Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân chủ và tổ chức thực hiện pháp luật

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 29 - 33)

thực hiện pháp luật

Thứ nhất, pháp luật phải đúng và đủ

Năm 1919 trong yêu sách 8 điểm, khi nêu lên đòi hỏi “ cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách ban cho người bản xứ củng được quyền hưởng những đảm bảo về pháp luật như người Châu Âu” và “ thay các chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật”, có thể Hồ Chí Minh chưa có ý niệm sâu

sắc về một hệ thống pháp luật có tính toàn diện, đồng bộ và phù hợp theo tư tưởng pháp luật hiện đại ngày nay, song tư tưởng quản lý xã hội bằng pháp luật thì đã rõ ràng. Xã hội với muôn vàn các mối quan hệ phức tạp cần được nhiều quy phạm pháp luật điều chỉnh. Khi diển đạt các tư tưởng trên thành Việt Nam yêu cầu ca thì câu “ trăm điều phải có thành linh pháp quyền” đã thể hiện không chỉ vai trò của pháp luật mà cả sự đòi hỏi pháp luật có mặt ở mọi nơi.

Pháp luật đúng là pháp luật không cao hơn, củng không thấp hơn xã hội. pháp luật đủ là pháp luật không bỏ sót quan hệ xã hội quan trọng nào. Làm được điều này là cực khó, song nếu không có ý thức về điều này thì sẻ rơi vào tình trạng tiện đâu làm đấy và nhiều văn bản pháp luật ra đời mà rất kém hiệu quả.

Sau khi giành được chính quyền nghĩa là có thể làm ra luật. Hồ Chí Minh đã bắt tay vào việc sửa sang pháp luật mở đầu bằng việc xây dựng Hiến pháp, nghiên cứu, vận dụng những văn bản pháp luật cũ còn phù hợp và tích cực xây dựng các văn bản pháp luật mới. Do điều kiện kháng chiến từ 1946 – 1954 nên không có điều kiện họp toàn thể quốc hội song nhu cầu chiến tranh phải ra những mệnh lệnh kịp thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành hàng loạt sắc lệnh để điều khiển công việc kháng chiến cứu quốc. Trong quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh thì trước hết phải sửa sang pháp luật vì có sửa sang pháp luật mới có cái để quản lý xã hội. Người luôn nhắc cơ quan lập pháp phải chú ý lo việc sửa đổi bổ sung các đạo luật càng ngày càng hoàn chỉnh. Trong hội nghị học tập của cán bộ ngành tư pháp ( 1950 ) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ chúng ta cũng thấy luật pháp của ta hiện nay chưa đầy đủ. Chính các chú có trách nhiệm góp phần làm cho luật pháp của ta tốt hơn, càng ngày càng phong phú hơn. Phải cố gắng làm cho luật pháp dân chủ ngày càng nhiều hơn, tốt hơn”. [ 22;440 ]

Theo tổng mục lục luật lệ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ 1945 đến 1961 thì trong giai đoạn 1946 – 1954 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành 493 văn bản pháp luật trong đó lĩnh vực an ninh chính trị có 145 văn bản, lĩnh vực kinh tế có 149 văn bản, lĩnh vực văn hóa xã hội có 199 văn bản,

còn giai đoạn từ 1954 – 1960 đã ban hành 145 văn bản ở các lĩnh vực trước đây chưa có cùng hàng trăm văn bản khác. Riêng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đời hoạt động của mình đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng hai bản Hiến pháp, trực tiếp chỉ đạo soạn thảo 16 đạo luật, 613 sắc lệnh trong đó có 243 sắc lệnh quy định về tổ chức Nhà nước và pháp luật.

Thứ hai, pháp luật phải đến được với dân.

Để pháp luật phải thực thi trong chế độ xã hội, việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật là vấn đề phải được quan tâm. Trong thời kỳ còn kháng chiến, trình độ học vấn của đại đa số nhân dân còn thấp, nhiều người mù chữ. Để người dân hiểu biêt pháp luật, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật càng cần thiết. Khi chưa giành được chính quyền thì tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chương trình cách mạng. Khi có chính quyền, có Hiến pháp, có pháp luật thì phải tuyên truyền Hiến pháp, pháp luật.

Pháp luật đặt ra là để mọi người thực hiện. Pháp luật của ta đặt ra nhằm bảo vệ quyền lợi của nhân dân, trước hết là đa số nhân dân lao động. Người dân co hiểu được những quy định của pháp luật về bảo vệ lợi ích cho chính họ thị họ mới chấp hành đầy đủ các quy định đó. Người căn dặn cán bộ phải: “ làm sao cho nhân dân hiểu hết quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, giám nói, giám làm”. Công tác tuyên truyền phải làm sao cho dân hiểu được và tự giác chấp hành pháp luật. Hồ Chí Minh yêu cầu “ cán bộ phải ra sức tuyên truyền giả thích và làm gương mẫu” đối với nhân dân.

Trong hội nghị thảo luận về luật hôn nhân và gia đình (1959 ) Người chỉ rõ: “ công bố đạo luật này chưa phải đã là mọi việc điều xong, mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện đươc tốt” [ 26;523 – 524 ]. Người nói: “ cá đại biểu Hội đồng nhân dân và các cán bộ phải phổ biến Hiến pháp một cách kỷ lưỡng và rộng khắp trong nhân dân và gương mẫu thực hành Hiến pháp và luật lệ [ 30;120 ].

Như vậy, đối với Hồ Chí Minh, muốn pháp luật được thực hiện tốt phải ra sức tuyên truyền, giáo dục cho dân hiểu, dân nhớ. Muốn vậy, Người yêu

cầu: “ nói và viết làm sao cho dân hiểu đươc, nhớ được và làm theo được”. Đồng thời, Người rất quan tâm đến tính chính xác của các điều luật cũng như tính “ khả thi” khi đề ra các quy định của pháp luật, phải ra những quy định cho dân làm theo được.

Thứ ba, người thực thi pháp luật phải công tâm và nghiêm minh.

Hiệu lực của pháp luật chỉ có được khi mọi người điều nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Pháp chế chỉ bảo đảm các quy phạm pháp luật được thực thi trong các quan hệ xã hội; mọi hành vi phạm pháp phải bị xử lý. Đối với Hồ Chí Minh, thực thi pháp luật phải nghiêm minh, phải có biện pháp chế tài đi đôi với tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Trước hết cán bộ phải làm gương trong việc thực thi pháp luật. Cán bộ vi phạm quy định của pháp luật thì phải được xử lý nghiêm minh, dù đó là cán bộ ở cấp nào. Trong kỳ họp lần thứ 2 Quốc hội khóa I ( 11/ 1946 ), Hồ Chủ Tịch nói: “ chính phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm. Nhưng trong Chính phủ từ Hồ Chí Minh cho đến những người làm việc ở các Uỷ ban làng hiện đông lắm và phức tạp lắm. Dù sao Chính phủ đã hết sức làm gương và nếu làm gương không xong thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ, đã trị, đương trị và sẽ trị cho kỳ hết [ 22;158 ].

Hồ Chí Minh nhiều lần phê phán cán bộ, Đảng viên không chấp hành pháp luật của Nhà nước “do cá nhân chủ nghĩa mà sinh ra tự do chủ nghĩa… không tôn trọng pháp luật và thể lệ Nhà nước” làm gương xấu cho quần chúng. Việc lợi dụng quyền thế vi phạm pháp luật, xử lý không nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật cũng được Người chỉ ra “ có cán bộ đảng viên lợi dụng quyền thế của Đảng và Nhà nước làm cho những việc trái với chính sách và pháp luật, xâm phạm đến việc lợi ích vật chất và quyền tự do dân chủ của nhân dân, nhưng cũng chưa bị xử lý kịp thời… như vậy là kỹ luật chưa nghiêm” [27;207].

Đối với Hồ Chí Minh việc thưởng phạt phải nghiêm minh: “ cán bộ ta nhiều người cúc cung tận tụy, hết sức trung thành với nhiệm vụ, với Chính

phủ, với quốc dân. Nhưng củng có người hủ hóa lên làm quan cách mạng, hoặc là độc hành, độc đoán, hoặc là dĩ công dinh tư. Thậm chí đùn phép công để báo thù tư, làm cho dân oán đến chính phủ và đoàn thể” bởi vì nếu thưởng phạt không nghiêm minh thì người cung cúc tận tụy lâu dài củng thấy chán nản, còn người hư hỏng, vi phạm pháp luật, kỷ luật ngày càng lấn sâu vào tội lỗi, làm thiệt hại nhân dân, Người chỉ rõ “ trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công” [22;163 ].

Người cũng chỉ ra những khuyết điểm sai lầm trong khi thưởng phạt “ chớ vì ưa ai mà thưởng, ghét ai mà phạt, ai hiểu mình thì dùng, ai trực tính nói ngay thì bỏ” “ người nào sai mệnh lệnh, báo cáo láo thì phải phạt nghiêm khắc”

Người yêu cầu trước hết đảng viên có nhiệm vụ: “ gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước và kỷ luật của các đoàn thể cách mạng của quần chúng mà mình tham gia”. Người nghiêm khắc phê bình những “ đảng viên cậy thế mình là người của Đảng, phớt lờ cả kỷ luật và cả cấp trên trong các đoàn thể nhân dân hoặc cơ quan Chính phủ”

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 29 - 33)