văn này chưa thật dày dặn, mới chỉ dừng lại ở những lời giới thiệu tác phẩm, những bài điểm sách trên các trang web, những cuộc phỏng vấn, trao đổi giữa các nhà báo với nhà văn Phan Việt. Qua những cuộc trả lời phỏng vấn, trao đổi trên email, Phan Việt đã trực tiếp phát biểu những vấn đề liên quan tới tác phẩm, quan niệm về nghệ thuật, quan niệm về nghề viết Có thể điểm qua một vài cuộc trao đổi tiêu biểu như: Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn 6 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Trong cuộc trao đổi với tác giả Phan Việt về tiểu thuyết Tiếng người trên email (thứ 2, 19/ 11/ 2007), nhà báo Song Phạm đã khẳng định: “Tất cả những thứ bất hạnh, duyên nghiệp, trò vè tâm tưởng, nhữnh cái vòi nhuyễn của thể vô thức là những gì và nó đã làm gì với Duy cũng như cuộc sống gia đình anh thì bạn đọc buộc phải đọc truyện mới biết”. Trong bài Đọc tiểu thuyết “Tiếng người” của Phan Việt trên Dân trí (số ra ngày 18/ 3/ 2008), tác giả bài báo đã viết: “Sau hơn ba năm im hơi lặng tiếng kể từ khi đoạt giải Văn học tuổi 20, Phan Việt xuất hiện trở lại với một cuốn tiểu thuyết sẽ bắt độc giả đọc từ đầu đến cuối Tiếng người đề cập đến đời sống của một thế hệ thanh niên lớn lên trong thời kì đổi mới, những người đang bước vào lứa tuổi 30 thông qua quan hệ của Duy và M. Họ có thể được xem như là hai đại biểu ưu tú của thế hệ: thông minh, hiểu biết, được học hành đầy đủ, thành đạt và có sự tự tin vào chính mình. Tuy nhiên, sống bên cạnh nhau mà họ vẫn cảm thấy cô đơn, trống vắng. Họ trải nghiệm hạnh phúc với niềm vui thú lẫn cay đắng qua đó họ mới cảm thấy mình thực sự trưởng thành”. Trong bài Kẻ đi tìm tiếng người (số ra ngày 07/ 04/ 2008), tác giả Dương Bình Nguyên nhận xét: “Phải đặt trong người viết một trái tim dũng cảm mới có đủ tâm sức mà tự mình đi, cô độc đi ở một nơi mà không ai biết, không ai thích, không ai đọc những gì mình viết ra. Và cũng phải đặt trong trái tim ấy một tình yêu đủ lớn với chữ nghĩa, để bắt đầu “nhập thế” với thể loại tiểu thuyết. Đi tìm “những tiếng nói của một đời không bày tỏ hết” Phan Việt là một người phụ nữ hiện đại, văn chương của chị loại bỏ toàn bộ những khuôn thức cũ, tràn trề tự do. Nhưng trên hết tôi cảm giác ở Phan Việt, viết văn như hành trình đi tìm chính mình, đi tìm những ý nghĩa mới trong những chiều kích khác nhau của cuộc sống”. Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn 7 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Trong chương trình giới thiệu Mỗi ngày một cuốn sách phát trên kênh VTV1, tác giả bài viết khẳng định: “Tất cả những chi tiết mà Phan Việt đưa vào tác phẩm rất thực, rất đời thường. Nó làm nên sự hấp dẫn của Tiếng người khiến người đọc sống lại những cảm xúc chính xác của mình vào một thời điểm có thật trong cuộc đời mà họ đã trải qua. Tiếng người khiến người đọc tự vấn hạnh phúc trong cuộc đời đôi khi là cái khó nắm bắt và không ai dám chắc nó có phải là cái có thật hay không”. Có thể nói, những bài viết liên quan đến Phan Việt không nhiều chủ yếu là các bài viết được đăng tải trên các website văn học. Bên cạnh đó cũng phải kể tới những lời giới thiệu, lời bình ngắn về tác phẩm của Phan Việt của các tác giả, các nhà nghiên cứu phê bình. Trong lời bạt cuối cuốn Phù phiếm truyện nhà Lí luận phê bình Huỳnh Như Phương đã đưa ra dự báo về Phan Việt: “Nếu tác giả quyết tâm chọn lựa và theo đuổi con đường văn chương thì đây sẽ là một trong những nhà văn trẻ tiên báo cho một chiều kích mới của văn học Việt Nam hiện đại”. Dự báo ấy càng có thêm cơ sở khi Tiếng người xuất hiện trên văn đàn, với lối viết chặt chẽ, tỉnh táo, mạnh mẽ, khả năng phân tích tâm lí nhân vật, đào sâu, mổ xẻ đến tận đáy sâu của tâm hồn nhân vật. Trong lời bạt của tiểu thuyết Tiếng người, nhà văn Nguyễn Đông Thức khẳng định: “Tiếng người” không phải là một chuyện kể đơn giản (nó sẽ khó đọc hơn Oxford thương yêu của Dương Thuỵ) mà có nhiều tầng nấc để người đọc suy ngẫm về các giá trị của cuộc sống. Thật ra tôi rất thích cái tựa đề “Bong bóng” cùng một chủ đề lẩn khuất: Mọi thứ trên đời đều là bong bóng, là phù vân, vô thường, vô nghĩa. Nhưng Phan Việt đã gác lại cái tựa đó. Cô muốn người đọc tự chiêm nghiệm về những điều cô muốn nói”. Trong bài Tiểu thuyết như là sự hiện hữu những khoảnh khắc thầm kín của tâm trạng, in trên Phong điệp.net, (2008) tác giả Phùng Gia Thế nhận Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn 8 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 định: “Sau Phù phiếm truyện, Tiếng người là một cuộc tìm kiếm mới của tác giả, ở tiểu thuyết, trong một hình vóc cổ điển. Quả vậy, 46 phần trên 279 trang truyện không khiến người ta có cảm giác đây là một cuộc chơi kĩ thuật. Khước từ những sự kiện xã hội, tiểu thuyết tập trung vào các sự kiện tâm trạng. Có thể nói, cấu trúc của truyện là một sự mẫn cảm về sự hiện diện của tâm trạng. Một tiếng nói thầm kín, tinh tế, trung thực và đầy khao khát”. Có thể thấy, các bài viết của các tác giả trên là những bài nghiên cứu đầu tiên có tính chất học thuật về tác phẩm của Phan Việt nói chung và tiểu thuyết Tiếng người nói riêng. Song trong những bài báo, bài viết đánh giá, nhận xét đó chưa có bài viết nào đề cập đến nhân vật của tác phẩm một cách toàn diện. Nghiên cứu về nhân vật vẫn là một mảnh đất trống để người viết khám phá. Lấy tác phẩm nghệ thuật làm đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về nhân vật trong tác phẩm, tác giả khoá luận muốn tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm để thấy được sự cách tân của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới đồng thời nghiên cứu nó dưới sự soi sáng của lí thuyết Thi pháp học hiện đại. 3. Mục đích nghiên cứu Khoá luận hướng tới tìm ra những điểm độc đáo, nổi bật trong cách tiếp cận con người, những kiểu loại nhân vật tiêu biểu và những yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong việc xây dựng nhân vật tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ chính của khoá luận là học tập và nắm vững lí luận về nhân vật văn học nói chung, nhân vật tiểu thuyết nói riêng, chỉ ra những nét nổi bật về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Đồng thời cần chỉ ra những điểm mới trong việc tiếp cận, khai thác nhân vật, nắm được những kiểu nhân vật cơ bản và phân tích những nét độc đáo cũng như hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật khi xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt. Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn 9 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của khoá luận là: “Nhân vật trong tiểu thuyết “Tiếng người” của Phan Việt”. Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt 6. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong khoá luận này gồm: - Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống - Phương pháp phân tích tác phẩm và phân tích nhân vật - Phương pháp hệ thống lịch sử - chức năng - Phương pháp thống kê, so sánh 7. Đóng góp của khoá luận Thứ nhất, tác giả khoá luận đã khái quát lí thuyết về nhân vật văn học, vận dụng để tìm hiểu nhân vật trong tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt và nêu ra được những điểm cơ bản về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Thứ hai, tác giả khoá luận đã chỉ ra và phân tích những khía cạnh mới trong việc tiếp cận con người, tìm hiểu những kiểu nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt, phân tích được những yếu tố độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Qua đó, người viết góp thêm một tiếng nói khẳng định những đóng góp quan trọng của Phan Việt nói riêng và bộ phận văn học hải ngoại nói chung vào quá trình cách tân thể loại tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 8. Bố cục của khoá luận Cũng như các khoá luận khác, ngoài mở đầu và kết luận, nội dung của khoá luận được triển khai thành 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận về nhân vật văn học Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn 10 [...]... nghệ thuật về con người và thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt - Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC 1.1 Quan niệm về nhân vật văn học 1.1.1 Khái niệm về nhân vật văn học Thuật ngữ nhân vật xuất hiện từ rất sớm (tiếng Hi Lạp: persona, tiếng Anh: personage, tiếng Nga: personaj)... khác nhân vật phụ, nhân vật trung tâm Xét về ý thức, hệ nhân vật chính diện khác nhân vật phản diện Xét về cấu trúc hình tượng, nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng đều có những đặc trưng khác nhau Thứ nhất, dựa trên vai trò của nhân vật trong kết cấu và cốt truyện của tác phẩm có nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm Nhân vật chính là nhân vật đóng... loại nhân vật văn học cơ bản Nhân vật văn học là một hiện tượng đa dạng về kiểu loại Xét nhân vật văn học qua từng thời kì phát triển của nền văn học, người ta có thể phân chia nhân vật văn học thành nhiều kiểu loại khác nhau: nhân vật trong văn học dân gian khác với nhân vật trong văn học viết, nhân vật thần thoại khác nhân vật truyền thuyết và nhân vật cổ tích Xét về cấu trúc, nhân vật chính khác nhân. .. diện, trong đó có nhân vật Những nhận định của M.Bakhtin về đặc trưng nhân vật tiểu thuyết rất xác đáng, có giá trị lí luận cao và còn nguyên tính thời sự Theo nhà nghiên cứu, nhân vật tiểu thuyết cần và phải được phân biệt với nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung đại ở những đặc trưng cơ bản sau: Trước hết, nhân vật tiểu thuyết được thể hiện trong thì hiện tại chưa hoàn thành, trong. .. lớn trong việc xây dựng nên ngôn ngữ chuẩn hóa, trong sáng, giàu đẹp của nhân vật Nhưng mặt khác, là hình thức của tác phẩm, lời văn có đặc trưng riêng Cần có nhận thức đúng để đánh giá cái hay, cái đẹp của nó, đồng thời đấu tranh kiên quyết để giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng nói dân tộc 1.3 Nhân vật tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 1.3.1 Nhân vật tiểu thuyết. .. tốt đẹp của tác giả, của thời đại được nhà văn khẳng định, đề cao Còn nhân vật phản diện ngược lại mang những phẩm chất xấu, trái với đạo đức và lí tưởng đáng lên án và phủ định Ngoài hai cách chia thường thấy như trên về nhân vật, dựa vào cấu trúc nhân vật người ta lại có thể nói tới các kiểu nhân vật như: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng Nhân vật chức... tác động của đời sống Do đó, nhân vật tiểu thuyết sẽ là những “con người nếm trải”, những “con người chưa hoàn kết” [2; 290] và phải tự làm ra chính mình bằng hành động của mình trong khi đó, nhân vật trong các thể loại kia lại được thể hiện trong thì quá khứ, là những nhân cách đã được hình thành Nhân vật tiểu thuyết “không tương hợp với số phận và vị thế của nó” [2; 80] Bởi trên thực tế, con người không... hữu trong tiểu thuyết, tính thuần toàn của con người biến mất Thay vào đó, xuất hiện sự phân lập giữa con người bên ngoài và con người bên trong Ở nhân vật tiểu thuyết luôn tồn tại “một con người bên trong con người Tuy nhiên, sự phân lập đó không làm giảm đi sức sống và tính chân thực trong hình tượng nhân vật Ngược lại, “sự sống đích thực của cái bản ngữ diễn ra dường như ở chính cái điểm con người. .. diện hình ảnh con người đích thực Ngòi bút nhà văn khơi sâu vào cõi tâm linh, vô thức của con người, khai thác “con người ở bên trong con người Như vậy, nếu như nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam trước đổi mới (đặc biệt là trong giai đoạn 1945 - 1975) được khai thác trong tư cách công dân đơn phiến, được nhìn nhận đánh giá theo quan điểm chính trị thì nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại... con người trong giai đoạn mới một cách nhanh nhạy và sắc bén Trong thế kỉ XX, khi các tiểu thuyết gia hiện đại phương Tây, đặc biệt là ở Pháp không chú trọng đến nhân vật, họ cho rằng tiểu thuyết của các nhân vật đã thuộc về quá khứ Khi hoàn cảnh xã hội đã đổi khác, trong bối cảnh hỗn độn của cuộc sống, cá nhân không còn giữ được sức mạnh tuyệt đỉnh, vì thế tiểu thuyết đã không dung nạp loại nhân vật . dựng nhân vật 25 1.2.3. Lời nói nghệ thuật 28 1.3. Nhân vật tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 30 1.3.1. Nhân vật tiểu thuyết 30 1.3.2. Nhân vật trong tiểu thuyết. nghệ thuật về con người và thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt - Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt NỘI DUNG CHƯƠNG. luận là: Nhân vật trong tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt . Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt 6. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong khoá luận

Ngày đăng: 04/07/2014, 09:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan