Ôn tập Sinh11

4 542 3
Ôn tập Sinh11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lớp 11A9 CÂU HỎI ÔN TẬP SINH 11 Câu 1: Biến thái là gì? Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. Câu 2: Dựa vào biến thái người ta chia sự phát triển động vật thành những kiểu nào? Chia thành 2 kiểu chính: - Phát triển không qua biến thái hoàn toàn - Phát triển qua biến thái: o Phát triển qua biến thái hoàn toàn o Phát triển qua biến thái không hoàn toàn Câu 3: Phân biệt sinh trưởng với phát triển? Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. Câu 4: Cho ví dụ tên 5 loài động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn? Ví dụ: Cánh cam, bọ rùa, ếch, bướm, muỗi… Câu 5: Thế nào là phát triển qua biến thái hoàn toàn? Phát triển của động vật thông qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua gian đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. Câu 6: Phát triển của châu chấu thuộc loại biến thái nào? Phát triển của châu chấu thuộc loại biến thái không hoàn toàn vì sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của ấu trùng giữa các lần lột xác kế tiếp nhau là không lớn. Câu 7: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm trong khi bướm trưởng thành thường không phá hoại cây cối? Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hóa xenlulôzơ nên sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn có hiệu quả thấp. Vì vậy, sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu sinh dưỡng cho cơ thể. Trong khi đó, hầu hết loài bướm chỉ ăn mật hoa nên không phá hoại cây trồng mà còn giúp cây trồng thụ phấn. Câu 8: Quá trình phát triển của người có thể chia làm các giai đoạn nào? Người phát triển qua biến thái hay không qua biến thái? Tại sao? Quá trình phát triển của người có thể chia 2 giai đoạn: giai đoạn phôi thai và gian đoạn sau khi sinh ra. Người phát triển không qua biến thái: vì con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành. Câu 9: Cho biết sự khác nhau giữa phát triển qua biến thái và không qua biến thái? Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái (sinh trưởng và phát triển trực tiếp) là kiểu sinh trưởng và phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí tương tự như con trưởng thành. Con non phát triển thành con trưởng thành không qua giai đoạn lột xác. Lưu hành nội bộ Trường THPT Nguyễn Hiền Lớp: 11A9 Tên:…………………………. Lớp 11A9 Sinh trưởng và phát triển qua biến thái là kiểu sinh trưởng và phát triển mà ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí rất khác con trưởng thành. Ấu trùng phải trải qua quá trình lột xác để biến đổi thành con trưởng thành. Câu 10: Cho biết sự khác nhau giữa phát triển qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn? Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là kiểu sinh trưởng và phát triển mà ấu trùng (sâu ở côn trùng, nòng nọc ở ếch nhái) có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí rất khác con trưởng thành. Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn trung gian (giai đoạn nhông ở côn trùng) biến đổi thành con trưởng thành. Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu sinh trưởng và phát triển mà ấu trùng (sâu ở côn trùng, nòng nọc ở ếch nhái) có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí gần giống với con trưởng thành (ví dụ, châu chấu không có cánh hoặc cánh chưa phát triển đầy đủ). Trải qua nhiều lần lột xác biến đổi thành con trưởng thành. Câu 11: Nêu vai trò của hoocmon sinh trưởng đối với sự phát triển của động vật có xương sống? - Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin. - Kích thích phát triển xương (xương dài ra và to lên) Câu 12: Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật? Nhân tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật là nhân tố nào? Nhân tố bên trong: hoocmon Nhân tố bên ngoài: thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng. Nhân tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật là thức ăn vì các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu được cơ thể sử dụng để tăng số lượng và kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và hệ cơ quan. Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật. Câu 13: Kể tên và nguồn gốc các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống? Hoocmon sinh trưởng do tuyến yên tiết ra: Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin. Kích thích phát triển xương (xương dài ra và to lên). Tirôxin của tuyến giáp: kích thích sự chuyển hóa ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể. Hoocmon sinh dục testostêrôn của tinh hoàn và ơtrôgen của buồng trứng kích thích sinh trưởng và phát triển ở giai đoạn dậy thì nhờ: - Tăng phát triển xương - Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. Riêng tesrostêrôn còn làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin. Câu 14: Nêu tác dụng sinh lí của ecđixơn và juvenin? Eđixơn gây lột xác và biến sâu thành nhộng và bướm. Juvenin ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bướm. Câu 15: Cho biết tác dụng sinh lí của Tiroxin đối với lưỡng cư? Đối với lưỡng cư, tiroxin gây biến thái từ nòng nọc thành ếch. Thiếu tiroxin , nòng nọc không biến thành ếch được. Iôt là thành phần cấu tạo nên tiroxin, do đó thiết Iôt trong thức ăn và nước uống dẫn đến thiếu tiroxin. Lưu hành nội bộ Lớp 11A9 Câu 16: Tuyến yên sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hoocmon sinh trưởng gây hậu quả gì? Tại sao? Nếu hoocmon sinh trưởng được tiết ra ít hơn bình thường vào giai đoạn trẻ em đang lớn dẫn đến giảm phân chia tế bào, giảm số lượng và kích thước tế bào, kết quả là trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn. Ngược lại, nếu hoocmon sinh trưởng được tiết ra quá nhiều vào giai đoạn trẻ em đang lớn dẫn đến tăng cường quá trình phân chia tế bào, tăng số lượng vaw kích thước tế bào (qua tăng tổng hợp prôtêin và tăng cường phát triển xương), kết quả là cơ thể phát triển quá mức thành ngưởi khổng lồ. Câu 17: Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu Iôt thì trẻ em chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tệ thấp? Iôt là một trong hai thành phần cấu tạo nên tiroxin. Thiếu Iôt dẫn đến thiếu tiroxin. Thiếu tiroxin làm giảm quá trình chuyển hóa và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên chịu lạnh kém. Thiếu tiroxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên bình thường của tế bào, hậu quả là trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, số lượng tế bào não giảm, dẫn đến trí tuệ thấp. Câu 18: Giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm? Nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm là do tác dụng phối hợp của hai hoocmon ecđixơn và juvenin: Eđixơn gây lột xác và biến sâu thành nhộng và bướm, còn Junvenin ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bướm. Sâu bướm có thể lột xác nhiều lần là do tác dụng của ecđixơn, nhưng không thể biến đổi thành nhộng và bướm là do tác dụng ức chế của juvenin. Khi nồng độ juvenin giảm đến mức không còn tác dụng ức chế được nữa, thì ecđixơn biến xâu thành nhộng vả biến nhộng thành bướm. Câu 19: Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmon nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí. Ở tuổi dậy thì, tâm sinh lí và thể chất của các em thay đổi như thế nào? Vùng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích tinh hoàn tăng cường sản xuất testostêrôn và kích thích buồng trứng tăng cường tiết ơtrôgen. Những thay đổi về thể chất và tâm lí ở tuổi dậy thì là do tác dụng của hai hoocmon sinh dục này. Ở tuổi dậy thì, tâm sinh lí và thể chất của các em thay đổi ví dụ như ở nam cơ bắp phát triển mạnh, ở nữ phát triển vòng một, bắt đầu biết yêu thương, giận hờn… Câu 20: Tại sao gà trống con sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục…? Hoocmon testotêrôn do tinh hoàn tiết ra kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp (phát triển mào, cựa, thanh quản,…) ở động vật. Vì vậy thiếu hoocmon testotêrôn (sau khi cắt bỏ tinh hoàn) sẽ gây ra hậu quả gà trống con phát triển không bình thường. Câu 21: Sinh sản là gì? Các hình thức sinh sản? Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài. Có hai kiểu sinh sản, đó là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Câu 22: Nêu lợi ích của các phương pháp nhân giống vô tính? Giữ nguyên được các tính trạng tốt ta mong muốn, sớm cho kết quả, giá thành thấp. Đặc biệt, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật sản xuất được số lượng lớn giống với giá thành thấp, tạo được giống sạch bệnh virus, phục chế được các giống quý bị thoái hóa, đạt hiệu quả kinh tế cao. Câu 23: Sinh sản vô tính ở thực vật là gì? Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ. Lưu hành nội bộ Lớp 11A9 Câu 24: Hãy nêu những hình thức sinh sản vô tính ở thực vật? Trình bày khái niệm về các hình thức này? Có 2 hình thức: sinh sản bào tử là hình thức sinh sản, trong đó cơ thể mới được sinh ra từ bào tử, bào tử lại được hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử. Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản từ các phần sinh dưỡng của cơ thể (lá, cành, hom , thân củ…). Đặc trưng của hình thức sinh sản sinh dưỡng là giữ nguyên được tính trạng di truyền nhờ nguyên phân. Câu 25: Nêu một số phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật? Các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật là: ghép chồi (mắt); ghép cành; chiết cành; giam cành; nuôi cấy tế bào và mô thực vật; trồng hom; trồng chồi. Câu 26: Nêu những ưu điểm của cành giâm, cành ghép so với cây trồng mọc từ hạt? Giữ nguyên được tính trạng di truyền mà con người mong muốn nhờ cơ chế nguyên phân. Rút ngắn được rất nhiều thời gian phát triển, sớm cho thu hoạch nông phẩm, thời gian cho thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây từ cành giâm và cành chiết sớm ra hoa, kết quả: chỉ 2-5 năm tùy loại cây, tùy tuổi sinh lí (tuổi chủng loại) của cành. Câu 27: Kể tên các loài có hình thức sinh sản bằng bào tử? Các con đường phát tán bào tử? Các loài có hình thức sinh sản bằng bào tử: Rêu, dương xỉ,… Các con đường phát tán bào tử nhờ: gió, nước, côn trùng,… Câu 28: Sinh sản sinh dưỡng là gì? Nêu một số hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của thực vật? Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản từ các phần sinh dưỡng của cơ thể. Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của thực vật: bằng thân củ, thân rễ. Câu 29: Vì sao phải cắt bỏ hết lá ghép ở cành ghép? Để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh được đảm bảo. Chú ý: phải buộc chặt mắt ghép cũng như cành ghép vào gốc ghép nhằm để mô dẫn (mạch gỗ) nhanh chóng nối liền nhau bảo đảm thông suốt cho dòng nước và các chất dinh dưỡng từ gốc ghép đến được tế bào của cành ghép hoặc mắt ghép được dễ dàng. Câu 30: Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy mô tế bào và mô thực vật là gì? Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy mô tế bào và mô thực vật là tính toàn năng tế bào (là khả năng của tế bào đơn lẻ phát triển thành cây nguyên vẹn ra hoa và kết hạt bình thường). Lưu hành nội bộ . gian (giai đoạn nhông ở côn trùng) biến đổi thành con trưởng thành. Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu sinh trưởng và phát triển mà ấu trùng (sâu ở côn trùng, nòng. con sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục…? Hoocmon testotêrôn do tinh hoàn tiết ra kích thích quá trình sinh. triển của động vật thông qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua gian đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng)

Ngày đăng: 03/07/2014, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan