Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ, dân chủ trên thực tế và trong hành động. Bản chất dân chủ của Nhà nước trước hết là ở chổ quản lý xã hội, lo cho dân, chứ không phải là đè đầu cưỡi cổ dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “
nước ta là một nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”[20 ;698]. Đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu để chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn kiểu Nhà nước, lựa chọn các cách thức tổ chức, phương thức hoạt động cụ thể của Nhà nước. Nhà nước phục vụ nhân dân: “ việc gì lợi cho nhân dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh” [22 ;57].
Bản chất dân chủ của Nhà nước còn thể hiện một cách tập trung ở mục đích tổ chức, hoạt động của nó, chăm lo cho nhân dân về mọi mặt, vì hạnh phúc cơm no áo ấm của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn cán bộ: “ muốn cho yên dân, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải làm hết sức, việc gì có hại cho dân thì nên tránh. Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề khó khăn dầu khó đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ đến đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người dân đem tới. Phải chăm lo cứu tế nạn nhân cho chu đáo, phải chú ý trừ nạn mù chữ cho dân. Nói tóm lại, hết thảy mọi việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân phải được chú ý”[22 ;47].
Như vậy, chức năng đối nội cơ bản của Nhà nước là hướng dẫn nhân dân, tổ chức tốt đời sống, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phân phối cho công bằng theo phương châm “ không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”, từng bước cải thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu tối thiểu cần thiết hằng ngày. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta tranh được tự do độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập củng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do của độc lập khi mà dân ăn no mặc đủ. Chúng ta phải thực hiện ngay :
1. làm cho dân có ăn. 2.làm cho dân có mặc. 3.làm cho dân có chổ ở. 4. làm cho dân có học hành.
Cái mục đích chúng ta đi đến là 4 điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do, độc lập và giúp sức được cho tự do, độc lập’’[22 ;152].
Đem lại lợi ích cho nhân dân, chăm lo mọi mặt cho đời sống và thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của nhân dân là cách thức tốt nhất để mở rộng, củng cố cơ sở xã hội – lực lượng của Nhà nước, tăng cường tiềm lực để Nhà nước quản lý xã hội, chống lại kẻ thù. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy việc đáp ứng và thỏa mản nhu cầu, lợi ích nhân dân làm tiêu chí số một để đánh giá hiệu quả năng lực hoạt động của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống cho nhân dân được chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến trên mọi bình diện, trong các mối quan hệ chủ yếu nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “ tục ngữ có câu: “Dân dĩ thực vi thiên” nghĩa là dân lấy ăn làm trời, nếu không có ăn là không có trời. Lại có câu: “ có thực mới vực được đạo”, nghĩa là không có ăn thì chẳng làm được việc gì cả.
Vì vậy, chính sách của Đảng và chính phủ hết sức chăm non cho đời sống nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm Đảng và Chính phủ có lỗi… nếu dân đói, rét, bệnh thì Chính sách của ta dù có hay mấy củng không thực hiện được”[24 ;572].
Về nội dung, Nhà nước phục vụ nhân dân còn bao hàm cả việc biết điều chỉnh, kết hợp được các loại lợi ích của nhân dân, của mọi giai cấp từng lớp, xã hội. Đó là lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích Trung ương và lợi ích địa phương. Người dân, nhất là nông dân do địa vị và tầm hạn chế của mình chỉ thấy được lợi ích cục bộ trước mắt, không thể nhìn xa trông rộng. Nhà nước phải giải thích, hướng dẫn cho nhân dân hiểu để cho họ từng bước thực hiện đảm bảo sự thống nhất lợi ích của cá nhân, tập thể và xã hội. Nhà nước dân chủ nhân dân là Nhà nước phục vụ nhân dân, lấy lợi ích nhân dân làm khuôn thước. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng trên một triết lý phát triển mang đầy bản chất nhân văn: coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển cách mạng, của sự phát triển của xã hội.
Vì thế Hồ Chí Minh xem việc phục vụ nhân dân là một việc làm hết sức cao quý, vì bác cho rằng: “bầu trời không có gì quý bằng nhân dân” và bao
nhiêu lợi ích đều vì dân”, “mọi công việc đều do lợi ích của nhân dân mà làm…” “ trong xã hội không có gì tốt đẹp vẽ vang bằng phục vụ lợi ích nhân dân”[23276].
Mối quan hệ giữa cơ quan Nhà nước, nhân viên Nhà nước với nhân dân như vậy đã trở thành quan hệ giữa người phục vụ và người được phục vụ, nhưng đây không phải là mối quan hệ “ chủ - tớ” theo nghĩa thông thường và càng không nên hiểu nhân dân trở thành một loại ông chủ chỉ biết sai khiến “ chỉ tay năm ngón”.
Trong mối quan hệ giữa cơ quan Nhà nước và nhân dân, không chấp nhận việc cơ quan Nhà nước, nhân viên Nhà nước bao biện, làm thay nhân dân, vì “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, nếu nhân dân không ra tay và “ không có lực lượng nhân dân thì việc nhỏ mấy, dễ mấy củng làm không xong…”.
“ Phục vụ nhân dân”, “ vì dân” có nghĩa là công việc Chính phủ, nhân viên Nhà nước đảm trách nhiệm là mang lại lợi ích cho nhân dân. Nhân dân khi giao việc, ủy quyền bao giờ củng trao cả quyền của chính mình cho người khắc ủy thác. Ở đây xuất hiện một tình hình rất đặc thù là người vốn không có quyền, khi đã được trao quyền trở thành quyền lực, người sai khiến, chỉ huy, đôn đốc người khác và người khác ở đây chính là nhân dân vốn là chủ thể của quyền lực. Nhân dân, chủ thể của quyền lực, đông thời trở thành đối tượng, khách thể của quyền lực, người phải thực hiện công việc, những nghĩa vụ đối với Nhà nước: “Nhà nước của dân”, đồng thời trở thành “ Nhà nước do dân”là vì vậy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đên vấn đề nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần phụ trách của cán bộ, nhân viên Nhà nước trước dân; nhân dân là người chủ của xã hội, nhưng quyền làm chủ đó nhân dân trao và thực hiện chủ yếu thông qua bộ máy Nhà nước. Vấn đề lớn đặt ra là làm sao người được trao quyền, sử dụng quyền cho đúng quyền hành được trao, sử dụng có hiệu quả và hiệu lực, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Mặt khác luôn luôn đề phòng khả năng là người được trao quyền sẽ lạm dụng hoặc sử dụng tắc trách quyền đó và điều rất tệ hại là biến nhân dân thành người chủ trên danh
nghĩa, còn trên thực tế là người bị o ép, bó tay, bó chân, chỉ để bị sai khiến và phục vục các “ ông quan cách mạng”.
Bác viết: “cán bộ và Đảng viên cần phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”, nhất là trong lĩnh vực tài sản: “cán bộ và đảng viên ngày càng nâg cao tinh thần phụ trách, nêu gương, “cần, kiệm, liêm, chính”, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân; phải chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh là nguồn gốc sinh ra tham ô, lãng phí”. Tinh thần phụ trách trước nhân dân, phải được thể chế hóa thành trách nhiệm của nhân viên Nhà nước, chế độ kỉ luật, quy chế công chức, công vụ…
Bác chỉ ra một căn bệnh thường mắc phải là huy động và sử dụng phung phí sức dân, dùng sức dân vào những công việc không mang lại lợi ích thiết thực, huy động và sử dụng sức dân vô tội vạ hoặc sai mục đích. Bác phê phán mạnh mẽ hiện tượng ‘‘ không tiết kiệm đồng tiền, bát gạo là mồ hôi, nước mắt của nhân dân’’.
Trong một Nhà nước vì dân, nhân dân là người chủ, địa vị cao nhất trong xã hội thuộc về nhân dân thì mối quan hệ giữa nhân viên Nhà nước và nhân dân được xây dựng trên cơ sở tin cậy, yêu quý nhau.
CHƯƠNG 2