Qua đó có thể thấy trong văn học viết về nông thôn thời hiện đại các tác giả đã đi sâu khám phá một nông thôn đa dạng nhiều tầng, khám phá mặt nổi và những mặt chìm trong đời sống nơi đâ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
VŨ THỊ THANH
VĂN HÓA NÔNG THÔN TRONG
MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA
CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
VÀ DÒNG SÔNG MÍA CỦA ĐÀO THẮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
HÀ NỘI, 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
VŨ THỊ THANH
VĂN HÓA NÔNG THÔN TRONG
MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA
CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
VÀ DÒNG SÔNG MÍA CỦA ĐÀO THẮNG
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số : 60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP
HÀ NỘI, 2015
Trang 3Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS TS Nguyễn Đăng Điệp – người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn với tinh thần khoa học, nghiêm túc
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Tổ Lý luận văn học, Phòng sau đại học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
Xin cảm ơn thầy cô, bạn bè và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Học viên
Vũ Thị Thanh
Trang 4Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưng nội dung tôi nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Học viên
Vũ Thị Thanh
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Đóng góp của luận văn 10
7 Cấu trúc của luận văn 10
NỘI DUNG 12
Chương 1 ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 12
1.1 Giới thuyết khái niệm 12
1.1.1 Văn hóa nông thôn 12
1.1.2 Văn hóa nông thôn trong văn học 16
1.2 Đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam hiện đại 18
1.2.1 Nông thôn trong văn học Việt Nam trước 1945 18
1.2.2 Nông thôn trong văn học giai đoạn 1945 – 1985 24
1.2.3 Nông thôn trong văn học Việt Nam từ 1986 đến nay 30
Chương 2 ĐỜI SỐNGVĂN HÓA VÀ SỐ PHẬN NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG VÀ DÒNG SÔNG MÍACỦA ĐÀO THẮNG 36
2.1 Những mối quan hệ cơ bản trong đời sống văn hóa nông thôn 36
2.1.1 Quan hệ dòng họ 36
2.1.2 Đời sống văn hóa qua phong tục, lệ tục 41
2.1.2.1 Đời sống văn hóa qua phong tục 41
Trang 62.2.1 Cải cách ruộng đất 49
2.2.2 Thời kì chuyển đổi mô hình xã hội 57
2.3 Số phận người nông dân Việt Nam trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông Mía của Đào Thắng 59
2.3.1 Người nông dân bị ràng buộc bởi định kiến và hủ tục 59
2.3.2 Số phận người phụ nữ 61
2.3.3 Con người tha hóa 71
Chương 3 NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ VĂN HÓA NÔNG THÔN TRONG MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNGVÀ DÒNG SÔNG MÍA CỦA ĐÀO THẮNG 78
3.1 Nghệ thuật miêu tả tính cách và tâm lí nhân vật 78
3.1.1 Nghệ thuật miêu tả tính cách 78
3.1.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật 87
3.2 Văn hóa nông thôn được miêu tả qua ngôn ngữ, giọng điệu 92
3.2.1 Ngôn ngữ nghệ thuật 92
3.2.2 Giọng điệu nghệ thuật 104
KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Với một đất nước có gần 80% dân số làm nông nghiệp và nông thôn là địa bàn cư trú chủ yếu của người dân như Việt Nam thì văn học viết về vùng đất này là một bộ phận có vị trí quan trọng không thể thiếu trong nền văn học dân tộc Như một quy luật tất yếu và cũng như có một sức hút bí ẩn chúng ta bắt gặp hiện thực xã hội nông thôn và đời sống người nông dân in dấu ấn lên hầu hết trang viết của các nhà văn Từ những câu ca dao, những khúc hát ru mộc mạc từ thuở xa xưa đến những vần thơ nhàn tản, tao nhã của các nho sĩ thời trung đại, gần hơn nữa là những nhà văn hiện đại Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Thạch Lam và sau này là các cây bút tài năng như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên, Nguyễn Khắc Trường, Đào Thắng…
Đặc biệt từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới với tinh thần tự do – dân chủ, nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật đã thổi vào văn chương một luồng sinh khí mới Nó cổ vũ mạnh mẽ sức sáng tạo của các nhà văn làm cho nhiều mảng đề tài mới được mở ra, nhiều bức màn bí ẩn đã được vén lên và nhiều góc khuất đã được chiếu rọi Tuy vậy, như sức hấp dẫn vốn có đầy bí ẩn của những làng quê Việt, văn học viết về nông thôn vẫn được đặc biệt quan tâm và góp phần làm nên sự phong phú của văn chương thời kì đổi mới
Trong văn học viết về nông thôn, vấn đề thu hút sự chú ý của các nhà văn, được họ quan tâm và đi sâu vào khám phá chính là văn hóa nông thôn, là những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy và gìn giữ hàng ngàn đời nay nơi những làng quê ẩn mình sau lũy tre xanh yên ả Đặc biệt với các nhà văn hiện đại, bằng tình yêu với mảnh đất còn nhiều nghèo khó nhưng chan chứa tình người này, họ đã chắt lọc những gì tinh túy nhất, tìm lấy những gì cốt lõi
Trang 8nhất trong văn hóa nơi đây làm tư liệu cho những sáng tác của mình Cũng bởi vậy mà tất cả những nét văn hóa truyền thống, những phong tục tốt đẹp, những lệ tục còn tồn tại hay sự thay đổi của đời sống và biến động của lịch sử được các nhà văn khắc họa phong phú, sinh động Từ đó số phận người nông dân được miêu tả tỉ mỉ và chân thực từ đời sống sinh hoạt bình dị gắn với ruộng đồng đến đời sống tinh thần đa dạng nhiều chiều và ngay cả những góc khuất trong số phận của họ cũng được tái hiện Làm được điều đó không có lí
do nào khác là tất cả đều được bắt nguồn từ tình yêu với mảnh đất và con người nơi đây của những người cầm bút
Từ thực tế trên có thể nhận thấy dù được nói lên một cách trực tiếp hay gián tiếp thì văn hóa nông thôn vẫn luôn thấp thoáng ẩn hiện trong những trang viết của các nhà văn và thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc
Vì vậy, chọn đề tài Văn hóa nông thôn trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông Mía của Đào Thắng,
chúng tôi có mong muốn phần nào khám phá những nét văn hóa tiêu biểu, độc đáo và đặc sắc của một vùng đất là cái nôi của hầu hết những người con nước Việt này Qua đó phần nào giải mã được sức hấp dẫn của một mảng đề tài vốn
đã rất quen thuộc nhưng luôn có sức quyến rũ khó chối từ
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Những nhận định chung về văn học và văn hóa nông thôn
Đề tài văn hóa nông thôn là một mảng đề tài lớn của văn học Việt Nam hiện đại, vì vậy xung quanh đề tài này có khá nhiều công trình nghiên cứu, tiểu luận khác nhau Tuy mỗi bài viết đề cập đến những vấn đề, khía cạnh khác nhau nhưng hầu hết các tác giả đều thống nhất với nhận định là văn xuôi viết về nông thôn thời đổi mới cần và đã có sự thay đổi vượt bậc
Trang 9Tác giả Trần Cương trong bài viết “Văn xuôi viết về nông thôn nửa sau những năm 80” (Tạp chí văn học số 4, năm 1995) đã nhận định về sự chuyển
biến của văn xuôi viết về nông thôn nửa sau những năm 1986 so với trước đó
là: “Đã có hai sự chuyển biến trong văn xuôi viết về nông thôn những năm sau 1986 so với trước đó là sự chuyển biến trong chủ đề và sự chuyển biến trong phạm vi bao quát hiện thực Về chủ đề lần đầu tiên xuất hiện hai chủ
đề thuộc về con người mà trước kia chưa có Đó là chủ đề về số phận con người và hạnh phúc cá nhân” Còn về phạm vi phản ánh hiện thực, các nhân
vật như đã nhìn nhận và phản ánh hiện thực nông thôn kĩ càng, họ thấy những
gì ở tầng sâu, mạch ngầm của đời sống nông thôn Qua đó có thể thấy trong văn học viết về nông thôn thời hiện đại các tác giả đã đi sâu khám phá một nông thôn đa dạng nhiều tầng, khám phá mặt nổi và những mặt chìm trong đời sống nơi đây
Trong Báo cáo tổng kết đợt 1 cuộc thi viết về nông thôn nhà nghiên cứu Hoàng Châu đã đưa ra nhận định: “Chính những tư tưởng dân chủ của thời đại đã tạo ra thành công cho các tác phẩm viết về nông thôn trong cuộc thi này” Như vậy bằng hiểu biết và sự tìm tòi, nghiên cứu của mình nhà nghiên
cứu này đã chỉ ra những ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử, xã hội đến những sáng tác về nông thôn của các nhà văn hiện đại
Tác giả Phạm Ngọc Tiến đã có cái nhìn lạc quan khi khẳng định nông thôn dù đứng trước những tác động mạnh mẽ của lịch sử nhưng thẳm sâu trong nó vẫn là sức hấp dẫn, là nơi tìm về cho mọi thế hệ con người sinh ra và
lớn lên từ mảnh đất này với bài viết Đề tài nông thôn không bao giờ mòn (nguồn: tuoitre.vn.2/12/2007)
Cùng quan điểm, trong một bài trả lời phỏng vẫn báo nông nghiệp Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã đưa ra những đánh giá vô cùng
xác đáng “Văn học về người nông dân và nông thôn tuy ít người theo đuổi
Trang 10nhưng vẫn chưa đến mức đoản mệnh”, “số lượng người viết về nông thôn nhiều hay ít không phải quá quan trọng mà quan trọng hơn nhiều là làm sao
để có được nhiều tác phẩm hay”
Bên cạnh đó còn rất nhiều những công trình, tiểu luận viết về văn hóa nông thôn xin được điểm qua như:
+ Văn xuôi viết về nông thôn - Tiến trình và đổi mới - Lã Duy Lan
(Nxb, khoa học xã hội Hà Nội, 2001)
+ Tìm kiếm những trang viết về nông thôn - Tác giả Đỗ Kim Cuông
về các sáng tác của hai nhà văn như sau:
Trang 11Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma ra mắt năm 1990 và đoạt
giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam Tác phẩm không chỉ trở thành một dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp viết văn của Nguyễn Khắc Trường mà còn nhận được sự quan tâm, đánh giá của giới nghiên cứu, phê bình qua nhiều công trình nghiên cứu và bài viết
Trước hết, sự thành công của cuốn tiểu thuyết đã đưa đến cuộc thảo
luận do báo Văn nghệ tổ chức ngày 25-1-1991, sau đó được tập trung in trên
tờ báo Văn nghệ số 11, ngày 16-03-1991
Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức nhận thấy nông thôn được Nguyễn Khắc
Trường nói đến là: “Nông thôn với cách nhìn chân thực và chủ động”, với
“nhiều chuyển động, xáo trộn, đấu tranh giữa cái tốt với cái xấu, tranh chấp nhau giữa các thế lực” Nông thôn “không cuộn lên trong các phong trào đấu tranh yêu nước, cải cách, hợp tác mà sôi lên từ những nguyên nhân bên trong, những chuyện làng xóm” Đó là một nông thôn hết sức bình dị với
cuộc sống thường ngày của người nông dân, một nông thôn được xem xét trên khía cạnh văn hóa và lối sống, một nông thôn với những đợt sóng ngầm mâu thuẫn từ những gì tưởng chừng gần gũi và giản đơn nhất
Giáo sư Phong Lê trong cuộc hội thảo này cũng đã nói: “Vấn đề trọng yếu gây ấn tượng sâu đậm là các vấn đề chìm và nổi, ở bề mặt và bề sâu trong sự đan xen đó Không chỉ là chất thơ, mà còn là bi kịch, và là những bi kịch Không chỉ là những con người nhân danh đủ dạng trong bài trừ tiêu diệt lẫn nhau mà còn là đủ dạng “dị dạng” bị đẩy ra hoặc bị vướng vào những cuộc giao tranh quyết liệt đó” Như vậy nông thôn ở đây không chỉ được xem xét trên bề mặt nữa mà đã được các nhà văn “đào sâu tìm tòi” nhằm khám phá
ra tất cả những gì xấu xa đang được che khuất như mặt sau của tảng băng trôi
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Thành công của tác giả là tạo được một không khí riêng cho tác phẩm, một không khí âm dương
Trang 12lẫn lộn, có nhân vật thật khó tách bạch đâu là phần quỷ, đâu là phần người” Qua đó có thể thấy thành công xuất sắc của tác giả là đã xây dựng
được hình ảnh những người nông dân tha hóa sau những Chí Phèo, Bá Kiến, Binh Chức…
Giáo sư Trần Đình Sử thì nhận thấy “Một hiện tượng xã hội nghiêm trọng, đáng quan tâm trong cuộc sống hiện nay là ý thức dòng họ, gia tộc đang gây trở ngại cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội công dân ở nông thôn” Và ý thức dòng họ đã được tác giả khắc họa như một tượng chìm sâu, ngấm ngầm, dai dẳng nhưng có vai trò rất lớn Bằng cái nhìn rất sâu sắc
và tinh tế ông đã nhận ra và chỉ ra được một trong những mặt hạn chế trong văn hóa tộc họ ở nông thôn- nơi người dân bị ảnh hưởng và ràng buộc sâu sắc bởi mối quan hệ khăng khít trong dòng họ
Bên cạnh đó là các ý kiến của một số cây bút xuất hiện trên một số các bài báo, chuyên luận khác
Tác giả Ngọc Anh trong bài viết “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường” (báo Giáo dục và thời đại, ngày 27/05/1991) đã đi sâu vào nghiên cứu những đặc trưng bút
pháp của Nguyễn Khắc Trường trong cuốn tiểu thuyết và đưa ra nhận định:
“Nguyễn Khắc Trường tỏ ra vững vàng, từ việc xây dựng truyện, xây dựng nhân vật đến sử dụng ngôn ngữ Trong tác phẩm của anh, sự việc nọ nối tiếp
sự việc kia, bi kịch này kéo theo bi kịch khác, nhiều sự kiện rối rắm phức tạp, nhưng tác giả đã nhìn vào bản chất của sự việc, giải quyết thấu đáo cứ như
sự việc đúng như nó đã xảy ra như thế… phải công nhận rằng tác giả Nguyễn Khắc Trường am hiểu nông thôn và có vốn ngôn ngữ rất phong phú”
Trong bài viết “Đọc Mảnh đất lắm người nhiều ma” (Tác phẩm mới,
Hà Nội, số 8, tháng 8, 1999) tác giả Lê Thành Nghị đã nhận ra vấn đề bao
quát của tác phẩm là: “Vấn đề nhận dạng bộ mặt tinh thần nông thôn, thực
Trang 13chất bộ mặt nông thôn hôm nay và từ ngàn xưa là sự chi phối khá triệt để về ý thức các dòng họ” Cũng cùng quan điểm với nhà nghiên cứu Trần Đình Sử
tác giả bài viết đã chỉ ra vấn đề mấu chốt trong cộng đồng người dân nông
thôn chính là ý thức tộc họ, là sự chi phối của quan niệm “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, cũng như sự ganh đua, mối hiềm khích và mất đoàn kết
trong nội bộ nông thôn đều bắt nguồn từ họ tộc
Bài viết của Trần Đăng Khoa về “Nguyễn Khắc Trường và Mảnh đất lắm người nhiều ma” (Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, 1999) đã nhận định: “Điều đáng ghi nhận ở cuốn tiểu thuyết này là nhà văn đã có vốn sống, sự am hiểu sâu sắc về đời sống nông thôn ở nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và ngôn ngữ của nó Nhược điểm dễ nhận thấy là kết cấu truyện lỏng lẻo, bố trí sự xuất hiện của nhân vật có phần gượng ép”
Cũng như Mảnh đất lắm người nhiều ma, Dòng sông Mía của Đào
Thắng thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu
Trên Tạp chí Nhà văn (số 7/2005), Trần Mạnh Hảo có đăng bài “Dòng sông Mía của Đào Thắng hay tiếng nấc của sông Châu Giang” trong bài viết này tác giả nói: “Đọc xong cuốn tiểu thuyết viết về sự hoành tráng của cái ngọt ngào mà rất đắng đót này của Đào Thắng, tôi ngờ rằng phù sa của sông Châu Giang – linh hồn đất Hà Nam- chảy qua văn anh, chảy qua tâm hồn anh e rằng cũng là thứ phù sa đắng Tôi đã đọc cuốn tiểu thuyết này của Đào Thắng trong ba ngày và nhược cả người, mệt đến rã rời vì tác giả đã đẩy tôi vào cái làng Mía, bắt tôi nhập hồn vào tất cả các nhân vật: sống chết, điên cuồng, gian dâm, loạn luân, ức hiếp, ác nhân, mưu ma chước quỷ, nhảy sông
tự tử, khóc than, thù hận, giết nhau, giả nhân giả nghĩa mà làm điều thất đức…” Với nhìn nhận sâu sắc và khách quan của mình Trần Mạnh Hảo đã
chỉ ra được cái hồn cốt của tác phẩm, đã chỉ ra cái dũng cảm và tài năng của
Đào Thắng khi tác giả dám viết về một làng Mía “rất đắng”
Trang 14Hoàng Ngọc Hiến trong bài “Trên đất nước có bao nhiêu làng Mía” (Tạp chí sông Hương – số 196, tháng 6/2008) đã đưa ra nhận định về sức
sống của tác phẩm, về những thực tại nhức nhối còn tồn tại nơi làng quê rằng:
“Có những tác phẩm văn học giống như những hạt sạn ngoan cố trong đôi giày của những người đương tiến bước, chúng thường trực nhắc họ những thực tại nhức nhối của đất nước mà vì mải vui hoặc quá “hăng say” họ đã quên tịt như chưa bao giờ có… Làng Mía của Đào Thắng là một hạt sạn ngang ngạnh”
Cũng theo Hoàng Ngọc Hiến, trong xã hội làng Mía: “Những câu chuyện loạn luân, cưỡng hiếp, thông dâm, chọc ghẹo, trẫm mình, đấu tố… xảy ra như cơm bữa” Ở đây bài viết muốn nhấn mạnh Đào Thắng không chỉ
miêu tả chân thực cuộc sống mà còn mạnh dạn đưa vào văn học những yếu tố
mà các nhà văn truyền thống ít đề cập đến: con người bản năng, đời sống tính dục, cái dâm, sex… qua đó tác phẩm đặt ra những vấn đề gay gắt của hiện thực đời sống, thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc
Tác giả Nguyễn Trọng Tạo với “Dòng sông Mía - bất ngờ một tài văn” lại nhận định: “Có thể nói theo ý kiến của riêng tôi rằng, khá lâu rồi, tôi chưa thấy một cuốn tiểu thuyết nào của Việt Nam viết về nông thôn lại hấp dẫn và góc cạnh như tiểu thuyết Dòng sông Mía của Đào Thắng Những chi tiết độc đáo, những tính cách mạnh mẽ và riêng lẻ của các nhân vật xuất hiện trong tiểu thuyết tưởng như huyền thoại mà lại vô cùng chân thật, sống động ”
Trên đây là những ý kiến khác nhau bàn về hai tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông Mía của Đào Thắng
của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà văn Tuy còn có nhiều ý kiến khen chê trái chiều nhau nhưng điều đó không làm giảm giá trị tác phẩm mà càng khẳng định hơn nữa tài năng tác giả và sức sống của tác phẩm trong lòng người đọc nhiều thế hệ
Trang 15Trên cơ sở kế thừa ý kiến người đi trước chúng tôi tiếp tục đi vào nghiên cứu hai tác phẩm trên nhưng trên một phương diện mới đó là khám
phá nét Văn hóa nông thôn trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông Mía của Đào Thắng hi vọng sẽ có được cái nhìn
khái quát chung về nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông Mía chúng
tôi hướng tới khám phá văn hóa nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới trong các mối quan hệ đa dạng, phức tạp, nhiều chiều, số phận người nông dân trước những biến động lịch sử xã hội
- Từ đó khẳng định đây là hai cuốn tiểu thuyết có những đóng góp xuất sắc cho dòng văn học nông thôn ở nước ta
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích hai tác phẩm để chỉ ra những biến đổi đời sống văn hóa nông thôn thời kì đổi mới
- Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của nhà văn trong việc miêu tả văn hóa nông thôn thời kì đổi mới, đồng thời khẳng định đóng góp của hai nhà văn trong việc mở ra một hướng đi mới trong việc khám phá văn hóa nông thôn trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Văn hóa nông thôn Việt Nam trong hai tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông Mía của Đào Thắng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu khảo sát hai tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông Mía của Đào Thắng
Trang 16Đồng thời để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu chúng tôi có sự so sánh với các tác phẩm khác cùng viết về đề tài này
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, trong qua trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
6 Đóng góp của luận văn
Đây là công trình có tính chuyên sâu nghiên cứu về văn hóa nông thôn
trong hai tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
và Dòng sông Mía của Đào Thắng nhằm chỉ ra những nét đặc trưng tiêu biểu
và độc đáo của văn hóa nông thôn thời kì đổi mới
Khẳng định cái nhìn và cách tiếp cận mới của hai tác giả với đề tài
“cũ” Thông qua đó khẳng định tài năng và đóng góp của hai nhà văn này
Hi vọng, luận văn này sẽ đem lại cho độc giả yêu mến nhà văn Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng cái nhìn toàn diện hơn về tác giả, đồng thời luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên, học sinh khi nghiên cứu về hai tác giả này
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn của chúng tôi được triển khai thành ba chương như sau:
Chương 1: Đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam hiện đại
Trang 17Chương 2: Đời sống văn hóa và số phận người nông dân trong Mảnh
đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông Mía của Đào Thắng
Chương 3: Nghệ thuật miêu tả văn hóa nông thôn trong Mảnh đất lắm
người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông Mía của Đào Thắng
Trang 18NỘI DUNG Chương 1
ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1 Giới thuyết khái niệm
1.1.1 Văn hóa nông thôn
Là một đất nước nông nghiệp với phần lớn dân số là nông dân vì thế văn hóa nông thôn luôn thể hiện đậm nét trong văn học Cuộc sống của người nông dân vất vả một nắng hai sương bán mặt cho đất bán lưng cho trời với bao cơ cực, nghèo khó, nhọc nhằn ấy được nhân dân lao động gửi gắm trong những bài ca dao, những câu dân ca những lời hát ru thấm đẫm tình người Để rồi mỗi người khi đi xa nghĩ về quê hương, về nơi đã nuôi dưỡng sinh thành lại bồi hồi xúc động
Việt Nam từ ngàn đời nay tự hào là cái nôi của nền văn minh lúa nước
vì vậy nông thôn luôn là môi trường sống bền bỉ của người dân Nhắc tới nông thôn là nhắc tới ngô, khoai, lúa, mạ… - những sản phẩm đặc trưng của nông nghiệp, những thứ bình dị, gần gũi nhưng đã nuôi dưỡng biết bao thế hệ người dân đất Việt Cũng vì lí do đó mà văn hóa nông thôn luôn là đề tài chính, đề tài truyền thống trong văn học Việt
Nói đến văn hóa thì đã có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau về khái niệm này
Theo Đại từ điển tiếng Việt (1998), (Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb Văn hóa – thông tin) thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”
Trong Từ điển tiếng Việt (2004), (Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng và
Trung tâm Từ điển học) đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa:
Trang 19+ Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
+ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội
+ Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát)
+ Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học
+ Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh
Cuốn Xã hội học văn hóa của tác giả Đoàn Văn Chúc, (1997) (Viện Văn hóa và Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin), cho rằng: “Văn hóa – vô sở bất tại (văn hóa không nơi nào không có) điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa”
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm trong “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”(2012)( Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh), cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.”
Theo tổ chức Giáo dục và Khoa học của liên hiệp quốc UNESSCO:
“Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia.”
Còn Trần Quốc Vượng trong cuốn sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam” (2004), (Nxb Giáo dục) đã nhận định: “Văn hóa được xem là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thủa bình minh của xã hội loài người.”
Đồng chí Phạm Văn Đồng trong một bài nói chuyện khẳng định: “Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và
Trang 20thác gềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng lớn mạnh
và phát triển”
Như vậy từ những khái niệm trên có thể thấy văn hóa là một tổng thể những hệ thống biểu trưng chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong một cộng đồng khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng Văn hóa bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng (đẹp, xấu, đạo đức, vô luân…) theo cộng đồng ấy Nói đến văn hóa là nói đến nét riêng về vật chất tinh thần của từng quốc gia, dân tộc Văn hóa mỗi dân tộc có thể được biểu hiện rất cụ thể qua những giá trị vật chất như kiến trúc, trang phục, thiên nhiên, ngôn ngữ, phong tục nhưng cũng có thể rất trìu tượng như đời sống tinh thần, suy nghĩ, ứng xử… Văn hóa bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ, mang tính lịch sử và tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu Nó được duy trì bằng truyền thống văn hóa, tức là cơ chế tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm trong cộng đồng qua không gian và thời gian
Nó là những giá trị tương đối ổn định thể hiện dưới những khuân mẫu xã hội được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người và được cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, dư luận…
Ở Việt Nam, nông thôn là danh từ để chỉ những vùng đất mà ở đó người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp Nông thôn là nơi cư trú của phần đông dân số nước ta (tính đến 2009 có đến 70,4%), bên cạnh đó nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, chính vì thế cuộc sống và
tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn xã hội Người dân nông thôn cũng tích lũy cho mình một bề sâu văn hóa có tầm ảnh hưởng rộng rãi Khi nghiên cứu về văn hóa nông thôn thì một số nhà nghiên cứu văn hóa như
Trần Ngọc Thêm, Trần Quốc Vượng đã có chung một nhận xét rằng: Đặc trưng nổi bật nhất của văn hóa người nông dân Việt Nam là luôn có chữ tình trong quan hệ giữa người với người, người với tự nhiên và người với xã hội
Trang 21Một số nhà nghiên cứu khác, khi phân tích đặc trưng văn hóa của xã hội nông thôn truyền thống đã tổng hợp các đặc trưng cơ bản sau:
1 Xã hội nông thôn truyền thống lấy nông nghiệp làm gốc, trọng nông
ức thương, coi trọng tước vị và kinh nghiệm
2 Đề cao tinh thần cộng đồng, không đề cao sự khác biệt, đa dạng, cá nhân chịu sự khống chế và giám sát của cộng đồng
3 Tư tưởng cào bằng không chấp nhận sự nổi trội về mức sống và lối sống
4 Những giá trị chung được xã hội khuyến khích là gìn giữ tình làng nghĩa xóm, trọng cội nguồn, tổ tiên, lòng biết ơn công lao của các bậc tiền nhân, phát huy tinh thần tương thân tương ái
Phan Đại Doãn trong cuốn “Làng xã Việt Nam - một số vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội” (2004), (Nhà xuất bản chính trị quốc gia) đưa ra hai đặc
điểm chính của văn hóa truyền thống làng xã Việt, đó là:
Nền văn hóa của xã hội nông nghiệp thể hiện rõ ở tinh thần trọng nông
và rất thực tiễn (dĩ nông lập quốc)
Một nền văn hóa hướng nội, tuy có chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, xong về cơ bản văn hóa Việt Nam vẫn lấy quốc gia, lấy làng – xã,
họ hàng và gia đình làm trung tâm
Như vậy có thể tổng kết một số đặc điểm của văn hóa nông thôn là: Trọng nông, trọng kinh nghiệm dân gian, trọng lão, trọng tình, trọng nghĩa, trọng cộng đồng, trọng lệ làng, trọng cội nguồn, trọng giản dị Ngoài ra, cũng phải nhận thấy mặt hạn chế như: thái độ tự thỏa mãn, chấp nhận số phận, địa phương cục bộ, che giấu thông tin, nghi kị những yếu tố đổi mới, e ngại sự giao lưu kết nối với bên ngoài, đặt lệ làng cao hơn phép nước, đưa các mối quan hệ dòng tộc vào việc chung Văn hóa Việt Nam truyền thống có bản chất
là một nền văn hóa nông nghiệp, chính vì thế, vai trò của gia đình, họ hàng và
Trang 22cộng đồng xóm làng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống người dân nông thôn Những quan hệ này được xây dựng và gìn giữ qua các thế hệ bằng nhiều hình thức (hôn nhân, tín ngưỡng, đoàn kết xã hội…), nó gắn bó các thành viên qua các sinh hoạt làng xã và tạo nên một thứ keo gắn bó các thành viên với nhau để cùng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống thường ngày hay trước những biến cố lớn về giặc giã, thiên tai Nó là cái gốc của tình làng nghĩa xóm, là yếu tố gợi lên mối tình quê hương trong lòng người dân đi xa làng Trong truyền thống người dân nông thôn đã xây dựng cho mình những quy tắc ứng xử trong dòng họ, cộng đồng được quy định rõ ràng trong tộc ước hay hương ước
Trong làng xã Việt Nam truyền thống tồn tại nhiều mối dây liên hệ gắn chặt các cá nhân trong cộng đồng với nhau Nông thôn Việt Nam dày đặc những mối quan hệ chặt chẽ về nghề nghiệp, dân cư, tổ chức, quan hệ xã hội, người dân nông thôn Việt Nam luôn chịu sự chi phối mạnh của ít nhất một tổ chức nào đó trong suốt cuộc đời mình, họ có vô vàn mối liên kết không thể và không dám gỡ bỏ: phải phục tùng lệ làng, lệ họ, lệ phường, lệ hội… xét về ý nghĩa xã hội thì những ràng buộc chặt chẽ của cộng đồng là chỗ dựa cho cá nhân khi có sự cố, nó cũng tạo nên sức kiềm chế có hiệu quả đối với hành vi sai lệch của cá nhân, xong các liên kết này cũng tạo nên tính thụ động, ỷ lại ăn sâu bám rễ trong tính cách người dân nông thôn truyền thống
1.1.2 Văn hóa nông thôn trong văn học
Với phần lớn dân số Việt Nam có xuất thân từ nông thôn nên văn học
dù viết về chốn thôn dã hay thành thị đều ít nhiều mang dấu ấn cảm thức về nông thôn Bắt đầu từ văn học dân gian – chiếc cầu nối chuyển tải những tâm
tư tình cảm của con người, ngợi ca cuộc sống của nhân dân, thì đề tài nông thôn đã trở thành đề tài chủ đạo trong các bài ca dao dân ca Chúng ta bắt gặp những câu ca chan chứa tình cảm như:
Trang 23“Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”
Ca dao Hay cuộc sống bần hàn của những con người có nghị lực vượt khó khăn chông gai, trở ngại của cuộc sống:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
Ca dao Hoặc những câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm đời sống nông nghiệp
“Thưa ao tốt cá”
“Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”
“Đất thiếu trồng dừa, đất thừa trồng cau”
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”
“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”…
Tục ngữ Trong các câu chuyện từ thần thoại, sử thi, đến truyện cổ tích, truyện cười thì hình ảnh người nông dân lao động và cuộc sống của họ cũng đi vào
trong văn học một cách tự nhiên và hồn hậu Đó là cô Tấm (Tấm Cám), Lang Liêu (Bánh chưng bánh giày), Mai An Tiêm trong (Sự tích dưa hấu),…
Sang đến văn học trung đại đề tài nông thôn hiện lên qua cuộc sống ẩn dật của những nhà nho nhàn tản, bỏ chốn phồn hoa, cửa quyền nhiều ganh đua
để tìm về với thôn dã như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến Đó là:
“Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Và
Trang 24“Rồi hóng mát thủa ngày trường Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
(Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi)
(Chốn quê Nguyễn Khuyến)
Đó cũng có thể là một nông thôn nghèo đói, lạc hậu và tăm tối trong sáng tác của những nhà văn hiện thực như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng Nhưng cũng có thể là một nông thôn thanh bình yên ả, tuy nghèo đói nhưng chan chứa tình người trong những trang viết của Thạch Lam
Như vậy có thể thấy, một cách rất tự nhiên và hồn hậu, văn hóa và con người nông thôn đã đi vào văn học, đã là nguồn cảm hứng, là đề tài cho những áng văn thơ, những câu chuyện cổ hay những tác phẩm của các nhà văn hiện đại Mảnh đất nông thôn và những nét văn hóa nơi đây như sợi chỉ xanh lấp lánh cứ ẩn hiện đâu đây và không bao giờ đứt trong suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Chừng nào người Việt Nam còn sống bằng ngô, khoai, lúa, gạo thì chừng đó văn hóa nông thôn còn tồn tại trong những tác phẩm văn chương
1.2 Đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam hiện đại
1.2.1 Nông thôn trong văn học Việt Nam trước 1945
Sang đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam có nhiều biến đối mạnh mẽ và sâu sắc Thực dân Pháp đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa dẫn đến đời
Trang 25sống của nhân dân và đặc biệt là người dân nông thôn ngày càng bần cùng, đen tối Làng quê bao đời thanh bình yên ả nay li tán tiêu điều Cùng với đó, trước những biến động chính trị xã hội sâu sắc, trước xu thế tư sản hóa đa dạng, nhà nho dần mất vị trí của mình trên vũ đài lịch sử Do sự ngoại nhập của văn hóa phương Tây, dẫn đến sự ra đời của các thể loại văn học như truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ… đã làm thay đổi căn bản quan niệm và diện mạo văn học truyền thống từ văn học giáo huấn sang văn học hiện thực Một trong những vấn đề nóng được nhiều tác giả quan tâm và phản ánh là đề tài nông thôn và cuộc sống của người nông dân trước những biến chuyển đổi thay của xã hội Các tác giả tiêu biểu của thời kì này có thể kể đến như: Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố
Phạm Duy Tốn (1881 – 1947) với các truyện ngắn tiêu biểu: Nước đời lắm nỗi, Con người Sở Khanh, Sống chết mặc bay… đã phản ánh thực trạng
xã hội bất công, thối nát đương thời bằng việc miêu tả hình ảnh người nông dân đói khát, chết chóc vì lũ lụt và phải tha phương tìm kế sinh nhai trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ Hoặc miêu tả sự đối lập gay gắt giữa một bên là hàng ngàn dân phu đang phải vật lộn với mưa lũ trong cảnh đất trời tối tăm đầy tai họa và một bên là viên quan huyện đang đánh tổ tôm cùng đám nha lại có lính tráng phục vụ giữa làng Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, tác giả đã làm xúc động biết bao thế hệ người đọc
Bên cạnh đó, Hồ Biểu Chánh (1900 – 1930) – nhà văn tiêu biểu của văn học Nam Bộ nói riêng, văn học Việt Nam nói chung được đánh giá là tác giả được nhiều người ưa thích, nhà viết tiểu thuyết đáng chú ý nhất của thời kì này Tác phẩm của ông với lối viết bình dị, ngôn ngữ gần gũi với lời nói hàng ngày và vốn sống phong phú đã đề cập đến hiện thực rất nhiều mặt ở nông thôn Nam Bộ Ở đó, hình ảnh những tên địa chủ gian ác, tham lam, ức hiếp
Trang 26bóc lột dân lành và dưới chúng là cả một lực lượng từ bọn hương chức, hội đồng… Đối lập với chúng là những người nông dân nghèo khổ quanh năm bị bóc lột dù làm lụng vất vả cực nhọc vẫn không thoát khỏi cái nghèo đói tăm tối nhưng ở họ tác giả còn nhìn thấy những phẩm chất tốt đẹp như: tính cách nghĩa hiệp, trọng tình nghĩa, chất phác, đôn hậu
Có thể nói văn xuôi giai đoạn giao thời tuy còn rất sơ khai nhưng các nhà văn đã đi vào phản ánh hiện thực một cách xác thực hơn Cốt truyện và nhân vật nông dân trong tác phẩm chân thật gần gũi hơn Hình ảnh người nông dân hiện lên bần cùng, khốn khổ bởi sự bóc lột của những thế lực đen tối trong xã hội Các nhà văn tôn trọng hiện thực khách quan, trên cái nhìn đầy tính nhân văn đã cho thấy những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân
Đến những năm 30 của thế kỉ XX, trong sự phát triển mạnh mẽ của lịch
sử xã hội, văn học viết về đề tài nông thôn giai đoạn này đã phát triển vượt bậc, đạt nhiều thành tựu Số phận người nông dân bị áp bức bóc lột và sự vùng lên đấu tranh tự phát được các nhà văn đi sâu miêu tả, khám phá
Nguyễn Công Hoan (1903- 1977) với con mắt chế giễu và tấm lòng cảm thông sâu sắc với người lao động nghèo khổ đã đả kích sâu cay vào thành trì của xã hội cũ với những điển hình sống động về hình ảnh bọn
cường hào địa chủ, quan lại trong tiểu thuyết Bước đường cùng, và hàng loạt những truyện ngắn trào phúng: Đồng hào có ma, Tinh thần thể dục, Chiếc quan tài… nhà văn đã thể hiện cái nhìn sắc sảo và sâu sắc hơn khi phản ánh
cuộc sống của người nông dân cùng với đó là tấm lòng cảm thương, trân trọng trước hoàn cảnh sống của họ
Ngô Tất Tố (1894-1954) - một nhà nho, sinh sống và gắn bó máu thịt với những người nông dân ở làng quê nên ông thấu hiểu cảm thông và trân trọng
họ Qua hai thiên phóng sự Việc làng và Tập án cái đình các tệ nạn xã hội cũng
như các hủ tục chốn làng quê được Ngô Tất Tố phanh phui Tuy vậy phải đến
Trang 27Tắt đèn (1939) tác phẩm xác định vị trí đầy vinh dự của ông trong lịch sử văn
học Việt Nam hiện đại và khẳng định dứt khoát Ngô Tất Tố xứng đáng với
danh hiệu nhà văn của nông thôn và người nông dân Tắt đèn là một bản cáo
trạng đanh thép về chế độ thực dân phong kiến xấu xa đẩy người dân vào đói khổ điêu đứng Đồng thời tác phẩm đã rung lên hồi chuông làm thức tỉnh những người có mong muốn hủy bỏ chế độ thuế thân – một thứ thuế dã man thời trung cổ đánh vào đầu người đang sống và cả người đã chết Bên cạnh
đó, Tắt đèn còn xây dựng hình ảnh người phụ nữ nông dân đẹp người đẹp nết
(chị Dậu) dám đứng lên chống trả bọn thống trị Đúng như Vũ Trọng Phụng
đã nói: Tắt đèn là một thiên tiểu thuyết… hoàn toàn phụng sự dân quê, một
áng văn có thể gọi là kiệt tác
Nam Cao (1917- 1951)– đại biểu xuất sắc nhất của chủ nghĩa hiện thực phê phán giai đoạn 1900 – 1945 đã để lại sự ám ảnh trong lòng người đọc về một làng quê âm u nặng nề, quằn quại trong đói rách ngột ngạt với vô vàn nỗi khổ chồng chất: khổ vì cường hào áp bức, khổ vì sưu cao thuế nặng, khổ vì bão lũ, khổ vì hủ tục nặng nề, vì túng quẫn phản bán vợ đợ con… Với cái nhìn nhân đạo sâu sắc, nhà văn đã phát hiện ra tình trạng người nông dân bị
“hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính” Với hàng loạt những tác phẩm khó quên như: Lão Hạc, Dì Hảo, Nghèo, Một bữa no, Một đám cưới, Trẻ con không được ăn thịt chó… đã đưa Nam Cao trở thành đại biểu xuất sắc nhất
của chủ nghĩa hiện thực phê phán giai đoạn 1900 – 1945 Với quan niệm:
“Khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” Nam Cao đã
để lại đỉnh cao xuất sắc nhất, kết tinh những giá trị của chủ nghĩa hiện thực phê
phán, đó chính là Chí Phèo - lần đầu tiên hình ảnh người nông dân bị “hủy hoại
cả nhân hình lẫn nhân tính” hiện lên trong văn học Không chỉ dừng lại ở việc
miêu tả sự bần cùng hóa của người nông dân, Nam Cao còn khái quát quá trình tha hóa, lưu manh của họ qua truyện ngắn xuất sắc này Từ một người nông
Trang 28dân lương thiện, Chí Phèo bị Bá Kiến đẩy đi ở tù, rồi bị nhà tù thực dân biến thành kẻ lưu manh, cướp giật, ăn vạ, đâm thuê chém mướn Cuộc đời hắn ngày càng chìm dần trong vòng tội lỗi Đến khi nhận ra mình thì không còn ai chấp nhận hắn nữa Cái chết là sự giải thoát cuối cùng của hắn Chí Phèo là một hiện tượng nổi bật, kết tinh tư tưởng và tài năng nghệ thuật Nam Cao, xứng đáng là một kiệt tác trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam
Nếu như Lang Rận trong truyện ngắn cùng tên sống trong sự khinh bỉ của mọi người và chết trong tủi nhục thì cuộc đời của lão Hạc trong truyện
ngắn Lão Hạc cũng hết sức thê thảm Chỉ có con chó vàng là người bạn gần
gũi nhất Lão quý nó như đứa con cầu tự, vậy mà cũng phải bán đi Để rồi lão phải thốt lên: Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút… Rồi để bảo toàn nhân cách lão chọn cho mình một cái chết thê thảm – ăn bả chó Qua cái chết của lão người đọc nhận ra người nông dân nếu không chấp nhận tha hóa thì chỉ còn đường chết Nhưng cũng qua cái chết của lão phẩm chất của người nông dân lại hiện lên ngời sáng: Thà chết chứ nhất định không làm điều xằng bậy
Một số nhà văn như Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân lại nghiêng về miêu
tả phong tục tập quán khi viết về nông thôn
Tô Hoài (1920-2014) với các tác phẩm: Quê người, Giăng thề, Nhà nghèo, Xóm Giếng ngày xưa…chủ yếu viết về vùng quê Nghĩa Đô, nơi ông
sinh ra và lớn lên Với cặp mắt sắc sảo và cái nhìn tinh tế Tô Hoài phát hiện
những hủ tục chốn thôn quê như tục tảo hôn (Vợ chồng trẻ con), tục cúng bái mê tín (Ông cúm bà co), tục đòi nợ vào dịp giáp tết (Khách nợ)… Đằng sau “nhãn quan phong tục” là cái nhìn đầy tính nhân văn về người nông dân
đói nghèo và khổ cực
Một tác giả viết rất hay về người dân chài vùng biển Nghệ Tĩnh chính
là Bùi Hiển (1919-2009) Dưới ngòi bút của ông, người dân chài hiện lên
Trang 29trong sáng đôn hậu yêu đời và dũng cảm với những tác phẩm tiêu biểu như:
Nằm vạ, Ma đậu, Thằng Xin, Chiều sương…
Kim Lân (1920-2007) với những trang viết miêu tả đời sống văn hóa vùng Kinh Bắc quê ông Những thú chơi dân gian tao nhã lành mạnh như: Trồng cây cảnh, đánh vật, chọi gà, chơi chim bồ câu, nuôi chó săn… đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước cách mạng Tuy vất vả nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, trong sáng và tài hoa
Viết về nông thôn và người nông dân ở thời kì này không thể không kể đến Tự lực văn đoàn Họ đã viết lên những giấc mơ cải cách xã hội vì lợi ích
của người nông dân… Trong Tự lực văn đoàn tác giả thành công nhất khi viết
về người lao động bần cùng trong xã hội đương thời là Thạch Lam 1942) Truyện ngắn Thạch Lam tập trung miêu tả khung cảnh làng quê bùn lầy nước đọng, phố chợ tồi tàn, ngoại ô nghèo khổ, bầu trời ảm đạm của mùa đông mưa phùn gió bấc… Khung cảnh ấy, vẻ đẹp heo hút ảm đạm ấy càng làm cho các nhân vật hiện lên lầm than Đó là mẹ Lê người đàn bà nghèo khổ
(1910-(Nhà mẹ Lê) là cô Tâm hàng xén (Cô hàng xén) là chị em Liên (Hai đứa trẻ)… Truyện của Thạch Lam như những bài thơ trữ tình đượm buồn khiến
người đọc xúc động và ấm lòng sau mỗi trang văn
Như vậy, nông thôn Việt Nam trong văn xuôi giai đoạn 1900 – 1945 đã được nhiều nhà văn ở nhiều khuynh hướng sáng tác khác nhau quan tâm khắc họa Bên cạnh khung cảnh yên bình, giản dị mộc mạc, bên cạnh những phong tục tập quán đẹp, những con người hiền lành , thân thiện là một bức tranh nông thôn ngột ngạt, tù túng, bức bối và cuộc sống khốn đốn, bế tắc của người nông dân Trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn này đã xây dựng được những nhân vật điển hình như: Chị Dậu, anh Pha, Chí Phèo, Lão Hạc…
Trang 301.2.2 Nông thôn trong văn học giai đoạn 1945 – 1985
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công là một bước ngoặt lịch sử trọng đại đem đến cho người nông dân cuộc sống mới, sinh mệnh mới Đồng thời nó cũng làm thay đổi diện mạo nền văn học nước nhà Đây là giai đoạn văn học của công – nông – binh Bao trùm không khí cả nước là nông dân làm chủ cuộc sống, làm chủ ruộng đất, nông dân tham gia kháng chiến giải phóng đất nước Các chiến sĩ cách mạng xuất thân từ nông thôn, từ các làng quê sau lũy tre làng, khi nghe tiếng gọi thiêng liêng của đất nước họ sẵn sàng tiên phong lên đường bảo vệ Tổ Quốc Người nông dân trở thành hậu phương vững mạnh, là nền tảng vững chắc cho tiền tuyến cả về mặt vật chất lẫn tinh thần
Văn học giai đoạn này là văn học phục vụ kháng chiến Nhiệm vụ trung tâm của văn học là phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu như chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em
là chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Thư gửi các họa sĩ nhân triển lãm hội họa toàn
quốc ở Việt Bắc)
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) tất cả đều hướng
về một mục đích chung là đánh đuổi thực dân Pháp, bảo vệ và giữ vững nền độc lập nên văn học thời kì này là văn học kháng chiến
Nếu Đôi mắt (1948) (Nam Cao) đã tập trung miêu tả quan điểm lập
trường của người nghệ sĩ cũng như cách nhìn của họ với kháng chiến và
người nông dân thì Làng (1948) (Kim Lân) là truyện ngắn đầu tiên thành
công của văn xuôi viết về người nông dân kháng chiến thể hiện tình cảm yêu nước chân thực và cảm động
Thành công tiếp theo của văn xuôi viết về nông thôn phải kể đến tiểu
thuyết Con trâu (1952) của Nguyễn Văn Bổng, Truyện Tây Bắc (1953) của
Tô Hoài
Trang 31Người nông dân trong văn xuôi viết về nông thôn thời kì này so với chị Dậu, anh Pha, Chí Phéo, Lão Hạc của thời kì trước cách mạng đã thay đổi hoàn toàn Họ không còn là nạn nhân của xã hội mà đã trở thành chủ nhân của chế độ mới
Với đặc điểm của văn xuôi thời kì này là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn nhưng nội dung bao trùm vẫn là hình ảnh người nông dân gắn
bó mật thiết với cách mạng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Tuy nhiên, hầu như các tác phẩm ở giai đoạn này chưa có những nhân vật được
xây dựng với cá tính rõ nét, có quá trình tâm lí cụ thể riêng biệt
Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc văn xuôi có những bước phát triển mạnh mẽ Vấn đề nông thôn giai đoạn này tập trung vào hai sự kiện lớn là công cuộc cải cách ruộng đất và phong trào hợp tác hóa nông nghiệp Các tác
phẩm tiêu biểu có thể kể đến như: Ông lão chăn bò trên núi thắm của Xuân Thu, Cây mít (Nguyễn Công Hoan), Bếp lửa đỏ (Nguyễn Văn Bổng), Cái sân gạch, vụ lúa chiêm (Đào Vũ), Nông dân với địa chủ (Nguyễn Công Hoan), Cái hom giỏ, Gánh vác, Hai chị em (Vũ Thị Thường), Bão biển (Chu Văn), Hãy đi xa hơn nữa, Tầm nhìn xa, Chủ tịch huyện (Nguyễn Khải), Đồng tháng năm (Nguyễn Kiên), Cửa sông (Nguyễn Minh Châu) đặc biệt trong các tác phẩm kể trên thành công hơn cả là Bão biển của Chu Văn và Xung đột của
Nguyễn Khải Hai cuốn tiểu thuyết này đề cập đến cuộc đấu tranh ở những vùng nông thôn công giáo thuộc đồng bằng Bắc bộ trong những năm đầu đi vào con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa Chu Văn và Nguyễn Khải đã phản ánh khá chân thực cuộc sống của nông thôn vùng công giáo thông qua các xung đột giai cấp, dân tộc, hai nhà văn đã xây dựng thành công các nhân vật tiêu biểu ở cả hai phía, nhất là những nhân vật tích cực đại diện cho lực lượng
cách mạng ở nông thôn như Tiệp trong Bão biển, Môn trong Xung đột… họ là
Trang 32những cán bộ cách mạng hết lòng vì công việc để xây dựng cuộc sống mới chống lại các thế lực phản động ở nông thôn
Tác phẩm Cái sân gạch (Đào Vũ) đã tái hiện được bức tranh nông thôn
trong những ngày đầu xây dựng hợp tác xã Qua những toan tính của lão Am xung quanh việc vào hợp tác, tác giả đã dựng được một bộ mặt nông dân
tương đối rõ nét cụ thể Truyện ngắn Tầm nhìn xa của Nguyễn Khải qua nhân
vật Tuy Kền – một người có tư duy kinh tế, biết kết hợp lợi ích chung lợi ích
riêng, năng động mềm dẻo Qua hình ảnh Tuy Kền tác phẩm Tầm nhìn xa nói
lên một vấn đề có ý nghĩa là phải có tầm mắt nhìn xa hơn mọi người Về mặt nghệ thuật với hình tượng Tuy Kền tác giả đã: Vẽ được một người nông dân
có da có thịt, có cá tính không thể lẫn được… là một hình tượng nông dân vào loại đặc sắc, có sức sống, đáng kể nhất của văn học nước ta mười năm hòa bình
Bên cạnh những phẩm chất đẹp đẽ của người nông dân được văn học phản ánh nhiều, thì giai đoạn này một số tác phẩm viết về nông thôn đã có những phát hiện mới về số phận con người cá nhân và khát vọng sống, khát
vọng hạnh phúc của họ Mùa lạc, Chủ tịch huyện, Tầm nhìn xa ( Nguyễn Khải), Bão biển (Chu Văn) là minh chứng rất rõ cho điều đó Trong Mùa lạc,
Nguyễn Khải đã đề cập đến một vấn đề số phận con người có sự thay đổi lớn lao tích cực trong môi trường tập thể, môi trường tốt đẹp Cuộc sống của họ ngoài sự hi sinh, cống hiến là khát vọng hạnh phúc riêng tư cho riêng mình Vấn đề quan trọng là sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ của nhà văn trước những cuộc đời số phận bất hạnh đó Ở giai đoạn này vấn đề con người với số phận cá nhân, hạnh phúc riêng tư đã manh nha được đề cập Những tác phẩm này là tiền đề cho quá trình phát triển sau này của văn xuôi Việt Nam
Bên cạnh đó những trang viết sinh động về nông thôn với khung cảnh lao động sản xuất, với những phong tục tập quán, quan hệ hàng xóm tộc họ
Trang 33Những phong trào lao động sản xuất nhộn nhịp, rộn rã, tấp nập như phá bờ, cấy cày, thủy lợi… mang dấu ấn nhất định của một thời đã qua
Bước vào thời kì kháng chiến chống Mĩ cùng với xu hướng phát triển của lịch sử, đề tài nông thôn trong văn học giai đoạn này mang âm điệu sử thi
anh hùng Nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài này như: Đất mặn (Chu Văn), Đất làng, Buổi sáng (Nguyễn Thị Ngọc Tú), Vùng quê yên tĩnh (Nguyễn Kiên), Cửa sông (Nguyễn Minh Châu), Bông hoa súng (Vũ Thị Thường) Thời kì này xuất hiện tiểu thuyết Ao làng của Ngô Ngọc Bội Tác
phẩm gửi gắm vấn đề con người trong mối quan hệ làng xã, quan hệ sản xuất
và việc xây dựng hợp tác xã, sự đan cài của những tình huống chiến tranh
Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, số lượng tác phẩm viết về nông thôn nhiều hơn trước với một lực lượng những cây bút trẻ hùng hậu Đằng sau sự yên ả phẳng lặng vốn có chốn làng quê là sự đấu tranh gay gắt giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu Đó là anh Năm- chủ nhiệm
hợp tác xã, chị Hòe- đội trưởng sản xuất trong Gia đình lớn của Nguyễn Khải,
là những người anh hùng trong sản xuất, họ mang trong mình tư tưởng mới, tình cảm mới, đạo đức mới và cả lẽ sống mới Đây cũng là thời kì nông thôn miền Bắc vừa sản xuất, vừa chiến đấu và phục vụ chiến đấu Những con người mới, với vẻ đẹp rực rỡ trọn vẹn, đẹp trong sản xuất và đẹp trong chiến đấu xuất hiện ngày một nhiều Thời kì này cũng xuất hiện những tấm gương mới, những con người mới vừa sản xuất giỏi, vừa chiến đấu anh dũng Tập
Tre xanh (Vũ Lê Mai) đã ghi lại một số gương mặt điển hình mới có thành tích trong chiến đấu và sản xuất như: Bảo (Bảo), Vân (Khắp nơi là mặt trận), Hoạch (Ông chủ nhiệm và chàng rể tương lai) Hay trong một số tác phẩm của Nguyễn Kiên như: Một ông chủ nhiệm – đã xây dựng hình tượng nhân vật
Triệu là xã viên hợp tác xã, nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh Triệu trở
thành anh pháo thủ bắn máy bay Mĩ Trong Ngày và đêm hậu phương, Nhội
Trang 34lại từ mặt trận chống Mĩ trở về làm bí thư kiêm chủ nhiệm hợp tác xã Con người trong thời kì này làm tròn hai nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu
Các tác phẩm đề cập đến đề tài nông thôn trong văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam chủ yếu phản ánh sự thức tỉnh tinh thần yêu
nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quần chúng như: Ở xã Trung Nghĩa, Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Rừng U Minh (Trần Hiếu Minh), Gia đình má Bẩy, Mẫn và tôi (Phan Tứ), Hòn đất (Anh Đức)… Đây là
những tác phẩm thành công thu hút được sự chú ý của đông đảo bạn đọc
Khi viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Miền Nam, các nhà văn thường đi sâu khắc họa vẻ đẹp toàn diện của những con người thủy
chung với gia đình, quê hương, đất nước và cách mạng Chị Sứ trong Hòn đất, Tnú trong Rừng xà nu, chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng… là những
con người tiêu biểu Vẻ đẹp của họ luôn được thử thách trong hoàn cảnh nghiệt ngã của kháng chiến, đồng thời làm nổi bật khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học thời kì này
Trong thiên hướng ngợi ca những người con anh hùng của quê hương đất nước trước những thử thách gay go quyết liệt của cách mạng miền Nam, các nhà văn đã làm nổi bật vẻ đẹp sáng ngời của những người phụ nữ Chị Sứ
trong Hòn đất, cô Quế trong Khói, Út Diệu trong Mùa gió của Anh Đức, má Bẩy trong Gia đình má Bẩy của Phan Tứ, chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi… là những nhân vật được các tác giả tập trung làm nổi
bật vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm và họ là những con người hết sức trong sáng, kết tinh vẻ đẹp của quê hương được xây dựng theo bút pháp lí tưởng hóa và lãng mạn hóa
Có thể nói, văn xuôi viết về nông thôn trong những năm kháng chiến chống Mĩ ở Miền Nam đã nằm trong nguồn cảm hứng lớn mang tính thời đại Bằng cảm hứng sử thi và khuynh hướng lãng mạn truyện và tiểu thuyết cách
Trang 35mạng miền Nam đã đóng góp được những hình tượng có giá trị cho bảo tàng con người Việt Nam đẹp nhất qua các thế kỉ
Đại thắng mùa xuân 1975 đã mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc: Đất nước độc lập đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Nhưng cuộc sống thời bình đặt con người trước những thử thách mới: những mất mát sau chiến tranh, nền kinh tế đất nước lâm vào tình trạng tự cung tự cấp, chế độ quản lí quan liêu bao cấp… con người phải lo đến những chuyện thiết thực có tác động trực tiếp đến cuộc sống của họ hơn là sự nhìn nhận lại chiến tranh Như Nguyễn
Minh Châu đã từng khẳng định: “Bước ra khỏi một cuộc chiến tranh cũng phải có đầy đủ trí tuệ và nghị lực như bước vào một cuộc chiến tranh” (Miền cháy) Ba mươi năm chiến tranh, đất nước bị tàn phá nặng nề, hàng triệu con
người nằm lại ở các chiến trường và hàng vạn thương binh bệnh binh mang thương tật đến hết đời Bao làng mạc, thành phố, bao công trình bị tàn phá Đất nước hết chiến tranh, nhưng tiếng súng vẫn tiếp tục nổ ở biên giới phía Bắc, phía Tây Nam Hòa bình đến rồi nhưng sự thù hằn vẫn còn đó Thêm vào
đó hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa rơi vào khủng hoảng và sụp đổ Đất nước đứng trước vô vàn những khó khăn thách thức và một lần nữa người nông dân lại đứng trước những thử thách mới Cũng vì lẽ đó mà văn xuôi viết
về nông thôn giai đoạn này cũng có nhiều dấu hiệu chuyển mình Với các tiểu
thuyết: Nhìn dưới mặt trời (Nguyễn Kiên), Bí thư cấp huyện (Đào Vũ) phản
ánh hiện thực ô dù, nỗi khổ cực của người nông dân do cung cách làm ăn cũ
Cù Lao Chàm (Nguyễn Mạnh Tuấn) xuất hiện như một lời tuyên cáo đối với
cung cách làm ăn và quản lí nông thôn kiểu cũ Một số nhà văn khác hướng ngòi bút của mình vào cuộc sống đương thời với những vấn đề tồn tại của xã hội như đã phơi bày, truy tìm nguyên nhân của sự yếu kém, xuống cấp hoặc là
sự chiêm nghiệm về đời sống nhân sinh Đó là các tác phẩm: Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Bên kia bờ ảo vọng (Dương Thu
Trang 36Hương), Đứng trước biển (Nguyễn Mạnh Tuấn), Gặp gỡ cuối năm và Thời gian của người (Nguyễn Khải), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê (Nguyễn Minh Châu)…
Những tác phẩm văn học thời kì này vẫn là văn học phản ánh vấn đề nóng bỏng xảy ra mà chưa quan tâm đến số phận riêng tư của người nông dân Văn xuôi nói chung và văn xuôi viết về nông thôn nói riêng thực sự thay đổi phải bắt đầu từ sau 1986
1.2.3 Nông thôn trong văn học Việt Nam từ 1986 đến nay
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã trở thành đại hội đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng đói nghèo và lạc hậu, dần chấm dứt sự khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng
Năm 1986 được xem là dấu mốc lớn đánh dấu sự đổi mới toàn diện của đất nước Lịch sử bước sang trang mới Nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí điều tiết của nhà nước Nền kinh tế nhiều thành phần xuất hiện kích thích sự phát triển của xã hội Từ một nước nông nghiệp phải nhập khẩu lương thực mỗi năm Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới, đời sống nhân dân được cải thiện
Lịch sử xã hội thay đổi dẫn đến tư duy thay đổi Văn học nghệ thuật từ năm 1986 cũng sang trang Dân chủ hóa xã hội đã trở thành xu hướng bao trùm nền văn học Trước tư tưởng cởi trói của văn học, đây là cơ hội để các nhà văn tự do sáng tác theo cảm hứng cách nhìn nhận và đánh giá của riêng mình, đồng thời tiếp thu và vận dụng những yếu tố mới mẻ của văn học nhân loại Chính điều này góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền văn học Việt Nam trên đà hội nhập cùng văn học thế giới
Đứng trước tình hình đổi mới của đất nước, đề tài nông thôn trong văn học giai đoạn này nghiêng về hiện thực cuộc sống, các nhà văn đã không còn coi trọng miêu tả sự kiện lịch sử mà coi trọng hiện thực con người, và cuộc
Trang 37đời của người nông dân Nhân vật và các kiểu nhân vật không còn được bao bọc bởi một không khí vô trùng, trong sạch như pha lê nữa mà được nhà văn cảm nhận, khám phá trong mối quan hệ nhiều chiều, phức tạp, con người luôn được đan cài giữa phần con và phần người, giữa cái thiện và cái ác Con người được bộc lộ đầy đủ nhất những cảm xúc, những trăn trở, suy nghĩ riêng
tư và cả những cảm xúc kìm nén khát khao hạnh phúc rất Người của mình Ngay từ 1978 Nguyễn Minh Châu đã khẳng định: Sẽ đến lúc con người leo lên trên các sự kiện để đòi quyền sống Ông thẳng thắn phê phán lối viết minh họa kêu gọi, hãy đọc lời ai điếu cho nền văn nghệ minh họa Lê Lựu tuyên bố giã từ thứ văn học “sự vụ”, để đào sâu vào số phận con người, tìm cách lí giải nó từ nền tảng văn hóa làng xã Nguyễn Huy Thiệp đề cao ngôn ngữ và cách suy nghĩ giản dị, thiết thực của người dân quê, xót xa trước cuộc
sống nhọc nhằn của họ Tạ Duy Anh cổ vũ cho sáng tạo với tinh thần “Bước qua lời nguyền” cũng bắt đầu từ những trang viết về nông thôn mang đậm bóng dáng quê ông Nhà văn Hoàng Minh Tường trong tác phẩm Thời của thánh thần đã nói: Văn chương của các anh chỉ là sự minh họa… văn chương
cũng như xã hội, mắc phải bệnh giả dối trầm trọng… văn chương chỉ một gam tô hồng, coi cách mạng Việt Nam là nhất thế giới là tiên phong của nhân loại
Người cầm bút với sự tâm huyết và gắn bó máu thịt với mảnh đất nông thôn và người nông dân đã cho ra đời những tác phẩm thật sự giá trị Nói như
Dương Hướng trong Dưới chín tầng trời: Để viết được tiểu thuyết này, suốt
mười lăm năm qua tôi luôn tâm niệm về nó, thành thực với chính mình Đó là yếu tố quan trọng nhất của người cầm bút Nhà văn Đỗ Tiến Thụy khẳng
định: “Tất cả các sáng tác của tôi đều là những gì tôi đã trải nghiệm Nông thôn là phần lớn máu thịt của tôi Khi đặt bút viết, tôi dồn vào đó nhiều tâm huyết”
Trang 38Nhu cầu được nói thẳng và nói thật của nhà văn được khích lệ bởi không khí dân chủ đã làm phục sinh thể loại phóng sự, trong đó một loạt phóng sự viết về thực trạng nhức nhối ở nông thôn tạo ra mối quan tâm sôi
nổi của công luận như: Tiếng kêu cứu của một vùng văn hóa (Võ Văn Trực), Suy nghĩ trên đường làng (Hồ Trung Tú), Người đàn bà quỳ (Trần Khắc), Ôi cam sao mà đắng (Trần Thanh Hà), Cái đêm hôm ấy hôm gì (Phùng Gia
Lộc)… Phóng sự với ưu thế phơi bày mổ xẻ phanh phui những hiện thực xã hội phức tạp nên đã ngay lập tức lôi kéo được công chúng trở lại với văn học Cùng với phóng sự, nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn về đề tài nông thôn như:
Khách ở quê ra, Mảnh đất tình yêu, Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội (Lê Lựu), Mảnh vườn xưa hoang vắng (Đỗ Chu), Tướng về hưu, Chảy đi sông ơi, Những bài học nông thôn, Những người thợ xẻ, Thương nhớ đồng quê (Nguyễn Huy Thiệp), Pháp trường trắng (Ông Văn Tùng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng), Chuyện làng ngày ấy (Võ Văn Trực), Cuốn gia phả để lại (Đoàn Lê), Ác mộng (Ngô Ngọc Bội), Bi kịch nhỏ (Lê Minh Khuê), Bước qua lời nguyền, Lão Khổ, Luân hồi (Tạ Duy Anh)…
Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường) đã xây
dựng một hệ thống các nhân vật có suy nghĩ, hành động quái gở Xoay quanh mâu thuẫn giữa hai dòng dọ Trịnh – Vũ Vì sự cố chấp, nhỏ nhen mà ông Hàm đã đang tâm đào mộ người mới chết với ý nghĩ đen tối là làm cho cả dòng họ thù địch không ngóc đầu lên được Lòng thù hận đã dẫn con người đến những hành động mù quáng phạm cả đến những điều cấm kị và linh thiêng Còn Thủ thì bất chấp tất cả dùng mọi thủ đoạn bỉ ổi xấu xa, đê hèn để giữ được cái ghế chủ tịch xã của mình Hệ quả tất yếu là những cuộc đời, số phận như lão Quềnh, bà Son bị chết oan uổng trong tay những kẻ có tiền, có quyền, những kẻ sẵn lòng tham và lòng ác Tác phẩm đã phơi bày hiện thực ở
Trang 39một góc nhỏ của làng quê, nơi mà trắng đen lẫn lộn, thiện ác phân tranh Làng quê vốn thanh bình yên ả nay là tìm đủ mọi kế sát phạt hãm hại lẫn nhau
Còn Ác mộng (Ngô Ngọc Bội) được xem là cuốn tiểu thuyết xuất sắc
viết về đề tài nông thôn trong cải cách ruộng đất Đó là làng quê sôi sục nhốn nháo, người nông dân sống trong tâm trạng phấp phỏng lo sợ Cái phi lí ngược đời của việc đấu tố, cảnh con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng… và những lời buộc tội không đúng sự thật được mớm sẵn
Cuộc đời của Giang Minh Sài trong Thời xa vắng (Lê Lựu) là một tấn
bi kịch Bi kịch của một người mà nửa đời nhìn lại đã đánh mất tình yêu, hạnh phúc thời trai trẻ, cả cuộc đời phải sống theo suy nghĩ, hành động và sự sắp đặt của người khác Sài không chủ động được cuộc sống riêng tư cho riêng
mình, không dám làm điều mình muốn, yêu người mình yêu mà phải “yêu cái người khác yêu Nửa đời còn lại yêu cái mình không có” Tác phẩm phản ánh
hết sức chân thực nhưng không hề bôi bác, chê bai những người nông dân mà nhà văn mang đến cho người đọc cái nhìn đúng đắn về quá khứ, về những nhận thức còn cũ kĩ, lạc hậu, ấu trĩ một thời mà con người phải sống trong sự kìm kẹp của lễ giáo, của những ràng buộc định kiến Vẫn còn đó nhiều cuộc đời và số phận lệch pha với lịch sử, với cộng đồng, có nhiều bi kịch giống
Giang Minh Sài như trong Chuyện làng ngày ấy (Võ Văn Trực), Bến không chồng (Dương Hướng) Hay như Quý Hương, Quý Anh trong Bước qua lời nguyền (Tạ Duy Anh)
Trong Dòng sông Mía (Đào Thắng) là hình ảnh của bà cả Thuần, cô
Bé, bà Mến họ đều là những người phụ nữ lương thiện, hiền lành, giàu lòng yêu thương Nhưng cuộc đời của họ là những bi kịch đau khổ, không dứt Họ càng khát khao hạnh phúc bao nhiêu thì càng phải nhận sự thiệt thòi bất hạnh bấy nhiêu Chính cuộc đời đã làm cho họ mất niềm tin vào cuộc sống, họ phải
Trang 40lấy cả sinh mạng của mình để chứng minh cho khát vọng và phẩm chất đẹp đẽ cao quý của họ
Chưa bao giờ văn xuôi viết về nông thôn lại gặt hái được những mùa vàng bội thu đến vậy Văn xuôi viết về nông thôn giai đoạn này đã có sự
chuyển đổi về chất liệu hướng tới tiếp cận đời sống với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật” không né tránh sự thật Người đọc hôm nay được bừng tỉnh về
một hiện thực ở nông thôn, chưa bao giờ các nhà văn lại đi sâu khai thác cái
ác, cái xấu cụ thể, rõ ràng và khốc liệt như hiện nay… Dưới ngòi bút của các nhà văn, các nhân vật trong văn xuôi đã vật lộn, giằng xé, đấu tranh quyết liệt với cái ác, cái xấu, cái thấp hèn…
Với tư duy đổi mới, văn xuôi viết về đề tài nông thôn đã khắc phục được những hạn chế của một nền văn học “minh họa” để nhìn con người và cuộc sống xã hội trong những mối quan hệ phức tạp và đa dạng, tạo nên những thành quả đáng ghi nhận
Từ khoảng giữa những năm 90 đến nay, tức là sau khoảng mười năm công cuộc đổi mới bắt đầu, trong xu thế đi tới sự ổn định của xã hội, văn học về
cơ bản cũng trở lại với những quy luật mang tính bình thường, nhưng không xa rời định hướng đổi mới đã hình thành từ giữa những năm 80 Còn sau đó, văn học lại có nhu cầu cân bằng lại, trở về với đời sống thường ngày, với ý thức
và nhu cầu tự đổi mới về hình thức nghệ thuật, phương thức thể hiện…
Riêng mảng văn xuôi viết về đề tài nông thôn từ giữa những năm 90 của thế kỉ XX đến giữa thập niên đầu của thế kỉ XXI số lượng tác phẩm có sự chững lại thực sự Các tác phẩm xuất hiện trong thời kì này khá ít Văn xuôi viết về đề tài nông thôn ngày càng có xu hướng tìm tòi, sáng tạo với những hướng viết mới, nhất là những cách tân trong nghệ thuật Một số đề tài khác của đời sống xã hội như: Đề tài đô thị, đề tài chiến tranh hoặc tìm về đề tài lịch sử… đã thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà văn Từ giữa thập niên