Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục thực hiện và giải quyết

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 57 - 58)

CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.3.1.Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục thực hiện và giải quyết

Như đã trình bày ở trên, trong mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, bên cạnh những cải cách , đổi mới được coi như những ưu điểm thì còn bộc lộ những khuyết điểm và yếu kém mà nhiều khi không chỉ nhìn trong mối quan hệ, sự tác động lẫn nhau trong các yếu tố mà còn phải nhận thức chính từ sự yếu kém trong hệ thống pháp luật, trong tổ chức bộ máy Nhà nước, trong sự lãnh đạo của Đảng… Tuy nhiên, mỗi một vấn đề, một yếu tố như vậy chúng ta có những đề tài nghiên cứu riêng. Ở đây chủ yếu nêu một số bất cập trong cách tiếp cận về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước nhưng không loại trừ về sự yếu kém của những yếu tố liên quan chặt chẽ với mối quan hệ nêu trên.

Trước hết phải thừa nhận rằng “ sự lãnh đạo của Đảng chưa được tăng cường đúng mức, chưa có quy chế rõ ràng bảo đảm cho việc kiện toàn và phát huy hiệu lực của bộ máy Nhà nước” như Đảng ta đã chỉ rõ trong Nghị quyết Trung ương VIII (khóa VII). Chúng ta đã và phải xác định rõ ràng muốn giải quyết tốt mối quan hệ của Đảng và Nhà nước như một nội dung trọng yếu trong phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thì phải hiểu phương thức lãnh đạo là xác định nội dung, cách thức, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, xã hội nhằm đảm bảo đường lối, chủ trương của Đảng được thực hiện, bảo đảm vai trò, vị trí và quyền lực chính trị của Đảng cầm quyền,

Đảng có trách nhiệm lãnh đạo toàn diện đối với Nhà nước và xã hội, trong đó nội dung trọng yếu là Đảng lãnh đạo Nhà nước.

Vấn đề thứ hai là Đảng còn “ chậm đặt vấn đề nghiên cứu có hệ thống về cải cách bộ máy Nhà nước” . Nếu tính từ Đại hội VII đến nay, Đảng ta đã có hội nghị Trung ương hai ( khóa VII) nêu những quan điểm nguyên tắc xác định bản chất của Nhà nước ta, đề ra những quyết sách nhằm từng bước thực hiện một cuộc cải cách về bộ máy Nhà nước, đáp ứng yêu cầu bức thiết của công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ; tiếp đến hội nghị Trung ương ba (khóa VIII) có nội dung tiếp tục xấy dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch vững mạnh.

Thứ ba là tình trạng tổ chức Đảng bao biện, làm thay, can thiệp sâu vào công việc thuộc chức năng điều hành của Nhà nước. Mặt khác, có những nơi lại xem nhẹ sự lãnh đạo của Đảng, của tập thể cấp ủy.

Thứ tư là ý thức Đảng của một số cán bộ, đảng viên trong cơ quan Nhà nước, trong hệ thống chính trị còn yếu, có những quan niệm lệch lạc, phẩm chất đạo đức sa sút.

Những vấn đề nêu trên đặt ra những vấn đề cấp thiết, vừa phải tập trung xây dựng từng thành tố trong hệ thống chính trị, vừa đi sâu tìm tòi, nghiên cứu để giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 57 - 58)