1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thành ngữ trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái

225 837 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 225
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Cách sử dụng thành ngữ trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái xét trên trên bình diện ngữ nghĩa ...86 Khái niệm ngữ nghĩa

Trang 1

-VŨ HỮU THÀNH

THÀNH NGỮ TRONG MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA

CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG

VÀ MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã ngành: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

T.S PHAN THỊ NGUYỆT HOA

Trang 2

Nghệ An, 2015

Trang 3

Thực hiện luận văn này, chúng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S Phan Thị Nguyệt Hoa - người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn chúng tôi.

Xin được cảm ơn GS TS Đỗ Thị Kim Liên và các thầy cô giáo thuộc

bộ môn Ngôn ngữ học trường Đại học Vinh; những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài

Nghệ An, tháng 10 năm 2015

Tác giả

Vũ Hữu Thành

Trang 4

CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG TIỂU

THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG VÀ MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ

NGHĨA 86

3.1 Cách sử dụng thành ngữ trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái xét trên trên bình diện ngữ nghĩa 86

Khái niệm ngữ nghĩa được chúng tôi sử dụng trong đề tài này là ngữ nghĩa của thành ngữ, một số nhóm thành ngữ đặt trong câu văn, gắn liền với văn cảnh được sử dụng .86

3.2 So sánh cách sử dụng thành ngữ của Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái xét trên bình diện ngữ nghĩa 100

3.3 Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng thành ngữ trong tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái 103

3.4 Tiểu kết chương 3 109

KẾT LUẬN 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ có giá trị hết sức đặc biệt trong hoạt động giao tiếp Thành ngữ được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày lẫn trong văn bản chính luận, báo chí, đặc biệt là trong các tác phẩm văn chương… Do cấu tạo của thành ngữ sử dụng ít từ, kiệm lời nhưng lại có một giá trị biểu trưng hết sức sâu sắc, cách nói giàu hình ảnh, gợi nghĩa bóng, lời ít ý nhiều, có sức khái quát cao nên người nói - người viết ưa dùng thành ngữ Thông qua ý nghĩa thành ngữ, cách sử dụng chúng, chúng ta nhận ra nét đặc trưng văn hóa vùng miền cũng như phản ánh lối nói, nếp nghĩ, cách tư duy của từng vùng, từng cộng đồng Chính vì vậy, thành ngữ ngày càng thu hút đông đảo lực lượng nghiên cứu trên nhiều bình diện: cấu trúc, ngữ nghĩa, thi pháp, triết học, giáo dục Tuy vậy, các nhà nghiên cứu mới dừng lại tìm hiểu thành ngữ như những đơn vị cố định, có sẵn mà chưa có xem xét thành ngữ trong hoạt động lời nói, cụ thể biểu hiện trong tác phẩm văn chương, để thấy được sự vận động và phát triển của thành ngữ trong thực tế sử dụng, chính vì lí do đó, việc đi sâu nghiên cứu cách sử thành ngữ trong các tác phẩm của từng tác giả là hết sức cần thiết 1.2 Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái thuộc thế hệ nhà văn sau thời kì sau 1975, trong đó Hồ Anh Thái nổi lên như là một hiện tượng lạ của văn học Việt Nam từ những năm 90 Hai tác giả này sáng tác nhiều thể loại như: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài, tạp văn…Điều đặc biệt là họ

đã gặp gỡ nhau trong việc lựa chọn và sử dụng một số lượng thành ngữ rất lớn trong tác phẩm của mình, tạo được hiệu quả biểu đạt cao, gây được cảm xúc thẩm mĩ cho người đọc Song, trên thực tế vấn đề này lại chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống Chọn nghiên cứu

đề tài về thành ngữ của Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái là một hướng tiếp cận mới mẻ, chứng minh rõ ràng hơn về sự phát triển và cách

Trang 6

thức sử dụng thành ngữ để đạt hiệu quả nghệ thuật cao trong thể loại văn

học hiện đại Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài luận văn là: Thành ngữ trong

“Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường và “Mười lẻ một đêm” của Hồ Anh Thái.

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong tác phẩm Nguyễn Khắc Trường

Nguyễn Khắc Trường sinh 1946 là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học

và nghệ thuật năm 2000 Là một nhà văn viết về thể loại các tác phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của

ông “Mảnh đất lắm người nhiều ma” đã được đạo diễn Nguyễn Hữu Phần dựng thành phim truyền hình “Đất và Người” ra mắt công chúng

năm 2002 Các công trình nghiên cứu về Nguyễn Khắc Trường không nhiều, có thể kể đến một số công trình và các bài viết sau đây: Lê Nguyên

Cẩn (1998), “Thế giới kỳ ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma từ cái

nhìn văn học”; Bùi Thị Ngân (2010), “Phương tiện và ngữ nghĩa thể hiện hành động hỏi qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma” (Luận văn thạc sỹ), Đại học Vinh;“Nguyễn Khắc Trường ở với

ma, sống với người”; Đỗ Thị Hương Thủy (2013), “Quan niệm nghệ thuật

về con người trong văn xuôi sau 1975 của Nguyễn Khắc Trường”(Luận

văn thạc sỹ), Đại học Đà Nẵng Hồ Phương tâm sự: "Đã lâu, tôi mới được đọc cuốn sách viết về nông thôn Nguyễn Khắc Trường đã làm cho tôi rất hứng thú và cả rất mừng Anh đã làm cho tôi hiểu hơn về thực trạng nông thôn ta hiện nay với những vấn đề to lớn gay gắt, nóng bỏng của nó Tác giả viết rất thực, viết với tất cả sự quan tâm, lo lắng, với tất cả sự tức giận trước những cái xấu, cái bất công Nhưng tác giả cũng tỏ ra đầy tinh thần trách nhiệm, kể cả lòng nhân hậu, sự tin tưởng ở con người, ở đất nước hôm nay, và tương lai nhất định sẽ tươi sáng hơn của nó Đây là cuốn sách hay, đầy tính chân thực và cũng đầy tính nhân văn " Tác giả Đỗ Thị Ngọc

Trang 7

Thanh đã đánh giá hiệu quả ngôn ngữ trong Mảnh đất lắm người nhiều ma:

"Ngôn ngữ miêu tả của tác giả có sức gợi cảm sâu sắc từ việc khắc họa tư thế của người quyền biến với cặp mắt ba góc nhìn cứ ngằm ngằm tới cái mắt hiêng hiếc lệch đi như xe sang vành, nhìn cứ xiên xiên cũng tạo được

sự liên tưởng về tính cách nhân vật "

2.2 Lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong tác phẩm Hồ Anh Thái

Hồ Anh Thái là một tác giả mới của văn xuôi đương đại Ông đã nhanh chóng khẳng định được tài năng văn chương của mình Tìm hiểu về

Hồ Anh Thái có thể kể đến một số bài viết và công trình nghiên cứu sau

đây: Bài viết của Anh Chi: “Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái”; Báo Thể thao Văn hóa: “Bên này bên ấy”; Báo Đất Việt ra ngày 19/10/2011: “Hồ Anh Thái kể chuyện bắt chuột”; Báo Thể thao và Văn

hóa ra ngày 12/9/2011: “Hồ Anh Thái lấy chữ mà chơi”; Võ Anh Minh

(2005), Văn xuôi Hồ Anh Thái nhìn từ quan niệm nghệ thuật về con người

(Luận văn thạc sĩ Ngữ văn), Đại học Vinh; Nguyễn Đình Thiện

(2007), Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, (Luận văn thạc

sĩ Ngữ văn), Đại học Vinh; Trần Quỳnh Trang (2007), Những cách tân

trong nghệ thuật tự sự Hồ Anh Thái (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn), Đại học

Vinh; Nguyễn Thị Huệ (2008), Đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyết của Hồ

Anh Thái, Báo Đại biểu nhân dân, 2009; Những đặc sắc của nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Đức Phật nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái, (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn), Đại học Vinh; Đặc điểm sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái và Dương Thụy, (Luận văn thạc sỹ

Ngữ văn), Đại học Vinh Trong cuốn Tạp chí Đàn ông, 3-2006, Huy Lâm

nhận xét về Mười lẻ một đêm: "Khá giống với phong cách và giọng điệu

của ba cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn gần đây, Hồ Anh Thái đem đến cho độc giả từ đầu đến cuối là một giọng điệu châm biếm, hài hước và cười cợt quen thuộc những trò lố lăng, kệch cỡm về đời sống thị dân, giới trí thức nửa mùa, những kẻ bất tài mang danh nghệ sỹ nhưng đôi khi pha chút trữ

Trang 8

tình, nhẹ nhàng " Trong bài viết Tiếng cười trên từng trang của Từ Nữ đăng

trên Tin tức cuối tuần, 6-4-2006, đã đánh giá: "Một cuốn tiểu thuyết hơn ba trăm trang với cách viết hài hước, tràn đầy chi tiết Carnaval, khiến nó trở thành cuốn sách được yêu thích nhất trong tháng 3-2006 Không ai lạ lẫm gì lối viết của nhà văn Hồ Anh Thái, nhưng bạn đọc vẫn vấp từ bất ngờ này sang bất ngờ khác Một cuốn tiểu thuyết chứa nhiều thông tin xã hội làm bạn đọc ngộp thở Rồi sự xuất hiện ngỡ như chốc lát đơn giản của đôi tình nhân không tên là duyên cớ cho những tràng cười trên từng trang tiểu thuyết."

Tóm lại, các bài viết và các công trình nghiên cứu ở trên đều chưa có

sự đề cập đến ý nghĩa cũng như cách sử dụng thành ngữ trong một tác phẩm cụ thể của Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái Đó chính là lí do

để chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “ Ý nghĩa và cách sử dụng thành ngữ

trong “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường và

“Mười lẻ một đêm” của Hồ Anh Thái”.

3 Mục đích nghiên cứu

Luận văn hướng đến nghiên cứu thành ngữ về ý nghĩa và cách sử dụng thành ngữ trong một tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái nhằm bổ sung phần lý thuyết về thành ngữ trong hành chức – một bình diện mới đang được các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục quan tâm hiện nay

4 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong luận văn này chúng tôi chọn các thành ngữ được sử dụng trong

2 tác phẩm của hai nhà văn Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái làm đối tượng nghiên cứu, gồm các truyện:

a Nguyễn Khắc Trường:

- Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nxb Hội Nhà văn, 2010.

b Hồ Anh Thái:

- Mười lẻ một đêm, Nxb Trẻ, 2013.

Trang 9

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ của đề tài này là:

1 Khảo sát, thống kê, phân loại số lượng thành ngữ xuất hiện trong tiểu thuyết của hai nhà văn Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái

2 Tìm hiểu các quy tắc sử dụng nhóm thành ngữ nguyên dạng và biến dạng trong sử dụng trong tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái Chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong phong cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái,

từ đó lí giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt

3 Tìm hiểu những trường nghĩa của thành ngữ trong sáng tác của Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi chọn sử dụng những phương pháp:

5.1 Phương pháp thống kê phân loại

Chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại các thành ngữ được sử dụng với ngữ cảnh cụ thể trong tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái Theo kết quả chúng tôi thu được thì có 337 thành ngữ được sử dụng trong tác phẩm Nguyễn Khắc Trường, có 112 thành ngữ được sử dụng trong tác phẩm Hồ Anh Thái Từ đó chúng tôi so sánh, phân ra thành các tiểu loại khác nhau để có nhận xét phù hợp

5.2 Phương pháp phân tích diễn ngôn

Từ nguồn ngữ liệu đã có từ thống kê phân loại, chúng tôi tiến hành so sánh, phân tích cấu tạo, đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa, và giá trị biểu đạt của thành ngữ trong từng ngữ cảnh khác nhau, được các nhân vật trao – đáp với nhau nhằm đạt đến mục đích của mình

5.3 Phương pháp so sánh

Chọn sử dụng phương pháp này chúng tôi nhằm hướng đến chỉ ra sự tương đồng khác biệt trong việc sử dụng thành ngữ trong sáng tác Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái Mặt khác, chúng tôi cũng tiến hành đối

Trang 10

chiếu thành ngữ gốc với các thành ngữ được hai tác giả sử dụng để chỉ ra hoạt động hành chức cụ thể của đơn vị ngôn ngữ này.

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Một số giới thuyết liên quan đến đề tài

Chương 2 Thành ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và

Hồ Anh Thái xét trên bình diện cấu tạo

Chương 3 Thành ngữ trong tác phẩm Nguyễn Khắc Trường và Hồ

Anh Thái xét trên bình diện ngữ nghĩa

Trang 11

Chương 1 MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Xung quanh vấn đề thành ngữ

1.1.1 Khái niệm thành ngữ

Nghiên cứu về thành ngữ từ trước đến nay, vẫn còn một số vấn đề chưa có sự thống nhất cao giữa các nhà nghiên cứu, có thể kể đến một số nhà nghiên cứu tiêu biểu về thành ngữ sau:

Tác giả Dương Quảng Hàm (1951), trong Việt Nam văn học sử yếu, lần đầu tiên quan niệm: "Thành ngữ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng

mà diễn đạt một ý gì hoặc một trạng thái gì cho có màu mè."[15]

Nguyễn Văn Tu (1968) trong Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, đưa ra nhận xét: "Thành ngữ là từ tố cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc

lập đến một trình độ cao, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra Những thành ngữ này cũng có hình tượng hoặc cũng có thể không có Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa nguyên do như từ nguyên học."[59, 147]

Hồ Lê (1976) trong cuốn Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại đã đưa ra quan niệm về thành ngữ: "Thành ngữ là những tổ hợp từ có tính

vững chắc về cấu tạo và tính bóng bẩy về ý nghĩa dùng để miêu tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách hay một trạng thái nào đó."[34, 97]

Tác giả Đỗ Hữu Châu (1999), trong Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt đã

nêu chung khái niệm thành ngữ, trong đó ông xác định thành ngữ tương

đương với ngữ cố định như sau: " Nói thành ngữ là các cụm từ cố định hóa

là nói chung Bởi vậy cái quyết định để xác định các ngữ cố định là tính tương đương với từ của chúng về chức năng cấu tạo câu Chúng ta nói ngữ

cố định tương đương với từ không phải chỉ vì chúng có thể thay thế cho một từ, ở vị trí các từ, hoặc có thể kết hợp với từ để tạo câu."[7, 73]

Trang 12

Theo Mai Ngọc Chừ (2001), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, đã đưa

ra định nghĩa: ''Thành ngữ là cụm từ cố định hoàn chỉnh về cấu trúc và

ngữ nghĩa Nghĩa của chúng có tính hình tượng và gợi cảm'' [14, 157]

Nguyễn Thiện Giáp (2008) trong Giáo trình ngôn ngữ học, đã đưa ra định nghĩa: "Thành ngữ(idiom) là những cụm từ trong cơ cấu cú pháp và

ngữ nghĩa của chúng có những thuộc tính đặc biệt, chỉ có ở cụm từ đó Nói cách khác, thành ngữ là một cụm từ mà ý nghĩa của nó không được tạo thành từ ý nghĩa của các từ cấu tạo nên nó"[20, 109] và trong Từ vựng học tiếng Việt, đã đưa ra khái niệm khá ngắn gọn: "Thành ngữ là những cụm từ

cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tình gợi cảm."[12, 16]

Theo Hoàng Văn Hành (2010) trong Tuyển tập ngôn ngữ học, lại cho rằng: "Theo cách hiểu thông thường, thì thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố

định, bền vững về hình thái – cấu trúc, hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa, được sử dụng với chức năng như từ" và "Thành ngữ là hiện tượng trung gian nằm ở khu đệm, giữa một bên là từ, thuộc từ vựng; một bên là ngữ, thuộc cú pháp; và một bên nữa là các hiện tượng thuộc văn họa dân gian(tục ngữ, ca dao) "[18, 22]

Hay theo tác giả Hoàng Phê (2010), Từ điển Tiếng Việt, cũng đã đưa

ra khái niệm: "Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa

của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên" [51, 1178]

Ngoài ra, trong Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa – ngữ

dụng, tác giả Đỗ Thị Kim Liên cũng đã đưa ra các tiêu chí phân loại thành

ngữ và tục ngữ về cấu tạo, ngữ nghĩa, chức năng, đích tác động

Tóm lại, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ dù đã đưa ra nhiều quan điểm

về thành ngữ, dựa trên những cơ sở, đặc điểm thuộc tính khác nhau Chúng

tôi xin đưa ra cách hiểu của mình về thành ngữ như sau: Thành ngữ là một

cụm từ cố định, có kết cấu vững chắc, có ý nghĩa hoàn chỉnh, giàu hình

Trang 13

ảnh, bóng bẩy, được sử dụng nhiều trong giao tiếp, có chức năng tương đương như từ

1.1.2 Đặc trưng thành ngữ

Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ của một ngôn ngữ,

do quá trình giao tiếp và những đặc trưng văn hóa cộng đồng tạo thành Trong tiếng Việt, thành ngữ chiếm một số lượng khá lớn, vừa phong phú vừa đa dạng, được nhân dân sử dụng thành thục như một công cụ giao tiếp chung nhất Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ đặc biệt, thuộc cấp độ từ, cụm từ, có chức năng cấu tạo câu Xét về đặc trưng, chúng ta thấy thành ngữ có bốn đặc trưng cơ bản sau: về kết cấu, về nghĩa, về sử dụng, về tính văn hóa dân tộc

1.1.2.1 Đặc trưng về kết cấu

Thành ngữ trong tiếng Việt phổ biến là những cụm từ cố định, ổn định cao, kết cấu vững chắc Điều đó thể hiện rõ ở các mặt như: Số tiếng ổn định, trật tự cố định của các vế

Số tiếng ổn định: Xét về số lượng tiếng thì thành ngữ có số tiếng ít

nhất là 2 tiếng như: rắn mắt, mát tay, vui tính, tay trắng, bó tay, chết thật Thành ngữ 3 tiếng như: bé hạt tiêu, đẹp như tiên, khô như rang, cứng như

đá Thành ngữ có 4 tiếng như đầu xuôi đuôi lọt, của đau con xót, lên rừng xuống biển, sa cơ bước chiếm số lượng rất lớn, khoảng 70% thành ngữ

tiếng Việt Thành ngữ kiểu này thường chia làm hai vế tạo nên sự cân đối hài hòa, kết cấu bền chặt, ngữ nghĩa ổn định Thành ngữ loại 5 tiếng có số

lượng khá ít: vắt cổ chày ra nước, vải thưa che mắt thánh, chạy trời không

khỏi ướt Thành ngữ loại 6 tiếng có số lượng tương đối nhiều, loại này

cũng cân đối hài hòa như thành ngữ 4 tiếng: đãi cứt chó lấy vỏ khoai, đâm

bị thóc chọc bị gạo, ông nói gà bà nói vịt Loại thành ngữ 7, 8, 9 chữ trở

lên có số lượng cũng ít: lừ đừ như ông từ vào đền, đạp vỏ dưa thấy vỏ dừa

mà sợ, chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, nói đằng quang đà sang đằng rậm

Trang 14

Trật tự các âm tiết ổn định, ít thay đổi (trừ các biến thể): Thành ngữ 4,

6 âm tiết có thể đổi trật tự, nhưng người sử dụng vẫn giữ nguyên vì thói

quen Ví dụ như: chân lấm tay bùn -> chân bùn tay lấm; thượng cẳng chân

hạ cẳng tay ->thượng cẳng tay hạ cẳng chân Đây là những trường hợp

biến thể (dị bản), nó không biểu thị sự thiếu ổn định trong kết cấu thành ngữ

Sự có mặt của từng từ tố trong thành ngữ là ổn định Chẳng hạn như

ăn trên ngồi trốc: trong câu này "trốc" là đầu dùng nhiều ở bắc miền

Trung, người miền Bắc và Nam không nói trốc, nhưng vẫn sử dụng Ý nghĩa của thành ngữ không chịu sự tác động của từng yếu tố trong thành

ngữ Ví dụ: vắt cối chày ra nước hay vắt cổ chày ra nước cùng đều chỉ sự

keo kiệt

1.1.2.2 Đặc trưng về nghĩa

Thành ngữ có đặc trưng nổi bật là tính hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa của nó Nghĩa của thành ngữ thường biểu thị những khái niệm hoặc biểu tượng nói về các thuộc tính, quá trình hay sự vật Nói một cách khác thì thành ngữ thường biểu hiện giá trị nghĩa bóng theo tính hàm ẩn Nghĩa này được biểu hiện ở hai phương diện: nghĩa biểu trưng và và bình diện bậc nghĩa

Nghĩa biểu trưng có cơ sở liên tưởng gắn bó với từng dân tộc, truyền thống, đặc trưng văn hóa, phù hợp với tâm lý dân tộc Bên cạnh đó xét về bình diện bậc nghĩa, đi từ tiếp xúc hình ảnh (nghĩa đen) đến việc tiếp nhận biểu trưng (nghĩa bóng)

Ví dụ: ngứa mồm ngứa miệng

Nghĩa đen: Cảm giác mồm miệng bị cái gì đó tác động gây ngứa, muốn gãi ở mồm miệng

Nghĩa bóng: Thích nói xen vào của người khác dù không có liên quan

gì đến mình

Trang 15

Như vậy thành ngữ là loại đơn vị từ vựng biểu thị nghĩa đôi Hai nghĩa

ấy gần như song song tồn tại: Nghĩa đen là cơ sở, là gốc; nghĩa bóng hay nghĩa phái sinh là nghĩa được sử dụng trong hành chức, là nghĩa hình thành nhờ quá trình biểu trưng hóa

Về mặt ngữ pháp: Thành ngữ đảm nhận tất cả các chức năng giống như từ

1.1.2.4 Đặc trưng về văn hóa

Thành ngữ là biểu hiện của cách nói, lối suy nghĩ, tư duy dân tộc Người Việt thường có lối nói ví von, hình ảnh, ẩn dụ, khoa trương, cách dẫn dắt mềm mại, uyển chuyển Trong văn hóa truyền thống, thành ngữ là những ngữ liệu cô đọng, hàm súc và hình ảnh nhất được tích lược từ xa xưa

và không ngừng bổ sung để tăng giá trị biểu đạt, giao tiếp

Tóm lại thành ngữ tiếng Việt rất linh hoạt, uyển chuyển trong sử dụng, đặc biệt là trong sáng tạo văn chương nghệ thuật nhằm tạo ra giá trị biểu đạt cao Thành ngữ đã góp phần quan trọng làm phong phú và đa dạng cho ngôn từ và diễn đạt của tiếng Việt

1.1.3 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ và thành ngữ trong văn bản nghệ thuật

1.1.3.1 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Thành ngữ và tục ngữ là hai đối tượng nghiên cứu của khoa học, cả hai đều được sử dụng khá phong phú và đa dạng trong đời sống hằng ngày

Trang 16

của nhân dân Nếu như thành ngữ là đối tượng nghiên cứu của ngành ngôn ngữ, bộ môn từ vựng ngữ nghĩa nói riêng; thì tục ngữ là đối tượng nghiên cứu của văn học dân gian Thế nhưng để phân biệt và hiểu đúng thành ngữ, tục ngữ trong một số trường hợp cũng không hề đơn giản.

Có thể kể ra những công trình tiêu biểu của các tác giả nghiên cứu đã

cố gắng đưa ra các tiêu chí phân biệt thành ngữ và tục ngữ như:

Tác giả Dương Quảng Hàm trong "Việt Nam văn học sử yếu" (1951)

đã nhận định: "Một câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên

răn, hoặc chỉ bảo điều gì, còn thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè [15,

21]" Ở đây, tác giả chưa phân định rõ được thành ngữ và tục ngữ, về mặt tác dụng của cả hai có phần giống nhau

Trong Góp ý kiến về phân biệt thành ngữ với tục ngữ (1973), tác giả

Cù Đình Tú đã đưa ra nhận xét: "Sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và

tục ngữ là ở sự khác nhau về chức năng, thành ngữ là những đơn vị định danh, về mặt này thành ngữ tương đương như từ, còn thành ngữ cũng như các sáng tạo khác của dân gian như ca dao, truyện cổ tích đều là các thông báo"[60, 40]

Đến Vũ Ngọc Phan (1978) trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, tác giả đã phân biệt một cách khá rõ ràng hơn: "Tục ngữ là một câu tự nó

diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán Còn thành ngữ là một phần câu sẵn có,

nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng

nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh Về cấp độ, thành ngữ ngang hàng với từ, thành ngữ là anh, từ độc lập là em, vì thành ngữ qua thời gian, đã được tập hợp một cách gắn bó thành cụm."[37, 49]

Trang 17

Trong công trình Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa – ngữ

dụng, tác giả Đỗ Thị Kim Liên cũng đã đưa ra các tiêu chí phân loại thành

ngữ và tục ngữ như: cấu tạo, ngữ nghĩa, chức năng, đích tác động

Như vậy, có thể thấy rằng việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ một cách rạch ròi, triệt để với các tiêu chí cụ thể vẫn chưa đi đến đích, điều này vẫn đang được các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu một cách kỹ lượng hơn Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước, chúng ta có thể phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ như sau:

Về số lượng âm tiết: Thành ngữ thường chủ yếu có cấu tạo 4 âm tiết, cũng có khi có 3 âm tiết Trong 478 thành ngữ mà tác giả Hoàng Văn Hành

đi sâu phân tích trong cuốn Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ thì có 243 thành

ngữ 4 âm tiết, chiếm 43,7% Tục ngữ thường có cấu tạo 6 âm tiết trở lên, cũng có tục ngữ 4 âm tiết nhưng chúng lại khác thành ngữ về mục đích, ví

dụ tục ngữ 4 âm tiết: "Ăn vóc học hay" với ý nghĩa trọn vẹn của lời khuyên

dạy là ăn thì phải khỏe, học thì phải giỏi giang

do, quan hệ cú pháp Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng; chuồn

chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

Về chức năng:

Thành ngữ chỉ là cụm từ, tương đương với từ đóng vai trò là một thành phần của câu nên thường làm thành phần cấu tạo câu Vì vậy, thành ngữ có chức năng cấu tạo câu Trái lại, tục ngữ là một câu độc lập, một

Trang 18

phán đoán, thực hiện chức năng thông báo nên tục ngữ có chức năng cấu tạo đoạn văn.

và sức biểu đạt cao Vì vậy những người sử dụng nhiều và thành thục thành ngữ trong giao tiếp, diễn đạt là những người rất uyên thâm về ngôn ngữ, văn hóa

Tục ngữ thường diễn đạt một ý trọn vẹn, một phán đoán Nghĩa tục ngữ nêu lên để đúc rút kinh nghiệm của con người lao động, sản xuất, đấu tranh sinh tồn trong tự nhiên, xã hội Tục ngữ thường là những câu nói có vẫn điệu, cân đối, dễ nhớ, phản ánh kinh nghiệm sống, những nhận định, những bài học về quan hệ giữa con người với người, giữa con người với tự

nhiên, xã hội Ví dụ: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười

chưa cười đã tối chỉ về cảm giác thời gian ngày và đêm của hai mùa trong

năm

Sự phân định thành ngữ và tục ngữ theo các tiêu chí trên chỉ mang tính tương đối

1.1.3.2 Thành ngữ trong văn bản nghệ thuật

Thành ngữ bắt nguồn từ chất liệu của dân gian Nghệ thuật ngôn từ của văn học dân gian bao giờ cũng đi tiên phong cho ngôn ngữ văn học Đó

là ngôn ngữ chiết xuất từ ngôn ngữ dân tộc, gắn bó với lời ăn tiếng nói

Trang 19

hàng ngày của nhân dân, được nhân dân tinh luyện để tạo nên chất vàng mười Vì thế, thành ngữ mới mang lại giá trị biểu đạt hiệu quả như vậy Bên cạnh đó, thành ngữ cùng với ca dao, tục ngữ là một trong những nguyên liệu quan trọng của ngôn ngữ văn học, nó không chỉ là sự biểu hiện truyền thống văn hóa mà còn là những minh chứng quý giá cho nghệ thuật văn chương riêng biệt của từng dân tộc Chính nhờ điều này, nhiều nhà văn nhà thơ tài năng đã vận dụng triệt để khả năng biểu đạt vô tận đó vào tác phẩm của mình.

Thành ngữ được sử dụng tương đương như từ, có thể thay thế từ và kết hợp với từ sáng tạo câu Mỗi một thành ngữ gần như là một sự tái hiện về các sự vật, sự việc, hình tượng cụ thể, riêng lẻ nâng lên ở mức độ phổ quát, phổ biến và trừu tượng Chính nhờ điều này, thành ngữ đã được vận dụng rất phù hợp với đặc trưng của nghệ thuật văn chương, đặc biệt trong thi ca, nhằm tạo ra tính hàm súc cô đọng, lời ít ý nhiều, giàu hình ảnh, nhạc điệu,

có tính nghệ thuật cao

Trước hết xin được đề cập đến tác giả Nguyễn Du với tác phẩm

“Truyện Kiều” Có thể thấy một trong những lí do làm người đọc cảm nhận ngôn ngữ trong “Truyện Kiều”đậm chất dân gian, gần gũi với đời sống hàng

ngày là nghệ thuật sử dụng tiếng nói quần chúng của đại thi hào qua biệt tài vận dụng thành ngữ, thành ngữ Có lẽ trong lịch sử thi ca của ta từ xưa đến nay, khó tìm được một tác phẩm nào mà thành ngữ, tục ngữ xuất hiện nhiều

như trong “Truyện Kiều” Theo sự thống kê của chúng tôi, trong “Truyện

Kiều”, Nguyễn Du đã sử dụng thành ngữ, tục ngữ, châm ngôn khoảng 180

lần Có những đoạn thơ, đại thi hào cho thành ngữ, châm ngôn xuất hiện gần như lien tục trong các câu thơ Đây là đoạn nói về ý nghĩ của Hoạn Thư:

Làm cho trông thấy nhãn tiền

Cho người thăm ván bán thuyền biết tay

Nỗi lòng kín chẳng ai hay

Ngoài tai để mặc gió bay ra ngoài.

Trang 20

Chỉ trong 4 câu lục bát ta thấy xuất hiện tới ba thành ngữ: “Trông thấy

nhãn tiền”, “Thăm ván bán thuyền” và “Gió để ngoài tai”.Hay ở trong 4

câu lục bát khác:

Nghĩ đà bưng kín miệng bình

Nào ai có khảo mà mình lại xưng

Nghĩ là e ấp dùng dằng

Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi.

Cũng có tới sự xuất hiện của 3 thành ngữ: “kín như hũ nút”, “không

khảo mà xưng”, “rút dây động rừng” Đây là những ví dụ tiêu biểu cho

thấy sự xuất hiện với số lượng lớn của thành ngữ trong “Truyện Kiều”.

Với tài năng nghệ thuật hết sức uyên bác, đại thi hào dân tộc Nguyễn

Du có cách sử dụng thành ngữ rất linh hoạt Đa phần các thành ngữ được giữ nguyên, đưa vào làm một phần của câu thơ mà câu thơ vẫn giữ được vẻ

tự nhiên như “mạt cưa mướp đắng” trong câu “Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường”; “bỉ sắc tư phong” trong câu “Lạ gì bỉ sắc tư phong”,

“làn thu thủy” trong câu “Làn thu thủy nét xuân sơn” Mặt khác, cũng có

không ít câu thành ngữ được giữ lấy ý nhưng thay đổi cách diễn đạt Ví dụ

như: Chật như nêm (Trong nhà người chật như nêm); Giấm chua, lửa nồng (Giấm chua lại tội bằng ba lửa nồng); Trong ấm ngoài êm (Sao cho trong

ấm thì ngoài mới êm); Khuất mặt, cách lòng (Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng); Kiếp tằm vương tơ (Con tằm đến thác hãy còn vương tơ); Kẻ cắp bà

già (Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau); Cá chậu chim lồng (Bõ chi cá chậu

chim lồng mà chơi); Kiến bò miệng chén (Kiến bò miệng chén đi đâu)…

Không chỉ Nguyễn Du mà các tác giả khác như Nam Cao, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Ma Văn Kháng…cũng đã chọn sử dụng các thành ngữ trong tác phẩm của mình và đạt được hiệu quả nghệ thuật hết sức độc đáo Đặc biệt, Nam Cao đã sử dụng số lượng thành ngữ dày đặc trong tác phẩm

“Chí Phèo” “Chí Phèo” là truyện ngắn có dung lượng một truyện vừa và

qui mô hình tượng, không gian, thời gian của một tiểu thuyết Song, dù

Trang 21

truyện ngắn hay vừa thì điều rất đáng lưu ý là: trong 37 trang sách, xuất hiện tới 47 thành ngữ Đây là con số không câm lặng mà có giá trị biểu đạt sâu sắc về nội dung và giá trị nghệ thuật sâu sắc

Thành ngữ là một cấu trúc tuy có tính cố định, nhưng qua cách sử dụng sáng tạo của các nhà văn nhà thơ trong các văn bản nghệ thuật, không

ít thành ngữ đã có sự biến đổi, mang lại hiệu quả diễn đạt cao Chẳng hạn

như thành ngữ sông cạn đá mòn được Tản Đà viết:

"Dù cho sông cạn đá mòn

Còn non còn nước vẫn còn thề xưa"

Bác Hồ viết: "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam Sông có thể

cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!"

Ở hai ví dụ trên, ta thấy Tản Đà sử dụng thành ngữ nguyên dạng sông

cạn đá mòn thì Hồ Chí Minh lại sáng tạo bằng cách thêm yếu tố "có thể",

thay "đá" bằng "núi" để phù hợp với dụng ý diễn đạt của Người.

Như vậy, trong quá trình phát triển của ngôn ngữ thì thành ngữ cũng luôn phát triển và biến đổi Đặc biệt, quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa với các nền văn hóa khác đã hình thành thêm một số lượng thành ngữ mới,

mở rộng khả năng diễn đạt ngôn ngữ của các nhà văn Trong văn chương nghệ thuật, thành ngữ có một vai trò quan trọng giúp cho lời văn cô đọng, súc tích và mang tính biểu tượng cao hơn Chính điều này, không ít nhà văn nhà thơ đã thành công trong việc xây dựng cho mình một phong cách riêng, độc đáo bằng việc sử dụng linh hoạt và uyển chuyển thành ngữ trong tác phẩm của mình

1.1.4 Đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết

M.Gorki đã viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ

chủ yếu của nó và - cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống -

nó là chất liệu của văn học” Nhưng trong thực tiễn văn học thế giới cũng

như ở Việt Nam, có thể nhận thấy ngôn ngữ không chỉ là chất liệu nghệ

thuật mà ngôn ngữ còn là “sự phát ngôn thể hiện nhãn quan giá trị của

Trang 22

những nhóm xã hội khác nhau với tư cách là những chủ thể giao tiếp thẩm mĩ” (Lã Nguyên) Trong những năm đổi mới, sự thay đổi hệ hình tư duy

nghệ thuật trong văn học dẫn tới sự thay đổi trong cách diễn ngôn của văn học thời kỳ này, nổi bật ở thể loại tiểu thuyết

Đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết như Bakhtin nhận định, vốn có

“tính phức âm, tính phân tầng”, từ trong bản chất, “phổ biến là các hình thức kết cấu lai tạo rất đa dạng và bao giờ cũng được đối thoại hóa ở mức

độ này hay mức độ khác” Song mức độ “đối thoại” đến đâu lại phụ thuộc vào từng khuynh hướng tiểu thuyết, từng giai đoạn tiểu thuyết và từng chủ thể riêng biệt Trong tiểu thuyết không đơn giản là chuyện người này đối thoại với người kia Tính đối thoại trong tiểu thuyết được thể hiện trên nhiều cấp độ: đối thoại giữa các nhân vật, đối thoại trong độc thoại, đối thoại giữa các chiều văn hóa, sự đa nghĩa trong các diễn ngôn nghệ thuật

Ở cấp độ nhân vật, mỗi nhân vật là một tiếng nói, một chủ thể độc lập, bình đẳng với tác giả Điều đáng nhấn mạnh ở đây, không phải là những đối thoại thông thường mà là đối thoại về tư tưởng, về ngữ nghĩa, về quan điểm nằm trong chính phát ngôn của họ Bakhtin đã viết: “Chính sự định hướng đối thoại của lời nói con người giữa những lời nói của người khác (với tất cả mọi mức độ tính chất xa lạ) tạo cho ngôn từ những khả năng nghệ thuật mới và cốt yếu, tạo nên tính văn xuôi nghệ thuật đặc thù mà biểu hiện đầy đủ nhất và sâu sắc nhất là ở trong tiểu thuyết”

Trước đây (1945-1975), nếu như ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết thường mang đậm tính văn chương thì trong tiểu thuyết đương đại, ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ thông tục tràn vào, không màu mè, làm dáng mà đậm tính đời thường

Từ sau Đổi mới đến nay, đặc tính đối thoại, đa âm trong ngôn ngữ và

văn phong tiểu thuyết đã được gia tăng một cách rõ rệt Các tác phẩm Thời

xa vắng (Lê Lựu), Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Thiên sứ (Phạm

Thị Hoài), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều

Trang 23

ma (Nguyễn Khắc Trường), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà), Chinatown (Thuận), Ba người khác (Tô Hoài), Ngồi (Nguyễn Bình Phương), Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái) cho thấy

tiểu thuyết Việt Nam đã vượt qua một chặng dài trên con đường hiện đại hóa ngôn ngữ cũng như đa dạng hóa các dạng thức diễn ngôn Ở đó, có thể nhận ra những cuộc cật vấn, đối thoại, tranh biện giữa tác giả và nhân vật, người kể chuyện và nhân vật, nhân vật và bạn đọc trên một dòng tự sự bắt đầu bị lật xới, xáo trộn mạnh mẽ Trong tiểu thuyết hôm nay, đặc biệt là

ở các tiểu thuyết cách tân, sự đa dạng về ngôn ngữ không chỉ bao hàm sự hiện diện đồng thời của các loại lời của người trần thuật, nhân vật và lời gián tiếp tự do (đan xen lời của người trần thuật và lời nhân vật) mà còn là cuộc phiêu lưu thực sự của chủ thể các loại lời ấy trên cùng một văn bản, là

sự trao gửi văn bản cho những “người phát ngôn ngoài chủ thể” – như một lối viết đã được “phong cách hóa”

Bản thân tính văn xuôi đã chứa đựng trong nó tính tổng hợp của ngôn ngữ tiểu thuyết Do yêu cầu cá thể hóa cao độ ngôn ngữ trần thuật nên tiểu thuyết thâu nạp nhiều kênh ngôn ngữ với các dạng thức lời nói khác nhau của các tầng lớp người trong xã hội Với không khí dân chủ hóa của đời sống văn học, các nhà tiểu thuyết cũng sáng tạo các kiểu diễn ngôn tương ứng với vấn đề mà tiểu thuyết đề cập đến: diễn ngôn về văn học chấn thương, về thế sự đời tư, về chiến tranh, về đề tài lịch sử, về tự truyện Hơn lúc nào hết, trong thời kỳ đổi mới, nhà văn được giải phóng khỏi sự lệ thuộc vào một kênh ngôn ngữ, một loại hình giao tiếp thẩm mỹ đã được quy định và chi phối cách viết của họ một thời

Tiểu thuyết miêu tả hiện thực và con người như nó vốn có, như cái hiện tại đương thời của người trần thuật, ngôn ngữ tiểu thuyết không chỉ được soi sáng bởi ngôn ngữ tác giả mà còn được soi sáng bởi ngôn ngữ nhân vật Tính đối thoại nội tại là một yếu tố cơ bản trong ngôn ngữ tiểu thuyết Tác giả hoàn toàn không trung lập mà cùng tranh luận với nhân vật

Trang 24

Ngôn ngữ tiểu thuyết đương đại không thỏa mãn với một ý thức, một tiếng nói, luôn mang tính đa thanh.

Tiểu thuyết thuộc loại hình tự sự nên nghệ thuật trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong phương thức biểu hiện, và còn là thành tố cơ bản thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn Ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm tự sự thông qua đối thoại Nhờ đối thoại mà các vấn đề trong tác phẩm đặt ra được xem xét dưới những điểm nhìn khác nhau Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết thường gây ra được những tình huống bất ngờ và tạo cảm giác thực của đời sống khúc xạ qua lăng kính nhà văn Ngôn ngữ đối thoại giữ vai trò đáng

kể trong khắc họa tính cách nhân vật Mỗi nhân vật được nhà văn quan niệm như một ý thức, một tiếng nói, một chủ thể độc lập Nhà văn không còn ở vị trí đứng trên, thông tỏ mọi sự kiện, toàn tri mà hòa nhập, tham gia vào cuộc đối thoại của nhiều ý thức độc lập qua hệ thống hình tượng

Trong những năm tiền đổi mới, ngôn ngữ đối thoại chiếm một tỷ lệ cao trong tác phẩm của một số nhà văn trong đó có Nguyễn Khải Lời phát ngôn nào cũng thể hiện một đặc điểm tính cách cụ thể, luôn va đập, cọ xát,

đầy cá tính (Cha và con và , Gặp gỡ cuối năm) Ý thức đối thoại trong

tiểu thuyết Nguyễn Khải những năm đổi mới tiếp tục tỏ rõ ưu thế trong bối cảnh lịch sử mới, khi tính dân chủ của thể loại nói riêng và văn học nói

chung ngày càng được phát huy (Thượng đế thì cười) Đối thoại ở đây

không còn là đối thoại của nhiều chủ thể phát ngôn, nhiều bè mà là đối

thoại trong độc thoại Trong Thượng đế thì cười không chỉ là cật vấn, đối

thoại với chính mình mà còn mang hơi hướng phản tỉnh, nhận thức lại, là

sự kết hợp hài hòa giữa diễn ngôn hướng nội với giọng điệu tự trào, vừa ưu

tư vừa hài hước: “Cuối cùng thì hắn nhận ra hắn là ai rồi Hắn trở thành đàn

bà, thành thái hậu từ lâu rồi, tuy hắn chả có một tí quyền nào ngoài xã hội nhưng vẫn là một quyền uy tối thượng trong gia đình” Sự nhận ra bản thân của hắn mang sắc thái tự giễu, tự trào của chủ thể các lời kể, tạo ra “chủ

Trang 25

âm” của văn bản Hoặc đoạn thoại sau là sự đan cài giữa chủ thể lời với những phát ngôn ngoài chủ thể: “Cô giáo chủ nhiệm gọi tôi ra gặp riêng

Cô giáo dạy toán gọi tôi ra gặp riêng Bí thư liên đoàn trường gọi tôi ra gặp riêng Em nên tập trung để dẫn đầu cả lớp kỳ thi cuối năm Em nên tập trung để mang lại danh dự cho toàn trường kỳ thi đại học Người đem trách nhiệm trao cho tôi Người mang thi cử ra làm tôi sợ Không ai đả động gì tới Thụy Không ai tỏ ra muốn biết Thụy” (Chinatown – Thuận) Hay: “Cả nhà ai cũng muốn đi đón Tính thuê một Lada Hoàng gạt đi Anh mượn Nhã, cô bạn gái rất thân, cái xe Cub Xe chạy hết ga Cây hai bên đường vùn vụt trôi ngược với thời gian vùn vụt trôi xuôi Năm năm như giấc mơ Nghe cải lương quá đi mất” - đoạn trích này trong Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà) có giọng của người kể chuyện hàm ẩn, có giọng nhân vật – đang miên man với những suy tư và lại tự “giễu” mình, cũng có thể là giọng của một người nào đó đang “giễu” nhân vật và những ý nghĩ của nó

Ở tiểu thuyết Ngồi, Nguyễn Bình Phương viết: “Cầu vồng đã biến mất chỉ còn lại bầu trời xanh vời vợi, cong vút Còn lại trên mi mắt Kim một chút

gì đó long lanh như nước nhưng mình không dám chắc đó là nước Khi Khẩn tỉnh dậy thì những giọt nước đã chuyển sang khoé mắt Khẩn” Chúng

ta dễ nhận ra ngay trong một đoạn ngắn với hai câu đặt liền cạnh, “chủ thể trần thuật” đã bất ngờ chuyển từ giọng trần thuật ngôi thứ nhất của nhân vật (mình) sang giọng của người kể chuyện hàm ẩn ở ngôi thứ ba (Khẩn) Việc hoà trộn, nối ghép “không báo trước” của nhiều loại giọng như đã dẫn chứng dễ gây hẫng cho độc giả, tạo ra những “đứt gẫy” của tự sự, nhấn mạnh tính bất thường, phi trật tự, bấn loạn của dòng ý thức Việc hoà giọng, tạo nên những giao hưởng giọng điệu đem lại những hiệu quả đặc biệt trong quá trình khám phá, phát hiện những bí ẩn của đời sống nội tâm nhân vật, đặc biệt là những trạng thái day dứt, bất ổn, lẫn lộn ý thức và vô thức Với những trạng thái khó nắm bắt như vậy, không thể dùng một thứ ngôn từ thuần khiết, trong suốt và tách bạch – vì dễ dẫn đến hệ quả mô

Trang 26

hình hoá hiện thực theo những hình dung và đón đợi truyền thống của người đọc Thế giới tự sự lúc này không còn được tái hiện theo một quy định, áp đặt chung, do vậy tính đối thoại trong giọng điệu, ngôn ngữ trở nên mạnh mẽ, triệt để hơn; giọng của nhân vật cũng có “thẩm quyền” ngang với giọng của tác giả, các ngôi kể đều có đóng góp của mình trong việc tái tạo sự kiện và cảm xúc Lúc này “tác giả không chỉ mô tả cái ngôn ngữ ấy mà còn nói bằng ngôn ngữ ấy”.

Bên cạnh đối thoại, độc thoại nội tâm cũng đóng vai trò chủ yếu trong phương thức trần thuật của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm trở thành thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong quá trình

tự ý thức của nhân vật, đi sâu vào thế giới bên trong đầy bí ẩn của nhân vật Thông qua độc thoại nội tâm, các nhà văn mới nhận ra con người là những

“vòng sóng đến vô cùng”, bề mặt tưởng như phẳng lặng nhưng lại ẩn chìm biết bao những “sóng ở đáy sông” Và thông qua độc thoại nội tâm những suy tư, trăn trở, những cảm xúc, uẩn khúc của nhân vật - điều mà không ai

có thể biết, có thể hiểu và chia sẻ dần được phơi lộ Theo Bakhtin, “Ở con người bao giờ cũng có một cái gì mà chỉ bản thân nó mới có thể khám phá bằng hành động tự do của sự tự ý thức và của lời nói, điều này không thể xác định được từ bên ngoài, từ sau lưng con người” Độc thoại nội tâm là tiếng nói cất lên, vọng lên từ chính nội tâm nhân vật, là những âm hưởng của cảm xúc được dội lên từ bên trong

Trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại xuất hiện ngày càng nhiều các tác phẩm thể hiện sâu sắc thế giới nội tâm và đời sống tinh thần con người

Do vậy, tính chất hướng nội, sự phát triển tâm lý phức tạp, mang tính lưỡng

lự, nước đôi cùng với sự đa dạng, phức tạp của các quá trình ý thức và vô thức là đặc trưng tinh thần của con người hiện đại Với sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người, tiểu thuyết sau 1986 đã tái hiện hiện thực ở bề sâu ẩn kín Đó là hiện thực của tâm lý, tư tưởng mang chiều sâu triết học: “Các nhà văn đang cố nắm bắt không những cái hiện thực mà

Trang 27

cả cái hư ảo của đời sống, không những nắm bắt cái hiện thực mà còn nắm bắt cái bóng của hiện thực mà đó mới là hiện thực đích thực” (Trần Đình Sử) Và một trong những hiện thực đích thực mà nhà văn khám phá chính

là thế giới nội tâm con người "Nỗi buồn chiến tranh" (Bảo Ninh) là tiểu

thuyết đậm đặc ngôn từ độc thoại nội tâm, là dạng diễn ngôn hướng nội, tái hiện chấn thương tinh thần con người thông qua hồi tưởng, ký ức tưởng đứt gẫy chắp nối nhưng lại liền mạch với hiện tại, có sự đồng hiện của hai chiều thời gian trôi miên man theo “dòng ý thức” của nhân vật

Trong không khí cởi mở của công cuộc đổi mới và hội nhập văn học, văn hoá hiện nay, các nhà tiểu thuyết đã có điều kiện tiếp thu những sáng tạo nghệ thuật của các nền tiểu thuyết thế giới Tiểu thuyết Việt Nam đã vận dụng thủ pháp dòng ý thức như một phương tiện đi vào thế giới tâm linh một cách hiệu quả Kỹ thuật dòng ý thức sử dụng thời gian đồng hiện, hồi ức, hoài niệm, dòng suy tưởng, giấc chiêm bao nhằm để nhân vật tự bộc lộ những miền sâu kín của tâm hồn nằm ngoài vòng kiềm toả của ý thức con người Giấc mơ và hồi ức là đặc điểm của nhân vật dòng ý thức Nhiều tiểu thuyết trong thời kỳ đổi mới đã sử dụng môtip giấc mơ, giấc chiêm bao như một ngôn ngữ độc thoại đặc biệt để giải mã thế giới vô thức

của con người: Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Người đi vắng (Nguyễn Bình Phương), Thiên sứ (Phạm Thị

Hoài)

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm cũng là thứ ngôn ngữ giàu chất thơ, đậm suy tư và chất chứa tâm trạng, nỗi buồn của nhân vật Ngôn ngữ nội tâm được bố trí một cách đứt quãng, lộn xộn, tương ứng với dòng tâm tư của nhân vật, bộc lộ những mong manh, hư ảo, những phép lặp, phép điệp như gieo thêm nỗi buồn, nỗi nhớ Những câu văn được viết như cấu trúc của những câu thơ mang lại hiệu quả nghệ thuật cho tiểu thuyết Chinatown của Thuận: “Tôi không biết Thuỵ ở đâu, gặp ai, làm gì những ngày ấy Hai năm sau tôi thấy Duras theo người tình vào chợ Lớn Phố nào cũng nhà hai tầng

Trang 28

Nhà hai tầng, bảng hiệu chữ Hoa, hai cái đèn lồng Tôi không biết Thuỵ ở đâu, gặp ai, làm gì Đến bây giờ tôi cũng không biết Thuỵ ở đâu, gặp ai, làm gì Mười hai năm rồi, tôi muốn gặp Thuỵ để hỏi Cuộc sống riêng của Thuỵ hiện nay ra sao Tôi không cần biết Nhưng tôi muốn biết những ngày

ấy Thuỵ ở đâu, gặp ai, làm gì Trong những ngôi nhà hai tầng, bảng hiệu chữ Hoa, hai cái đèn lồng Những ngày ấy (…) Không thấy Thụy đâu” Đoạn văn có cấu trúc như một bài thơ dài, với những điệp khúc của nỗi nhớ như mạch sóng ngầm liên tục cuộn xoáy, tạo nên những rung ngân da diết Những dòng độc thoại nội tâm giàu chất thơ đã giúp nhân vật thể hiện một cách trọn vẹn nhất những góc kín, đầy ẩn mật của tâm hồn, góp phần làm tha thiết hơn nỗi nhớ của người thiếu phụ tha hương, cô đơn trên xứ lạ

Những tiểu thuyết Thiên sứ, Nỗi buồn chiến tranh, Trí nhớ suy tàn, Thoạt

kỳ thuỷ, Tấm ván phóng dao, Gia đình bé mọn, Nhân gian… là những tác

phẩm dung chứa trong cấu trúc thể loại tính thơ rõ nét Sự xâm nhập, thẩm thấu chất thơ vào cơ cấu nội tại của tiểu thuyết, biểu hiện qua những dòng độc thoại nội tâm đã giúp tác phẩm có thể khám phá thế giới tinh thần phong phú và phức tạp của con người một cách đầy đặn và nhân bản

Có thể thấy, nếu đưa những đối thoại về đúng dạng của nó, các đối thoại sẽ luôn thuộc về thì hiện tại Tuy nhiên, bằng cách kéo đối thoại vào những dòng độc thoại nội tâm, đối thoại đã thuộc về dòng hồi tưởng miên man của nhân vật Quá khứ thật xa xôi nhưng cũng như vừa mới đây, như

là “dĩ vãng phía trước” Quá khứ vừa khách quan nhưng cũng thật chủ quan qua góc nhìn của người hồi tưởng Những giọng nói được vang vọng trỗi dậy từ quá khứ Chính điều đó đã tạo nên một thứ ngôn ngữ trần thuật vừa mới mẻ, hiện đại vừa đạt hiệu quả thẩm mĩ trong tiểu thuyết Việt Nam

từ sau Đổi mới Tất nhiên, để đạt đến cái gọi là “tiểu thuyết đa thanh” như Bakhtin đưa ra trong lý thuyết tiểu thuyết của ông, thì phía sau tính đa âm của ngôn ngữ, giọng điệu phải là tính đa âm của tư tưởng: giọng trần thuật

là nơi hội ngộ các luồng tư tưởng, đối thoại với nhau, ánh xạ lên nhau, chi

Trang 29

phối và cấu tạo lẫn nhau Ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 đã nỗ lực hướng đến sự đa thanh, đến tính đa âm nhưng hầu như đó là sự đa âm

về sắc điệu cảm xúc, về sắc thái thẩm mĩ hơn là khuynh hướng tư tưởng

1.2 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái

1.2.1 Về tác giả Nguyễn Khắc Trường

1.2.1.1 Tiểu sử và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Khắc Trường

Nguyễn Khắc Trường, sinh ngày 6 tháng 7 năm 1946 tại Đồng

Hỷ - Thái Nguyên Năm 1965, ông nhập ngũ và phục vụ trong Quân chủng Phòng không Sau khi tốt nghiệp Trường viết văn Nguyễn Du, ông chuyển

về làm biên tập viên văn xuôi tại tạp chí Văn nghệ Quân đội Ông trở thành thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1982 Năm 1993 ông chuyển

về công tác tại tổ văn xuôi của báo Văn nghệ Năm 2003, khi đang là Phó Tổng biên tập Báo Văn Nghệ, ông chuyển sang làm Phó giám đốc Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội nhà văn đến năm 2011 thì nghỉ hưu Hiện ông là Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam Hiện ông sống tại

Hà Nội

Là một nhà văn viết về thể loại các tác phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó, tác phẩm tiêu biểu nhất của ông Mảnh đất lắm người nhiều

ma đã được đạo diễn Nguyễn Hữu Phần dựng thành phim truyền hình Đất

và Người ra mắt công chúng năm 2002 Các tác phẩm chính của ông gồm có: Cửa khẩu (Tập truyện vừa, 1972); Thác rừng (Tập truyện ngắn, 1976);

Miền đất Mặt trời (tập truyện), 1982; Mảnh đất lắm người nhiều ma (tiểu thuyết), 1990

Ông nhận được giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ và Đài tiếng nói Việt Nam 1986 với tác phẩm Gặp lại anh hùng Núp, giải thưởng

Hội nhà văn Việt Nam 1991 với tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma

và giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật năm 2000

Trang 30

Sáng tác của Nguyễn Khắc Trường không nhiều như các nhà văn khác, nhưng ông đã để lại được dấu ấn trong lòng độc giả với phương châm sáng tác: "Văn chương cần nhất là nói thật" Ông quan niệm: "Đã gọi là viết tiểu thuyết thì phải đặt một vấn đề gì đó càng được xã hội quan tâm càng tốt Song ta thường đặt những vấn đề hời hợt, xa đời sống, bởi tác giả thường không dám nói hết mình"

1.2.2.1 Về tiểu thuyết "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của Nguyễn Khắc Trường

Mảnh đất lắm người nhiều ma là tên một tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn

Khắc Trường được sáng tác vào năm 1988 Mảnh đất lắm người nhiều ma

được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Khắc Trường viết về nông thôn Việt Nam Tiểu thuyết này từng được dựng thành phim truyền hình với tiêu đề Đất và người năm 2002 bởi đạo diễn Nguyễn Hữu Phần,

và nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991

Không gian của câu chuyện là địa bàn nông thôn ven sông Công (Thái Nguyên) trong thời gian năm 1988, khi mà Việt Nam đang bắt đầu thời kỳ đổi mới Nội dung chính của tiểu thuyết là sự đấu đá cá nhân của hai dòng

họ, họ Vũ và họ Trịnh ở làng Giếng Chùa, mà đại diện là Vũ Đình Phúc (trưởng họ Vũ) và anh em Trịnh Bá Hàm (trưởng họ Trịnh), Trịnh Bá Thủ (em của Hàm, bí thư Đảng ủy của xã) Đây là hai họ lớn nhất và có máu mặt nhất trong làng: nhiều người giàu có, nhiều người có quyền chức là đi thoát ly

Mối hiềm khích giữa hai họ này qua lời kể lại trong tác phẩm thực ra

đã kéo dài từ nhiều đời trước và đến đời Phúc-Hàm thì trực tiếp liên quan đến mối tình thù Trước kia, khi còn trẻ, Phúc có quan hệ yêu đương với bà Son (lúc đó Phúc đã có vợ), sau đó vì nhát gan mà bỏ bà Son Bà Son sau

đó bị bố mẹ ép gả cho Hàm (có biệt danh Hàm thọt), sau khi cưới nhau, Hàm phát hiện ra vợ mình đã bị mất trinh khiến cho bà Son vì cớ đó sợ hãi phải sống như một cái bóng, tự coi mình là con tôi đòi trong nhà để đổi lấy

Trang 31

việc Hàm để cho mình sống yên ổn trong nhà Đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến Hàm rất thù Phúc.

Câu chuyện cứ xoay quanh những ân oán hai họ, và những đấu đá trong làng quê, được nâng cao lên quan điểm thành ra sự đấu đá trong chi

bộ Đảng CSVN của xã mà ở đó Thủ làm bí thư xã, Phúc là chủ nhiệm hợp tác xã Đỉnh cao của ân oán là việc ông Hàm âm mưu đào mộ bố Phúc (mới mất) để yểm bùa nhằm ám hại dòng họ Phúc nhưng bị phát hiện, sau đó bị bắt giam Thủ dùng chị dâu mình là bà Son lừa cho ông Phúc rơi vào bẫy,

vu oan cho hai người có tình ý, viết biên bản và bắt ép Phúc phải hòa giải

để cứu ông Hàm Sau đó lại dùng biên bản này để ép bà Son phải giả mạo đơn tố cáo Phúc có ý định cưỡng hiếp mình Mâu thuẫn được đẩy cao lên đỉnh điểm khi bà Son bị cưỡng bách cao độ, xấu hổ và không còn lối thoát

đã nhảy xuống sông tự vẫn và Phúc là người đầu tiên vớt xác bà

Câu chuyện cũng gắn liền với một mối tình oan trái là con gái của ông Hàm, Đào yêu Tùng, cháu gọi ông Phúc bằng cậu (mẹ Tùng là chị gái ông Phúc, người họ Vũ) Tùng là Đảng viên tốt, cựu quân nhân, có trí vươn lên

và muốn vượt qua những định kiến dòng họ, đồng thời cùng những Đảng viên tốt khác muốn xóa bỏ những bóng đen hắc ám trong chi bộ Đảng, làm trong sạch đội ngũ để xây dựng quên hương Cùng sát cánh với Tùng còn

có Trung tá Chỉnh, bạn chiến đấu của bố Tùng, cả hai thành một cặp Đảng viên đang vươn lên để xây dựng nền nếp mới cho chi bộ Chuyện tình của Tùng và Đào tưởng chừng như dang dở sau khi chính Tùng phát hiện ra việc ông Hàm có ý đồ đào mộ và báo cho ông Phúc Mâu thuẫn của họ được giải quyết ở cuối chuyện nhờ nhân vật nữ khác là Minh, bạn của Đào, cũng là một người thầm yêu Tùng

Ngoài ra, chuyện cũng mô tả những chuyện rắc rối "quanh lũy tre làng" thông qua những quan hệ phức tạp, và những nhân vật rất thú vị khác như cặp tình nhân ông Quản Ngư - bà Đồ Ngật, hay chuyện Tám lé cố ngóc đầu lên khỏi cuộc sống bí bách, hay những hành vi bất nhân của ông Phúc

Trang 32

với chính bố mẹ, anh em của mình trong Cải cách ruộng đất Câu chuyện cũng bị che phủ bởi những "bóng ma", từ huyền thoại ma ám của nhân vật Quỳnh - Quềnh cho đến sự hiện diện của một thầy mo - cô Thống Bệu Nhưng thực chất của những bóng ma đó được lý giải vừa đơn giản mà lại rất triết lý của chính người trừ ma - cô Thống Bệu: "Đừng tưởng đất này đã hết ma Ma còn đang đẻ sinh đôi sinh ba nữa cơ đấy! Các vị có nhớ hôm trước hợp tác họp để đòi chia ruộng khoán không? Cứ như cuộc chọi gà, chọi trâu ngày xưa! Chả ai chịu nhả miếng nào Cả làng có mỗi xứ Đồng Chùa là thượng đẳng điền, thì từ ông cán bộ đến bà xã viên, ai cũng muốn

vơ giật về mình Có đời thuở nào anh em ruột cũng cãi nhau, tranh nhau đất hương hỏa ngay ở đấy Vợ chồng ông Tý hỏi mới kinh, bỏ nhau mỗi người một niêu, hợp tác giao ruộng, ai cũng tranh thửa tốt Vợ chồng thách nhau giữa làng: mày mà làm ông phá Mấy là đòi ruộng cũ không được thì bù lu

bù loa lên, cứ nhao nhao như chào mào ăn dom! Xưa nay người ta chỉ sợ người chết chứ ai sợ người sống? Có đúng không hở? Chỉ sợ ma chứ ai sợ người có phải không hở? Thế mà hôm ấy tôi đi nhận ruộng hộ con cháu, thấy hốt quá Nhìn chả thấy người đâu, toàn ma Những thân người sống ngồi đấy mà mà cấm còn nhận ra ai nữa."

Tiểu thuyết kết thúc dang dở khi những mâu thuẫn bắt đầu được hạ nhiệt và những bóng đen hắc ám bắt đầu lộ ra mặt, mối tình Tùng - Đào bắt đầu có tín hiệu tốt đẹp và kết thúc bằng việc nhân vật Minh lặng lẽ khóc sau khi làm cầu nối hòa giải cho hai người

1.2.2 Về tác giả Hồ Anh Thái

1.2.1.1 Tiểu sử và sự nghiệp của tác giả Hồ Anh Thái

Hồ Anh Thái sinh ngày 18 tháng 10 năm 1960 tại Hà Nội Nguyên quán ông ở Nghệ An Ông theo học bậc Đại học ngành Quan hệ Quốc tế Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia viết báo và làm công tác ngoại giao ở nhiều quốc gia Âu - Mỹ, đặc biệt là Ấn Độ, Iran Giỏi ngoại ngữ, ông là một nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu Ấn Độ, giảng viên Hiện nay ông

Trang 33

là Tiến sĩ ngành Văn hóa phương Đông, công tác tại Bộ Ngoại giao Việt Nam, với chức vụ hiện tại là Tham tán công sứ, Phó Đại sứ Việt Nam tại Iran.

Hồ Anh Thái là một nhà văn đương đại của Việt Nam Ông được xem như một hiện tượng văn chương của thế hệ văn nhân thời hậu chiến sau

1975 Khởi nghiệp viết văn, Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng, với giọng văn trẻ trung, tươi mới, về đời sống thanh niên, sinh viên với những cuộc phiêu lưu, những khát khao khám phá đời sống Những tác phẩm tiêu

biểu của ông thời gian này được biết đến là "Trong sương hồng hiện ra",

"Người và xe chạy dưới ánh trăng", "Người đàn bà trên đảo", truyện ngắn

"Món tái dê", "Chàng trai ở bến đợi xe"

Đầu những năm 1990, sau nhiều năm nghiên cứu và làm việc ở nhiều nước Âu - Mỹ, đặc biệt là 6 năm tại Ấn Độ, ông trở lại văn đàn với những

chùm truyện ngắn độc đáo, hài hước mà thâm trầm về Ấn Độ: "Người

đứng một chân", "Người Ấn", 'Tiếng thở dài qua rừng kim tước", "Cuộc đổi chác"

Từ năm 2000, ông có những tác phẩm được đánh giá cao và gây tranh

luận như "Cõi người rung chuông tận thế", "Tự sự 265 ngày", "Bốn lối vào

nhà cười", "Mười lẻ một đêm" Năm 2000, ông được bầu là chủ tịch Hội

Nhà văn Hà Nội cho đến năm 2010 Ông cũng được bầu là ủy viên ban Chấp hành hội Nhà văn Việt Nam từ 2005 đến 2010

Năm 2007, ông trở lại với đề tài Ấn Độ bằng tiểu thuyết "Đức Phật,

nàng Savitri và tôi" Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học Việt Nam

tái hiện chân dung Đức Phật thông qua một cốt truyện hấp dẫn, một văn phong giản dị, một đa cấu trúc có hiệu quả mở rộng chiều kích không gian

và thời gian Tác phẩm của Hồ Anh Thái thường mang tính triết luận, bao quát số phận của người Việt và đất nước thời hiện đại Ông là nhà văn có phát kiến về ngôn ngữ, tạo cho tiếng Việt thêm màu sắc, đa nghĩa và khả năng biểu đạt phong phú hơn Những tác phẩm tiêu biểu của ông vì vậy

Trang 34

cũng khó chuyển dịch sang ngôn ngữ khác Sách của ông thường được phát hành với số lượng lớn và đã được dịch ra hơn 10 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Thụy Điển

Ông được nhận khá nhiều giải thưởng như: Giải thưởng truyện ngắn

1983-1984 của báo Văn nghệ (truyện Chàng trai ở bến đợi xe) Giải thưởng

văn xuôi 1986-1990 của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao

động Việt Nam (tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng) Giải thưởng

văn học 1995 của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam (tập truyện

ngắn Người đứng một chân) Giải thưởng (hạng mục văn xuôi) của Hội Nhà văn Hà Nội 2012 (cho tác phẩm SBC là săn bắt chuột).

Hồ Anh Thái đã góp phần tạo nên một động hình ngôn ngữ mới và giọng điệu văn xuôi khác hẳn so với văn xuôi 1945-1975 Thông điệp của

Hồ Anh Thái mang đến không hiện ra lộ liễu mà toát lên từ tình thế, qua các biểu tượng thấm đầy chất ảo

1.2.1.2 Về tiểu thuyết "Mười lẻ một đêm" của tác giả Hồ Anh Thái Mười lẻ một đêm ra mắt công chúng lần đầu tiên năm 2006, khi mà

tiểu thuyết Việt đã có những trang viết thành danh, thể hiện rõ lối cách tân mạnh mẽ Nhưng Hồ Anh Thái vẫn không bị che mờ bởi những tên tuổi cùng thời và của cả chính mình, ông vẫn thể hiện được một lối kể chuyện riêng, có sự nối tiếp của những sáng tạo trước đó và có những tiến bộ rõ rệt sau này, dần hình thành một phong cách rất riêng, rất độc đáo

Bằng tiếng cười, tác giả của Mười lẻ một đêm đã phanh phui những sự

thật mà nghiệm nhiên người ta nghĩ như nó không bao giờ tồn tại trong một thế giới văn minh Mặt khác, nhà văn cũng buộc độc giả phải nhận thức một sự thật: Trong cuộc sống này, ở đây, ngay bây giờ, tất cả đều đang ngổn ngang, và chắc hẳn để có một trật tự mọi người chúng ta sẽ cần phải mất nhiều thời gian và nỗ lực hơn nữa

Mười lẻ một đêm không phải là câu chuyện của một đời người mà đó

là câu chuyện của một xã hội đầy ắp những bi hài đầy màu sắc qua lời trần

Trang 35

thuật của nhân vật trong truyện Câu chuyện này được mở đầu bằng tình huống dở khóc dở cười, như một lát cắt thời gian ngang một chuỗi những câu chuyện, trong một không gian rất chật hẹp: một đôi tình nhân lâm tình huống, bị nhốt trên căn hộ tầng 6 chung cư suốt mười ngày lẻ một đêm Tình huống này, xét từ góc độ báo chí, có thể viết gọn vào một mẩu tin: Một đôi yêu nhau thời trẻ, rồi chia tay, họ cũng dều đã lập gia đình Sau mười sáu năm tình cũ không rủ cũng gặp, họ được người bạn cho mượn căn hộ tầng 6 Anh họa sỹ chuyên trồng chuối tốt bụng, hồn nhiên khóa cừa buổi sáng, hẹn chiều về giải phóng cho đôi tình nhân , nhưng anh ta mất hút luôn mười lẻ một đêm bị nhốt, đôi tình nhân đã nếm đủ mọi hỷ nộ ái ố của cuộc đời thu nhỏ, trong cái tình thế oái oăm, cho đến khi vận may mỉm cười đã giải thoát họ khỏi cảnh ngộ dở khóc dở cười ấy Và một cái kết không hề tốt đẹp: đôi tình nhân chia tay vĩnh viễn.

Có thể nói rằng, Hồ Anh Thái đã thực sự cao tay trong tiểu thuyết này

Cả tiểu thuyết có thể tóm gọn trong một cái tin ngắn như những cái tin được in trên báo chí hằng ngày Cách trần thuật chuyện ở đây cũng thế Thoạt nhìn, chúng ta có thể thấy tác giả có phần lan man, vặt vãnh, nói quá lên những chuyện đời sống thường nhật, nhưng đọc kỹ, suy ngẫm kỹ càng,

ta lại thấy nhiều điều đau xót, đáng khóc, đáng cười, đáng suy nghĩ về nhân tình thế thái, xã hội, cuộc đời Chính đằng sau cái lối viết kiểu như thông tin phóng sự ấy có vẻ như hời hợt vẻ trên bề mặt, lại là một góc nhìn có chiều sâu nhân thế, là cái giọng điệu chế giễu, nhiệu nhãi thâm sâu của Hồ Anh Thái với nhiều điều đáng nói, đáng bàn

Câu chuyện được mở đầu khi tác giả đưa đẩy khá cẩn thận, như chờ đợi sự kiên nhẫn, sự khoan dung của người đọc Trong khoảng thời gian có

Mười lẻ một đêm người đọc sẽ cùng trải qua suy nghĩ của hai nhân vật

chính trong câu chuyện được tác giả mô tả trong một hoàn cảnh rất đặc biệt

Có một người đàn ông và một người đàn bà tìm thấy nhau và bị nhốt trong căn hộ trên tầng sáu suốt mười một ngày đêm Mười lẻ một đêm, và mười

Trang 36

lẻ một ngày Thực ra cũng không phải là hai người bị nhốt Người đàn ông

và người đàn bà cần có một căn phòng, ở với nhau một buổi sáng Họ đến với nhau và mượn căn hộ này của một người bạn Hai nhân vật chính được gọi là "chị" và "anh" thôi nhưng câu chuyện không dừng lại ở mối tình khá đặc biệt của họ Sự không liên lạc của hai nhân vật chính trong một thời gian khá dài chỉ là một cái bình phong cho tác giả đề cập đến một xã hội đang phát triển và đổi thay từng ngày cùng với những thanh sắc đa dạng Chuyện mười lẻ một ngày đêm không chỉ là chuyện của hai con người mà còn là chuyện của mọi người, của một thời đại, một xã hội, của hôm qua và hôm nay Tất cả được ghi chú trong cái nhìn mới mẻ để rồi bất ngờ thu hẹp lại, sắc nét và tinh quái Hồ Anh Thái dường như không buông tha bất cứ điều gì từ chuyện các trường phái gây ấn tượng, các họa sỹ thời nay dến chuyện khu chung cư hiện đại nhưng không có đường điện thoại do đầu tư không đồng bộ, chuyện nước non, chuyện sóng điện thoại di động chập chờn đến chuyện giường chiếu, chuyện nhà nghỉ phòng trọ, các kỹ thuật tự động cho tới những chuyện vệ sinh vô tư của những người dân nơi công cộng, chuyện cô gái ba mươi tuổi chưa chồng vì suy nghĩ quá chín chắn, chuyện các doanh nhân thời mở cửa yêu tỉnh táo, chuyện các đôi quyền cao chức trọng dắt díu nhau tìm các trang trại khai hoang Xuyên suốt cả câu chuyện là một giọng văn hài hước, châm biếm, có khi tự trào của tác giả, người đọc cười ra nước mắt khi thấy các chi tiết một ông bộ trưởng nhận

quà cấp dưới sao chỉ có mỗi cái đầu nhỉ?!.

Cuộc đời nhân vật "anh" thì ba chìm bảy nổi, anh kinh doanh du lịch khi mở cửa rồi lại làm nhà sản xuất phim khi cơ chế thị trường nhưng rồi vì con đã tránh xa nhiều nơi hư ảo ấy để rồi nhận ra những mặt trái của cuộc sống "Chị" thì từ vị trí của tiểu thư "danh gia vọng tộc" trở thành phu nhân của từng lớp mới giàu có thăng quan tiến chức hay như đầu cơ mua đất giá

rẻ xem ra cũng chỉ là mua vui cho qua ngày của những người quá thừa tiền Cuộc ngoại tình trớ trêu của hai nhân vật chính được đưa đến đỉnh điểm khi

Trang 37

mà họ bị nhốt một cách không cố ý, lơ lửng dường như cả thế giới này dừng tồn tại bởi những lý do tế nhị, bởi việc tạo ra những chuẩn mực đạo đức để rồi lại bị chính cái đó cấm cự.

Mượn cớ là một câu chuyện tình nhưng cảm nhận của chúng ta lại xa hơn rất nhiều phải chăng những trăn trở của đời thường vẫn còn vương vấn đâu đây khi mà đọc truyện để rồi thấy một chút gì của mình trên đó, để rồi giật mình, hoặc có người khác sẽ mỉm cười khi gấp lại quyển sách trên tay Nhưng dù sao đi chăng nữa, chỉ riêng việc khiến cho độc giả có thể cười

khi đọc Mười lẻ một đêm – trong bối cảnh một nền văn học quá ưa đạo mạo

nghiêm túc đã là một thành công của Hồ Anh Thái Milan Kundera trong

tập Những di chúc bị phản bội đã nói:"Tôi đau thắt, khi nghĩ đến ngày

Panurge không còn gây cười" Văn học là sự phản ánh chân thực cuộc đời,

Hồ Anh Thái đã làm được điều đó Chính những nét mới lạ, độc đáo cả về nội dung lẫn hình thức của tiểu thuyết Mười lẻ một đêm đã đem lại những dấu ấn, những trải nghiệm thú vị cho công chúng Đó là một câu chuyện rộng lớn về cuộc sống, thể hiện một cái nhìn bao quát, khả năng phản ánh

và phân tích những tồn tại xã hội, một tài bút hài hước kiểu mới của tác giả Tác phẩm đã một lần nữa khẳng định vị trí của Hồ Anh Thái, thể hiện những bước tiến dài của ông trong nghệ thuật tiểu thuyết ngày nay

1.3 Tiểu kết chương 1

Trong chương này, chúng tôi đã đi tìm hiểu những tiền đề lý thuyết liên quan đến đề tài để làm cơ sở cho việc khảo sát thành ngữ trong hai tiểu

thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Mười lẻ

một đêm của Hồ Anh Thái Đó là các vấn đề: lịch sử vấn đề; khái quát về

thành ngữ tiếng Việt; cuộc đời sự nghiệp của Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái

Về lịch sử vấn đề, chúng tôi đã tìm hiểu các công trình nghiêm cứu về thành ngữ, về cách sử dụng thành ngữ trong hành chức, trong tác phẩm nghệ thuật, cấu tạo thành ngữ Chúng tôi nhận thấy rằng, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu thành ngữ dưới nhiều góc độ: như cấu tạo, ngữ nghĩa, ngữ

Trang 38

pháp, thi pháp, nhưng chưa có tác giả nào đi vào nghiên cứu thành ngữ dưới góc nhìn dụng học của một tác phẩm cụ thể, thể hiện cách sử dụng thành ngữ của nhà văn Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái.

Về thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi đã tìm hiểu về khái niệm thành ngữ, các đặc trưng và phân loại thành ngữ, phân biệt thành ngữ với tục ngữ, thành ngữ trong tác phẩm nghệ thuật Thành ngữ có những đặc trưng cơ bản như: có tính ổn định, cố định về số lượng thành tố và cấu trúc, có tính hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa, thành ngữ chỉ làm một thành phần tương đương với từ trong cấu tạo câu Về mặt cấu tạo, dựa vào phương thức cấu tạo nghĩa, chúng ta có thể phân thành hai loại lớn: thành ngữ ẩn dụ và thành ngữ so sánh Chúng tôi đã phân biệt thành ngữ với tục ngữ dựa trên

ba tiêu chí: nội dung ý nghĩa, chức năng, hình thức cấu tạo

Về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của hai tác giả Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái, chúng tôi đi vào tìm hiểu những đóng góp mới mẻ của hai tác giả cho nền văn học nước nhà đương đại Đồng thời chúng tôi được dịp tiếp cận lối viết, lối trần thuật riêng, độc đáo của từng người ở hai tác phẩm cụ thể, trong những diễn trình thời gian khác nhau Đặc biệt, trong việc sử dụng thành ngữ một cách hiệu quả và sự vận động phát triển của thành ngữ đương đại trong sáng tạo văn chương của hai ông Điều này

đã góp phần tạo nên phong cách, cá tính sáng tạo rất riêng, rất độc đáo của từng tác giả

Trang 39

Chương 2

THÀNH NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI

NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG VÀ TIỂU THUYẾT

MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI XÉT TRÊN BÌNH DIỆN

Qua khảo sát, thống kê, chúng tôi tổng hợp bảng phân loại như sau:

Bảng 2.1: Bảng thống kê số lượng thành ngữ, tục ngữ trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Mười lẻ một

đêm của Hồ Anh Thái

Thành ngữ nguyên dạng Thành ngữ biến thể Tục ngữ

Số lượng Số lần xuất hiện Số lượng Số lần xuất hiện lượng Số

Số lần xuất hiện

Số lượng Tỷ lệ % Số lần Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lần Tỷ lệ % Số lần Tỷ lệ % Nguyễn Khắc

Trường 337 382 309 91,69% 354 92,67% 46 13,64% 51 13,35% 85

Hồ Anh Thái 112 131 99 88,39% 118 90,07% 9 7,94% 11 8,39% 27

Qua bảng thống kê trên, chúng ta thấy Nguyễn Khắc Trường và Hồ Anh Thái sử dụng khá nhiều thành ngữ trong một tiểu thuyết của mình

Với tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma có dung lượng 423

trang, tác giả Nguyễn Khắc Trường đã sử dụng 337 thành ngữ với 382 lần

xuất hiện, trong đó thành ngữ nguyên dạng là 309, chiếm (91,69%) với 354

lần xuất hiện, thành ngữ biến thể là 46, chiếm (13,64%) với 51 lần xuất

hiện (Xem phụ lục 1)

Trang 40

Trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của tác giả Hồ Anh Thái, có dung

lượng 338 trang, tác giả đã sử dụng 112 thành ngữ với 131 lần xuất hiện Trong đó, thành ngữ nguyên dạng là 99, chiếm (88,39%) với 118 lần xuất hiện, thành ngữ biến thể là 9 với 11 lần xuất hiện, chiếm (8,39%) (Xem phụ lục 2)

Trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy ở hai tiểu thuyết trên, cả hai tác giả đều sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ với tần suất xuất hiện cao Đặc biệt Nguyễn Khắc Trường là tác giả đã sử dụng số lượng thành ngữ nhiều hơn tác giả Hồ Anh Thái, với dung lượng tiểu thuyết

Mảnh đất lắm người nhiều ma là 423/338 trang của Mười lẻ một đêm,

nhiều hơn 85 trang, nhưng số lượng thành ngữ Nguyễn Khắc Trường đã sử dụng có số lượng áp đảo 337/112 của Hồ Anh Thái

Các thành ngữ được hai tác giả sử dụng đã phát huy tốt khả năng diễn đạt, tạo chiều sâu cho các ngữ cảnh và đạt được hiệu quả nghệ thuật cao Đặc biệt, số lượng thành ngữ biến thể khá nhiều, số lượng thành ngữ mới tạo (kiểu diễn đạt mới) do sự phát triển của thời đại mới cũng được các tác giả đưa vào sử dụng có hiệu quả Việc so sánh sử dụng thành ngữ trong tiểu thuyết của hai tác giả cách nhau khoảng gần 20 năm cũng cho cho thấy nhiều điều thú vị Trước hết là cho thấy được bức tranh về sự phát triển của thành ngữ Việt Nam nói chung và thành ngữ đương đại gắn với thời kỳ phát triển kinh tế thị trường nói chung Ở mảng này, tác giả Hồ Anh Thái

đã sử dụng nhiều thành ngữ lần đầu tiên xuất hiện như "cháu quan chắt

tướng", "được voi thì đòi hai Bà Trưng", "nhà mặt phố bố làm to" Trái

lại, Nguyễn Khắc Trường lại sử dụng rất nhiều thành ngữ nguyện dạng với

tần suất xuất hiện nhiều lần trong nhiều ngữ cảnh khác nhau như "tai qua

nạn khỏi"(5lần), "ném đá giấu tay"(5lần), "bôi gio trát trấu"(4 lần),"chân lấm tay bùn"(3lần)

Ngày đăng: 23/01/2016, 22:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Văn học, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới văn học vì sự phát triển”, "Văn học
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1995
2. Phan Mậu Cảnh (1995), “Về mối quan hệ giữa đầu đề và tác phẩm”, Văn học, (7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về mối quan hệ giữa đầu đề và tác phẩm”, "Văn học
Tác giả: Phan Mậu Cảnh
Năm: 1995
3. Phan Mậu Cảnh (2008), Lý thuyết và thực hành văn bản tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết và thực hành văn bản tiếng Việt
Tác giả: Phan Mậu Cảnh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
4. Lê Nguyên Cẩn (1998), Thế giới kỳ ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma từ cái nhìn văn học, Tạp chí Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới kỳ ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma từ cái nhìn văn học
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Năm: 1998
5. Đỗ Hữu Châu (1993), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
6. Đỗ Hữu Châu (1996), Giản yếu về ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giản yếu về ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
7. Đỗ Hữu Châu (1996), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
8. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2003
9. Việt Chương (1995), Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao, Nxb Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Tác giả: Việt Chương
Nhà XB: Nxb Đồng Nai
Năm: 1995
10.Nguyễn Đức Dân (1986), “Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ, sự vận dụng”, Ngôn ngữ, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ, sự vận dụng”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1986
11.Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
12. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (1997), Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1997
13. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh (2000), Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa thể thao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Vũ Dung, Vũ Thúy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thể thao
Năm: 2000
15.Thiều Đức Dũng (2007), Cảm hứng trào lộng trong sáng tác Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm hứng trào lộng trong sáng tác Hồ Anh Thái
Tác giả: Thiều Đức Dũng
Năm: 2007
16.Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ và nhận diện từ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1996
17.Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
18.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
19.Hoàng Văn Hành (1976), “Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Năm: 1976
20.Hoàng Văn Hành (1978), “Thành ngữ trong tiếng Việt”, Văn hóa dân gian, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ trong tiếng Việt”, Văn hóa dân gian
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Năm: 1978
21.Hoàng Văn Hành (1999), “Thành ngữ trong tiếng Việt”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thành ngữ trong tiếng Việt”
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w