Khái niệm “Quan niệm nghệ thuật về con người”

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt (Trang 36 - 39)

8. Bố cục của khoá luận

2.1.1.Khái niệm “Quan niệm nghệ thuật về con người”

Theo Từ điển tiếng Việt, “Quan niệm” - là cách nhận thức, đánh giá về một vấn đề, một sự kiện [22; 990].

Như vậy, “quan niệm” là cách nhận thức, lí giải, đánh giá về một vấn đề chứ không phải là khái niệm về vấn đề đó. Nó là tầm hiểu biết, tầm trí tuệ, tầm đánh giá, tầm nhìn, tầm cảm của chủ thể nhận thức.

Về thuật ngữ “Quan niệm nghệ thuật”, Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con

người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó […]. Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách biểu hiện thế giới và con người của một hệ thống

nghệ thuật thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó” [9; 273].

Trong cuốn Lí luận và phê bình văn học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử nêu ra cách hiểu: “Quan niệm nghệ thuật là giới hạn thực tế của tư duy

nghệ thuật, nó là thể thống nhất giữa hiện thực được phản ánh và năng lực cắt nghĩa lí giải của con người […] trong nghệ thuật, thế giới được “quan niệm hóa” trên cơ sở sự thụ cảm cá nhân về một thế giới, ứng với một quan niệm nghệ thuật là một thế giới nghệ thuật” [25; 99 - 100].

Tóm lại, quan niệm nghệ thuật là hệ thống quan điểm chỉ đạo hoạt động sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Nó cung cấp một mặt bằng để trên đó diễn ra sự lựa chọn, khái quát, nhào nặn của người nghệ sĩ để sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật. Để thấy được quan niệm nghệ thuật của người nghệ sĩ đòi hỏi phải khám phá và nhìn sâu vào thực chất sáng tạo tư tưởng của người nghệ sĩ đó.

Như chúng ta đã biết, “văn học là nhân học” (M.Gorki), là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Con người là đối tượng chủ yếu của văn học. Do vậy, tất cả những gì liên quan đến con người, thuộc về con người đều nằm trong phạm vi biểu hiện của con người. Đó là cơ sở cho quan niệm đa dạng về con người trong văn học. Mặt khác, thực tiễn sáng tác cho thấy người ta không thể miêu tả con người nếu như không hiểu biết cảm nhận và có biện pháp biểu hiện nhất định. Mặt thứ hai này tạo thành chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học.

Khái niệm “Quan niệm nghệ thuật về con người” trở thành một tiêu điểm của nghiên cứu Lí luận văn học Xô Viết từ những năm 70 trở đi. Trên thực tế khái niệm này được nghiên cứu trên nhiều phương diện với những cách hiểu phong phú.

Thuật ngữ “Quan niệm nghệ thuật về con người” trong giáo trình Dẫn

luận Thi pháp học, Trần Đình Sử đã định nghĩa: “Quan niệm nghệ thuật về

con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị thẩm mĩ và nghệ thuật cho các hình tượng nhân vật trong đó” [24; 55].

Nói khác đi, quan niệm nghệ thuật về con người là sự tổng hợp những phát hiện, triết lí, tư tưởng riêng của nhà văn về cuộc sống và con người với khả năng và trình độ nắm bắt, sáng tạo, sử dụng các phương thức phương tiện chất liệu nghệ thuật của người nghệ sĩ, đảm bảo cho nó có khả năng thể hiện đời sống ở một chiều sâu nào đó.

Trong chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu, tác giả Trần Đình Sử đề cập tới quan niệm nghệ thuật về con người với tư cách là khái niệm trung tâm của thi pháp học. Ông cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người thực chất là

vấn đề tính năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực, lí giải con người bằng các phương tiện nghệ thuật, là khả năng thâm nhập của nó vào các miền khác nhau của đời sống” [26; 90].

Từ những định nghĩa trên có thể thấy, quan niệm nghệ thuật về con người là khả năng gắn bó chặt chẽ, mật thiết với chủ thể sáng tạo. Trên cơ sở hấp thụ các yếu tố thế giới quan nhất định của thời đại, trong tư tưởng của người nghệ sĩ đã hình thành nên quan niệm của riêng mình về thế giới và con người. Bởi mỗi nhà văn là một cá tính sáng tạo riêng không trộn lẫn, nên quan niệm nghệ thuật về con người của họ cũng hết sức phong phú và đa dạng, muôn màu muôn vẻ, nhiều chiều kích như bản thân cuộc sống.

Cần phải phân định hai khái niệm “Quan niệm về nghệ thuật” và khái niệm “Quan niệm nghệ thuật về con người”. Nếu khái niệm “Quan niệm nghệ

niệm về nghệ thuật” lại thuộc phạm trù ý thức tự giác về nghệ thuật của bản

thân chủ thể sáng tạo - tức cách nhìn nhận, đánh giá của cá nhân người nghệ sĩ về chính lĩnh vực nghệ thuật. Quan niệm nghệ thuật chính là hình thức đặc thù thể hiện con người và trong văn học đó là các nguyên tắc cảm thấy, hiểu biết và miêu tả con người trong văn học. Các nguyên tắc này có cơ sở sâu xa từ thực tế lịch sử, là sản phẩm lịch sử cho dù mỗi thời đại có thể có một số quan niệm nghệ thuật về con người mang tính ý thức hệ. Quan niệm nghệ thuật về con người cũng là sản phẩm của văn hóa tư tưởng và mang dấu ấn sáng tạo của nghệ sĩ.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt (Trang 36 - 39)