Thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 40 - 48)

CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

2.1. Thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam hiện nay Việt Nam hiện nay

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, thể hiện ở cả mục đích, nguyên tắc tổ chức lẫn phương thức hoạt động của Nhà nước. Nhà nước được tổ chức một cách hợp hiến, hợp pháp; hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, thể hiện sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị, là công cụ quyền lực của nhân dân lao động; phản ánh, thể hiện và bảo vệ lợi ích của nhân dân.

Ngày 6/1/1946, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử tự do trên cả nước. Ngày 9/11/1946, quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp năm 1946, mở ra một trang sử mới của lịch sử lập hiến Việt Nam.

Tại Đại hội Đảng lần thứ II (2/ 1951) , khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Việt Nam. Lần đầu tiên hiện diện trong văn kiện Đảng về Nhà nước xã hội chủ nghĩa, ‘‘ Chuyên chính vô sản’’ với tư cách là hình thức Nhà nước xuyên suốt tiến trình cách mạng vô sản. Tại Việt Nam, trong bối cảnh vừa phản đế, vừa phản phong, chuyên chính thể hiện dưới dạng chuyên chính dân chủ nhân dân. Trong bối cảnh kháng chiến, việc không nói và làm nhiều đến Nhà nước và pháp luật là điều dễ hiểu, nhưng khách quan đánh giá, thì thấy tầm nhìn có phần hạn chế về mặt lý luận đối với tư tưởng Hồ Chí Minh đã thể hiện trước đó.

Khi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và tiến hành thì nhận thức về Nhà nước pháp quyền đã hướng dần đến những giá trị đích thực của học thuyết này. Thực tiển đổi mới trong những năm qua đã khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng như một xu thế tất yếu, mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Đại hội VI của Đảng (12/1986) đã chính thức khởi động sự nghiệp đổi mới, là mốc mở ra cục diện mới của đất nước trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta bắt đầu nêu ra vấn đề tổ chức bộ máy Nhà nước mang những nội dung tư tưởng Nhà nước pháp quyền như thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy của cơ quan Nhà nước theo hướng xây dựng và thực hiện một cơ chế quản lý Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động… Nghị quyết Đại hội VI đã khẳng định: thực hiện dân chủ xã hội chủ

nghĩa, tôn trọng và bảo đảm quyền công dân, chống tệ quan liêu, cửa quyền, ức hiếp quần chúng trong bộ máy lãnh đạo và quản lý các cấp. Thực hiện khẩu hiệu : ‘‘dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra’’[16 ;112] ; động viên và tổ chức quần chúng nhân dân tham gia quản lý và hoạt động cải cách kinh tế, quản lý xã hội.

Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và quản lý xã hội bằng pháp luật. phân định rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước từng cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân biệt rõ chức năng quản lý sản xuất kinh doanh, kết hợp quản lý theo ngành với vùng lãnh thổ ; chấn chỉnh bộ máy Nhà nước theo hướng tinh gọn, có đủ năng lực, thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật và chính sách cụ thể ; xây dựng và tổ chức các kế hoạch Nhà nước ; quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động kinh tế, xã hội, giũ vững pháp luật, kỷ cương và trật tự an toàn xã hội.

Đại hội VII của Đảng đã có những thay đổi bước ngoặc về quan điểm Nhà nước là công cụ chuyên chính giai cấp đã ít được nhắc đến và được thay bằng cụm từ: “ xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” [15;113].Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xem là mục tiêu của toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới. “ Quan niệm “ chuyên chính vô sản” dần được thay thế bằng khái niệm “ hệ thống chính trị” nhưng nhiều vấn đề vẫn chưa được làm rõ như vấn đề dân tộc ở trong hay ngoài hệ thống chính trị, nghĩa là chưa thấy được vai trò xã hội dân sự trong đời sống chính trị. Nhà nước được khẳng định là: “tổ chức thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, Nhà nước ta phải có đủ quyền lực và khả năng định ra luật pháp và tổ chức, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, sửa đổi hệ thống tổ chức Nhà nước, cải cách bộ máy hành chính, kiện toàn cơ quan luật pháp để thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của Nhà nước” [28;19].

Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định: “Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành

pháp và tư pháp với sự phân công rành mạch ba quyền đó”[28;20]. Những đặc trưng cơ bản liên quan đến những giá trị của Nhà nước pháp quyền nhưng chưa hề nói đến thuật ngữ “ Nhà nước pháp quyền” trong các văn bản đó. Phải đến đại hội lần thứ hai ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII), thuật ngữ này mới được đồng chí Đỗ Mười đề cập: phải từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của dân, do dân và vì dân được quản lý thống nhất và có hiệu lực bằng pháp luật. Có thể nói xây dựng Nhà nước pháp quyền là vấn đề trung tâm của đổi mới hệ thống chính trị nhằm làm cho hệ thống đó và tác động tích cực tới sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tuân thủ pháp luật duy trì trật tự kỉ cương. Nhà nước pháp quyền được xây dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại toàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp tri thức làm nền tảng, do Đảng lãnh đạo. “thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, Nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân; đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền tham ô, lãng phí, đặc quyền, đặc lợi, bảo vệ các quyền con người, quyền của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. thiết lập trật tự, kỉ cương xã hội, chống các biểu hiện dân chủ cực đoan. Thực hiện chuyên chính đối những phần tử có hành vi phản bội tổ quốc, phá hoại an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích nhân dân, đẩy mạnh để nâng cao chất lượng và hoạt động lập pháp, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, nhất quán , tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và công bằng, tiếp tục tinh giản và đỗi mới bộ máy Nhà nước, đảm bảo quyền lực thống nhất, phân công rõ và phát huy hiệu lực của cả ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao chất lượng hoạt động của quốc hội để làm tốt hơn nữa chức năng lập pháp và giám sát.

Đến năm 1994 tư tưởng về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam đã có bước phát triển hơn, toàn diện hơn, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền trở thành chủ trương có tầm chiến lược bao trùm toàn bộ chức năng hoạt động của Nhà nước, trở thành định hướng cho toàn bộ quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đánh dấu bước phát triển mới về đường lối xây dựng Nhà nước pháp quyền, có 5 quan điểm cơ bản là:

Thứ nhất: Xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức làm nền tảng, do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc và nhân dân.

Thứ hai: Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữ các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Thứ ba: Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Thứ tư: Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; xây dựng Nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa.

Thứ năm: Tăng cường lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Đại hội VIII (6/1996) nêu rõ : tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức. Tiếp tục năm quan điểm và xây dựng và kiện toàn bộ máy Nhà nước. hội nghị lần thứ ba ban chấp hành Trung ương Đảng ( khóa VIII ) năm 1997 đã khẳng định, phải từng bước phát triển qua điểm, nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và ba yêu cầu :

Một là : Tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước.

Hai là : Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, cán bộ công chức Nhà nước thực sự là công bộc của dân, tận tụy phục vụ dân.

Ba là : Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ; xây dựng và hoàn thiện nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với đặc điểm, tính chất của các cơ quan Nhà nước ở từng cấp. Hội nghị Trung ương ba khóa VIII đã xác định năm nhiệm vụ, cụ thể là mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa ; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng và kiện toàn tổ chức quốc hội ; tiếp tục cải cách nền hành chính Nhà nước ; cải cách tư pháp ; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2004) khẳng định vận dụng sáng tạo học thuyết Nhà nước pháp quyền trong lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh cụ thể Việt Nam đã xác định “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân” [14;131]. Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng là nhiệm vụ số một, bao trùm, chi phối các nhiệm vụ khác, có năm nhiệm vụ cơ bản:

Thứ nhất : Cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Thứ hai : Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước.

Thứ ba : Phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của quốc hội, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp từ Trung ương đến địa phương.

Thứ tư : Phát huy dân chủ, gữ vững kỉ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế.

Thứ năm : Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch vững mạnh, đấu tranh chống tham nhũng. Đảng khẳng định, xây dựng Nhà nước pháp

quyền là vấn đề có tính quy luật trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cần phải đúc kết tư tưởng và học thuyết Nhà nước pháp quyền trong quá trình nhận thức để bổ sung, hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tiển.

Đại hội IX (2001), khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được định danh. Tư tưởng Nhà nước pháp quyền đã được Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định như một tất yếu và chính thức được hiến định. Điều đó đã trở thành cái không thể đảo ngược trong quá trình đổi mới kinh tế theo hướng thị trường và tiến trình cải cách chính trị, xã hội theo hướng Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Đảng Cộng Sản Việt nam đã chỉ rõ : ‘‘ phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa’’[17 ;125] trong đó đã nêu phương hướng nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, bảo đảm nguyên tắc, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyềnlập pháp, hành pháp, tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật.

Như vậy, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một sự cần thiết của thực tiển đất nước. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Song củng còn nhiều vấn đề mà chúng ta thường nói đến, về phát huy dân chủ, mở rộng quyền làm chủ để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trong chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhưng mất dân chủ đối với nhân dân còn diễn ra thường xuyên, không ở nơi này thì nơi khác , quyền làm chủ của nhân dân còn hình thức.

Ngày nay, sự phát triển kinh tế thị trường và tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa là xu thế chung của tất cả các quốc gia. Quá trình này luôn luôn cần đến sự ổn định về chính trị và xã hội, ổn định các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội pháp lý, củng như cần phải điều tiết của Nhà nước đối với thị trường thông qua công cụ pháp luật, vì vậy nền kinh tế thị trường luôn đòi

hỏi Nhà nước năng động, nhạy bén với hệ thống pháp luật, hoàn chỉnh, trong nền kinh tế, thị trường tính tự chịu trách nhiệm, chủ động, sáng tạo và phát huy mọi nỗ lực của các chủ thể kinh tế rất cao. Phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay nhằm mục đích xây dựng cơ sở vật chất, kỉ thuật hiện đại. Tuy nhiên, muốn có được cơ sở vật chất và kỉ thuật hiện đại thì phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh, có sức tích lũy ngày càng cao, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh, kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và có một số ngành công nghiệp nặng then chốt, có năng lực nội sinh về khoa học công nghệ, giữ vững ổn định kinh tế tài chính vĩ mô, đảm bảo an ninh lương thực, an toàn năng lượng, tài chính và môi trường…

Như vậy, nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã làm thay đổi căn bản vai trò, chức năng và phương thức quản lý của Nhà nước về kinh tế, đồng thời đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng môi trường pháp lý an toàn và bộ máy Nhà nước trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, đội ngũ công chức có năng lực và tận tâm.

Thế giới đang biến đổi không ngừng và hết sức nhanh chóng và phức

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w