Một số giải pháp nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 58 - 66)

CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.3.2. Một số giải pháp nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

chủ nghĩa

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong những năm vừa qua đã đạt những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội chủ nghĩa, ổn định chính trị. Tuy nhiên, để Nhà nước thực sự là Nhà nước pháp quyền thì đòi hỏi Nhà nước phải đạt đến trình độ phát triển hiện đại trong tổ chức và hoạt động của mình, với sự hoàn thiện của công cụ quản lý là pháp luật được coi là tối thượng; môi trường xã hội của Nhà nước pháp quyền phải là môi trường của xã hội công dân, là xã hội dân sự được tổ chức một cách nề nếp và hoạt động có hiệu quả theo pháp luật, theo những giá trị chuẩn mực của dân chủ. Nhìn chung, đây là những điều kiện mà hiện nay Nhà nước pháp quyền chúng ta chưa có được đầy đủ với mức độ cần thiết, vì vậy, việc đề

ra những biện pháp hữu hiệu nhằm từng bước xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề này đã có các nhà lý luận, các nhà chính trị học trong nước nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp.

Thứ nhất: phát huy dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực, kinh tế , chính trị, văn hóa và xã hội

Dựa trên quan điểm “dân chủ triệt để”, “ dân chủ đến cùng”, “ dân chủ thật sự và dân chủ toàn diện” và dựa và thực tiễn Việt Nam và thời đại ngày nay, Đảng và Nhà nước ta phải phát huy dân chủ xã hội trong quá trình xây dựng xã hội mới, chỉnh đốn tư duy lý luận của Đảng trong việc lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Trong quá trình đổi mới, Đảng phát huy ngày càng sâu rộng nền dân chủ xã hội, để phát huy dân chủ đúng hướng và đạt kết quả thì quá trình đó phải được lãnh đạo tốt và có những bước đi vững chắc phù hợp với xu hướng của thời đại, nhưng phải khắc phục cho được những tồn tại trong xã hội của Việt Nam hiện nay. Thực hiện dân chủ phải gắn với kỷ luật, kỷ cương, nếu không mọi ý định tốt đẹp về phát huy dân chủ không thể thực hiện thành công, ngược lại, sẻ đưa đến những thành quả làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân. Để phát huy dân chủ nhân dân ta trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, trước hết phải đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân trên thực tế bằng việc thúc đẩy sự tham gia tích cực của người dân vào công việc của Nhà nước. Phát huy dân chủ là mục tiêu, vừa là yêu cầu, mà trước hết là dân chủ trong Đảng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong xây dựng Nhà nước pháp quyền. Thực hiện dân chủ, tôn trọng và đảm bảo trên thực tế quyền làm chủ, quyền làm chủ của nhân dân là vấn đề có ý nghĩa sống còn không chỉ đối với Nhà nước pháp quyền, mà còn tăng cường uy tính và mở rộng ảnh hưởng của Đảng Cộng Sản cầm quyền, đây là nhân tố quyết định xây dựng thành công xã hội mới ở Việt Nam. Sau đó, tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với Nhà nước. Nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của Nhà nước là một nội dung quan trọng trong việc thực hành quyền dân chủ.

Để phát huy quyền dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân phải thực hiện quyền lực chính trị và quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, cần

phân định minh bạch chức năng, nhiệm vụ phân cấp, phân quyền. Xác định rõ cái gì cần làm, tránh ôm đồm, và tạo cho dân cơ chế xây dựng các cơ chế tự quản. Thực hiện phương châm “ít Nhà nước hơn khi cần, xã hội nhiều hơn khi có thể”.

Thứ hai: Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Với bản chất của giai cấp công nhân, Nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, thực tế đã chứng minh, cho đến ngày nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Trong những yêu cầu và nhiệm vụ đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, làm cho bộ máy Nhà nước thực sự có quyền quản lý đất nước, thực sự có sức mạnh, vấn đề hết sức quan trọng là Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn theo phương thức lãnh đạo phù hợp với tình hình mới. Trước hết, phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, xác định rỏ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý của Nhà nước, tăng cường lãnh đạo các cơ quan Nhà nước trong việc thể chế hóa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và tổ chức thực hiện trong đời sống xã hội; tăng cường quản lý xây dựng đội ngủ cán bộ công chức trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng củng cần phải chú trọng đổi mới Đảng bộ cơ sở, nhất là cấp xã, thôn, bởi vì những nơi này là gần và sát dân hơn hết, do đó mà sự đổi mới là rất cần thiết.

Thứ ba: Đổi mới hoạt động và tổ chức bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương

Trong bối cảnh toàn cầu hóa diển ra, ở nước ta với tổ chức bộ máy Nhà nước còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, năng lực quản lý kém, thêm vào đó, một bộ phận cán bộ, công chức bị tha hóa, biến chất, không đủ trình độ chuyên môn và năng lực trong công tác đã làm giảm niềm tin trong lòng nhân dân. Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc thực hiện chức năng của quốc hội, trọng tâm là làm tốt chức năng đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả

của hoạt động lập pháp, ,giám sát tối cao đối với hoạt động cua đất nước, làm tốt chức năng ra hoạt động của quốc hội cần phải đổi mới theo hướng đề cao trách nhiệm đại diện của các đại biểu quốc hội, tăng cường đại biểu chuyên trách và phát huy tinh thần tích cực của đại biểu, đảm bảo cho đại biểu có quyền trực tiếp đưa ra các kiến nghị, đổi mới phương thức lựa chọn, giới thiệu các chế độ bầu cử đại biểu quốc hội nhằm đãm bảo tính đại diện trong cơ cấu không chỉ địa phương, vùng miền mà còn theo nghành, lĩnh vực, nhưng chất lượng đại biểu quốc hội phải đặt lên hàng đầu. Đối với chính phủ, tuân theo một cách triệt để các nguyên tắc tổ chức và cơ chế vận hành của chính phủ do hiến pháp quy định Chính phủ thực sự là cơ quan hành pháp cao nhất trong cơ cấu quyền lực Nhà nước, chính phủ phải đực sự tin tưởng và tính nhiệm của nhân dân, phải xây dựng một chính phủ vững mạnh, hoạt động thông suốt, có hiệu lực và hiệu quả trong các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng an ninh đối với đất nước. Đối với chính quyền địa phương phải cũng cố và tăng cường hoạt động theo hướng xây dựng các cơ quan có thực quyền quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, giám sát cơ quan cơ quan hành chính của địa phương. Xác định cụ thể các chức năng quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc tiếp dân, nhất là giải quyết tốt các khiếu nại của dân, phải làm cho dân có lòng tin đối với chính quyền. Đội ngủ cán bộ công chức đảng viên ở nước ta là lực lượng đóng vai trò quan trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Vì vậy, cùng với việc thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, cần chú trong nâng cao chất lượng, trình độ và năng lực chuyên môn của đội ngũ đảng viên, cán bộ công chức Nhà nước, tạo điều kiện cho họ tiếp cận với các tri thức mới, tin học hóa đội ngũ cán bộ phường, xã, để họ có khả năng đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Thư tư: Xây dựng hệ thống pháp luât hoàn chỉnh minh bạch trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay; đồng thời tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả , trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn và quan điểm mang tính nguyên tắc, định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp và tổ chức thực hiện trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nước ta cần tập trung

mọi nguồn lực đề cao trách nhiệm của các nghành, các cấp, phấn đấu xây dựng hệ thống pháp luật đủ về số lượng, cao về chất lượng trên tất cả các lĩnh vực của đờ sống xã hội, nhất là đối với sự hoạt động của Đảng và Nhà nước, vì vậy, cần xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch với một cơ chế thực hiện pháp luật hiệu quả trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, ổn định chính trị, phát triễn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ năm: Chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Ở nước ta hiện nay xây dựng Nhà nước pháp quyền là hướng đến một Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Sự nghiệp này rất cần đến sự chung tay, góp sức của toàn thể nhân dân trong cả nước, vì vậy, Đảng và Nhà nước ta phải chú trọng hơn nửa việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, nhất là phải cho nhân dân thấy được tầm quan trọng của mình trong việc đoàn kết để xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay. Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, cần xây dựng và hoàn thiện các thiết chế, cơ chế dân chủ ở cơ sở nhằm thực hiện tốt phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiễm tra”. Thông qua đó, nhân dân có thể tham gia rộng rải vào việc quản lý Nhà nước, thực hiện tốt việc quy chế dân chủ ở cơ sở. Việc xây và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đó là một quá trình lâu dài, phức tạp, phải tiến hành từng bước, chia thành nhiều giai đoạn, cũng như sự thống nhất đoàn kết của toàn dân và lãnh đạo của Đảng có những chính sách chủ trương phù hợp với giai đoạn hiện nay

C. KẾT LUẬN

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền – Nhà nước của dân, do dân, vì dân có quá trình hình thành và phát triển, ngày càng được hoàn thiện cùng với sự vận động của thực tiễn đất nước và thời đại. Đó là kết quả của quá trình vận dụng , phát triển sáng tạo học thuyết Mác – Lênin về Nhà nước, các giá trị tư tưởng của dân tộc và nhân loại trong lĩnh vực xây dựng, tổ chức Nhà nước và pháp luật. Với Hồ Chí Minh, lý luận về Nhà nước và pháp luật ở Việt Nam được nâng lên một trình độ mới, ngày càng hòa nhập với dòng chảy của tư tưởng nhân loại về Nhà nước pháp quyền.

Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân rất rộng, bao quát những vấn đề trọng yếu nhất, cốt lõi nhất. Trong đó đáng chú ý là quan niệm về một Nhà nước dân chủ, Nhà nước do nhân dân là chủ và do nhân dân làm chủ, Nhà nước đó lấy phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho nhân dân là mục đích duy nhất, Nhà nước có sự thống nhất giữa tính nhân dân, tinh dân tộc, tính giai cấp, được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản… Các quan điểm này trở thành các quan điểm chỉ đạo, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Việt Nam từ tháng 9 năm 1945 đến nay.

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng của Người về Nhà nước pháp quyền nói riêng, vấn đề đặt ra không chỉ ở chỗ thừa nhận và khẳng định những giá trị to lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, mà một điều rất quan trọng là vận dụng và phát triển những tư tưởng đó trong công cuộc đổi mới theo tinh thần nghị quyết Đại hội IX của Đảng là : Đảng và nhân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi vì tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục soi đường cho công cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Tuy nhiên, từng lĩnh vực vận dụng là cả một nội dung lớn. Mặt khác thực tiển đất nước không ngừng biến đổi trong sự thay đổi lớn lao và khó lường của thế giới. Vì vậy

Chí Minh để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn lịch sử mới

Ngày nay, các điều kiện thực tế trên thế giới và Việt Nam đã thay đổi, Nhà nước ta trong quá trình đổi mới đã thu được nhiều thành tựu đáng tự hào, nhưng đồng thời củng bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động, hiệu lực và hiệu quả thực tế. Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ta những yêu cầu củng cố và hoàn thiện đồng bộ Nhà nước theo hướng pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong lĩnh vực này, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là nền tảng tư tưởng, lý luận xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w