Nhân vật tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt (Trang 30 - 32)

8. Bố cục của khoá luận

1.3.1. Nhân vật tiểu thuyết

Như đã biết, nhân vật là yếu tố hàng đầu của tác phẩm văn học. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan điểm nghệ thuật của nhà văn về con người. Tiểu thuyết ngoài khả năng tái hiện bức tranh toàn cảnh đời sống xã hội còn có khả năng đi sâu khám phá số phận con người.

M.Bakhtin - tác giả của công trình nghiên cứu nổi tiếng Lí luận và thi

pháp tiểu thuyết đã dành nhiều công sức để tìm hiểu về đặc trưng của tiểu thuyết trên nhiều bình diện, trong đó có nhân vật. Những nhận định của M.Bakhtin về đặc trưng nhân vật tiểu thuyết rất xác đáng, có giá trị lí luận cao và còn nguyên tính thời sự. Theo nhà nghiên cứu, nhân vật tiểu thuyết cần và phải được phân biệt với nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung đại ở những đặc trưng cơ bản sau:

Trước hết, nhân vật tiểu thuyết được thể hiện trong thì hiện tại chưa hoàn thành, trong quá trình biến đổi, trưởng thành và chịu mọi tác động của đời sống. Do đó, nhân vật tiểu thuyết sẽ là những “con người nếm trải”, những “con người chưa hoàn kết” [2; 290] và phải tự làm ra chính mình bằng hành động của mình trong khi đó, nhân vật trong các thể loại kia lại được thể hiện trong thì quá khứ, là những nhân cách đã được hình thành.

Nhân vật tiểu thuyết “không tương hợp với số phận và vị thế của nó” [2; 80]. Bởi trên thực tế, con người không thể hoá thân đến cùng vào cái thân

xác lịch sử - xã hội hiện hữu trong tiểu thuyết, tính thuần toàn của con người biến mất. Thay vào đó, xuất hiện sự phân lập giữa con người bên ngoài và con người bên trong. Ở nhân vật tiểu thuyết luôn tồn tại “một con người bên trong

con người”. Tuy nhiên, sự phân lập đó không làm giảm đi sức sống và tính

chân thực trong hình tượng nhân vật. Ngược lại, “sự sống đích thực của cái

bản ngữ diễn ra dường như ở chính cái điểm con người không trùng hợp với bản thân mình ấy, ở cái điểm con người vượt ra ngoài giới hạn của toàn bộ cái hiện hữu của nó, như một vật thể sinh tồn mà ta có thể rình xem, có thể nhận định, tiên đoán ngoài ý muốn của nó, sau lưng nó” [2; 292].

M.Bakhtin còn khẳng định: nhân vật trong tiểu thuyết chủ yếu được khám phá từ chiều sâu tâm lí. Tiểu thuyết truyền thống hay hiện đại đều hướng tới tìm tòi và thể hiện thế giới bên trong đầy ảo diệu của con người, cái được gọi là “sự thật tức bản thân” hay “ẩn mật bản ngã”. Nhân vật tiểu thuyết trong tư cách là một quan điểm, một cách nhìn thế giới và bản thân được miêu tả thực sự, không hoà lẫn với tác giả. Cái được khám phá và thể hiện ở nhân vật không phải là “hiện thực về nó” mà là “cái kết quả cuối cùng

của ý thức là sự tự ý thức của nó”. Xét cho cùng là “lời nói cuối cùng của nhân vật về bản thân và thế giới của mình" [2; 267]. Và đó mới là “trọng tâm xây dựng nhân vật”.

Đôitôiepxki cũng quan niệm rằng “Nhân vật không phải là cái gì trong

thế giới này mà trước hết thế giới này là cái gì đối với bản thân nó”. Đây là

một đặc điểm rất quan trọng và có tính nguyên tắc trong sự tri giác nhân vật. Nhân vật với tư cách một quan điểm, một cách nhìn thế giới và bản thân đòi hỏi những phương pháp khám phá, thể hiện nghệ thuật đặc thù. Bởi vì cái phải được khám phá và thể hiện không phải là cái tồn tại được quy định của nhân vật, cái hình tượng rắn chắc về nó mà là cái kết quả cuối cùng của ý thức và sự tự ý thức của nó, xét cho cùng là lời cuối cùng của nhân vật về bản thân

mình và về thế giới của mình. Do đó, những yếu tố cấu thành hình tượng nhân vật không phải là những nét thực tại - những nét của bản thân nhân vật đối với sự tự ý thức của nó.

Tiếp nối quan niệm về nhân vật tiểu thuyết của M.Bakhtin, Milan Kundera cho rằng: “Tiểu thuyết là một sự chiêm nghiệm về cuộc đời được

nhìn thấy thông qua những nhân vật tưởng tượng” [32; 107].Theo Milan

Kundera, nhân vật không phải là sự mô phỏng con người thật mà hoàn toàn có thể là một con người tưởng tượng, một “cái tôi thử nghiệm” [32; 109]. Song điều đó không có nghĩa là nhà văn xa rời thực tế mà vẫn phải bám sát các vấn đề đời sống trong quá trình xây dựng nhân vật. Trên cơ sở một “chủ

nghĩa hiện thực toàn vẹn”, “chủ nghĩa hiện thực cao nhất” [2; 259], nhà văn

khám phá và miêu tả toàn bộ chiều sâu của tâm hồn con người, nhìn thấy chiều sâu ấy ở ngoài mình, ở tâm hồn những người khác, qua trải nghiệm và qua thử nghiệm. M. Kundera yêu cầu tiểu thuyết phải nắm bắt được “cái tôi” - đời sống bên trong của con người, cái cô đọng toàn bộ “cục diện hiện sinh

của nó" [32; 108].

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w