Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước vừa “hồng” vừa “chuyên”

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 33 - 36)

“hồng” vừa “chuyên”

Gắn liền với việc thiết kế bộ máy quản lý Nhà nước, Hồ Chí Minh thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước. Đây là một vấn đề thu hút nhiều tâm lực của Người, Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ ràng hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước phụ thuộc rất lớn vào chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. Bởi lẽ: “ cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy Nhà nước. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù, dù chạy toàn bộ máy củng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay củng không thể thực hiện được” [20;54].

Hồ Chí Minh có một quan niệm rất hiện đại về cán bộ, công chức, về các ngạch, bậc trong toàn bộ nền hành chính quốc gia. Người đã ban hành một số

sắc lệnh cụ thể quy định vị thế xã hội, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ công chức Nhà nước ( sắc lệnh 188 năm 1948, sắc lệnh 76 năm 1950) : “ công chức Việt Nam là những công dân giữ một nhiệm vụ trong bộ máy Nhà nước của chính quyền nhân dân dưới sự lãnh đạo tối cao của Chính phủ.

Vậy người công chức phải đem hết tất cả sức lực, và tâm trí theo đúng đường lối của Chính phủ và nhằm lợi ích của nhân dân mà làm việc.

Quan niệm như vậy về một đội ngũ cán bộ công chức của nền hành chính quốc gia ở Hồ Chí Minh đã đem lại một hình ảnh rất mới mẻ về một bộ máy Nhà nước hiện đại, kết tinh truyền thống tổ chức bộ máy Nhà nước của dân tộc và tinh hoa văn hóa hành chính - pháp lý của nhân loại.

Xác định rõ vị trí công chức Nhà nước kiểu mới. Hồ Chí Minh quyết tâm và yêu cầu xây dựng cho bằng được một đội ngũ “ công bọc”, cán bộ công chức có chất lượng công tác, có tính chuyên môn hóa và tính chuyên nghiệp hóa cao, đảm bảo cho bộ máy Nhà nước, nền hành chính quốc gia vận hành thông suốt, hoạt động ổn định trong mọi điều kiện và trong mọi thời kỳ lịch sử khác nhau. Các lý thuyết công chức Nhà nước hiện đại củng chưa vượt qua tư duy mới mẽ này của Hồ Chí Minh.

Ý thức rất rõ vị trí, vai trò cán bộ, công chức Nhà nước trong quản lý xã hội, Hồ Chí minh trước hết muốn lôi kéo tất cả những người có lòng yêu nước, yêu độc lập, tự do của dân tộc, có tài , có đức, tâm huyết với công việc tham gia công việc của Nhà nước. Người hoạch định một chính sách cụ thể thu nạp, trọng dụng nhân tài, chiêu hiền đãi sĩ khắp mọi miền đất nước. Trong lĩnh vực này, Hồ Chí Minh đã đặt những viên gạch đầu tiên cho đường lối đào tạo, khuyến khích và trọng dụng người có Đức, có tài của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chính Người đã rất tâm đắc lời giáo huấn của cha ông “ hiền tài là nguyên khí của Quốc gia”; Hồ Chí Minh nói “ tri thức, người tài giỏi là tài sản quý báu của đất nước”.

Vì vậy, chỉ hơn hai tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã có một bài viết ngắn gọn, đầy tâm huyết kêu gọi mọi người có tài đức

tham gia vào công việc giữ gìn độc lập, kiến thiết nước nhà. Đó là bài “ nhân tài và kiến quốc” (14/11/1945). Người viết: “ sau 80 năm bị bọn thực dân giày vò nước Việt Nam ta cái gì củng kém cỏi, chỉ có lòng sốt sắng của dân là rất cao. Nay muốn gữ vững nền độc lập thì chúng ta phải đem hết lòng hăng hái đó vào con đường kiến quốc. Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc, kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có chắc thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi. Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài của ta dù chưa có nhiều lắm, nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều.

Chúng ta cần nhất bây giờ là: Kiến thiết ngoại giao

Kiến thiết kinh tế Kiến thiết quân sự Kiến thiết giáo dục

Vậy chúng tôi mong đồng bào ai có tài năng và sáng kiến về những việc đó, lại sẳn sàng hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kế hoạch ấy một cách kỹ lưỡng có thể thực hành được thì sẽ thực hành ngay ’’[22 ;99].

Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số hai mươi triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài đức.

E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nổi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận.

Nay muốn sửa đổi điều đó, và trọng dụng những kẻ hiền năng các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì báo cáo ngay cho chính phủ biết. Báo cáo phải nói rõ : tên tuổi nghề nghiệp, tài năng, nguyện vọng và chổ ở của người đó hạn trong một tháng, cơ quan địa phương phải báo cáo cho đủ [22 ;451 ].

Để có một đội ngũ công chức như vậy, Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng và xác lập một hệ thống các tiêu chuẩn đối với từng loại công chức cụ

thể. Các tiêu chuẩn đó bao gồm cả đức và tài, mà đức là gốc, là nền tảng. Đặc biệt Hồ Chí Minh lưu ý : đã là cán bộ công chức Nhà nước thì phải nắm chắc luật pháp, am hiểu pháp luật và vận dụng chúng một cách nhuần nhuyễn trong lĩnh vực hoạt động của mình, tránh là sai gây hậu quả xấu cho dân, cho nước.

Mặt khác, Hồ Chí Minh đã xây dựng được một cơ chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng,huấn luyện và sử dụng công chức Nhà nước. Đối với việc sử dụng cán bộ công chức, Người xây dựng quy chế thi là cơ sở đánh giá chất lượng đội ngủ công chức, từ đó bổ nhiệm, xếp đúng ngạch, bậc trong nền hành chính, xứng đáng với tài năng, đức độ và trình độ nghề nghiệp của từng người. Nội dung thi tuyển công chức được Người đề cập rất khái quát, có tính định hướng nhưng lại rất cụ thể, bao gồm 6 môn khoa học liên quan đến nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau, đó là lịch sử, địa lý, kinh tế, chính trị, pháp luật và ngoại ngữ.

Ngoài các tiêu chuẩn chung, Hồ Chí Minh cho rằng cán bộ chính quyền trước hết phải nắm vững pháp luật. Nếu không nắm vững luật pháp, người đó sẽ rơi vào hoặc là tội lỗi mù quáng, hoặc là quan liêu. Nắm vững luật pháp và vận dụng nhuần nhuyễn luật pháp để giải quyết đúng công việc hàng ngày là đòi hỏi không thể thiếu của người cán bộ chính quyền.

Để không mắc sai phạm : trong công tác cán bộ, trước khi đề bạc người nào vào cương vị lãnh đạo cần phải có nhận xét rõ ràng. Phải xem xét công tác của họ và cách sinh hoạt của họ, xem xét cách viết,cách nói của họ và xem xét việc làm của họ có đi đôi với bài viết, lời nói không. Phải biết rõ sở trường, sở đoản, ưu điểm, khuyết điểm của họ. Bởi lẽ, biết rỏ rằng cán bộ, mới có thể cất nhắc cán bộ một cách đúng mực. Đó là những luận chứng, yêu cầu quan trọng của Hồ Chí Minh với tư cách người cán bộ chính quyền kiểu mới ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w