1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Cõi Người Rung Chung Tận Thế và Mười Lẻ Một Đêm của Hồ Anh Thái

117 643 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 644,5 KB

Nội dung

---***---TRẦN VĂN PHƯỢNG HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN THẾ VÀ MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN VINH – 2

Trang 1

-*** -TRẦN VĂN PHƯỢNG

HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT

TRONG TIỂU THUYẾT CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN

THẾ VÀ MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

VINH – 2013

Trang 3

-*** -TRẦN VĂN PHƯỢNG

HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT

TRONG TIỂU THUYẾT CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN

THẾ VÀ MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

MÃ SỐ: 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

GS.TS ĐỖ THỊ KIM LIÊN

Trang 4

VINH – 2013

Trang 5

Mở đầu

1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và mục đích nghiên cứu 7

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Cái mới của luận văn 9

7 Cấu trúc của luận văn 9

Chương 1:Những giới thuyết liên quan đến đề tài

10

1.1 Vấn đề lý thuyết hội thoại 10

1.2 Lí thuyết hành động ngôn ngữ 17

1.3 Hồ Anh Thái cuộc đời và sự nghiệp 19

Trang 6

1.4 Thống kê định lượng và phân loại tổng quát các hành động ngôn ngữ

qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận

thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái 23

1.5 Tiểu kết chương 1 29

Chương 2:Hành động hỏi qua lời thoại nhân vật trong

tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và

31

2.1 Hành động hỏi qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Cõi người rung

chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái

31

2.1.1 Khái niệm hành động hỏi 31

Trang 7

2.1.3 Điều kiện thực hiện hành động hỏi qua lời thoại nhân vật trong tiểu

thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh

Thái 39

2.2 Phân loại các tiểu nhóm hành động hỏi qua lời thoại nhân vật trong

tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ

Anh Thái 44

2.2.1 Hành động hỏi để tìm kiếm thông tin 45

2.2.2 Hành động hỏi để bộc lộ tình cảm 48

2.2.3 Hành động hỏi để ra lệnh 52

2.3 Vai trò của hành động hỏi qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết

Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái

53

2.4 Tiểu kết chương 2 66

Chương 3:Hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật trong

tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một

Trang 8

đêm của Hồ Anh Thái

68

3.1 Hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Cõi

người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái

68

3.1.1 Khái niệm hành động trần thuật 68

3.1.2 Dấu hiệu nhận biết hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật

trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của

Hồ Anh Thái 69

3.1.3 Điều kiện thực hiện hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật

trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của

Hồ Anh Thái 76

Trang 9

Hồ Anh Thái 80

3.2.1 Hành động trần thuật thông báo 82

3.2.2 Hành động trần thuật kể 86

3.2.3 Hành động trần thuật giải trình 89

3.3 Vai trò của hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật trong tiểu

thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh

Thái 92

3.4 Tiểu kết chương 3 102

KẾT LUẬN 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO

105

Trang 10

nghệ thuật của ông, đặc biệt về mặt ngôn ngữ chúng tôi chọn đề tài “Hành

động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Cõi người rung

chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái”.

1.2 Những năm gần đây Ngữ dụng học là môn học được giới nghiên cứu quan tâm và thu được những thành công bước đầu Trong đó, việc đi sâu nghiên cứu các hành động nói là một hướng nghiên cứu mới Cùng với việc nghiên cứu hành động ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày thì lời thoại nhân vật trong tác phẩm văn chương cũng là một hướng được quan tâm khi nghiên cứu văn bản nghệ thuật Trong tác phẩm, hệ thống lời thoại giúp nhà văn bộc

lộ thể hiện được chủ đề tư tưởng và chiều sâu tâm lí nhân vật, từ đó giúp nhà nghiên cứu tìm hiểu phong cách tác giả Chính vì vậy, việc tìm hiểu các dạng hành động nói trong lời thoại nhân vật đóng vai trò không kém phần quan trọng giúp thể hiện thế giới nghệ thuật của nhà văn

1.3 Tìm hiểu đặc điểm lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái không chỉ giúp chúng ta thấy được phong cách nghệ thuật của nhà văn

Hồ Anh Thái, mà còn cho chúng ta thấy được đặc điểm ngôn ngữ của tiểu

Trang 11

thuyết hậu hiện đại, thấy được sự đa dạng của lời thoại, từ đó góp phần củng

cố lí thuyết hội thoại nói riêng và Ngữ dụng học nói chung

Với ba lí do trên đây, chúng tôi chọn đề tài để tìm hiểu sâu, đó là:

“Hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Cõi người

rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái”.

2 Lịch sử vấn đề

2.1.Về lí thuyết hội thoại

Thế kỉ XXI Ngữ dụng học lên ngôi mở ra chương mới về khám phá tác phẩm, trong đó lời thoại nhân vật là lĩnh vực được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm và cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hội thoại

Người khởi đầu là Ch Morris (1938) đã đưa ra lí thuyết ba bình diện khi xem xét hệ thống kí hiệu ngôn ngữ với tư cách là bộ môn kí hiệu học Sau đó hàng loạt nhà ngôn ngữ kế thừa và phát triển lí thuyết của ông với các công trình mang tính toàn diện gắn liền với các tên tuổi: J Autin, J.R Searle, G.Jule, J Thomas, H.P.Grice… đã khai thác khá hoàn chỉnh về các vấn đề như cấu trúc hội thoại, các quy tắc hội thoại hay sự vận động hội thoại…

J Autin (1962), tác giả cuốn: How to do thíng words, đã nêu lên những

vấn đề Ngữ dụng học có tính chất định hướng hết sức cơ bản với các vấn đề: điều kiện không hợp lệ, tiêu chuẩn ngôn hành, ngôn hành tường minh và động

từ ngôn hành tường minh, các hành động tạo lời, hành động ở lời, hành động xuyên lời, sự phân biệt giữa hành động ở lời và xuyên lời, lực xuyên lời và lực tại lời

Tác giả J.Searle (1969) lại quan tâm đặc biệt đến hành động ngôn trung Còn G.Jule, trong cuốn ngữ dụng học đã giới thiệu những tri thức nền hết sức

cơ bản cho người đọc về lí thuyết ba bình diện có quan hệ chặt chẽ với nhau (cú học, nghĩa học, dụng học) và các khái niệm nền tảng

Trang 12

Tác giả J.Thomas với công trình Meaning in Interction: An introduction

to Pragmatics, đã có công hệ thống hoá cách phân loại các phát ngôn ngôn

hành Trong khi đó H.P.Grice đã nghiên cứu sâu vấn đề lí thuyết cộng tác hội thoại, tương tác hội thoại, lôgíc hội thoại…

Ở Việt Nam lí thuyết hội thoại cũng phát triển mạnh mẽ thể hiện qua một số tác giả Người đi đầu trong lĩnh vực này là GS.Hoàng Phê Tác giả

đã đi sâu vào nghiên cứu ngữ nghĩa ở lời như: Phân tích ngữ nghĩa (1975),

Ngữ nghĩa của lời, Tiền giả định và Hàm ý tiềm tàng trong ngữ nghĩa của

từ, Toán tự logic tình thái…Tác giả Cao Xuân Hạo với công trình: Tiếng Việt sơ khảo ngữ pháp chức năng (1991) giới thiệu ngữ pháp chức năng và

những yếu tố tình thái của câu trong cấu trúc cú pháp cơ bản Tiếp đến là tác

giả Đỗ Hữu Châu với cuốn Đại cương ngôn ngữ học (1993), Cơ sở ngữ

dụng học (2003) đã đi trình bày một cách tổng quát về lý thuyết giao tiếp,

cũng như vận dụng lý thuyết Hành động ngôn ngữ của một số nhà Ngữ dụng học nổi tiếng trên thế giới vào nghiên cứu các hành động nói trong tiếng

Việt Nguyễn Đức Dân trong cuốn Ngữ dụng học (1998) cũng đã trình bày lí

luận về hành động ngôn ngữ và lí thuyết hội thoại Nguyễn Thiện Giáp trong

cuốn Dụng học Việt ngữ đã giới thiệu một số khái niệm dụng học như: Ngữ

cảnh và ý nghĩa, Lí thuyết hội thoại, Lịch sự và giao tiếp, Nguyên tắc cộng

tác và hàm ý hội thoại Tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong cuốn Ngữ nghĩa lời

hội thoại (1999), Giáo trình ngữ dụng học (2005) đã đề cập đến lời hội thoại

nhân vật trong tác phẩm cụ thể Ngoài ra còn phải kể đến một số không ít luận án, luận văn đề cập đến những vấn đề liên quan đến lý thuyết hội thoại

Trang 13

Cho đến nay, lí thuyết hội thoại được vận dụng để soi sáng trong tác phẩm văn chương đã thu hút rất nhiều đề tài từ khoá luận, luận văn, luận

án, như Luận án tiến sĩ Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao của Mai Thị Hảo Yến (2000); Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của Đinh Trí Dũng (1999); Hiệu quả nghệ thuật của lời thoại nhân vật trong

truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp của Nguyễn Thị Hương

(1999) Những công trình trên đã có những đóng góp nhất định trong việc khám phá một số đặc trưng hội thoại thể hiện qua lời thoại nhân vật cụ thể trong tác phẩm

- Nghiên cứu hội thoại trong tác phẩm Hồ Anh Thái

Về phương diện văn học, trong những năm gần đây, việc nghiên cứu tác phẩm của Hồ Anh Thái được quan tâm và chú trọng Trong bài viết của Lê

Minh Khuê, bà đã khẳng định đây là người còn đi dài với văn chương Ở bài viết Cái mà văn chương ta còn thiếu của nhà văn Ma Văn Kháng, ông nhận định Nghệ thuật đích thực luôn làm nên cái bất ngờ, truyện ngắn, tiểu thuyết

Hồ Anh Thái nhất là những cái gần đây, thú vị trước hết là ở chổ đó, ở từng con chữ có đời sống là lạ Ở mỗi tình tiết giàu sức khám phá, ở các mối liên

hệ tưởng lạ lùng mà gần gũi, ở tổng thể câu chuyện, nó mở ra một góc nhìn nhân sinh cho chúng ta thấy tính đa tầng, những thực tại nhìn thấy và không nhìn thấy những ấn tượng đặc sắc thông qua chủ đề của nó ở chính cuộc đời này hôm nay [I,tr.298] Có thể nói Hồ Anh Thái luôn là người đổi mới, tìm

tòi, luôn tìm được cấu trúc khác lạ cho mỗi tác phẩm của mình, qua đó phản

ánh được một cách hài hước sâu cay về hiện thực cuộc sống Ở bài viết Một

chiêm nghiệm cõi đời, Trần Thị Hải Vân nhận định Nhà văn không còn chỉ ca ngợi những vẽ đẹp thánh thiện của con người mà còn phải đi vào khám phá những vỉa tầng sâu thẳm trong mỗi con người, khám phá những phần khuất tối, những ham muốn, những dục vọng, những khao khát bị kiềm chế bởi

Trang 14

những khế ước xã hội…Con người được thể hiện tinh tế nhưng cũng đầy tàn bạo…[I,tr.344]

Nghiên cứu về phương diện nghệ thuật trong tác phẩm Hồ Anh Thái

Nguyễn Đăng Điệp trong bài Hồ Anh Thái người mê chơi cấu trúc có nhiều khám phá mới mẽ và nhận định sắc sảo: Hồ Anh Thái có ý thức tạo dựng một

thế giới vừa giống thực bằng nhiều chi tiết ngỡ nhặt được từ đời sống ồn tạp vừa tạo nên một thế giới ngập đầy biểu tượng Thông điệp nhà văn không hiện ra lộ liễu mà toát lên từ tình huống, qua các biểu tượng thấm đầy chất ảo…[I,tr.356] Bởi ông quan niệm tiểu thuyết là một giấc mơ dài, và với Hồ

Anh Thái một dấu phẩy trong câu văn cũng đủ để ông trăn trở

Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, là tác phẩm trên con đường thử nghiệm

mới, chuyển hướng nghiên về màu sắc trào lộng, giễu cợt, mỉa mai Hầu hết các bài viết về tiểu thuyết đều đánh giá cao tác phẩm ở chất hài hước nghịch

dị Nguyễn Thị Minh Thái trong bài Mười lẻ một đêm, cái nhìn hắt sáng từ

phía sau, đánh giá rất cao lối viết mới, giọng kể mang tính thông tấn, góc

nhìn ở vị thế hắt sáng phía sau từ bản thể, giọng điệu tiểu thuyết giễu nhại thâm sâu, sáu nhân vật như sáu mặt cục rubic, tác giả khéo xoay ngang tạt dọc thành đủ chuyển vần thành một sân khấu cuộc đời để ta chiêm nghiệm đau xót suy tư

Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế có rất nhiều bài nhận định

đánh giá về tác phẩm, về cuộc đấu tranh dữ dội giữa cái thiện cái ác của cõi người Cái mới ở đây là tác giả đã đứng trên cổ xe của cái ác để hoá thân vào

cái ác để tìm ra nguyên nhân Nguyễn Thị Minh Thái trong bài Giọng tiểu

thuyết đa thanh nhận định: Cõi người rung chuông tận thế nhà văn đã biết kể một câu chuyện về cái ác bằng giọng kể đa thanh, đa thanh trên nền những suy tưởng trữ tình, đa thanh và trữ tình đến mức nhà văn cũng không buồn phân thân triệt để thành nhân vật ngôi thứ ba nữa (…) Hồ Anh Thái thoải mái tham

Trang 15

gia bàn luận suốt chiều dài cuốn tiểu thuyết bằng một giọng hài hước riêng,

mà cuối giọng hài hước ấy có tiếng nói thầm của những giọt nước mắt lặng lẽ không bật thành tiếng khóc (…) Một cuốn tiểu thuyết được nén chặt như thể chính là để bung ra tất yếu trong cái kết thúc, và hình như càng nén chặt thì càng phát sáng trong sự bung ra của tư tưởng.[I,tr.274-274]

Ngoài ra có thể kể đến một số luận văn:

- Nguyễn Thị Hoà, Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trong tư duy nghệ

thuật Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ, Vinh, 2009.

- Trần Hữu Thiện, Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Hồ Anh Thái,

Luận văn Thạc sĩ, Vinh, 2009

- Trần Quỳnh Trang, Phong cách tiểu thuyết Hồ Anh Thái, Luận văn

Thạc sĩ, Vinh, 2009

- Nguyễn Bảo Trung, Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong

tiểu thuyết Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ, Vinh, 2009.

- Nguyễn Thanh Thuỷ, Nghệ Thuật kết cấu của tiểu thuyết Hồ Anh Thái,

Luận văn Thạc sĩ, Vinh, 2007

- Trần Thị Hải Vân, Cõi người trong thế giới nghệ thuật của thuyết Hồ

Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ, Vinh, 2009.

Từ góc độ ngôn ngữ, không có nhiều bài viết, đề tài, luận văn nghiên cứu

về Hồ Anh Thái, tuy nhiên cũng có thể điểm qua một số công trình sau

- Nguyễn Thị Diệp Anh, Ngữ nghĩa lời chuyển thuật trong truyện ngắn

Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ, Vinh, 2009.

- Nguyễn Thị Hường, Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh

Thái, Luận văn Thạc sĩ, Vinh, 2011.

- Phạm Thị Hồng Nhung, Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân

vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ, Vinh, 2011.

Trang 16

- Lê Thị Lan Hương, So sánh đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Hồ

Anh Thái và truyện ngắn Nguyễn Việt Hà, Luận văn Thạc sĩ, Vinh, 2011.

Như vậy có thể thấy, việc nghiên cứu về Hồ Anh Thái chủ yếu là ở góc

độ văn chương, còn sự nhìn nhận ở góc độ ngôn ngữ còn chưa nhiều Đặc

biệt, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu “Hành động ngôn ngữ qua lời

thoại nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái” Vì vậy chúng tôi chọn đề tài

này để nghiên cứu

3 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu đặc điểm lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái dưới cái nhìn Ngữ dụng học là phải mô tả những đặc điểm của các đơn vị hội thoại, được thực hiện trong những hoàn cảnh khác nhau, nhằm đạt tới mục đích đa dạng trong giao tiếp bằng những lời nói giữa các nhân vật trong tác phẩm Cụ thể chúng tôi đi sâu nghiên cứu các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, gồm:

1 Mười lẻ một đêm, NXB Lao động, năm 2009.

2 Cõi người rung chuông tận thế, NXB Lao động, năm 2009.

3.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài này hướng đến mục đích là xem xét đặc điểm hội thoại dưới góc nhìn ngữ dụng học trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, thể hiện qua việc nói năng của nhân vật ở các hoàn cảnh khác nhau, với những tâm trạng, vị thế, đích giao tiếp khác nhau, để nhằm bổ sung cho lí thuyết hội thoại

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện những mục đích nêu trên chúng tôi xác định các nhiệm vụ

cụ thể sau:

- Tìm hiểu một số vấn đề về lí thuyết ngôn ngữ như: Lý thuyết hội thoại,

Lí thuyết về hành động ngôn ngữ

Trang 17

- Thống kê phân loại lời thoại của các nhân vật và các hành động ngôn

ngữ qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và

Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái.

- Phân tích ngữ nghĩa của một số hành động ngôn ngữ tiêu biểu qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái.

- Rút ra những nhận xét đánh giá qua việc mô tả phân tích lời thoại nhân

vật, hành động ngôn ngữ trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và

Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đề ra chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

5.1 Phương pháp thống kê phân loại

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thống kê phân loại các cuộc hội thoại và nhóm hành động ngôn ngữ của lời thoại nhân vât qua tiểu thuyết Hồ Anh Thái

5.2.Phương pháp miêu tả

Phương pháp này được dùng để mô tả cấu trúc hội thoại, chỉ ra mối quan

hệ cá nhân của các nhân vật

5.3.Phương pháp so sánh đối chiếu

Để có được kết quả khái quát khách quan, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái với các tác giả khác

5.4 Phương pháp phân tích ngữ nghĩa trong diễn ngôn

Phương pháp phân tích ngữ nghĩa trong diễn ngôn để phân tích lời thoại của nhiều nhân vật, trong đó có hành động hỏi và hành động trần thuật

Trang 18

6 Cái mới của luận văn

Đây là luận văn đầu tiên đi sâu tìm hiểu đặc điểm lời hội thoại, thể hiện qua các các hành động ngôn ngữ tiêu biểu hỏi và trần thuật trong tiểu thuyết

Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của nhà văn Hồ Anh Thái.

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết thúc và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Những giới thuyết liên quan đến đề tài

Chương 2: Hành động hỏi qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Cõi

người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái.

Chương 3: Hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết

Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái.

Trang 19

Chương 1 NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Lý thuyết hội thoại

1.1.1 Khái niệm

Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác

Theo “từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học”: “Hội thoại là hoạt động giao

tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo mục đích đề ra” [53, tr.122].

Theo tác giả Đổ Thị Kim Liên: “Hội thoại là một trong những hoạt động

ngôn ngữ thành lời giữa hai hay nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành

Trao lời: Là vận động của người nói, nói ra và hướng lời nói của mình về phía người nhận Bình thường người nói và người nhận khác nhau (trừ trường hợp độc thoại) Tuy vậy, ngay cả trong trường hợp độc thoại, ở người nói cũng có sự tự phân đôi thành hành động trao đáp Còn bình thường người nói trao lời không chỉ có hành động ngôn ngữ mà còn có cả những vận động cơ thể (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt ) hướng tới người nhận hoặc tự hướng tới mình (gãi đầu, gãi tai, đấm ngực ) bổ sung cho lời nói của mình Người nói khi trao lời phải phù hợp với người nghe Vì thế người nói phải dự kiến, hình

Trang 20

dung được tâm lí, tình cảm, sở thích hiểu biết của người nghe, để cho cuộc thoại được thành công.

<1> a- Nhưng vì sao ông lại quan tâm đến Mai Trừng? Nếu là một hợp

đồng khác thì ông có thể chuyển sang cho tôi.

b- Cô ta nợ tôi một khoản nợ khó trả [I, tr.140].

Ở <1> có một cặp trao đáp, lượt lời (a) của nhân vật Quốc Đài là lời trao cho nhân vật Đông Bằng hành động hỏi và hành động yêu cầu nhân vật Quốc Đài hướng nhân vật Đông phải trả lời những thắc mắc của mình

Đáp lời: Phát ngôn sẽ trở thành hội thoại khi người nghe đáp lại lời, sẽ có

sự lần lượt thay đổi vai nói – nghe giữa các nhân vật giao tiếp Phát ngôn là sản phẩm của các hành động ở lời, tất cả các hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi phải có sự hồi đáp: Sự hồi đáp có thể thực hiện bằng các yếu tố phi lời hoặc bằng lời, thường thì hai yếu tố này đồng hành với nhau

<2> a- Em là Mơ Khô đây Có việc gì hả anh?

b - Chuyện hơi dài Anh đọc bài báo tường em viết và anh muốn trao đổi [II, tr.117].

Ở <2> có một cặp hội thoại giữa hai nhân vật Mơ Khô và anh Tham thoại (b) là lời đáp cho hành động hỏi của nhân vật Mơ Khô (a) tạo thành một cặp hội thoại

Tương tác: Tương tác là hiện tượng các thoại nhân ảnh hưởng lẫn nhau, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, văn hoá, giới tính tác động đến cách ứng xử của từng người trong quá trình hội thoại Trong hội thoại, nhân vật hội thoại cũng

là nhân vật liên tương tác Họ tác động lẫn nhau về mọi phương diện cộng giao với nhau Vừa là cái chịu tác động vừa là phương tiện sử dụng để gây tác động đối với lời nói và qua lời nói mà tác động đến tâm lý, sinh lý, vật lý của người nói và người nghe

Hội thoại tồn tại dưới hai dạng:

Trang 21

Lời ăn tiếng nói thể hiện trong sinh hoạt hằng ngày của con người.

Lời trao đáp của các nhân vật hội thoại đã được chủ thể nhà văn tái tạo, sáng tạo và thể hiện trong tác phẩm văn học

Với đề tài này, chúng tôi đề cập tới lời thoại nhân vật trong tác phẩm văn học

1.1.2 Quy tắc hội thoại

Quy tắc hội thoại chính là những quy tắc tổ chức và liên kết hội thoại, những kiểu quan hệ, ngữ nghĩa, ngữ dụng đa dạng giữa các hành động ngôn ngữ trong giao tiếp

1.1.2.1 Quy tắc luân phiên lượt lời

Do bản chất tuyến tính nên sự giao tiếp bằng lời đòi hỏi phải giảm thiểu đến mức thấp nhất sự dẫm đạp lên lời của nhau, vì thế khi hai người hội thoại, người kia phải nói khi người này nhường lời theo cách lời người này kế tiếp lời người kia Dấu hiệu để nhận biết một lượt lời đã kết thúc bao gồm: Hoàn chỉnh về cú pháp, trọn vẹn về nội dung, có ngữ điệu kết thúc, các hư từ

<3> a- Xử lí ngay được chưa?

b- Chưa, tối nay mày đi cùng tau được không? [I,tr.46]

Ở <3> có hai lượt lời, lượt lời (a) là của Bóp và lượt lời (b) là của Phủ Lượt lời (a) của Bóp trong khi tức giận và phát hiện ra kẻ đã giết Cốc Nên Bóp hỏi đã “xử lí ngay được chưa?” dấu hiệu kết thúc lượt lời là: Trọn vẹn về nội dung hành động hỏi, có phụ từ “chưa” đặt ở cuối câu, có ngữ điệu kết thúc, có dấu chấm hỏi Sau đó là lượt lời của Phủ

1.1.2.2 Quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại

Quyền được nói đây chính là nhân tố chi phối cấu trúc hội thoại, nó chính là một bộ quy ước mang tính cục bộ về việc nắm lấy lượt lời, giữ chúng hay trao chúng cho người khác Bởi mỗi lượt lời người nói hay người nghe

Trang 22

đều được xây dụng trên cơ sở những lượt lời trước đó, một hành động ngôn ngữ của người đáp sẽ là cơ sở của hành động ngôn từ của người trao.

Cấu trúc hội thoại là rất đa dạng, nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chi phối như trình độ, thói quen, văn hoá với những cấu trúc không rõ ràng, tuy nhiên giữa chúng vẫn có cái chung Nhờ cái chung này mà người nói, người nghe hiểu để có thể luân phiên lượt lời, và để cuộc thoại đạt được mục đích

Đó là tổ chức cặp (Sequetial organisation) và tổ chức được ưa thích (Preference organisation) Các tổ chức này được xây dựng từ các lượt lời Cho

dù cấu trúc được xây dựng theo kiểu nào thì hành động ngôn từ phải đảm bảo việc liên kết đề tai tương thích đã đặt ra

Việc lựa chọn hình thức ngôn ngữ để thể hiện một hành động giao tiếp trong hội thoại quyết định sự thành bại trong giao tiếp Mỗi một tình huống giao tiếp phải tự lựa chọn một hình thức giao tiếp cho phù hợp với thói quen tập tục, văn hoá đã được quy định chặt chẽ bởi quy ước xã hội

<4> a- Cái bát của chị bao nhiêu tiền?

b- Ba nghìn

c- Tôi trả chị ba nghìn, chị không phải chửi nữa nhé [II,tr.139]

Ở <4> có ba lời thoại (a,c) là lời của người đàn ông, lời thoại (b) là lời thoại của Mụ Thắng Cố Do văn hóa và mục đích giao tiếp khác nhau mà cấu trúc tham thoại lượt lời của cuộc hội thoại trên khác nhau Cấu trúc tham thoại của người đàn ông có đầy đủ chủ vị và trọn vẹn về nội dung và ý nghĩa, thể hiện văn hóa của người có nhân thức Còn cấu trúc tham thoại của Mụ Thắng

Cố thì cộc lốc “Ba nghìn” và khi đạt được mục đích thì Mụ Thắng Cố không nói gì nữa cuộc thoại cũng kết thúc

1.1.2.3 Quy tắc chi phối quan hệ liên nhân trong hội thoại

Đây là quy tắc xét trong mối tương quan xã hội, quan hệ giữa các cá nhân giao tiếp với nhau Nó được xét trên hai trục: trục tung và trục hoành

Trang 23

Trục tung là trục vị thế xã hội hay còn gọi là trục quyền uy (Power) Trục hoành là trục quan hệ khoảng cách hay còn gọi là trục thân cận (Solidarity)

a Quan hệ vị thế: Quan hệ này được xét trên trục tung, thể hiện cá nhân giao tiếp có vị thế khác nhau Đặc trưng của quan hệ này là tính quyền lực và tính tương đối Nó phụ thuộc vào yếu tố khách quan trong giao tiếp như học vấn, chức vụ, tuổi tác, kinh tế, chức vụ những yếu tố này chi phối quan hệ giao tiếp Tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể mà các yếu trên phát huy tác dụng

b Quan hệ thân cận: Quan hệ này được thể hiện trên trục hoành chỉ rõ mối quan hệ gần gủi hay xa cách giữa các nhân vật tham gia giao tiếp Mối quan hệ này có thể thay đổi trong quá trình tham gia giao tiếp Việc lựa chọn hành động ngôn ngữ trong hội thoại phụ thuộc vào khoảng cách giữa các nhân vật tham gia giao tiếp như họ hàng, quen biết, không quen biết khoảng cách càng lớn thì ngôn ngữ càng khách sáo, khoảng cách càng nhỏ thì ngôn ngữ càng suồng sã thân mật Với cùng một đề tài giao tiếp, một khung cảnh nhưng với hai đối tượng khác nhau thì sẽ có việc lựa chọn hành động ngôn ngữ khác nhau để giao tiếp với từng đối tác

1.1.3 Những nhân tố chi phối hội thoại

1.1.3.1 Nhân vật

Nhân vật là những con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học là yếu tô cơ bản nhất để bộc lộ tư tưởng chủ đề Nhân vật văn học là “

một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người

có thật trong cuộc sống”[18, tr.235] Mỗi một nhân vật có một vai trò, ý nghĩa

nhất định trong tác phẩm Và tất cả các nhân vật đều là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ Tuỳ vào loại nhân vật mà có thể xem xét khuynh hướng sáng tác quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn

Trang 24

Lời thoại trong tác phẩm văn chương là sản phẩm của cá nhân nhà văn thông qua nhân vật, nhân vật giao tiếp bằng ngôn ngữ để truyền đạt một vấn

đề nào đó, dùng ngôn ngữ để tạo ra lời nói các diễn ngôn tác động lẫn nhau Như vậy, một cuộc thoại tạo nên bởi một số câu trao câu đáp của những nhân vật tham gia hội thoại bằng phương tiện ngôn ngữ Qua lời thoại tác giả tái hiện được hiện thực cuộc sống, với những đặc tính khách quan đa dạng vốn

có của nó theo ý đồ của mình Và bày tỏ được quan điểm thái đối nhận thức đối với hiện thực mà mình đề cập tới, khai thác mạnh mẽ tâm trạng ý chí của nhân vật lôi cuốn người đọc vào câu chuyện

1.1.3.2 Ngữ cảnh giao tiếp

Các nhân vật, khi giao tiếp bao giờ cũng đặt trong ngữ cảnh nhất định, ngữ cảnh thường cho biết hành động nào được nói ra mệnh đề nào được thể hiện và đích ngôn trung đang xét là gì?

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Ngữ cảnh là nhân tố có mặt trong một cuộc

giao tiếp nhưng năm ngoài diễn ngôn Ngữ cảnh là tổng thể hoà hợp phân: Nhân vật giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp” [7,tr.15]

Ngữ cảnh gồm hai phạm vi: Ngữ cảnh rộng và ngữ cảnh hẹp

Ngữ cảnh rộng (hay còn gọi là hoàn cảnh giao tiếp): bao gồm những hiểu biết về thế giơi: vật lí, sinh lí, tâm lí, xã hội, văn hoá, tôn giáo, lịch sử các ngành khoa học nghệ thuật ở thời điểm và ở không gian trong lúc diển ra cuộc giao tiếp

Ngữ cảnh hẹp: gồm toàn bộ không gian thời gian cụ thể ở đó cuộc giao tiếp diễn ra

Ngữ cảnh chính là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ

và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói Trong giao tiếp ngữ cảnh rộng và ngữ cảnh hẹp luôn đi liền với nhau, ngữ cảnh hẹp

Trang 25

như là những nhát cắt thời gian của cuộc sống hiện thực được kết nối với ngữ cảnh rộng.

1.1.3.3 Nội dung giao tiếp

Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình giao tiếp thể hiện ở thông tin cần truyền đạt Thông tin cần phải được cấu trúc như thế nào để nó phản ánh được nội dung cần truyền đạt cũng như đến với người nghe với kết quả cao nhất Đối với chủ thể giao tiếp thông tin có thể biết hoặc chưa biết, muốn biết hoặc không muốn biết Nội dung thông tin có thể đem lại điều tốt lành hay thất thiệt, hoặc đơn giản chỉ là một thông báo Tuy nhiên nôi dung mệnh đề phải được thực hiện bởi một hành động ngôn từ

1.1.3.4 Đích giao tiếp

Đích giao tiếp là kết quả cuối cùng của cuộc giao tiếp Tuỳ vào hành động ngôn từ cũng như một số nhân tố quy định, sự hiểu biết của người nghe, văn hoá, xã hội, sự hiểu biết về quá khứ, tương lai mà đích giao tiếp khác nhau Đích phản ánh sự tình là hành động trần thuật Đích muốn thực hiện hành động nào đó là hành động cầu khiến Đích là muốn giải toả những dồn nén trí tuệ, tình cảm là hành động bày tỏ Có những hành động thực hiện đồng thời nhưng đích khác nhau, người nói có thể dùng dạng thức hành động ngôn từ này để bày tỏ hành động ngôn từ khác Nhờ đích mà người nghe vừa nhận được thông tin vừa có thể thay đổi trạng thái nhận thức Khi giao tiếp nếu đạt được đích mà người nói đặt ra thì hành vi đó đạt được đích giao tiếp

<5> a- Em có tiếc vì không trừng phạt được nữa hay không?

b- Em sung sướng vì được làm người bình thường [I,tr.233]

Ở <5> đây là cặp thoại của nhân vật Tôi (Đông) nói với Mai Trừng, sau khi Mai Trừng được giải thiêng trở về làm con người bình thường Câu hỏi của nhân vật Tôi là tiếc hay không tiếc khi Mai Trừng mất khả năng trừng phạt cái ác Và đích của nhân vật tôi đã nhận được là không tiếc, vì Mai

Trang 26

Trừng cảm thấy “sung sướng” khi trở thành người bình thường Điều này thay đổi được trạng thái nhận thức của nhân vật tôi vì đã đạt được đích.

1.2 Lý thuyết hành động ngôn ngữ

1.2.1 Khái niệm hành động ngôn ngữ

Theo “từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”: “Hành động ngôn

ngữ là hành động sử dụng ngôn ngữ nhằm tác động đến người tiếp nhận lời trong giao tiếp” [18, tr.106].

Như vậy khi chúng ta giao tiếp bằng ngôn ngữ nghĩa là ngôn ngữ đang hành chức, vậy nói năng là một hành động, hoạt động tác động để truyền đạt

và thuyết phục người nghe tao ra hiệu lực như mong muốn Đó là hành động ngôn ngữ

Theo J L Austin có 3 loại hành động ngôn ngữ

a Hành động tạo lời: Là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các phương thức kết hợp từ thành câu để tạo thành những phát ngôn Nhờ có hành động tạo lời mà người tham gia giao tiếp mới tạo ra những biểu thức có nghĩa để trao đổi thông tin, tư tưởng với nhau

b Hành động mượn lời: Là hành động mượn phương tiện ngôn ngữ, hay nói cách khác là mượn các phát ngôn để gây ra sự tác động hay hiệu quả ngoài ngôn ngữ đối với người nghe, làm biến đổi trong nhận thức, trong tâm

lý, trong hành động vật lý có thể quan sát được, hoặc gây ra một tác động nào

đó đối với ngữ cảnh Hiệu quả của hành động mượn lời là không đồng nhất với những người khác nhau

c Hành động ở lời: Là hành động người nói thực hiện ngay khi nói năng

Nó là mục đích của hành động tạo lời, là chức năng của lời nói từ bình diện tác động; nói cách khác nó là thao tác tạo lực ngôn trung của phát ngôn Đặc trưng của hành động tại lời là vừa thể hiện ý định của lời nói vừa có tính quy

Trang 27

ước Mỗi loại hành động ngôn từ có phương thức biểu đạt riêng và được gọi

là phương thức biểu đạt lực ngôn trung Dựa vào đó các hành động ở lời chúng tôi chia thành ba loại: Hành động ở lời cơ bản, hành động ở lời tường minh, hành động ở lời gián tiếp

1.2.2 Các quy tắc sử dụng hành động ngôn từ

Có không ít nhà nghiên cứu nghi ngờ khi đem ra quy tắc thực hiện các hành động ngôn từ Đồng ý rằng quy tắc vốn thuộc về một số phạm trù khác nhau, và không có quy tắc nào giống quy tắc nào, nhưng nếu ý nghĩa là vấn

đề quy tắc thì ý nghĩa của một hành động ngôn từ chỉ đơn giản là biết các quy tắc sử dụng chúng

Và J Searle đã khẳng định có hai quy tắc để hiểu ý nghĩa của các hành động ngôn từ đó là: quy tắc thiết chế và quy tắc điều chỉnh

a Quy tắc điều chỉnh: là điều khiển một hoạt động đã tồn tại từ trước, nhưng nó không phụ thuộc vào sự tồn tại của các quy tắc

b Quy tắc thiết chế: Tạo ra (và cũng có tác dụng điều chỉnh) một hoạt động mà sự tồn tại của nó chính là do những quy tắc đó quy định

Trên cơ sở đó ông phân tích hành động hứa cà đúc kết thành 4 quy tắc điều kiện sử dụng hành động ở lời

b1 Quy tắc nội dung mệnh đề: Quy tắc này chỉ ra nội dung của hành động ngôn từ, nó chính là bản chất ý nghĩa của phát ngôn, nó có thể là một mệnh đề đơn giản, hay là một hàm mệnh đề, có thể là hành động của người nói hay là hành động của người nghe

b2 Quy tắc chuẩn bị: Là quy tắc nhận thức, tri nhận nội dung mệnh đề được đưa ra, nó liên quan đến hiểu biết của người thực hiện hành động và tri thức nền của người tiếp nhận hành động về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ, năng lực tinh thần vật chất đối với hành động ở lời được phát ngôn

Trang 28

b3 Quy tắc chân thành: Là sự chân thành trong ý nghĩ trạng thái tâm lý

mà người nói thực hiện hành động ở lời thích hợp với hành động ở lời mà mình phát ngôn, chẳng hạn khi hỏi thì thực lòng muốn hỏi, khi yêu cầu, sai khiến thì phải thực lòng muốn yêu cầu sai khiến Người nói phải thực sự mong muốn cái đích cuối cùng trong hành động chính là nội dung ở lời được nêu ra

b4 Quy tắc căn bản: Quy tắc này là sự cam kết là bổn phận, trách nhiệm ràng buộc người tạo lời cũng như người tiếp nhận lời vào hành động

ở lời tạo ra

Những quy tắc trên của J Searle là cơ sở để nhận diện hành động ngôn

từ được thực hiện trong phát ngôn ở các lời thoại

1.3 Hồ Anh Thái cuộc đời và sự nghiệp

cử nhân năm 1983, ông được nhận vào làm việc tại Bộ Ngoại giao, trong thời gian này ông đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự hai năm

Năm 1988, Bộ Ngoại giao đã cử ông sang làm thư ký Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, với khát vọng của mình, ông không ngừng phấn đấu học tập

và năm 1995, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn hoá Phương đông tại Trường Đại học Tổng hợp Wasingtơn Với tài năng của mình, năm 1998, Hồ Anh Thái được mời đến Trường Đại học Tổng hợp Wasingtơn làm giáo viên thỉnh giảng

Trang 29

Hiện nay Hồ Anh Thái vừa là nhà văn, nhà báo, nhà ngoại giao, Ủy viên ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội, đồng thời còn là Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội.

1.3.2 Sự nghiệp văn chương

Khởi đầu sự nghiệp văn chương, Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng trên văn đàn văn học Việt Nam Ông có giọng văn trẻ trung, tươi mới, viết về đời sống thanh niên sinh viên, những cuộc phiêu lưu, những khát khao khám phá đời sống 17 tuổi ông đã nổi danh với tác phẩm đầu tay “Bụi phấn”

in trên báo văn nghệ với lối viết già dặn và từng trải Theo thời gian, Hồ Anh Thái đã từng bước tạo cho mình một vị trí trong nền văn xuôi đương đại cũng như trong lòng độc giả với những tác phẩm tiêu biểu trong thời gian này Về

tiểu thuyết ta có thể kể tên: “Trong sương hồng hiện ra” “Người và xe chạy

dưới trăng” “Người đàn bà trên đảo”, và một số truyện ngắn: “Món tái dê”

“Chàng trai ở bến đợi xe”

Năm 1990 sau nhiều năm nghiên cứu và làm việc ở nhiều nước Âu Mỹ, đặc biệt là 6 năm ở Ấn Độ, ông đã trở lại văn đàn với những tác phẩm độc

đáo, hài hước và thâm sâu về Ấn Độ, đó là tác phẩm: “Người đứng một

chân”, “Người Ấn” “Tiếng thở dài qua rừng kim tước”,“Cuộc đổi chác”.

Năm 2000, ông đã có những tác phẩm được đánh giá cao và gây nhiều

tranh cải như: “Cõi người rung chuông tận thế”, “Tự sự 265 ngày”, “Bốn lối

vào nhà cười”, “Mười lẻ một đêm”.

Năm 2007, ông trở lại với đề tài Ấn Độ bằng tiểu thuyết "Đức phật

nàng Savitri và tôi”, đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam tái hiện

chân dung Đức Phật

Năm 2011, ông cho ra đời tác phẩm: “SBC là săn bắt chuột”, tác phẩm

có khả năng bao quát hiện thực rộng lớn đã thu hút được sự quan tâm của độc

Trang 30

giả Sách ông đã được phát hành với số lượng lớn và được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có Anh, Pháp, Thuỵ Điển

- Những tác phẩm được giải thưởng

* Truyện ngắn “Chàng trai ở bến đợi xe”, được giải thưởng truyện ngắn

1983-1984 của báo Văn nghệ

*Tiểu thuyết “Người và xe chạy dưới trăng”, được giải thưởng văn

xuôi 1986-1990 của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

*Tập Truyện ngắn “Người đứng một chân”, được giải thưởng văn học

1995 của Hội Liê hiệpVăn học Nghệ thuật Việt Nam

*Tiểu thuyết “SBC là săn bắt chuột” được giải thưởng (hạng mục văn

xuôi) của Hội Nhà văn Hà Nội 2012

- Những tác phẩm chính:

1 Chàng trai ở bến đợi xe (1985)

2 Phía sau vòm trời (1986)

3 Vẫn chưa tới mùa đông (1986)

4 Người và xe chạy dưới trăng (1987)

5 Người đàn bà trên đảo (1988)

6 Những cuộc kiếm tìm (1988)

7 Mai phục trong đêm hè (1989)

8 Trong sương hồng hiện ra (1989)

9 Mãnh vỡ của đàn ông (1993)

10 Người đứng một chân (1995)

11 Lũ con hoang (1995)

12 Tiếng thở dài qua rừng kim tước (1998)

13 Họ trở thành nhân vật của tôi (2000)

14 Tự sự 265 ngày (2001)

Trang 31

15 Cõi người rung chuông tận thế (2002)

16 Bốn lối vào nhà cười (2005)

17 Đức Phật nàng Savitri và tôi (2007)

18 Mười lẻ một đêm (2006)

19 Namaskar! Xin chào Ấn Độ (2008)

20 Hướng nào Hà Nội cũng sông (2009)

21 SBC là săn bắt chuột (2011)

22 Dấu về gió xoá (2012)

Với những tác phẩm trên Hồ Anh Thái đã góp phần tạo nên một dòng chảy văn xuôi mới, một động hình ngôn ngữ mới với giọng điệu văn xuôi khác hẳn so với văn xuôi 1945-1975 Thông điệp mà ông mang đến cho độc giả không hiện ra trên từng con chữ, mà nó toát ra từ tình thế, qua các biểu tượng thấm đầy chất ảo

1.3.3.Vài nét về tác phẩm: “Cõi người rung chuông tận thế” và “Mười

lẻ một đêm”.

a Tiểu thuyết: Cõi người rung chuông tận thế.

Tiểu thuyết là cuộc hành trình khám phá đi từ những cảnh đời trong cõi người Những chương đầu, mỗi chương hầu như gói gọn trong một cái chết, sau 3 cái chết liên tiếp của ba đứa cháu Cốc, Bóp, Phủ, nhân vật Tôi bắt đầu ngộ ra nhiều điều Tôi lờ mờ phỏng đoán ba cái chết ấy có liên quan đến cô gái đẹp tên là Mai Trừng Và tôi đã lên đường tìm kiếm Mai Trừng, vừa để trả thù vừa để tự cứu mình, cuộc tìm kiếm nhọc nhằn, nhưng khiến Tôi vở lẽ ra một sự thật khủng khiếp Đó là việc Mai Trừng phải nhận lãnh sứ mệnh diệt trừ cái ác ngay từ khi mới ra đời, trong chiến tranh do cha mẹ áp đặt Tôi đã cùng Mai Trừng lội ngược dòng về quá khứ trong chiến tranh xin bố mẹ giải thiêng cho lời nguyền đã ám vào cuộc đời cô, “sứ mệnh diệt trừ cái ác”, để cô

Trang 32

trở về với con người bình thường để được yêu và sống cuộc sống như mọi người

b Tiểu thuyết: Mười lẻ một đêm

Hai nhân vật là một đôi tình nhân sau nhiều năm xa cách với một cuộc hẹn vụng trộm mà bị nhốt trong căn phòng chung cư ở tầng sáu của anh ban hoạ sĩ trồng cây chuối (bởi âm mưu của anh và bạn anh) và hoàn toàn mất liên lạc với thế giới bên ngoài Họ đã kể cho nhau nghe những câu chuyện cuộc đời suốt mười lẻ một đêm khi ở cùng nhau Đó là “tấn trò đời” của một loạt chân dung biếm hoạ đủ các loại người và các hiện tượng xã hội của tính cách

xã hội Việt Nam Chín nhân vật (Người đàn bà, Người đàn ông, Hoạ sĩ trồng cây chuối, Bà mẹ, Ông Víp, Giáo sư Xí, Giáo sư Khoả, Thằng bé hàng xóm, Thằng cá) là chín mảng đời, chín số phận, chín mặt trái của xã hội tạo dựng Người đọc dù có đau đớn nhưng mỗi người tự nhìn vào đều có bóng dáng mình ở một phần góc khuất nào trong đó, và tự mỉm cười nhói đau

1.4 Thống kê định lượng và phân loại tổng quát các hành động ngôn

ngữ qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận

thế và Mười lẻ một đêm” của Hồ Anh Thái

1.4.1 Thống kê

Có rất nhiều cách phân loại hành động ở lời của các nhà ngôn ngữ trên thế giới theo những xu hướng khác nhau Nhưng trong luân văn này chúng tôi chọn cách phân loại của J.R.Searle để phân loại Ông đã đưa ra 12 tiêu chí, trong đó có 4 tiêu chí cơ bản (Tiêu chí đích; tiêu chí hướng khớp ghép; tiêu chí trạng thái tâm lí; và tiêu chí nội dung mệnh đề) để phân loại 5 phạm trù hành động ở lời (Tái hiện; điều khiển; cam kết; biểu cảm và tuyên bố).Trên cơ

sở này chung tôi phân loại hành động ở lời trong tiểu thuyết “Cõi người rung

chuông tận thế và Mười lẻ một đêm” của Hồ Anh Thái.

Trang 33

Bảng 1.1 Thống kê định lương và phân loại tổng quát

của các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật.

STT Tiểu thuyết HĐ

Trần thuật

HĐHỏi

HĐỨng xử

Ý chí

HĐCầu khiến

Từ chối,bác bỏ

Về số lượng các hành động nói chung

Tần số xuất hiện của các nhóm hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân

vật trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của

Hồ Anh Thái có tỉ lệ không đồng nhất Có nhóm xuất hiện với tỉ lệ cao như nhóm Trần thuật với 38,4%, tiếp đó là nhóm Hỏi với 24,3%, thứ ba là nhóm Cầu khiến với 19,2% Nhóm xuất hiện với tỉ lệ thấp là nhóm Từ chối, bác bỏ với 3,7%, tiếp đến là nhóm Ý chí với 5,5%, cuối cùng là nhóm Ứng xử với 8,9% Vì vậy đề tài chúng tôi chỉ đi sâu vào hai nhóm có tỉ lệ xuất hiện cao nhất Đó là nhóm hành động Trần thuật và nhóm hành động Hỏi

1.4.2 Mô tả cấu trúc tổng quát hành động hỏi và hành động trần thuật trong tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm” của Hồ Anh Thái.

1.4.2.1 Cấu trúc hành động hỏi

Trang 34

Khi nghiên cứu hành động hỏi trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông

tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái, chúng tôi thấy xuất hiện hai

dạng hành động hỏi, đó là hành động hỏi trực tiếp và hành động hỏi gián tiếp Mỗi dạng hành động có cấu trúc khác nhau, vì vậy, chúng tôi trình bày lần lượt như sau

a Cấu trúc hành động hỏi trực tiếp

Dạng hành động hỏi trực tiếp là dạng câu hỏi chính danh, cấu trúc hình thức của hành động hỏi này trùng với cấu trúc của câu hỏi thông thường, bao gồm hai bộ phận:

a) Khung câu: đây là thành phần ngữ pháp (thành phần chính và phụ) dùng để biểu thị cấu trúc nghĩa miêu tả

b) Phương tiện đánh dấu tình thái hỏi, bao gồm: Vị từ và các tham tố đứng xum quanh vị từ hỏi (tham tố chủ thể hỏi, tham tố đối tượng tiếp nhận hỏi, tham tố đối tượng được hỏi đến)

- Vị từ (VT): là các động từ tính từ liên quan đến sự hỏi, được dùng trực tiếp trong hành động hỏi với ý nghĩa khái quát là nói ra điều mình muốn hỏi người khác, với yêu cầu được trả lời với một vấn đề nào đó hay

là hỏi cho biết

- Tham tố chủ thể hỏi trực tiếp (SP1): là người hỏi, đóng một vai xã hội nào đó, khi thực hiện hành động hỏi người hỏi mong muốn người nghe trả lời cung cấp thông tin mà mình cần biết, đồng thời người nói tin rằng người nghe

có khả năng trả lời và cung cấp thông tin mà mình cần biết

- Tham tố đối tượng tiếp nhận hỏi trực tiếp (SP2): là người nghe, khi tiếp nhận hành động hỏi, vì lịch sự người nghe tự nhiên bị ràng buộc, có trách nhiệm trả lời cung cấp thông tin một cách hiển ngôn, đáp ứng nhu cầu thông tin mà người hỏi muốn biết

Trang 35

- Tham tố đối tượng được hỏi đến trực tiếp (P): là cái mà người hỏi chân thành muốn người nghe thực hiện hành động trả lời, nhất là nội dung đó có liên quan đến cả người nói và người nghe cả về quyền lợi và nghĩa vụ.

VD: Tôi hỏi anh có nhớ cuốn nhật kí này không?

SP1 VT SP2 P

Đó là ví dụ có đầy đủ các thành phần tham gia cấu trúc hỏi hỏi trực tiếp Tuy nhiên khi nghiên cứu trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái, các thành phần tham gia cấu trúc hỏi dường như bị lược bỏ, hoặc bị ẩn Chúng tôi thấy có những dạng sau đây.D1 SP2 + VT +P(tt)

Vd: Anh nhờ nó đi tìm hoạ sĩ nhé? [II Tr 225]

Vd: Vậy anh với em nó thế nào? [I.tr 161]

Trên đây là mô hình cấu trúc hành động hỏi trực tiếp biến dạng trong tiểu

thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái

b Cấu trúc hành động hỏi gián tiếp

Dạng hành động hỏi gián tiếp, ngoài lớp nghĩa miêu tả, còn bao hàm nhiều lớp nghĩa khác trong cùng một nội dung mệnh đề Cấu trúc bao gồm: Vị

từ hỏi, Tham tố chủ thể hỏi, Tham tố đối tượng tiếp nhận hỏi, Tham tố đối tượng được hỏi đến chứa hành động hỏi gián tiếp

Trang 36

- Vị từ (VT) chứa hành động hỏi gián tiếp: gồm các động từ tính từ có ý nghĩa liên quan đến sự hỏi một cách gián tiếp với ý nghĩa khái quát, tuy không nói rõ điều mình muốn, nhưng lại muốn người khác đáp ứng hay trả lời cho mình một vấn đề đã được nêu ra gián tiếp ở câu hỏi.

- Tham tố chủ thể hỏi của hành động hỏi gián tiếp (SP2): gồm người hỏi đóng vai trò xã hội nào đó, người hỏi không muốn người nghe trả lời và cung cấp thông tin mình đã biết Điều mà người nói mong muốn người nghe hãy làm theo một hành động khác, hoặc theo thông tin mới của sự tình ngầm ẩn

mà người nói hướng tới thông qua hành động hỏi Đồng thời người hỏi tin người nghe có khả năng suy luận và hiểu được điều mà minh không nói ra trên bề mặt câu chử Người nói tin rằng người nghe sẽ trả lời và cung cấp thông tin mà mình cần biết qua các hàm ý đó

- Tham tố đối tượng tiếp nhận của hành động hỏi gián tiếp (P): gồm người nói chân thành muốn người nghe thực hiện và hành động trả lời đáp ứng với hành động mà người nói đã hướng tới một cách không tường minh, nhất là nội dung đó có liên quan đến người nói và người nghe về quyền lợi và nghĩa vụ Đồng thời có yếu tố không chân thành ở góc độ thông tin mà người nói hỏi trên bề mặt câu từ, vì sự thật người nói đã biết và không cần nghe câu trả lời ở thông tin hỏi đó mà ở thông tin hỏi gián tiếp khác Vì vậy người nói

và người nghe thực hiện một điều khác thông qua tham tố đối tượng được hỏi đến Hành động này có thể người nghe thực hiện hay không thực hiện tuỳ thuộc vào sự tiếp nhân và giải mã của người nghe

VD: A lô cô ơi, cô phải để cho chú ấy làm việc nữa chứ Phép vua thua lệ làng xưa nay đã thế, định một chốc một nhát đứt tung hết cả hay sao? [II, tr.200]

Do hành động hỏi gián tiếp ở trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông

tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái có cấu trúc rất đa dạng, cho nên

chúng tôi không đi sâu nghiên cứu về cấu trúc hành động này

Trang 37

1.4.2.2 Cấu trúc hành động trần thuật

Cấu trúc hành động trần thuật bao gồm các thành phần: Động từ ngữ vi, Tham tố chủ thể trần thuật, Tham tố đối tượng tiếp nhận, Quan hệ từ, Tham tố đối tượng được nói đến

- Động từ ngữ vi (ĐTNV): gồm các động từ biểu thị hành động trần thuật, mà khi nói ra người ta thực hiện ngay tức khắc các hành động ở lời do chính động từ biểu thị như: Thông báo, báo cáo, bảo, kể, nói

- Tham tố chủ thể trần thuật (SP1): gồm người trần thuật đóng một vai xã hội nào đó, nắm chắc được hiện thực nói tới Khi thực hiện hành động trần thuật, người nói bao giờ cũng hướng đến người nghe và mong muốn đưa thông tin tác động đến người nghe Đồng thời người nói chịu trách nhiệm về tính đúng đắn về điều mình nói ra

- Tham tố đối tượng tiếp nhân (SP2): gồm người nghe, khi nhận được thông tin người nghe tự nhiên bị ràng buộc và có trách nhiệm với thông tin

đó Người nghe có quyền phản hồi, đối chất về nội dung ngươi nói đưa ra

- Quan hệ từ (QHT): có nhiệm vụ kết nối quan hệ giữa người nói và người nghe do hành động trần thuật hướng tới

- Tham tố đối tượng được nói đến (P): gồm thông tin mà người nói cung cấp cho người nghe, nó là bất cứ sự vật, sự việc, hiện tượng nào tồn tại trong thế giới khách quan, nó là bộ phận nghĩa nêu lên một nhận định, một ý kiến, một tư tưởng mà người nói cung cấp cho người nghe

VD: Mình thông báo với bạn chiều nay được nghỉ học

SP1 ĐTNV QHT SP2 P

Đó là ví dụ có đầy đủ các thành phần tham gia cấu tạo cấu trúc hành động trần thuật Tuy nhiên khi nghiên cứu hành động trần thuật trong tiểu

thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái,

nhiều thành phần bị lược bỏ Sau đây, chúng tôi thấy có những dạng sau:

Trang 38

thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái.

Trang 39

nhân tố chi phối hội thoại là những chỉ dẫn không thể thiếu để góp phần làm sáng tỏ cho lí thuyết hành động ngôn từ.

- Lý thuyết hành động ngôn từ được vận dụng vào nghiên cứu hành động ngôn từ qua lời thoại nhân vật được xác định gồm: khái niệm hành động ngôn

từ, các quy tắc đặc thù, để nhận diện và phân loại hành động ngôn ngữ

- Phần này chúng tôi đi vào tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Hồ Anh Thái ông và vài nét khái quát về hai tác phẩm nghiên cứu đó là

Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm.

- Chúng tôi thống kê định lượng và phân loại tổng quát hành động ngôn

ngữ trong hai tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm

và mô tả cụ thể cấu trúc của hành động hỏi và hành động trần thuật

Trang 40

CHƯƠNG 2 HÀNH ĐỘNG HỎI QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT

TRONG TIỂU THUYẾT CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN THẾ

VÀ MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI

2.1.Hành động hỏi qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Cõi người

rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái

2.1.1 Khái niệm hành động hỏi

Hành động hỏi là hành động sử dụng ngôn từ nhằm tác động đến người tiếp nhận lời trong giao tiếp Vì vậy, hành động hỏi cũng như hành động khác đều có những điều kiện chính yếu nhất định để thực hiện như: điều kiện chuẩn

bị, điều kiện chân thành, điều kiện căn bản để đạt được mục đích phát ngôn, thực hiện trong những điều kiện nhất định và được hình thành bằng các phương tiện như cấu trúc, tiết tấu, ngữ điệu và hoàn chỉnh thống nhất về mặt cấu âm, âm học mà người nói và người nghe đều có liên hệ về một ý nghĩa như nhau trong một hoàn cảnh giao tiếp nào đó

Hành động hỏi thường được gọi là câu hỏi Theo Bách khoa ngôn ngữ

học Do William Bright chủ biên: “câu hỏi là một loại câu có cấu trúc phổ quát, và có ít nhất một chức năng phổ quát, đó là nhằm cung cấp một thông tin nào đó Xét về mặt ngữ nghĩa câu hỏi khác câu trần thuật chúng không thể

là chân thực hay không chân thực, là hành động ngôn ngữ, câu hỏi giống với câu mệnh lệnh là chúng cần phải có phản ứng đáp lại nào đó Ngoài yêu cầu cung cấp lượng thông tin, câu hỏi có thể có một số chức năng khác nữa, câu hỏi có thể dùng như những yêu cầu giao tiếp mà không cần câu trả lời.”

Theo Hoàng Trọng Phiến (1980), ông viết: “câu hỏi là một thể câu thuộc

phạm trù phân chia câu theo thực tại hoá Nếu như câu kể thuộc phạm trù câu hiện thực, thì câu hỏi thuộc phạm trù câu khả năng Bởi lẽ các sự kiện

Ngày đăng: 08/11/2015, 18:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (chủ biên, 2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Nguyễn Nhã Bản (2004), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Nhã Bản
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2004
3. M. Bakhtin(1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
4. Diệp Quang Ban (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
5. Phan Mậu Cảnh (2006), Ngữ pháp tiếng Việt và các phát ngôn đơn phần, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt và các phát ngôn đơn phần
Tác giả: Phan Mậu Cảnh
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2006
6. Đỗ Hữu Châu (1998), Từ vựng ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
7. Đổ Hữu Châu (1996), Giản yếu về ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giản yếu về ngữ dụng học
Tác giả: Đổ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
8. Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương ngôn ngữ học tập 2, Nxb Giáo dục, Hạ nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học tập 2
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
9. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2003), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
10. Nguyễn Đức Dân (1999), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
11. Nguyễn Đức Dân (2000), “Hiện tượng đa thanh từ góc nhìn ngôn ngữ học”, Văn học, (3), tr.27 - 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện tượng đa thanh từ góc nhìn ngôn ngữ học”, "Văn học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 2000
12. Đinh Trí Dũng (1999), Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Luận án Tiến sỹ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
Tác giả: Đinh Trí Dũng
Năm: 1999
13. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (2008), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2008
14. Lê Đông (1991), Vai trò của thông tin tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa sử dụng của câu hỏi, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của thông tin tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa sử dụng của câu hỏi, "Tạp chí "Ngôn ngữ
Tác giả: Lê Đông
Năm: 1991
15. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vọng từ con chữ
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2003
16. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngư học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngôn ngư học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2008
17. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2003), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
18. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ nghiên cứu văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2004
19. Hoàng Văn Hành (1985), Từ láy tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ láy tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1985
20. Cao Xuân Hạo (2004), Tiếng Việt sơ khảo ngữ pháp chức năng, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt sơ khảo ngữ pháp chức năng
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w