Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của nó Thực tế cho thấy, cải cách nền hành chính và bộ máy Nhà nước là yêu cầu tất yếu khách quan của công cuộc đổi mới và bảo vệ đất nước hiện nay. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Qúa trình ấy phải dựa trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo cơ sở Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực tiển đất nước và những kinh nghiệm xây dựng Nhà nước Việt Nam hàng chục năm qua, có tính đến kiến thức và kinh nghiệm tiên tiến trên thế giới”.
Trang 1MỤC LỤC
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Tình hình nghiên cứu 3
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4.Đối tượng nghiên cứu 4
5.Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu 4
6.Đóng góp của đề tài 5
7.Kết cấu của khóa luận 5
B PHẦN NỘI DUNG 6 Chương 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM 6 1.1.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam 6
1.1.1Cơ sở lý luận 6
1.1.1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống dân tộc 6
1.1.1.2 Giá trị nhân bản và nhân văn trong văn hóa phương Đông và phương Tây .9
1.1.1.3 Quan điểm lý luận về Nhà nước pháp quyền của chủ nghĩa Mác – Lênin 11
1.1.2 Cơ sở thực tiễn và sự khảo nghiệm 13
1.1.2.1 Tình hình trong nước ảnh hưởng đến quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền 13
1.1.2.2 Bối cảnh quốc tế thế giới ảnh hưởng đến quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền 15
1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam 17
1.2.1 Xây dựng một Nhà nước hợp hiến, hợp pháp 17
1.2.2 Xây dựng Nhà nước pháp quyền do nhân dân lao động làm chủ 20
1.2.3 Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân mang bản chất của giai cấp công nhân 25
Trang 21.2.4 Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân chủ và tổ chức thực hiện pháp luật 29 1.2.5 Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước vừa “hồng” vừa
“chuyên” 32 1.2.6 Xây dựng nhà nước phục vụ quyền lợi của nhân dân 36
CHƯƠNG 2 Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINHĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 40
2.1 Thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 40 2.2 ý nghĩa hiện thời của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam 47 2.2.1 Thời kỳ mới và sứ mệnh của Đảng và Nhà nước ta 48 2.2.2 Đảng quán triệt nguyên tắc “phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, tăng cường pháp chế” 50 2.2.3 Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 53 2.3 Các giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 56 2.3.1 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục thực hiện và giải quyết 56 2.3.2 Một số giải pháp nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 57
C KẾT LUẬN 62
Trang 3A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cáchmạng thuộc xã Kiêm Liên, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An Người khôngnhững là một nhà văn hóa kiệt xuất mà còn là một nhà cách mạng, một vị anhhùng giải phóng của dân tộc, của nhân loại Người đã để lại cho chúng ta một
di sản tinh thần vô giá, một hệ tư tưởng có giá trị về nhiều mặt Không chỉ đốivới Việt Nam mà ngay cả nước thuộc địa lúc bấy giờ, tư tưởng của Người cũngđược xem là một cuốn kim chỉ nam cho phong trào giải phóng dân tộc của cácnước vô sản trên toàn thế giới Tư tưởng của Hồ Chí Minh là sự kết tinh tuyệtvời của văn hóa dân tộc Việt Nam, lý tưởng cộng sản Mác – Lênin, tư tưởngcủa các nhà cách mạng Pháp, tư tưởng tự do của Hoa Kỳ, văn hóa phươngĐông, văn hóa phương Tây và phẩm chất cá nhân của Người
Tư tưởng của Người rộng lớn, bao quát những vấn đề cách mạng của ViệtNam “Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, về giải phóng giai cấp, giải phóngcon người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnhdân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kếtdân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thực sự của dân,
do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;
về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân; về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vôtư; về chăm lo bồi dưỡng cán bộ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảngtrong sạch vững mạnh, cán bộ đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớtrung thành của nhân dân”
Trong các di sản tư tưởng mà Người để lại thì tư tưởng về xây dựngNhà nước pháp quyền là một nội dung cơ bản, cốt lỏi Có thể nói, quan điểm
về Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân đã xuyên suốt quá trìnhcách mạng của Hồ Chí Minh, nhất là trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo côngcuộc xây dựng đất nước
Hơn nữa thế kỷ qua, Nhà nước kiểu mới do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng
Trang 4cố , hoàn thiện và phát triển, liên tiếp đạt được những thành tựu to lớn về mọimặt, điều này trong các văn kiện Đại hội toàn quốc của Đảng cộng sản ViệtNam đánh giá cao Tuy nhiên, những yếu kém của bộ máy Nhà nước ngàycàng bộc lộ rõ: “Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, việc thi hành pháp luật chưanghiêm, tổ chức bộ máy Nhà nước kồng kềnh, kém hiệu lực và hiệu quả thấp,nạn quan liêu, lãng phí và tham nhũng nghiêm trọng, thực hiện nguyên tắc tậptrung dân chủ còn yếu, sự lãnh đạo của Đảng chưa được tăng cường đúngmức…” Những khuyết điểm đó đã làm cho hiệu quả hoạt động của Nhà nước
bị hạn chế
Thực tế cho thấy, cải cách nền hành chính và bộ máy Nhà nước là yêucầu tất yếu khách quan của công cuộc đổi mới và bảo vệ đất nước hiện nay.Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Qúatrình ấy phải dựa trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo cơ sở Mác – Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực tiển đất nước và những kinh nghiệmxây dựng Nhà nước Việt Nam hàng chục năm qua, có tính đến kiến thức vàkinh nghiệm tiên tiến trên thế giới”
Bước sang thế kỷ XXI, trước những cơ hội lớn và thách thức lớn, Đảng
ta khẳng định: mục đích của cải cách, hoàn thiện Nhà nước là nhằm phát huyđầy đủ quyền và năng lực làm chủ của nhân dân, giữ vững trật tự, kỷ cương xãhội Vì vậy, cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước không thể tách rờiviệc phát huy dân chủ tăng cường pháp chế và gắn liền với xây dựng, chỉnhđốn Đảng, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhànước
Trước nhu cầu thực tiễn đất nước hiện nay, kế thừa các thành tựu nghiên
cứu đã đạt được, tôi chọn đề tài: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà
nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của nó” làm đề tài nghiên cứu khóa
luận tốt nghiệp chuyên ngành Triết học
Trang 52 Tình hình nghiên cứu
Xây dựng Nhà nước pháp quyền là một tư tưởng lớn và xuyên suốt trong
tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong suốtthời gian hoạt động cách mạng của mình Hồ Chí Minh đã giành một sự quantâm lớn tới việc xây dựng một Nhà nước kiểu mới Nhà nước pháp quyền dânchủ nhân dân mang bản chất giai cấp công nhân Xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một tất yếu khách quan của thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng(1994) đã khẳng định: “ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước phápquyền Việt Nam Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân,quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật” Cho đến nay đã có nhiềucông trình nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền nói chung và tư tưởng Hồ ChíMinh về xây dựng Nhà nước pháp quyền nói riêng trong đó có những côngtrình có giá trị lý luận và thực tiển lớn như:
- TS Phạm Ngọc Dũng (chủ biên) với “ Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác, LêNin về xây dựng Nhà nước pháp quyền”,
học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Nxb chính trị quốc gia,2009)
- Tập thể tác giả TS Phạm Ngọc Anh,PGS.TS Bùi Đình Phong với “
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam” (Nxb Lao động, Hà Nội 2003).
- Tác giả Lê Minh Quân với “ Xây dựng Nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” (Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.)
- Tác giả Nguyễn Văn Thảo với “ Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng”( Nxb chính trị quốc gia Hà Nội, 2006).
Ngoài ra còn nhiều bài viết về tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhànước pháp quyền được đăng trên các tạp chí triết học và tạp chí khoa học như:
Tác giả Trần Kỳ Đồng “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và việc xây dựng Nhà nước đó ở Việt Nam hiện nay” tạp
Trang 6chí triết học số 5 (156) tháng 5 – 2004; Tác giả Nguyễn Thế Phúc “ Tư tưởng
Hồ Chí Minh về một Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ”, tạp chí khoa học Huế, số 44, 2008; GS.TSKH Nguyễn Duy Qúy với “ Xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Tạp chí triết
học(198) số 11 tháng 11-2007…
Những công trình trên điều phân tích tổng quát về vấn đề Nhà nước phápquyền nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền nói riêng, sựvận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền của Đảng ta Trên cơ
sở kế thừa các công trình đó, tác giả muốn làm rõ hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh
về Nhà nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của nó
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Tác giả đi sâu nghiên cứu những quan điểm của Hồ Chí Minh về xâydựng Nhà nước pháp quyền
Nghiên cứu ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền
và sự vận dụng của Đảng trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta
Khẳng định tính khoa học, giá trị nhân văn và tính cách mạng sâu sắccủa tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ nội dung của chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nướcpháp quyền
- Tìm hiểu thực trạng công tác xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở tư tưởng Nhà nước pháp quyền của
Hồ Chí Minh, đề tài nghiên cứu đưa ra những giải pháp để tiếp tục xây dựnghoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
4 Đối tượng nghiên cứu
Do giới hạn của khóa luận tốt nghiệp, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và tìmhiểu những quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước phápquyền và ý nghĩa hiện thời của tư tưởng này trong việc xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 7Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của các tài liệu chính trị, triết học về Nhànước pháp quyền, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa, củng như các đề tài nghiên cứu khoa học các tàiliệu liên quan tới đề tài.
Tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sửmácxít, kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic
Đồng thời, sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và một sốphương pháp khác để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đề tài đặt ra
6 Đóng góp của đề tài
Góp phần làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền và vậndụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong công cuộc đổi mới
ở nước ta hiện nay
Bản thân tôi qua nghiên cứu hiểu sâu tư tưởng Hồ Chí Minh về xâydựng Nhà nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của nó đã giúp tôi củng cốniềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tư tưởng của Bác Hồ kính yêu Đó làvốn quý giúp tôi có được những tư liệu này phục vụ nhiệm vụ học tập
7 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, khóa luận tốtnghiệp gồm có 2 chương :
Chương 1: : Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền
ở Việt Nam
Chương 2: Ý nghĩa hiện thời của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Trang 8B PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM
1.1.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
ý chí quật cường, khôi phục và giữ vững chính quyền của các thế hệ đi trước.Chính tinh thần dựng nước và giữ nước của cha ông đã truyền cho Hồ ChíMinh niềm tin, sức mạnh và quyết tâm giành độc lập tự do cho dân tộc
Nhà nước Văn Lang của dân tộc Việt Nam là sự mở đầu truyền thống dân tộc
về tổ chức Nhà nước, nó khẳng định thành quả, công lao to lớn của dân tộc Nhànước ra đời sớm là cơ sở, nền tảng vững bền cho quá trình tồn tại và phát triển vềsau của quốc gia - dân tộc Việt Nam Với Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, ngườiViệt đã có một lãnh thổ chung, một tiếng nói chung, một cơ sở kinh tế - xã hộigắn bó trong một thể chế Nhà nước sơ khai, một lối sống mang sắc thái riêng,biểu thị trong nền văn minh văn hóa chung, đã khẳng định sự tồn tại của mìnhnhư một quốc gia văn minh có đủ điều kiện và đủ khả năng vững vàng tiến lênvượt qua mọi thử thách bảo táp của lịch sử
Nhà nước từ thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc đến thời kỳ độc lập tựchủ về căn bản đó là tổ chức Nhà nước được thiết lập sau khi đánh bại quân
Trang 9việc xây dựng chính quyền có những hình thái tổ chức, tính chất và mục tiêuNhà nước khác nhau Chính quyền tự chủ Hai Bà Trưng mới chỉ là mầm móngđầu tiên của một chính quyền độc lập Đến chính quyền tự chủ họ Khúc (950 –938) đã là một chính quyền độc lập từ trung ương đến cấp xã, mà đường lốichính trị chung của Khúc Hạo là “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị,nhân dân điều được yên vui” Chính quyền trung ương độc lập thời NgôQuyền, theo nhận xét của Ngô Sỉ Liên thì “Có thể thấy được quy mô của đếvương” Đến Đinh Bộ Lĩnh, “bắt đầu định giai phẩm cho các quan văn võ vàtăng đạo” Là kết quả của cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, Nhà nước độc lập
tự chủ từ họ Khúc đến Tiền Lê, có tiếp thu ít nhiều chính quyền đô hộ phươngBắc Nhưng nét nổi trội, xuyên suốt, trước sau nhất quán là các vương triềuluôn luôn vươn lên tự khẳng định ở mức độ cao hơn chủ quyền quốc gia đốivới nạn ngoại xâm và củng cố thêm sức mạnh của Nhà nước tập quyền trên cơ
sở cố kết các cộng đồng công xã nông thôn vào cộng đồng quốc gia dân tộc Thời Lý, với việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La đổi tên nước thành ThăngLong với ý đồ mưu toan việc lớn, tính kế thừa lâu dài cho con cháu đời sau,phản ánh niềm tự hòa, lòng tin, quyết tâm của cả dân tộc giữ vững nền độc lậpcủa tổ quốc
Thế kỷ XV, Nhà nước ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ phát triển của Nhànước Trung ương tập quyền Đó là một bộ máy Nhà nước quan liêu, to lớn,nặng nề, các chế độ cai trị được thể chế hóa một cách cụ thể Quá trình tổ chứchoạt động của bộ máy Nhà nước có sự giám sát lẫn nhau của một số cơ quanNhà nước Nhìn chung, ở giai đoạn này nước ta là một quốc gia hùng mạnh,vừa được bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vừa đánh bại mọi âm mưu xâm lược từ bênngoài
Thời kỳ chế độ Đàng trong – Đàng ngoài là một giai đoạn lịch sử đặc biệtcủa Việt Nam Bộ máy Nhà nước mang tính chất quan liêu, chuyên chế, cồngkềnh, phức tạp, nặng nề về quân sự, nhân dân bị đèn nén nặng nề, đời sống
Trang 10cực khổ Nạn tham nhũng trở nên phổ biến, mâu thuẫn xã hội ngày càng gaygắt Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là là tiêu biểu nhất dẫn tới việc thiết lập vươngtriều Quang Trung, một vương triều nặng tính chất quan liêu như các triều đạiphong kiến trước đó, vừa thể hiện ý thức độc lập và tự cường dân tộc, mà thểhiện rõ nét là chăm lo đến việc khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa.
Bước sang thế kỷ XVIII, khép lại với việc chấm dứt vương triều Tây Sơn,nhường chổ cho triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam với một Nhà nướcquân chủ chuyên chế tập trung cao độ Triều Nguyễn, So với việc tăng cườngxây dựng, phát triển các Nhà nước trước khi xuất hiện nhà Nguyễn, việc củng
cố chế độ phong kiến triều Nguyễn là việc làm đi ngược lại quy luật kháchquan, không phù hợp với xu thế phát triển của thế giới ở thế kỷ XIX, khi màphương thức sản xuất phong kiến đã trở nên lỗi thời Vì vậy, vấn đề Nhà nướctriều Nguyễn với nhiều hạn chế và tiêu cực của nó, là một trong những nguyênnhân dẫn tới việc suy vong không thể tránh khỏi Nhà nước chìm vào một thời
kỳ khủng hoảng triền miên, trầm trọng, dẫn tới sự thất bại trước những nhiệm
vụ lịch sử
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên khi thực dân Pháp đã đặt ách đô hộ hoàntoàn vào nước ta Chúng đã thiết lập được bộ máy cai trị thực dân phong kiếntrên toàn cõi Đông Dương
Hơn hai mươi năm sống, học tập trong môi trường văn hóa gia đình, quêhương dân tộc, Hồ Chí Minh được học tập và tiếp xúc với các thầy giáo vànhững sỉ phu yêu nước đầy nhiệt huyết mà trước hết là người cha thân yêu, rồiphan Bội Châu, Vương Thúc Qúy, Hoàng Phan Quỳnh…, ngoài những trangsách nho giáo như Trang Thiên Tự, Tam Kinh tự, Ngũ Tự Kinh, Kinh Thư…
Hồ Chí MMinh còn đọc nhiều sách về lịch sữ Việt Nam, nguồn tri thức phongphú trong các trang sử đã giúp Người hiểu biết về các truyền thống đoàn kếtchống địch họa, thiên tai trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước lâudài, gian khổ của dân tộc
Trang 11Lịch sử tư tưởng Nhà nước pháp quyền là tinh hoa văn hóa nhân loại, vớinhững quan điểm tiến bộ và nhân văn, là một trong những hành trang quý báu
và có vai trò nền tảng để Hồ Chí Minh tiếp biến những yếu tố hợp lý về xâydựng một Nhà nước thực sự dân chủ trong chiến lược đưa nước ta quá độ đilên chủ nghĩa xã hội
1.1.1.2 Giá trị nhân bản và nhân văn trong văn hóa phương Đông và phương Tây
Ngoài truyền thống văn hóa dân tộc, Hồ Chí Minh còn tiếp thu có chọnlọc những giá trị văn hóa, những mặt tích cực, những giá trị nhân bản tư tưởngdân chủ nhân văn của văn hóa phục hưng, của cách mạng tư sản phương Đông
và phương Tây
Trước hết là ở văn hóa phương Đông: xuất thân trong môt gia đình nhànho yêu nước, Hồ Chí Minh sớm có điều kiện tiếp xúc với văn hóa phươngĐông, trong đó có giá trị nhân bản của Nho giáo, phật giáo và nhất là tư tưởngnhân bản sâu sắc Theo tư tưởng này thì “ dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vikhinh” để giải thích quan niệm này Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ lợi ích của nhân dân
là trước hết, thứ đến là lợi ích của quốc gia, còn lợi ích của nhà vua thì khôngđáng kể” [31;91] Hoặc tư tưởng “dân là gốc cho nước, gốc mà kiên cố thìnước mới được an ninh” Đó là những yếu tố hợp lý của Nho giáo mà Hồ ChíMinh đã tiếp biến
Là một người phương Đông, nhưng để thực hiện hoài bảo cứu nước HồChí Minh đã phải dày công nghiên cứu, tiếp thu, chọn lọc phê phán tinh hoavăn hóa tư sản phương Tây trong vấn đề tổ chức, hoạt động của Nhà nước,nhất là quan niệm về bản chất dân chủ, nhân đạo của Nhà nước, quan niệm vềxây dựng Nhà nước pháp quyền, về các quyền tự do, dân chủ, quyền công dân
và quyền con người
Trong hành trình tìm đường cứu nước, qua khảo sát chế độ ở Anh, Pháp,Mỹ… những năm đầu thế kỷ XX, người phát hiện ra chính quyền ở đó vẫn ởtrong tay một số ít người Vẫn tồn tại mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai
Trang 12cấp tư sản, nhưng tuy cách mạng Mỹ thành công đã hơn 150 năm, nhưng côngnông vẫn cực khổ, vẫn lo tính cách mệnh lần thứ hai Chế độ Nhà nước tư sản
Mỹ và Pháp “tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục côngnông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa, cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nôngPháp hãy còn phải mưu cách mệnh lần nữa, mới hồng thoát khỏi vòng áp bức.Cách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy” Đứng về phía nhân dân, ngườixác định: cách mạng Việt Nam sau khi thành công sẽ không thiết lập loại Nhànước này Nhưng khi xây dựng Nhà nước kiểu mới, người vẫn chú ý thamkhảo đến những yếu tố tích cực, hợp lý của tư tưởng vè Nhà nước và pháp luậtcủa bản Tuyên ngôn đọc lập năm 1776 và bản hiến pháp nước Mỹ, trong bản
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1789 của Pháp và tác phẩm tinh thần pháp luật của Mông- téc- xki-ơ (1689 – 1755) một nhà tư tưởng Pháp tiêu biểu
về lý luận Nhà nước pháp quyền ( Tác phẩm tiếng Pháp đầu tiên mà Hồ ChíMinh dịch ra tiêng Việt là tinh thần pháp luậtcủa Mông -téc –xki- ơ) Khôngchỉ ở trong xây dựng hiến pháp năm 1946, hiến pháp dân chủ đầu tiên ở vùngĐông Nam Á và xây dựng chính quyền mới sau cách mạng tháng Tám năm
1945, Hồ Chí Minh mới chú ý kế thừa tinh hoa tư tưởng Nhà nước pháp quyềncủa những chế độ khác nhau, mà sau đó xây dựng Hiến pháp 1959, Hiến phápcủa thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Người tiếp tục khẳng định:
“chúng ta cần phải nghiên cứu lỷ tình hình của nước ta, nghiên cứu lại bảnHiến pháp năm 1946, phải tham khảo Hiến pháp của các nước bạn và một sốnước tư bản có tính chất điển hình” Để xây dựng bộ máy Nhà nước ta
Từ năm 1923, khi đến Liên Xô, người đã khảo sát kỉ mô hình Nhà nướckiểu mới: “Đảng cộng sản cầm quyền tổ chức ra chính phủ, công , nông, binh,phát đất ruộng cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền, không bắt dân đichết cho tư bản và đế quốc chủ nghĩa nữa, để thưc hành chủ nghĩa thế giới đạiđồng” Đó là Nhà nước ra đời sau cách mạng tháng Mười Nga 1917 Về thựcchất, đây là một hình thức Nhà nước phục vụ đông đảo quần chúng nhân dânlao động Người quyết định lựa chọn con đường cách mạng tháng Mười với
Trang 13kiểu Nhà nước xã hội chủ nghĩa đó.Tuy vậy, Hồ Chí Minh không sao chépmáy móc hình thức Nhà nước Xô Viết Theo con dường cách mạng vô sản,Người vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý cơ bản chủa chủ nghĩaMác – Lênin về bản chất dân chủ vô sản, về chủ thể quyền lực phải thuộc về đa
số, về bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước xã hội chủ nghĩa để sáng lậpChính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một Nhà nước kiểumới ở Việt Nam Một Nhà nước pháp quyền trên nền tảng liên minh côngnhân, nông dân và tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng
Ngoài ra trong khi nghiên cứu cách mạng thế giới, trước hết là cáchmạng Pháp, Hồ Chí Minh đã có điều kiện nghiên cứu, tham khảo và kế thừanhững giá trị tích cực về phương pháp xây dựng mô hình Nhà nước kiểu mớicủa Môngtécxkiơ, Vônte (1694 – 1778), Rútxô (1712 – 1778), những ngườituyên truyền chủ nghĩa tự do, bình đẳng của giai cấp tư sản, một xu hướng tưtưởng tiến bộ lúc bấy giờ Tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của các nhà khai sáng,trong nhiều bài viết, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trò, vị trí của pháp luật
Như vậy, với thắng lợi của cách mạng tháng Mười, Nhà nước Xô viết,Nhà nước của chuyên chính vô sản đã đem lại cho nhân dân nền dân chủ thực
sự, tỏ rõ sức sống của một chế độ mới, một lực lượng mới, những người làmchủ vận mệnh của mình Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, nhân dân đã bắttay vào xây dựng xã hội chủ nghĩa không có bốc lột áp bức Hồ Chí Minh đã
cố gắng làm tất cả, nguyện cống hiến đời mình để xây dựng một Nhà nướckiểu mới như thế phù hợp với hoàn cảnh thực tế Việt Nam
Người nhận thấy, những tư tưởng tiến bộ điều hướng vào nhân dân,phục vụ cho hòa bình của nhân loại, vì một tương lai tốt đẹp hơn Người biết
kế thừa các tư tưởng đó một cách có hệ thống, có chọn lọc, không sao chépmáy móc, củng không phủ định một cách đơn giản, mà có sự phân tích sâu sắctìm ra những yếu tố tích cực bổ sung vốn kiến thức và tư tưởng của mình
1.1.1.3 Quan điểm lý luận về Nhà nước pháp quyền của chủ nghĩa Mác – Lênin
Trang 14Người tiếp thu những giá trị nhân bản và nhân văn trong tinh hoa vănhóa phương Đông và phương Tây và cuối cùng đến với chủ nghĩa Mác –Lênin Đây là một bước ngoặc cơ bản trong quá trình phát triển của tư tưởng
Hồ Chí Minh Người đã coi chủ nghĩa Mác – Lênin là kim chỉ nam và là mặttrời soi sáng con đường đi tới thắng lợi vẽ vang của dân tộc
Sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin là một bước ngoặc vĩ đại trong lịch
sử tư tưởng nhân loại, đồng thời đánh dấu bước chuyển mới về chất trong lịch sửxác định nội dung hoàn chỉnh về Nhà nước, Nhà nước pháp quyền Vấn đề Nhànước là một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong chủ nghĩa Mác– Lênin Với phương pháp duy vật biện chứng về lịch sử, Mác, Ănghen và Lênin
đã kế thừa, phát triển và đấu tranh không khoan nhượng với các nhà chính trị pháp lý của thời đại trước và đương thời
-Mặc dù khái niệm Nhà nước pháp quyền chưa được các nhà kinh điểnchủ nghĩa Mác – Lênin sử dụng, nhưng quan điểm cốt lỏi của Nhà nước phápquyền trong Nhà nước cách mạng lại được các ông đề cập đến một cách sâusắc, khoa học và cách mạng Đó là Nhà nước kiểu mới, “ Nhà nước của nhândân” Nhà nước được xây dựng trên cở sở chế độ “ dân chủ triệt để”, “dân chủđến cùng”, pháp chế nghiêm minh theo hướng giải phóng con người, giảiphóng giai cấp và giải phóng xã hội “ Biến Nhà nước từ cơ quan đứng trên xãhội thành cơ quan hoàn toàn phục vụ xã hội”, “pháp luật phải lấy xã hội làm cơsở”, “luật pháp tồn tại vì con người” Quan điểm cốt lỏi của Nhà nước pháp
quyền được thể hiện qua những tác phẩm: Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen (1843 ), Gia đình thần thánh hay phê phán sự phê phán có tính phê phán (1844), Hệ tư tưởng Đức (1846), Sự khốn cùng của triết học (1847), Chống Đuyrinh (1848), Nhà nước và cách mạng (1917), những nhiệm
vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết…
Ngay sau khi giành chính quyền ở nước Nga năm 1917, Lênin đã khẳngđịnh rằng: một trong những điều kiện để giữ và củng cố chính quyền công nông
là phải tuân thủ pháp luật một cách tuyệt đối Người khẳng định vai trò của pháp
Trang 15luật và pháp chế trong quản lý xã hội mới, coi đó là một trong những điều kiện
cơ bản để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Từ những lý luận sắc bén đó Người đã tiết thu có chọn lọc, vận dụngsáng tạo, phát triển những tư tưởng của chủ nghĩa Mác – lênin vào hoàn cảnh
cụ thể ở nước ta, hình thành tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền – Nhànước của dân, do dân, vì dân của Người
1.1.2 Cơ sở thực tiễn và sự khảo nghiệm
1.1.2.1 Tình hình trong nước ảnh hưởng đến quá trình hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới cónhiều biến động Trong nước chính quyền triều Nguyễn đã lần lượt ký kết cáchiệp ước đầu hàng,thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi ViệtNam.Đến cuối thế kỷ XIX, các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu
“CầnVương” cuối cùng cũng thất bại Hệ tư tưởng phong kiến đã tỏ ra lỗi thờitrước các nhiệm vụ lịch sử.Các cuộc khai thác thuộc địa khiến nước ta có sựbiến chuyển và phân hóa, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản và tư sản bắtđầu xuất hiện Đây chính là tiền đề bên trong cho phong trào yêu nước giảiphóng dân tộc Việt Nam cuôi thế kỷ XX.Cùng thời điểm đó cũng có rất nhiềuphong trào yêu nước đã nổ ra nhưng đều thất bại vì do chưa có hướng đi đúngđắn Vì vậy mà phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắnglợi phải đi theo con đường mới
Trong suốt bề dày của lịch sử nhân loại, thực tiển tổ chức và thực thiquyền lực Nhà nước cho thấy một bức tranh toàn cảnh về các kiểu Nhà nướcđương thời trong lịch sử Tiếp thu những tích cực của các kiểu Nhà nước củ,
Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc, rút ra được những bài học từ những hạnchế của các kiểu Nhà nước trước đây, từ đó xây dựng cho mình một hệ tưtưởng về một Nhà nước kiểu mới – Nhà nước phục vụ quyền lợi của nhân dân
lao động Từ những hạn chế nhìn thấy được từ cách tổ chức của các kiểu Nhà nước Việt Nam đương thời đã bất lực trong việc xây dựng đất nước cũng như
Trang 16giữ nước trước sự xâm lược của thực dân Pháp Con đường cứu nước theo hệ
tư tưởng phong kiến của các phong trào kháng chiến chống Pháp như phongtrào Cần Vương; khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám điều lần lượt thất bại
Nhà nước tư sản - sự cai trị của chính quyền tư sản – thực dân Pháp ở
Việt Nam khi đó đã gây cho nhân dân một cuộc sống khó khăn về kinh tế, bịchà đạp về nhân phẩm; những giá trị dân chủ cao đẹp của trào lưu triết họckhai sáng Pháp thế kỷ XVIII và cuộc đại cách mạng tư sản Pháp (1789 )trương lên làm khẩu hiệu: Tự do – Bình đẳng - Bác ái đã không được thựchiện ở thuộc địa, ở Việt Nam và trong thực tế cũng không thực hiện với đôngđảo nhân dân lao động ở ngay nước Pháp, cũng như các nước tư bản ở khắpchâu lục mà Nguyễn Ái Quốc đã đi qua
Với bản thân Nguyễn Ái Quốc, tại hội nghị Hòa bình ở Vécxây (1919 ),thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người đã gửi đến hội nghị
bản Yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do tối thiểu cho dân tộc
mình, tập trung vào hai nội dung cơ bản:
Một là: Đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông
Dương như đối với người Châu Âu
Hai là: Đòi các quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân: quyền tự do
ngôn luận, báo chí, tự do lập hội, tự do cư trú…
Văn bản này dựa trên chính pháp lý tư sản để đòi lại quyền con ngườicho Việt Nam nhân một Hội nghị quốc tế nhưng đã bị từ chối
Trong thời gian 1920 – 1930, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp xúc, tìm hiểu,nghiên cứu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới và các kiểu, các hìnhthức Nhà nước mà những cuộc cách mạng này xây dựng sau khi cách mạngthành công, và rút ra kết luận: Khi dành chính quyền, thiết lập một bộ máy Nhànước tư sản thì giai cấp tư sản quay lại đàm áp, bóc lột nhân dân, không thựchiện chính những điều mà họ đã khẳng định trong tuyên ngôn Quyền lực Nhànước không thuộc về nhân dân, do đó quyền lợi chính đáng của nhân dânkhông được thực hiện Như vậy, Nhà nước dù được tổ chức dưới bất cứ hình
Trang 17thức nào mà mang bản chất tư sản thì không bao giờ mang lại cho nhân dân laođộng cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc.
“ Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa làlàm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong taybọn ít người Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnhphúc” [19;280]
Hồ Chí Minh khẳng định: Nhà nước Việt Nam sau khi giành được độclập không mang bản chất tư sản
Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt NamDân chủ Cộng hòa ra đời – Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông NamChâu Á Đó là minh chứng hùng hồn cho tính đúng đắn của tư tưởng Hồ ChíMinh Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vàohoàn cảnh cụ thể của Việt Nam thuộc địa, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộcđến thắng lợi, lập ra chính quyền cách mạng của dân, do dân, vì dân
1.1.2.2 Bối cảnh quốc tế thế giới ảnh hưởng đến quá trình hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền
Bối cảnh quốc tế thế giới trong giai đoạn này cũng đang có những biếnchuyển to lớn Chủ nghĩa tư bản từ cạnh tranh tự do chuyển sang độc quyền đãxác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới Chủ nghĩa đế quốc
đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa Chính vì vậy đã dẫn đến cáccuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân chống lai sự bóc lột của chúng Lên đếnđỉnh điểm là cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917đã lật đổ Nhà nước tư sản,thiết lập chính quyền Xô Viết, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người.Chế độ phong kiến đã hết vai trò lịch sử và sự thay thế của chế độ tư bản chủnghĩa là một tất yếu lịch sử Hồ Chí Minh tìm hiểu, nghiên cứu các cuộc cáchmạng điển hình trên thế giới và các kiểu, các hình thức Nhà nước mà những cuộccách mạng này xây dựng sau khi cách mạng thành công đã rút ra những bài học
và kinh nghiệm sâu sắc:
Trang 18Về cách mạng Mỹ 1776, đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống sự xâm
lược của thực dân Anh, Hồ Chí Minh đánh giá: tuy Tuyên ngôn độc lập 1776
có câu rằng: ‘Giời sinh ra ai cũng có quyền tự do, quyền giữ tính mệnh củamình, quyền làm ăn cho sung sướng… Hễ Chính phủ nào mà có hại cho dânchúng thì dân chúng phải đập Chính phủ ấy đi , và gây nên một Chính phủkhác”, nhưng thực chất: “ Bây giờ Chính phủ Mỹ lại không cho ai nói đến cáchmệnh, ai đụng đến Chính phủ!” [ 19;270 ]; và tuyên bố Tuyên ngôn độc lậpcủa Mỹ tuy phản ánh quyền lực tối cao của nhân dân trong việc xây dựngchính quyền Nhà nước, nhưng Nhà nước Mỹ lại rơi vào tay bọn ít người, do đó
“ cách mạng thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cựckhổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai”, Hồ Chí Minh khẳng định: “ ấy là vìcách mệnh Mỹ là các mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản là chưa phải cáchmệnh đến nơi” [ 19;270 ]
Về cuộc cách mạng tư sản Pháp diễn ra ba lần: 1789;1848,1870: “ cách
mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnhkhông đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lụccông nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”, vì vậy “ mà nay công nông Pháphãy còn phải mưu tính cách mệnh lần nữa mới hồng thoát khỏi vòng áp bức”[ 19;274 ]
Về cuộc cách mạng vô sản tháng 10 Nga 1917 Nguyễn Ái Quốc đã nhận
thấy cuộc cách mạng vô sản này thực sự đề cao vai trò của nhân dân, giànhchính quyền về tay nhân dân, lập nên các Xô Viết công nông binh Đây thực sự
là cuộc cách mạng triệt để, đưa lại quyền lợi thực sự cho nhân dân lao động
Từ nhận thức này, Người khẳng định: chỉ có cách mạng Nga là đã thành công
và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do,bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng dã dối như đế quốc chủ nghĩaPháp khoe khoang bên An Nam Cách mạng Nga đã đuổi được vua, tư bản, địachủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân và dân bị áp bước các thuộcđịa làm cách mạng để lật đổ các đế quốc chủ nghĩa và tư bản trên thế giới Hồ
Trang 19Chí Minh kết luận, cách mạng Việt Nam nên làm theo cách mạng tháng MườiNga 1917; Quyền lực Nhà nước thuộc về số đông người Khi đến Liên XôNgười thấy một kiểu mô hình Nhà nước mới: “ Phát đất ruộng cho dân cày,giao công xưởng cho thợ thuyền,… ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hànhchủ nghĩa thế giới “đại đồng”[19;280].
Mô hình Nhà nước đó đã gợi ý cho Hồ Chí Minh về một kiểu Nhà nước
sẽ được xây dựng ở Việt Nam trong tương lai
Từ thực tiển và nhu cầu phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam,
xu thế vận động của lịch sử nhân loại, bằng sự nhạy cảm của một nhà chính trịlão luyện và sáng suốt vì một tấm lòng vì nước vì dân, “nước lấy dân làm gốc”,trên cơ sở khảo cứu các loại hình Nhà nước tiêu biểu đương thời, Hồ Chí Minhlựa chọn và chủ trương xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam.Nhà nước dân chủ nhân dân là là hình thức chính quyền “ rốt cuộc” Hồ ChíMinh đã tìm ra được, từng bước được xác lập ở nước ta, trở thành Nhà nướcduy nhất hợp pháp, hợp hiến sau cách mạng tháng Tám năm 1945 Những tưtưởng của Người về Nhà nước tiếp tục soi sáng sự nghiệp đổi mới của dân tộcViệt Nam
1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh xây dựng Nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam
1.2.1 Xây dựng một Nhà nước hợp hiến, hợp pháp
Xây dựng Nhà nước pháp quyền là khát vọng cháy bỏng hối thúc Người
ra đi tìm đường cứu nước Trong suốt quá trình hoạt động ở nước ngoài củngnhư cho đến lúc trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người đã khảocứu tất cả các mô hình Nhà nước trên thế giới để chuẩn bị những cơ sở lý luậncho việc thành lập Nhà nước Việt Nam khi cách mạng thành công Qúa trìnhnghiên cứu khảo nghiệm đó, Người đã hiểu tường tận pháp luật của các nướctrên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, Anh, Pháp, Nga… Đây là những nước có nềnlập pháp ra đời sớm và phản ánh đầy đủ cơ bản về quyền của con người, quyềncủa các dân tộc, điều đó được thể hiện rất rõ trong hai bản Tuyên ngôn độc lập
Trang 20của cách mạng Mỹ 1776, tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạngPháp năm 1791 Chính vì vậy mà trong bản tuyên ngôn khai sinh ra nước ViệtNam Dân Chủ Cộng Hòa, Người đã trích dẫn lại hai bản Tuyên ngôn đó Điềunày nó dự báo cho cách mạng Việt Nam và tính vượt trước của chủ tịch HồChí Minh, bởi vì Người thấu hiểu rằng ‘‘một cuộc cách mạng thành công, đểcho các nước và thế giới công nhận, đặc biệt là Mỹ thì cuộc cách mạng đó phải
có một cuộc Tuyên ngôn’’ để tuyên bố cho thế giới biết Đó củng là cơ sở tạonên động lực cho chúng ta bảo vệ nền độc lập của dân tộc, một thành quả cáchmạng đem lại, một Nhà nước Việt Nam mới ra đời
Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, trong phiên họp đầu tiên củachính phủ lâm thời ngay 03/09/1945 Người đã nêu ra nhiệm vụ phải xác lậpnền tảng dân chủ và pháp quyền cho Nhà nước kiểu mới, đó là tổ chức tổngtuyển cử và xây dựng Hiến pháp Người cho rằng : trước đây chúng ta đã bịchế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân phong kiến khôngkém phần chuyên chế, cho nên nước ta không có Hiến pháp được Nhân dân takhông được hưởng quyền tự do dân chủ, vì vậy, nước ta phải có một nền Hiếnpháp dân chủ cần phải tổ chức càng sớm càng tốt một cuộc tổng tuyển cử vớichế độ phổ thông đầu phiếu Hiến pháp năm 1946 không chỉ là pháp lý để xâydựng một Nhà nước hợp hiến, hợp pháp, mà còn là nền tảng để ban hành cácvăn bản pháp luật cụ thể để đảm bảo việc thực hiện các quyền dân chủ củanhân dân Với việc bầu ra quốc hội và xây dựng bản hiến pháp đầu tiên tronglịch sử, Nhà nước đã trở thành Nhà nước hợp hiến, hợp pháp duy nhất của toànthể dân tộc Việt Nam Nhà nước đó tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp
và pháp luật với mục tiêu dân sinh, dân quyền và dân tộc Ngày 2/3/1946, quốchôi khóa I đã họp phiên đầu tiên lập ra các tổ chức, bộ máy và các chức vụchính thức của Nhà nước Hồ Chí Minh được bầu làm chủ tịch Chính phủ liênhiệp đầu tiên Đây là Chính phủ có đầy đủ giá trị pháp lý để giải quyết mộtcách có hiệu quả những vấn đề đối nội, đối ngoại của Nhà nước Việt Nam mới.Chúng ta biết rằng, nếu bản Tuyên ngôn là văn bản pháp lý quan trọng để thế
Trang 21giới công nhận cách mạng thắng lợi, thì Nhà nước do nhân dân bầu ra với chế
độ phổ thông đầu phiếu mới là một Nhà nước hợp hiến, hợp pháp mới được thếgiới và các thể lực khác công nhận
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có quan niệm mới về Nhà nước pháp quyền,
đó là Nhà nước quản lý xã hội bằng hệ thống pháp luật, nhưng không phải là
hệ thống pháp luật bất kì, mà là hệ thống pháp luật dân chủ Tư tưởng về phápluật dân chủ của chủ tịch Hồ Chí Minh củng đã được thể hiện trong nghị quyếttrung ương Đảng lần thứ VII ( tháng 11/ 1940), đó là yêu cầu phải ban bố hiếnpháp dân chủ, ban bố những quyền tự do cho nhân dân, tự do ngôn luận, tự do
tư tưởng, tư do tính ngưỡng, tự do hội họp ‘‘trăm điều’’,‘‘thần linh phápquyền’’ trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao hàm mọi người, mọi hoạt động ở mọilúc, mọi nơi, kể các cơ quan lập pháp,hành pháp, tư pháp và nhân viên Nhànước từ xã đến Trung ương do dân cử ra phải có ý thức đặt mình dưới ‘‘ thầnlinh pháp quyền’’ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, song đó phải làpháp luật mang tính dân chủ, thể hiện được lợi ích của số đông, chủ tịch HồChí Minh cho rằng, luật pháp của chúng ta là ý chí của giai cấp công nhân,pháp luật của chúng ta hiện nay bảo vệ quyền lợi hàng triệu người lao động,pháp luật của chúng ta là pháp luật thực sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự dodân chủ rộng rải cho nhân dân lao động Nhân dân ta hiện nay có tự do nhưng
tự do trong kỉ luật Mỗi người có tự do của mình, nhưng phải tôn trọng tự docủa người khác ‘‘Người nào quyền tự do của mình quá mức mà vi phạm đến
tự do của người khác’’
Khác với hệ thống pháp luật tư sản, pháp luật của Nhà nước ta thểhiện ýchí của đại đa số nhân dân, phản ánh lợi ích và công cụ để bảo vệ lợi ích củađại đa số nhân dân lao động Đó là hệ thống pháp luật thực sự dân chủ ‘‘ vì nóbảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rải cho nhân dân lao động’’ Tuy nhiên, dânchủ ở đây được hiểu là dân chủ trong kỉ luật, chứ không phải dân chủ vô Chínhphủ, dân chủ trong giới hạn cho phép Vì vậy, chủ tich Hồ Chí Minh yêu cầutrong thực thi pháp luật phải đảm bảo tính hiệu quả và nghiêm minh Có như
Trang 22vậy mới đảm bảo tự do cho công dân và tạo điều kiện cho sự phát triển ổnđịnh, bền vững của xã hội tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về pháp luậtkhông chỉ là đề cao pháp luật dân chủ mà còn mang đậm tính nhân văn Chủtịch Hồ Chí Minh đã biết kết hợp nhuần nhuyễn pháp luật và đạo đức trongquản lý xã hội Kế thừa văn hóa phương Đông nhưng không tuyệt đối hóa dẫnđến Đức Trị như Khổng Tử, hoặc Pháp trị của Hàn Phi Tử, dùng cái nọ loại trừcái kia, mà chủ tich Hồ Chí Minh kết hợp nhuần nhuyễn pháp luật và đạo đứctrong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội ‘‘Chính phủ phải hết sức làm gương,nếu làm gương không xong thì dùng pháp luật để trừng trị những kẻ hối lộ, đãtrị, đa trị và sẻ trị cho kì hết’’ Tôn trọng Hiến pháp, tuân thủ pháp luật là nghĩa
vụ, trách nhiệm của mọi công dân, nhân viên các cơ quan lập pháp, hành pháp,
tư pháp, nhất là đảng viên giữ vai trò chủ chốt phải gương mẫu đi đầu Chủtịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ; đảng viên chẳng những phải giữ kỉ luật sắt mà cònphải giữ gìn kỉ luật chính quyền của cơ quan, đoàn thể của nhân dân Chủ tịch
Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, đảng viên đặc biệt là cán bộ cấp cao phải nêu caothực hiện pháp luật Người nghiêm khắc phê bình những cán bộ đảng viên
“cậy thế mình là người của Đảng, phớt lờ cả kỉ luật và cả cấp trên trong cácđoàn thể nhân dân hoặc các cơ quan Chính phủ Những đồng chí mắc bệnh ấykhông hiểu rằng: những đảng viên cần phải làm kiểu mẩu phục tùng kỷ luậtcủa Đảng và của đoàn thể nhân dân và cơ quan chính quyền cách mạng”[19;167] Nếu đảng viên, nhất là đảng viên giữ vị trí chủ chốt không xungphong gương mẩu, thì việc gì củng sẻ khó thực hiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đãcho rằng: “cán bộ phải ra sức tuyên truyền giải thích và làm gươngmẫu”[20;349]
1.2.2 Xây dựng Nhà nước pháp quyền do nhân dân lao động làm chủ
Nhà nước dân chủ nhân dân theo quan điển của Hồ Chí Minh là một Nhànước dân chủ kiểu mới, Nhà nước do nhân dân lao động là chủ và nhân dân laođộng làm chủ Xây dựng Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là một tưtưởng nhất quán trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh Đây củng là kết
Trang 23luận có tính nguyên tắc mà người rút ra được khi khảo cứu các cuộc cách mạng
Mỹ, Pháp, Nga và các kiểu Nhà nước được hình thành sau các cuộc cách mạng
đó Ngay từ những năm 1927, Hồ Chí Minh đã khẳng định dứt khoát: “Chúng
ta hi sinh làm cách mệnh, thì hãy làm cho đến nơi, nghĩa là làm cách mệnh rồithì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay bọn ít người Thế mớikhỏi hi sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”[19;270] Trongcương lĩnh đầu tiên của Đảng-cương lĩnh độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xãhội, được Hồ Chí Minh soạn thảo thông qua 2 – 1930, khái niệm dân chúng sốnhiều đã được cụ thể hóa, bao gồm quần chúng công – nông – binh, những bộphận đông đảo, chủ yếu nhất trong cơ cấu dân cư Nhà nước Việt Nam kiểumới thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc mà nồng cốt là công – nông - tri thức.Tất cả mọi người dân Việt Nam, không phân biệt gái trai, giàu nghèo, nòigiống, dân tộc, giai cấp, tôn giáo đều là người của Nhà nước, có trách nhiệmxây dựng Nhà nước Ngay từ ngày đầu mới thành lập, Hồ Chí Minh đã khẳngđịnh: Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam “Nước
ta là nước dân chủ Bao nhiêu quyền hạn đều của dân…Nói tóm lại, quyềnhành và lực lượng đều ở nơi dân”[20;698]
Tính chất dân chủ nhân dân, quyền lực Nhà nước là của dân trở thành mộtnguyên tắc nền móng trong tổ chức xây dựng Nhà nước mới và được quy định
rõ trong các bản Hiến pháp nước ta Điều 1 Hiến pháp năm 1946 quy định
“Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, tất cả quyền binh trong nước
là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt gái trai, nòi giống hay tôngiáo” Còn điều 4 của Hiến pháp 1959 ghi rõ: “ Tất cả quyền lực trong nướcViệt Nam dân chủ cộng hòa điều thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyềnlực của mình thông qua Quốc Hội và Hôi động nhân dân các cấp do nhân dânbầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”
Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh: Nhà nước Việt Nam là Nhà nước
do nhân dân lao động làm chủ hàm chứ trong đó hai hạt nhân lý luận đặc sắc
Trang 24Một là: Đây là phương thức tiếp cận nội hàm dân chủ chủ yếu của Người.
Bản chất dân chủ của Nhà nước thể hiện ở vị trí của người dân trong Nhà nước
đó Định nghĩa “dân chủ là dân là chủ” rất súc tích, ngắn gọn, nhưng lại có ýnghĩa khái quát cao, phản ánh quá trình phát triển tư tưởng tiến bộ của loàingười trong vấn đề dân chủ
Hai là: Nó xuất phát từ một quan niệm truyền thống có giá trị phổ quát, xác
định rõ dân là gốc của một nước, ở phương diện thứ hai này cho thấy, tính chấtdân chủ là đặc trưng nổi bật của chính quyền Nhà nước kiểu mới Nó khẳngđịnh nguồn gốc, sức mạnh, và chủ thể quyền lực Nhà nước là ở nhân dân laođộng Trong nước ta nhân dân là người nắm rõ mọi quyền lực, còn các cơ quanNhà nước do nhân dân tổ chức ra, nhân viên Nhà nước là người được ủyquyền, thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, trở thành công bộc củanhân dân Thể chế dân chủ cộng hòa đã thay đổi tận gốc quan hệ quyền lựcchính trị và thực hiện quyền lực, nhân dân được đặt ở vị trí cao nhất, Nhà nướckhông còn là công cụ thống trị, nô dịch dân như trong thời kỳ phong kiến.Trong Nhà nước dân chủ, nhân dân là người có địa vị cao nhất Vận dụngquan niệm của Nho giáo “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” Hồ ChíMinh đã nhiều lần khẳng định Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân”,chỉ có nhân dân, do địa vị tối cao của mình, mới có quyền quyết định nhữngvấn đề quan trọng của quốc gia dân tộc và đất nước; chỉ có nhân dân mới trởthành chổ dựa vững chắc của Nhà nước
Nhà nước phải dựa vào nhân dân, sức mạnh của Nhà nước bắt nguồn từ sứcmạnh của nhân dân, của quần chúng lao động – đó là nguyên tắc quan trọngnhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước Chân lý phổ biến cho mọi thờiđại đó thường được Người khẳng định trong một cách nói dân gian rất đơngiản, mộc mạc, dễ nhớ
Gốc có vững cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân
Trang 25Sự thành bại của cách mạnh, sức mạnh của Nhà nước điều gắn với vai tròcủa quần chúng nhân dân lao động Trên thực tế, lực lượng của nhân dân laođộng là rất lớn, khả năng của nhân dân là phi thường Trong mọi vấn đề cáchmạng, nếu có dân là có tất cả, ngược lại không có dân thì thất bại trong tầmtay.
Nhận thức rõ vai trò của quần chúng nhân dân, Hồ Chí Minh chủ trươngxây dựng Nhà nước của nhân dân Nhà nước do nhân dân là Nhà nước tin dân,thấy được mọi lực lượng ở nơi dân, chính quyền từ xã đến Trung ương điều dodân bầu ra, đoàn thể từ Trung ương tới xã do nhân dân tổ chức nên Nhà nước
do nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồngnhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân Nhànước do dân tức là mọi công việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của nhândân Do đó phải phát huy vai trò của mặt trận, các đoàn thể trong công tácquản lý xã hội có hiệu lực, hiệu quả, nhất định phải dựa vào lực lượng của dân,dựa vào sáng kiến và trí tuệ của dân Nhà nước do nhân dân trong tư tưởng củachủ tịch Hồ Chí Minh là dân tự làm, tự lo thông qua các mối quan hệ trong xãhội, các đoàn thể chứ không phải các Nhà nước bao cấp, lo thay cho dân Chứcnăng của Nhà nước là quản lý, điều hành xã hội ở cấp vĩ mô
Sau này, Hồ Chí Minh còn giải thích rõ mối quan hệ của Nhà nước và nhândân Dân là chủ thì Chính phủ là đầy tớ Làm việc ngày này không phải là đểthăng quan, phát tài, nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chínhphủ Nhưng khi dân dùng đầy tớ làm việc cho mình, thì phải giúp đở Chínhphủ, nếu Chính phủ sai thì phê bình, phê bình nhưng không phải là chửi Theo
Hồ Chí Minh để quan hệ của dân và Nhà nước, người cầm quyền – công bộc
có thể thực hiện theo đúng nghĩa của nó, cần có các điều kiện:
Trước hết đối với dân: khi trao quyền ủy quyền cho Nhà nước, cán bộ côngchức Nhà nước thì tin cậy, tin tưởng, phải cho họ có thực quyền thì mới thựchiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, mới làm lợi cho dân, trừ hại choquần chúng
Trang 26Còn đối với cán bộ công chức, người cầm quyền muốn làm tròn bổn phận
“công bộc” của dân thì phải làm thế nào để dân tin, dân phục, dân yêu Muốnvậy, phải biết gần dân, sát dân, hiểu dân, thương dân, biết sử dụng sức mạnhcủa dân
Nhà nước do nhân dân làm chủ là một suy nghĩ nhất quán, một mong muốn
và đồng thời là một yêu cầu của lãnh tụ Hồ Chí Minh Người đã nhiều lầnkhẳng định “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làmchủ”[24;452] Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, quyền làm chủ của nhân dâncàng trở nên cần thiết, toàn diện hơn Hồ Chí Minh nhấn mạnh và có ý nhắcnhở: “Nhà nước ta ngày nay là của tất cả nhân dân lao động Vậy công dân,nông dân, tri thức cách mạng cần nhận rõ rằng: hiện nay nhân dân lao động lànhững người làm chủ nước nhà, chứ không phải là những người làm thuê chogiai cấp bốc lột như thời cũ nữa Chúng ta có quyền và có đủ điều kiện để tự taymình xây dựng đời sống tự do, hạnh phúc của mình” Quyền làm chủ Nhà nướccủa nhân dân là một giá trị dân chủ, một thành quả cách mạng đem lại Bởi thếtất cả nhân dân ta phải hiểu một cách sâu sắc rằng: nước nhà là một nước củanhân dân ta, nhân dân ta là người chủ của nước nhà, quyền làm chủ đó là docách mạng thành công và kháng chiến thắng lợi đem lại cho nhân dân ta
Dân làm chủ thì mọi người, mọi dân tộc phải chung sức làm cho dân giàu,làm cho đời sống của nhân dân ta được cải thiện, làm cho con cháu ta ngàycàng sung sướng Đặt vấn đề như vậy, Hồ Chí Minh muốn lưu ý hai mặt tácđộng lẫn nhau của quyền làm chủ: Làm chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lựcphát triển đất nước nước, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Nhà nước của dân, do dân và vì dân là Nhà nước dân chủ, thể hiện quyềnlực của giai cấp công nhân, đông thời củng là bảo đảm thực thi quyền lực củanhân dân lao đông Quan điểm này của chủ tịch Hồ Chí Minh là sợi chỉ đỏxuyên suốt tất cả các quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở ViệtNam Trong công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước do nhân dân lao động làmchủ là một nội dung trọng yếu trong việc kiện toàn, đổi mới tổ chức, hoạt động
Trang 27của Nhà nước ta, là môt đặc trưng tổng quát của mô hình cấu trúc xã hội chủnghĩa theo quan niệm của Đảng.
1.2.3 Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân mang bản chất của giai cấp công nhân
Quán triệt tinh thần học thuyết Mác – Lênin về bản chất giai cấp của Nhànước, Hồ Chí Minh xác định rất dứt khoát, rất rõ ràng bản chất giai cấp côngnhân của Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam Chúng ta gọi Nhà nước làNhà nước của dân, do dân và vì dân không có nghĩa là “Nhà nước của toàndân”, Nhà nước phi giai cấp Hồ chí Minh chỉ rõ: “Nhà nước ta là Nhà nướcdân chủ nhân dân, dựa trền nền tảng công – nông, do giai cấp công nhân lãnhđạo”[26;586] Quan điểm này được Hồ Chí Minh nhắc lại nhiều lần, cụ thể hóathành Hiến pháp, pháp luật và Phương châm chỉ đạo tổ chức, xây dựng chínhquyền từ sau cách mạng tháng Tám đến nay
Sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Việt Nam nói chung
và Nhà nước nói riêng do đặc tính của nó quyết định “đặc tính cách mạng củagiai cấp công nhân là: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỉ luật Lại làgiai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ tư bản và
đế quốc, xây dựng xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tưtưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác – Lênin Đồng thời tinh thần của
họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác Vì vậy, về mặt chính trị, tưtưởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân điều giữ vai trò lãnhđạo”[24;212] Sự luận giải có căn cứ đó cho phép Hồ Chí Minh đi đến một kếtluận khoa học: “cho nên quyền lãnh đạo cách mạng chỉ do giai cấp công nhânnắm”[26;212] Đây là nhân tố quyết định sự khác nhau về bản chất của Nhànước dân chủ nhân dân so với các loại hình Nhà nước khác đã tồn tại trước đó
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhà nước mới của ta và Nhà nước củ, tính chất khácnhau Nhà nước củ nằm trong tay đế quốc và phong kiến, tính chất nó là đếquốc và phong kiến, là phản động Nhà nước ta ngày nay là nằm trong tay củanhân dân chống đế quốc và phong kiến… Nhà nước của ta củng là Nhà nước
Trang 28của đại đa số nhân dân, để thống trị thiểu số phản động, để giữ gìn lợi ích củanhân dân, bằng cách dân chủ chuyên chính của nhân dân”[24;216 – 217].
Sự lãnh đạo của giai cấp công nhân chế định bản chất và nội dung giai cấpcủa Nhà nước ta, đặt ra mục đích định hướng hoạt động của Nhà nước đó, vìlợi ích của nhân dân và Nhà nước là phương thức quá độ cần thiết để giảiphóng con người, tiến đến một xã hội không có giai cấp Nói cách khác, mụcđích hoạt động của Nhà nước là nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấpcông nhân Điều này chứng tỏ bản lĩnh và tinh thần mácxít triệt để của tưtưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân
Sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với Nhà nước làm thay đổi mốitương quan giữa các chức năng của Nhà nước: “Đối với nội bộ nhân dân thìthực hành dân chủ Đối với đế quốc, phong kiến và bọn phản động, thì thựchành chuyên chính chống lại chúng” Phép biện chúng về mối quan hệ giữadân chủ và chuyên chính trong Nhà nước dân chủ nhân dân được Hồ Chí Minh
lý giải hết sức độc đáo Theo người, chế độ nào củng có chuyên chính, vấn đề
là chuyên chính với ai? Dưới chế độ phong kiến, tư bản, chuyên chính là số ítngười chuyên chính với đại đa số nhân dân chuyên chính với thiểu số phảnđộng chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ dân chủ của nhân dân.Vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân còn quyết định cơ chế tổ chức, hoạtđộng của Nhà nước, đó là cơ chế thực sự dân chủ, bảo đảm trên thực tế vai tròlàm chủ Nhà nước của nhân dân, quần chúng lao động
Như vậy, Nhà nước Việt Nam là Nhà nước dân chủ nhân dân do giai cấpcông nhân lãnh đạo Bản chất của giai cấp công nhân quy định nội dung hoạtđộng của chính quyền Cùng với việc phát triển kinh tế xã hội, cơ cấu giai cấp,bản chất công nhân của Nhà nước ngày càng được hoàn thiện, bộc lộ rõ nét.Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước gắn liền với bảo vệ chế
độ chính trị, con đường phát triển độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, để đảm bảo và giữ vững bản chất giai cấpcông nhân của Nhà nước cần giải quyết những vấn đề có tính nguyên tắc sau:
Trang 29Thứ nhất:Xây dựng, tổ chức và hoàn thiện chính quyền phải dựa trên cơ sở
các nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước, Nhà nướcchuyên chính vô sản, áp dụng vào điều kiện, đặc điểm nước ta với hình thức và
cơ chế vận hành thích hợp Xa rời chủ nghĩa Mác – Lênin sẽ làm biến dangNhà nước, lu mờ bản chất giai cấp và chệch hướng phát triển đi lên chủ nghĩa
xã hội Vì thế chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng lý luận để xây dựng mô hìnhNhà nước đảm bảo quyền lợi của nhân dân lao động Quan điểm có tínhnguyên tắc này đươc Hồ Chí Minh khẳng định vào đầu những năm 20, đượcNgười quán triệt trong lãnh đạo Nhà nước suốt 24 năm và ngày nay vẫn lànguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ ngĩa ở Việt Nam
Thứ hai: Xác nhận và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đối
với Nhà nước Về mặt lịch sử, Đảng lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranhgiành chính quyền, sau đó trở thành Đảng cầm quyền Chính quyền Nhà nước
đó, xét đến cùng là kết quả phấn đấu bền bỉ của Đảng Cộng Sản trên cơ sở thựchiện ý nguyện của nhân dân và ý nguyện của toàn dân tộc Sự lãnh đạo củaĐảng được quy định bởi những nhân tố lịch sử nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sửcủa giai cấp công nhân Việt Nam: bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng thành côngchủ nghĩa xã hội, giải phóng giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc, đem đếncho nhân dân một cuộc sống ấm no, vui tươi, hạnh phúc Hồ Chí Minh khẳngđịnh: “Để xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà, chúng
ta cần phải tăng cường không ngừng sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đối vớiNhà nước dân chủ nhân dân”[26;586]
Thứ ba: Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là liên
minh công – nông – tri thức – cơ sở và nền tảng xã hội vững chắc của Nhànước Đây là vấn đề có tính nguyên tắc để đảm bảo tính giai cấp công nhântrong xây dựng, tổ chức, vận hành bộ máy Nhà nước Việt Nam Trong vấn đềliên minh lực lượng, Hồ Chí Minh có quan niệm và cách làm sáng tạo, Ngườikhông chỉ thiết lập liên minh giai cấp mà còn cả liên minh xã hội và khẳng
Trang 30định: Liên minh công nông tri thức là nền tảng của Nhà nước Việt Nam dânchủ cộng hòa.
Thứ tư: Thiết kế, tổ chức hoạt động của Nhà nước phải dựa vào nguyên tắc
tập trung dân chủ, Nguyên tắc này bảo đảm bản chất giai cấp công nhân và lànguyên tắc tổ chức đặc thù của Nhà nước kiểu mới Thực chất của nguyên tắctập trung dân chủ đực Hồ Chí Minh lý giải như sau: Nhân dân là ông chủ nắmchính quyền Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy.Thế là dân chủ
Thứ năm: Đảm bảo sự thống nhất quyền lực Nhà nước, nhưng có sự phân
công, phân cấp rõ ràng Nét đặc trưng này phản ánh bản chất giai cấp côngnhân của Nhà nước kiểu mới
Thứ sáu: Đảm bảo để Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật mà pháp luật
đó thể hiện ý chí nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân và của đông đảoquần chúng lao động Đây là vấn đề có tính nguyên tắc và thể hiện rõ nét lậptrường kiên định trước sau như một của Hồ Chí Minh Người nhấn mạnh:
“Luật pháp của chúng ta hiện nay là ý chí của giai cấp công nhân, lãnh đạocách mạng… Pháp luật của ta hiện nay bảo vệ lợi ích cho hàng triêu lao động.Pháp luật của ta lúc này, trong điều kiện hiện nay chưa tước bỏ quyền tư hữu,nhưng không ai được lợi dụng quyền tư hữu để bôc lột thậm tệ nhân dân laođộng Pháp luật của ta là pháp luật dân chủ thực sự vì nó bảo vệ quyền tự dodân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động Nhân dân ta hiện nay có tự do,tự dotrong kỷ luật Mỗi người có tự do của mình, nhưng phải trân trọng tự do củangười khác Người nào sử dụng quyền tự do của mình quá mức mà phạm đến
tự do của người khác là phạm pháp Không thể có tự do cho bọn Việt gian, bọnphản động,bọn phá hoại tự do của nhân dân”[28;187]
Thực hiện và giải quyết tốt những vấn đề có tính nguyên tắc trên đây sẽ duytrì và bảo đảm tính chất giai công nhân của Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh.Nếu một nguyên tắc nào đó bị vi phạm rất dễ dẫn đến làm biến dạng bản chất Nhà
Trang 31nước Ngày nay đây vẫn là nguyên tắc cơ bản chỉ đạo xây dựng Nhà nước xã hộichủ nghĩa theo lập trường của giai cấp công nhân.
1.2.4 Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân chủ và tổ chức thực hiện pháp luật
Thứ nhất, pháp luật phải đúng và đủ
Năm 1919 trong yêu sách 8 điểm, khi nêu lên đòi hỏi “ cải cách nền
pháp lý Đông Dương bằng cách ban cho người bản xứ củng được quyền hưởngnhững đảm bảo về pháp luật như người Châu Âu” và “ thay các chế độ ra cácsắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật”, có thể Hồ Chí Minh chưa có ý niệm sâusắc về một hệ thống pháp luật có tính toàn diện, đồng bộ và phù hợp theo tưtưởng pháp luật hiện đại ngày nay, song tư tưởng quản lý xã hội bằng pháp luậtthì đã rõ ràng Xã hội với muôn vàn các mối quan hệ phức tạp cần được nhiều
quy phạm pháp luật điều chỉnh Khi diển đạt các tư tưởng trên thành Việt Nam yêu cầu ca thì câu “ trăm điều phải có thành linh pháp quyền” đã thể hiện
không chỉ vai trò của pháp luật mà cả sự đòi hỏi pháp luật có mặt ở mọi nơi
Pháp luật đúng là pháp luật không cao hơn, củng không thấp hơn xã hội.pháp luật đủ là pháp luật không bỏ sót quan hệ xã hội quan trọng nào Làm đượcđiều này là cực khó, song nếu không có ý thức về điều này thì sẻ rơi vào tìnhtrạng tiện đâu làm đấy và nhiều văn bản pháp luật ra đời mà rất kém hiệu quả
Sau khi giành được chính quyền nghĩa là có thể làm ra luật Hồ ChíMinh đã bắt tay vào việc sửa sang pháp luật mở đầu bằng việc xây dựng Hiếnpháp, nghiên cứu, vận dụng những văn bản pháp luật cũ còn phù hợp và tíchcực xây dựng các văn bản pháp luật mới Do điều kiện kháng chiến từ 1946 –
1954 nên không có điều kiện họp toàn thể quốc hội song nhu cầu chiến tranhphải ra những mệnh lệnh kịp thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành hàngloạt sắc lệnh để điều khiển công việc kháng chiến cứu quốc Trong quan niệmcủa chủ tịch Hồ Chí Minh thì trước hết phải sửa sang pháp luật vì có sửa sangpháp luật mới có cái để quản lý xã hội Người luôn nhắc cơ quan lập pháp phảichú ý lo việc sửa đổi bổ sung các đạo luật càng ngày càng hoàn chỉnh Trong
Trang 32hội nghị học tập của cán bộ ngành tư pháp ( 1950 ) Chủ tịch Hồ Chí Minh đãnói: “ chúng ta cũng thấy luật pháp của ta hiện nay chưa đầy đủ Chính các chú
có trách nhiệm góp phần làm cho luật pháp của ta tốt hơn, càng ngày càngphong phú hơn Phải cố gắng làm cho luật pháp dân chủ ngày càng nhiều hơn,tốt hơn” [ 22;440 ]
Theo tổng mục lục luật lệ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ 1945 đến
1961 thì trong giai đoạn 1946 – 1954 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đãban hành 493 văn bản pháp luật trong đó lĩnh vực an ninh chính trị có 145 vănbản, lĩnh vực kinh tế có 149 văn bản, lĩnh vực văn hóa xã hội có 199 văn bản,còn giai đoạn từ 1954 – 1960 đã ban hành 145 văn bản ở các lĩnh vực trướcđây chưa có cùng hàng trăm văn bản khác Riêng Chủ tịch Hồ Chí Minh trongcuộc đời hoạt động của mình đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng hai bản Hiến pháp,trực tiếp chỉ đạo soạn thảo 16 đạo luật, 613 sắc lệnh trong đó có 243 sắc lệnhquy định về tổ chức Nhà nước và pháp luật
Thứ hai, pháp luật phải đến được với dân.
Để pháp luật phải thực thi trong chế độ xã hội, việc giáo dục, tuyêntruyền pháp luật là vấn đề phải được quan tâm Trong thời kỳ còn kháng chiến,trình độ học vấn của đại đa số nhân dân còn thấp, nhiều người mù chữ Đểngười dân hiểu biêt pháp luật, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật càng cầnthiết Khi chưa giành được chính quyền thì tuyên truyền đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chương trình cách mạng Khi có chính quyền, có Hiến pháp, cópháp luật thì phải tuyên truyền Hiến pháp, pháp luật
Pháp luật đặt ra là để mọi người thực hiện Pháp luật của ta đặt ra nhằmbảo vệ quyền lợi của nhân dân, trước hết là đa số nhân dân lao động Ngườidân co hiểu được những quy định của pháp luật về bảo vệ lợi ích cho chính họthị họ mới chấp hành đầy đủ các quy định đó Người căn dặn cán bộ phải: “làm sao cho nhân dân hiểu hết quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ củamình, giám nói, giám làm” Công tác tuyên truyền phải làm sao cho dân hiểu
Trang 33được và tự giác chấp hành pháp luật Hồ Chí Minh yêu cầu “ cán bộ phải rasức tuyên truyền giả thích và làm gương mẫu” đối với nhân dân.
Trong hội nghị thảo luận về luật hôn nhân và gia đình (1959 ) Người chỉrõ: “ công bố đạo luật này chưa phải đã là mọi việc điều xong, mà còn phảituyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện đươc tốt” [ 26;523 – 524 ] Ngườinói: “ cá đại biểu Hội đồng nhân dân và các cán bộ phải phổ biến Hiến phápmột cách kỷ lưỡng và rộng khắp trong nhân dân và gương mẫu thực hành Hiếnpháp và luật lệ [ 30;120 ]
Như vậy, đối với Hồ Chí Minh, muốn pháp luật được thực hiện tốt phải
ra sức tuyên truyền, giáo dục cho dân hiểu, dân nhớ Muốn vậy, Người yêucầu: “ nói và viết làm sao cho dân hiểu đươc, nhớ được và làm theo được”.Đồng thời, Người rất quan tâm đến tính chính xác của các điều luật cũng nhưtính “ khả thi” khi đề ra các quy định của pháp luật, phải ra những quy địnhcho dân làm theo được
Thứ ba, người thực thi pháp luật phải công tâm và nghiêm minh.
Hiệu lực của pháp luật chỉ có được khi mọi người điều nghiêm chỉnhchấp hành pháp luật Pháp chế chỉ bảo đảm các quy phạm pháp luật được thựcthi trong các quan hệ xã hội; mọi hành vi phạm pháp phải bị xử lý Đối với HồChí Minh, thực thi pháp luật phải nghiêm minh, phải có biện pháp chế tài điđôi với tuyên truyền, giáo dục pháp luật
Trước hết cán bộ phải làm gương trong việc thực thi pháp luật Cán bộ
vi phạm quy định của pháp luật thì phải được xử lý nghiêm minh, dù đó là cán
bộ ở cấp nào Trong kỳ họp lần thứ 2 Quốc hội khóa I ( 11/ 1946 ), Hồ ChủTịch nói: “ chính phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm Nhưng trong Chínhphủ từ Hồ Chí Minh cho đến những người làm việc ở các Uỷ ban làng hiệnđông lắm và phức tạp lắm Dù sao Chính phủ đã hết sức làm gương và nếu làmgương không xong thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ, đã trị,đương trị và sẽ trị cho kỳ hết [ 22;158 ]
Trang 34Hồ Chí Minh nhiều lần phê phán cán bộ, Đảng viên không chấp hànhpháp luật của Nhà nước “do cá nhân chủ nghĩa mà sinh ra tự do chủ nghĩa…không tôn trọng pháp luật và thể lệ Nhà nước” làm gương xấu cho quần chúng.Việc lợi dụng quyền thế vi phạm pháp luật, xử lý không nghiêm các trườnghợp vi phạm pháp luật cũng được Người chỉ ra “ có cán bộ đảng viên lợi dụngquyền thế của Đảng và Nhà nước làm cho những việc trái với chính sách vàpháp luật, xâm phạm đến việc lợi ích vật chất và quyền tự do dân chủ của nhândân, nhưng cũng chưa bị xử lý kịp thời… như vậy là kỹ luật chưa nghiêm”[27;207].
Đối với Hồ Chí Minh việc thưởng phạt phải nghiêm minh: “ cán bộ tanhiều người cúc cung tận tụy, hết sức trung thành với nhiệm vụ, với Chínhphủ, với quốc dân Nhưng củng có người hủ hóa lên làm quan cách mạng, hoặc
là độc hành, độc đoán, hoặc là dĩ công dinh tư Thậm chí đùn phép công để báothù tư, làm cho dân oán đến chính phủ và đoàn thể” bởi vì nếu thưởng phạtkhông nghiêm minh thì người cung cúc tận tụy lâu dài củng thấy chán nản, cònngười hư hỏng, vi phạm pháp luật, kỷ luật ngày càng lấn sâu vào tội lỗi, làmthiệt hại nhân dân, Người chỉ rõ “ trong một nước thưởng phạt phải nghiêmminh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thànhcông” [22;163 ]
Người cũng chỉ ra những khuyết điểm sai lầm trong khi thưởng phạt “ chớ
vì ưa ai mà thưởng, ghét ai mà phạt, ai hiểu mình thì dùng, ai trực tính nói ngaythì bỏ” “ người nào sai mệnh lệnh, báo cáo láo thì phải phạt nghiêm khắc”
Người yêu cầu trước hết đảng viên có nhiệm vụ: “ gương mẫu chấp hànhpháp luật của Nhà nước và kỷ luật của các đoàn thể cách mạng của quần chúng
mà mình tham gia” Người nghiêm khắc phê bình những “ đảng viên cậy thếmình là người của Đảng, phớt lờ cả kỷ luật và cả cấp trên trong các đoàn thểnhân dân hoặc cơ quan Chính phủ”
1.2.5 Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước vừa
“hồng” vừa “chuyên”