Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường tự nhiên có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc cả về phương diện lý luận và phương diện thực tiễn.Kế thừa và phát huy giá trị to lớn của tư tư
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khoa học - kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, nối dài cánh tay của con người trong khai thác tự nhiên, làm biến đổi đời sống kinh tế - xã hội thế giới Đối với Việt Nam, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phương tiện để đạt đến mục tiêu phát triển nhanh và bền vững đất nước Thực tế cho thấy, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã giúp chúng ta đạt được những thành tựu to lớn, có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế Tuy nhiên, mặt trái của quá trình đó cùng với sự tác động của những yếu tố khác khiến chúng ta đang phải đối mặt với sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy thoái môi trường
Ở Việt Nam, đến giữa thế kỉ XX, vấn đề môi trường chưa có những diễn biến phức tạp, chưa trở thành vấn đề nan giải cần phải được quan tâm Nhưng trong nhiều bài nói và bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo vệ môi trường Đó chính là tầm nhìn vượt trước trong tư tưởng của Người
Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã phê phán sự tàn phá đối với tự nhiên
ở các nước thuộc địa và tố cáo tội ác chiến tranh của chủ nghĩa thực dân, đế quốc Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận thức tầm quan trọng của môi trường, bảo vệ môi trường và dặn dò nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng phải có ý thức bảo vệ môi trường
Hơn thế, Hồ Chí Minh đã đặt công tác bảo vệ môi trường vào sự tương quan trong sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội Công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, kiến thiết nước nhà được tiến hành song song, đồng thời với sự nghiệp bảo vệ môi trường Trong một chừng mực nào đó, việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường còn được Người
Trang 3khẳng định là tiền đề, điều kiện cho phát triển Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường tự nhiên có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc cả về phương diện lý luận và phương diện thực tiễn.
Kế thừa và phát huy giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường, hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm sâu sắc đối với vấn đề môi trường, thể hiện trong đường lối của Đảng qua các kỳ đại hội
trong thời kỳ đổi mới, nhất là trong “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII” vừa qua Hầu hết các nội dung liên quan đến vấn đề môi trường đều
được nhìn nhận đúng sự thật và nghiêm túc; từ đó chỉ ra những thiếu sót, hạn chế để có phương thức giải quyết tốt trong tương lai, đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia công nghiệp vào năm 2020 Có thể nói, việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là hai vấn đề quan trọng Chúng ta không thể vì sự phát triển kinh tế mà bỏ quên vấn đề bảo vệ môi trường, hay ngược lại, không thể vì bảo vệ môi trường mà hạn chế các hoạt động phát triển kinh tế Chúng ta phải có những định hướng giải pháp đúng
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa hiện thời nó là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam Hiện nay, vấn đề náy đã có nhiều nhà nghiên cứu và nhiều công trình, sách chuyên khảo, bài báo khoa học… có giá trị đã được công bố Dưới đây là một số những công trình tiêu biểu có liên quan đến đề tài và được chia làm hai nguồn tư liệu:
Trang 4Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường
Hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được nhiều nhà lý luận, nhà khoa học, quan tâm nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau trong đó, liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường có những công trình tiêu biểu sau:
Năm 2010, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội đã xuất bản cuốn
Về tài nguyên thiên nhiên của hai tác giả Lê Văn Yên và Vũ Thị Hương
Trong công trình này, các tác giả đã tập hợp những bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh về vấn đề tài nguyên, môi trường từ những năm giữa thế kỉ XX Tuy nhiên, đây chỉ là tập hợp, hệ thống các bài báo, đoạn trích… từ các tác phẩm của Hồ Chí Minh mà chưa có sự phân tích để làm nổi bật các giá trị trong tư tưởng của Người về vấn đề bảo vệ môi trường
Cuốn Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế của tác giả
Phan Ngọc Liên do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành năm 1995 Trong tác phẩm, tác giả đã phân tích tầm nhìn thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên rất nhiều lĩnh vực, trong đó có mối quan tâm của Người tới vấn đề bảo vệ môi trường sống Bằng việc phân tích “Tết trồng cây”, “Rừng vàng, biển bạc”… tác giả đã chỉ ra ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học, thẩm mỹ trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường
Trong cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam do
Vũ Văn Hiền và Đinh Xuân Lý đồng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2003, có bài viết “Giải quyết mối quan hệ phát triển xã hội với bảo vệ môi trường thiên nhiên theo quan điểm Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Quang
Trường Bài viết đã nêu lên sự tác động của con người đến môi trường tự nhiên trong quá trình phát triển kinh tế và vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giải quyết mối quan hệ giữa phát triển bền vững về kinh tế với phát triển bền vững về môi trường
Trang 5Về chủ đề này còn có các bài viết đăng trên báo, tạp chí như: Nguyễn Tấn
Phong, Chủ tịch Hồ Chí Minh với môi trường, Báo Nhân dân Chủ nhật, số 21 ngày 22/5/1994; Nguyễn Am (1996), Chủ tịch Hồ Chí Minh với bảo vệ môi trường sinh thái, Tạp chí Cộng sản, số 10; Hồ Sỹ Quý (2002), Triết lý Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, Tạp chí Ngiên cứu con người,
số 1; Nguyễn Đình Hòa (2005), Sự vượt trước trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường, Tạp chí Triết học, số 4; Nguyễn Đình Hòa (2007), Phát triển bền vững trên nền tảng sự đồng tiến hóa giữa con người với tự nhiên, Tạp chí Triết học; Nguyễn Thị Thấn (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường, Tạp chí Giáo dục số 114; Đỗ Trọng Hưng, Bùi Văn Dũng (2012), Bảo
vệ môi trường theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, số 65; Vũ Ngọc Lân (2012), Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về bảo vệ tài nguyên, môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Kỳ 2 - tháng 10 năm 2012; Trương Xuân Mai, 1999, Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường, Tạp chí
Văn hóa - nghệ thuật, số tháng 8… Các tác giả trên đã phân tích, làm rõ sự vượt trước thời đại trong tư tưởng của Hồ Chí Minh khi Người đưa ra những tư tưởng
về tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của việc phải bảo vệ môi trường sống
Vấn đề bảo vệ môi trường
Vấn đề bảo vệ môi trường đã và đang là vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại và đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới Bởi lẽ, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng bậc nhất đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới Vấn đề bảo vệ môi trường được tiếp cận, bàn luận từ nhiều góc độ khác nhau
Trong triết học Mác, vấn đề này đã được các nhà kinh điển phân tích
rất sâu sắc qua nhiều tác phẩm như: “Bản thảo kinh tế - triết học”, “Tư bản”,
“Chống Đuy rinh” và đặc biệt trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” Trong
tác phẩm này, Ph.Ăng ghen đã cảnh tỉnh chúng ta về những nguy cơ mà con
Trang 6người có thể gây ra và con người phải nhận lại hậu quả từ môi trường đáp trả
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, trước sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường và những ảnh hưởng to lớn của nó tới đời sống cũng như sức khỏe của con người, hàng loạt các hội thảo, các công trình nghiên cứu của nhiều tổ chức, cá nhân về vấn đề này đã được công bố
UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc) trong các Báo cáo phát triển con người hàng năm đã liên tục gióng lên những hồi chuông
cảnh báo về bối cảnh tương lai của Trái đất Báo cáo đã cung cấp rất nhiều các bằng chứng khoa học chứng tỏ rằng, biến đổi khí hậu là do con người gây ra, đã và đang đẩy thế giới đến một thảm hoạ sinh thái và những tác động xấu đến sự phát triển con người Tuy nhiên, chúng ta có thể giành thắng lợi trong cuộc chiến bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, khi chính phủ các nước và người dân trên khắp thế giới đề ra được các giải pháp chung tay bảo vệ môi trường
Ở Việt Nam, nhiều công trình, chuyên đề, bài báo khoa học có giá trị của các nhà nghiên cứu đã được công bố về vấn đề này Trong đó, có một số công trình tiêu biểu về vấn đề bảo vệ môi trường như sau:
Tập thể tác giả PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, Phạm Văn Đức, Đinh
Minh Trí (2010) với công trình“Thực thi luật và chính sách Bảo vệ môi trường tại Việt Nam”, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, đã phân tích
thực trạng môi trường và các chính sách pháp luật liên quan đến môi trường làm thay đổi nhận thức và hành động của con người trong lao động sản xuất góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam
Với nhiều số liệu cụ thể, chi tiết về cuộc sống, đặc biệt là ô nhiễm môi
trường, tác giả Vũ Văn Bằng (2010), trong cuốn sách Con người và môi trường sống, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, đã cho rằng, hãy xóa bỏ tư
tưởng ỷ vào sự may rủi trong cuộc sống, phải đối mặt với những “vật chất”
Trang 7vừa nhìn thấy vừa không nhìn thấy của môi trường tự nhiên để tìm ra cách thức, biện pháp, lối sống thích hợp nhất đảm bảo sức khỏe, công ăn việc làm, hạnh phúc lâu bền Tác giả đã khai thác và làm nổi bật những giá trị to lớn của môi trường và tầm quan trọng của bảo vệ môi trường tự nhiên.
Trong cuốn Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái, do Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, ấn hành năm 2009, tác giả Vũ Trọng Dung nhấn mạnh, hơn một thập kỷ qua, khi bàn về vấn đề môi trường và bảo
vệ môi trường, người ta chỉ chủ yếu quan tâm đến khía cạnh kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, y học, luật pháp còn những yếu tố nhân văn, đặc biệt là các yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc, đạo đức, lối sống hầu như chưa được chú
ý đến, mặc dù đó là những yếu tố rất căn bản và quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của con người trong quá trình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường sống cần nhìn nhận từ góc độ trách nhiệm đạo đức của mỗi nước và của cả nhân loại
Tác giả Nguyễn Văn Phúc (2013), với tác phẩm Đạo đức môi trường,
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, đã đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của mỗi quốc gia hay toàn nhân loại mà còn là đạo đức về cuộc sống bền vững Tác giả cho rằng, hành động tốt là hành động nhằm bảo vệ sự toàn vẹn, sự ổn định và vẻ đẹp của cộng đồng sinh vật, còn ngược lại thì đó là hành động xấu Vậy nên, trong mối quan hệ với môi trường cũng cần có những chuẩn mực đạo đức nhất định
Nhìn chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và vấn đề bảo
vệ môi trường hiện nay đã được tiếp cận, nghiên cứu từ nhiều hướng khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:
1- Nội dung cơ bản và tầm nhìn vượt trước của tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường
Trang 82- Vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam hiện nay.
3- Ý nghĩa, sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến Tuy nhiên, do giá trị lý luận cũng như thực tiễn lớn lao của tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường, nên vấn đề này vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu sâu rộng hơn nữa, nhất là trong điều kiện chúng ta đang thực hiện chiến lược phát triển bền vững đất nước hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa hiện thời của tư tưởng đó đối với sự phát triển bền vững ở nước ta hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần giải quyết được những nhiệm vụ sau:
Một là, phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về bảo vệ môi trường
Hai là, luận giải ý nghĩa hiện thời của tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ
môi trường đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển bền vững của đất nước trong giai đoạn hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 9Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu môi trường tự nhiên, cụ thể là nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường tự nhiên và ý nghĩa của tư tưởng đó đối với sự phát triển ở nước ta hiện nay.
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường Ngoài ra, luận văn còn kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu đã được các tác giả đi trước công bố có liên quan đến đề tài
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, kết hợp với phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra
6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn.
Về lí luận: Hệ thống hóa tương đối đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và phân tích ý nghĩa hiện thời của tư tưởng
Về thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 02 chương, 06 tiết
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường
Chương 2: Ý nghĩa hiện thời của tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường
Trang 10Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Môi trường
Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm môi trường Tùy theo mục đích và nội dung nghiên cứu mà khái niệm môi trường được phân tích thành các khái niệm hẹp, như môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo, môi trường kinh tế - xã hội
Trong Từ điển Tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê cho rằng: “Môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người, với sinh vật ấy” [69, tr 61] Như vậy, với định nghĩa này, tác giả đã quan niệm môi trường theo nghĩa rộng bao gồm tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến sự tồn tại phát triển của con người, sinh vật
Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam, năm 2014 đưa ra định nghĩa:
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đến sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [72, tr 6]
Tác giả Nguyễn Huy Côn và Võ Kim Long trong cuốn “Từ điển Tài nguyên - Môi trường” cho rằng, “Môi trường là hoàn cảnh vật lý, hóa học bao quanh sinh vật, là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo (trong các công trình kiến trúc - xây dựng, các đô thị) quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người, thiên nhiên” [14, tr 182]
Theo định nghĩa của UNESCO: Môi trường của con người bao gồm toàn
bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra tập quán, niềm tin, đạo đức, pháp luật…, trong đó con người sống, lao động và khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình Như
Trang 11vậy, môi trường sống của con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là khung cảnh của cuộc sống, lao động và sự vui chơi, giải trí của con người.
Bách khoa toàn thư về môi trường (năm 1994) định nghĩa: Môi trường là
tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội - nhân văn và các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con người trong thời gian bất kì
Tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm cho rằng: “Môi trường sinh thái bao gồm tất cả những điều kiện xung quanh có liên quan đến sự sống của sinh thể Đối với con người, môi trường sinh thái là tất cả những điều kiện tự nhiên và xã hội, cả vô cơ và hữu cơ, có liên quan đến sự sống của con người, liên quan đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người” [79, tr 16]
Có thể hiểu, môi trường, theo nghĩa rộng nhất, là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại , phát triển của con người và sinh vật Môi trường theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người
Tóm lại, khái niệm môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo cách tiếp cận của chủ thể nhưng trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu môi trường dưới góc độ tự nhiên hay còn được gọi là môi trường tự nhiên
1.1.2 Môi trường tự nhiên
Bàn về môi trường tự nhiên, có một số quan niệm như sau:
Thứ nhất, quan niệm về tự nhiên với tư cách là môi trường sống, tồn tại
của con người và các sinh thể khác
Trang 12Theo Từ điển Triết học: “Tự nhiên là thực tại khách quan, tồn tại bên ngoài ý thức, độc lập với ý thức… biến đổi và vận động không ngừng” [75, tr 1316]”.
Như vậy, theo nghĩa rộng, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài ý thức con người, vận động, biến đổi theo quy luật vốn
có, gồm các nhân tố đất đai, khí hậu, nguồn nước, ánh sáng mặt trời, động thực vật… Tự nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho con người, như không khí để thở, đất đai để trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà ở, các khoáng sản phục vụ cho sản xuất, nơi chứa đựng, đồng hóa chất thải, cung cấp những cảnh đẹp cho con người giải trí Tuy nhiên, sự tác động của con người làm cho tự nhiên không còn tồn tại thuần túy như trước nữa, tức là con người đã tạo ra “tự nhiên thứ hai” Nhưng để tồn tại và phát triển, con người không thể sống ngoài tự nhiên mà phải hoạt động theo quy luật tự nhiên
Thứ hai, một số quan niệm bàn trực tiếp về môi trường tự nhiên.
Trong cuốn “Môi trường và phát triển”, do Nhà xuất bản Xây dựng phát hành năm 2007, các tác giả Nguyễn Thế Thôn, Hà Văn Hành đã cho rằng:
“Môi trường tự nhiên gồm môi trường địa chất, môi trường địa hình - địa mạo, môi trường đất, môi trường sinh vật, môi trường nước và môi trường không khí Đó là các yếu tố của tự nhiên được hình thành ngoài ý muốn của con người, tác động qua lại với con người” [78, tr 16] Các tác giả đã quan niệm môi trường tự nhiên gắn với các yếu tố của tự nhiên trong sự tác động qua lại với con người
Tác giả Đỗ Ngọc Lan trong cuốn “Môi trường tự nhiên trong hoạt động của con người” đã cho rằng: “Môi trường tự nhiên là một tổng hòa những yếu
tố tự nhiên vô cơ và hữu cơ, có ý nghĩa sống còn tới sự tồn tại và phát triển của mọi sinh vật” [44, tr 20] Như vậy, môi trường tự nhiên được đặt trong
Trang 13mối quan hệ với hoạt động sống của con người, có ý nghĩa sống còn đối với
sự tồn tại và phát triển của sinh vật và con người
Trong công trình nghiên cứu “Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong sự phát triển xã hội”, tác giả Hồ Sỹ Quý đã quan niệm: “Môi trường tự nhiên bao gồm đất đai, nguồn nước, không khí, rừng, biển và các loài sinh vật tồn tại và phát triển trong mối quan hệ gắn bó với nhau Tức là một tập hợp các yếu tố tự nhiên cần thiết cho sự sống của con người, cho sự tồn tại của xã hội” [73, tr 107] Khái niệm này, một mặt, mang tính khái quát; mặt khác, đã
cụ thể hóa được các yếu tố căn bản của môi trường tự nhiên, đồng thời nêu bật được vai trò của môi trường tự nhiên không chỉ đối với con người mà còn
có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội Quan niệm này đã giúp cho nghiên cứu có thể tiếp cận được vấn đề từ tầng triết học nhưng không xa rời những vấn đề mà khoa học cụ thể tiếp cận
Các phân tích trên cho thấy, môi trường tự nhiên có ý nghĩa sống còn đối với con người và các loài sinh vật, là tổng hòa các yếu tố tự nhiên cần thiết cho sự sống của con người và sự phát triển của xã hội loài người, bao gồm đất đai, nguồn nước, không khí, rừng, khoáng sản, sinh vật Các yếu tố này có quan hệ tác động, gắn bó với nhau ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người
1.1.3 Bảo vệ môi trường
Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội đã tiêu tốn một khối lượng khổng lồ nguồn tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên Ngày nay, vấn đề môi trường đã và đang là vấn đề cấp thiết Môi trường tự nhiên đang bị ô nhiễm trầm trọng với những diễn biến phức tạp Vấn đề này đang đe dọa trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, đe dọa đến sự tồn tại, phát triển của các loài sinh vật và chính bản thân con người Để bảo vệ
Trang 14sự sống, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững không còn con đường nào khác là phải bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường đang là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu Bảo vệ môi trường thực chất là khắc phục những nảy sinh trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, làm thế nào để hoạt động của con người không phá vỡ cân bằng của tự nhiên
Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2014 khẳng định: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác
động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” [72, tr 6]
Theo định nghĩa trên, bảo vệ môi trường là bảo vệ sự cân bằng của các yếu tố cấu thành môi trường tự nhiên như không khí, đất, nước, sinh vật nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người Bảo vệ môi trường là chống lại tất cả những gì tác hại đến trạng thái thể chất và tinh thần của con người, trả lại sự cân bằng vốn có của môi trường hoặc có thể xem bảo vệ môi trường
là hoạt động làm giảm đến mức thấp nhất sự gây ô nhiễm môi trường và hoạt động xử lý môi trường bị ô nhiễm Vì vậy, chúng ta cần sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải tạo và phục hồi môi trường tự nhiên: như cải tạo đất, trồng rừng, gìn giữ và phát triển các giống loài sinh vật, làm sạch môi trường, bảo vệ cân bằng sinh thái
Bảo vệ môi trường không chỉ nhằm tạo nên một môi trường tốt đẹp, trong sạch cho thế hệ hôm nay mà còn đảm bảo cho sự tồn tại của thế hệ mai sau Nhìn
từ góc độ đạo đức môi trường: “Bảo vệ môi trường không có nghĩa là ngừng hoặc hạn chế khai thác tự nhiên mà là khai thác tự nhiên một cách hợp lý - tức là duy trì mối quan hệ hài hòa giữa tự nhiên và con người” [70, tr 24]
Trang 15Như vậy, bảo vệ môi trường tự nhiên là tất cả những hoạt động của con người nhằm mục đích giữ gìn, bảo vệ, cải thiện, khai thác và sử dụng hợp lý những yếu tố của tự nhiên cần thiết cho sự sống của chính mình, bao gồm đất đai, nguồn nước, không khí, rừng, khoáng sản và các loài sinh vật, tức là toàn
bộ hệ sinh thái nói chung trên cơ sở nhận thức sâu sắc vị trí tồn tại của mình trong giới tự nhiên và trong mối quan hệ giữa các yếu tố đó
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường: Vai trò và những nội dung cơ bản
1.2.1 Vai trò của môi trường theo quan điểm của Hồ Chí Minh
Giới tự nhiên luôn tồn tại và vận động không ngừng từ khai thiên lập
địa cho đến nay và chắc chắn, sẽ còn đến muôn đời sau nữa Nắm vững và am tường sự tồn tại, vận động và phát triển theo quy luật khách quan, Chủ tịch
Hồ Chí Minh sớm nhận thấy môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thay thế, đó là điều kiện sinh sống tất yếu và thường xuyên Đồng thời là đối tượng để con người thông qua hoạt động thực tiễn, trước hết là hoạt động sản xuất vật chất nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của con người cũng như của xã hội loài người
Thứ nhất, bảo vệ môi trường tự nhiên là bảo vệ một trong những điều kiện thiết yếu cho sự tồn tại của xã hội, bảo vệ môi trường sống của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vĩ nhân có tình cảm đặc biệt sâu sắc với môi trường tự nhiên Người khẳng định, môi trường tự nhiên chính là nơi con người được sinh ra, là cơ sở và điều kiện tất yếu để con người và xã hội loài người duy trì sự tồn tại và phát triển Tự nhiên trong tư tưởng, tình cảm của Người không phải cái gì khác xa lạ, không phải chỉ là đối tượng để cải tạo, chinh phục
mà còn là một bộ phận quan trọng trong cuộc sống của con người, có mối quan
hệ khăng khít với cuộc sống của con người, “ thiên nhân hợp nhất”
Trang 16Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích theo quan điểm phương Đông: “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” Trong đó “thiên thời, địa lợi” là những cái con người
có thể tranh thủ được, nếu cùng lúc mà có được ba yếu tố là điều tốt nhất nhưng yếu tố giữ vai trò quyết định ở đây vẫn là “nhân hòa” Cho nên bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường là việc mà con người hoàn toàn có thể chủ động Như vậy, cùng với việc nhận thức rõ vai trò vô cùng to lớn của môi trường tự nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhìn thấy vai trò của bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Môi trường tự nhiên là
vô giá nhưng không là vô tận nên con người cần phải tôn trọng tự nhiên, khai thác đi đôi với tái tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên, để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho chính con người
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, để phát triển xã hội, xây dựng cuộc sống thực sự tốt đẹp và hạnh phúc, con người phải tác động vào môi trường tự nhiên, khai thác các yếu tố của môi trường tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình Chính môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những yếu tố đảm bảo cho cuộc sống nên con người cần phải nhận thức đúng đắn về môi trường tự nhiên, tức phải nắm được các quy luật khách quan của nó Người đã căn dặn: “Thế giới ngày nay đã tiến những bước tiến khổng lồ về mặt kiến thức của con người Khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội không ngừng mở rộng ra những chân trời mới, con người ngày càng làm chủ được thiên nhiên cũng như làm chủ vận mệnh của xã hội và của bản thân mình”[64,
tr 104] Trong công cuộc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, Người nhắc lại và nhấn mạnh câu nói của C.Mác khi căn dặn nhân dân cần hiểu biết thiên nhiên để buộc thiên nhiên phục vụ hạnh phúc của loài người cũng như hiểu biết xã hội cũ, xấu xa từ đó xây dựng thành một xã hội mới tốt đẹp, một xã hội cộng sản
Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự nhiên là những thứ dung dị, gần gũi như đất, nước… Người từng nói: “Tổ quốc là đất nước”
Trang 17Trong bài phát biểu tại Hội nghị thủy lợi toàn miền Bắc tháng 9 năm 1959, Người nhấn mạnh: “Việt Nam ta có hai tiếng Tổ quốc, ta cũng gọi Tổ quốc là đất nước; có đất và có nước thì mới thành Tổ quốc” [64, tr 283] Đây là quan niệm xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta Chính vì vậy, cả cuộc đời Người đã đấu tranh cho độc lập của đất nước, tự do của dân tộc là thể hiện bảo vệ không gian sinh tồn của người Việt Nam và bảo vệ nơi cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất của người Việt Nam.
Thứ hai, bảo vệ môi trường là bảo vệ nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất.
Môi trường tự nhiên chính là một trong những tiền đề, cơ sở quan trọng
để thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người Trong bài nói tại Hội nghị cán bộ miền núi ngày 1/9/1962, Hồ Chí Minh đã nói: Tục ngữ ta có câu:
“Rừng vàng, biển bạc”, câu đó rất đúng Miền núi có tài nguyên rất phong phú,
có nhiều khả năng mở mang nông nghiệp và công nghiệp Những điểm đó nói
rõ rằng mỗi miền có một vị trí cực kì quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng Trong tư tưởng của Người, rừng là vàng nên cần phải biết quý trọng và bảo vệ thứ tài sản quý giá ấy Người nhấn mạnh ý nghĩa “là vàng” của rừng - là nơi cung cấp nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho đời sống nhân dân, là tấm chắn vững chắc để bảo vệ mùa màng, làng quê khỏi những tác hại của mưa lũ, hạn hán Người đánh giá cao vai trò, tác dụng của rừng đối với đời sống con người, đồng thời yêu cầu mọi người phải biết khai thác đúng mức, khai thác kết hợp bảo tồn, xây dựng để rừng thực sự là “vàng” Người nhấn mạnh: “Rừng vàng
vì rừng Việt Bắc có rất nhiều gỗ và lâm sản, có thể đổi lấy nhiều máy móc, hàng hóa… núi bạc vì núi non… có nhiều quặng có thể xây dựng công nghiệp
để phát triển kinh tế”[64, tr 230]
Trong quá trình lao động sản xuất, con người đã tiến hành khai thác, biến đổi các yếu tố của tự nhiên phục vụ cho sự sống của mình, cho sự tồn tại
Trang 18và phát triển của xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, con người khai thác rừng “lấy gỗ làm nhà”, khai thác các mỏ khoáng sản ở miền núi làm nguyên liệu cho “nông nghiệp và công nghiệp” là tất yếu Song việc khai thác môi trường tự nhiên phải hợp lí, hiệu quả và tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường, phải luôn quan tâm đến bảo vệ môi trường Người xác định: “Đảng ta phải làm nhiều chuyện: xây dựng nhà máy, xây dựng hợp tác xã; làm sao cho người nông dân, người công nhân ăn no, mặc ấm; làm sao cho nước càng ngày càng mạnh, dân càng ngày càng giàu Ngày nay làm cả việc chống trời nữa” [65, tr 272] Cụ thể hơn, là: “nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hoà với nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa
xã hội Vậy ta phải làm sao cho dân có đủ nước để tăng gia sản xuất” [64, tr 283] Theo quan điểm của Người thì Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần phải biết nắm bắt, vận dụng quy luật tự nhiên để phục vụ cho đời sống của mình,
để từng bước nâng cao cuộc sống, tái tạo và bảo vệ môi trường
Thứ ba, bảo vệ môi trường tự nhiên giúp hình thành đời sống tinh thần của con người Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn.
Thấy được vai trò to lớn của môi trường tự nhiên, Hồ Chí Minh chủ trương con người sống hòa hợp với môi trường Theo Người, môi trường sống là yếu tố quan trọng đảm bảo sức khỏe cho cán bộ chiến sỹ và giúp cho
họ công tác tốt Chính vì vậy Người luôn căn dặn cán bộ phải chọn những nơi
ở đảm bảo các “phương châm”, các “điều kiện” sau: “Trên có núi, dưới có sông, có đất ta trồng, có bãi ta vui”… Nhà thoáng, ráo, kín, mát Khi trở về
Hà Nội, trong khu nhà đơn sơ của mình, Người đã tạo ra một môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp, Người trồng nhiều cây, chăm chút khu vườn, chăm ao
cá Nhà thơ Cuba P.Rodrighet sau khi đến thăm nhà sàn của Người tại Thủ đô
Hà Nội đã nhận xét: Chúng tôi được biết có hai điều Người yêu thích, đó là hoa và tiếng chim ca Hoa và chim luôn luôn ở bên Người Ngôi nhà nhỏ của
Trang 19Người nhìn ra phía nào cũng có một ô cửa sổ, một bức tranh bằng ánh sáng, trong đó hiện ra những cành cây, và khi gió nhẹ thổi qua, bức tranh như có sức sống.
Không những thế, Hồ Chí Minh còn là một nhà thơ lớn, một tâm hồn thi
sĩ tài hoa với cốt cách ung dung tự tại hòa mình vào thiên nhiên và xem thiên nhiên là nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo của mình Viết về thiên nhiên cũng chính là viết về con người với mối giao cảm thân thiện và tinh tế của tầm vóc một người chiến sỹ cách mạng vĩ đại nhưng vẫn gần gũi, bình dị Thiên nhiên luôn ùa vào trong thơ Hồ Chí Minh với sự non tươi một tương lai tươi sáng, với sự ấm áp đầy dào dạt của cảm hứng cuộc sống phát triển, với một tâm hồn hòa với thiên nhiên nhưng không gò ép mà hoàn toàn tự nhiên
Có hai hình ảnh giống như hai biểu tượng luôn hiện lên trong thơ Hồ Chí Minh là nắng và trăng Nắng ban ngày và trăng ban đêm như hai thái cực: nóng và lạnh, dương và âm Nắng và trăng cũng xuất hiện rất nhiều trong tập thơ “Nhật ký trong tù” sưởi ấm tâm hồn người khao khát tự do Thơ Hồ Chí Minh luôn có cái nhìn biện chứng - biện chứng ngay cả trong những phát hiện tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên
Trong các áng thơ văn của Người, đã không ít lần ta bắt gặp người và thiên nhiên giao hòa:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân Đêm về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Trang 20Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng”.
Hay trong nhà ngục tối mịt mùng:
“ Nắng sớm xuyên qua nơi ngục thất Đốt tan khói đặc với sương dày”
Người là bầu bạn của trăng, nắng, chim muông, hoa lá… con người dường như không còn ở vị trí “chế ngự thiên nhiên” mà dường như đang giao hòa, trở về một bộ phận của tự nhiên, của nguồn cội
Những tư tưởng, hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu thiên nhiên và đất nước đến vô cùng Thiên nhiên, đất nước trong đời sống tinh thần của Người không đơn giản chỉ là một thái độ ứng xử tích cực của con người đối với cuộc sống xung quanh, hơn thế, sự quan tâm, bảo vệ và hòa đồng với thiên nhiên và đất nước đã trở thành một phần máu thịt, gắn quện với nhân sinh quan và thế giới quan của một chiến sỹ cộng sản lỗi lạc, thể hiện trình độ nhận thức cực kỳ sâu sắc của Người đối với môi trường tự nhiên
và vai trò chủ động, tích cực của con người trong tiến trình biến “cái tự nhiên
tự nó” thành “cái tự nhiên cho ta” Đó vừa là một tình cảm cao quý, vừa là
một bài học lịch sử vô giá mà trước lúc đi xa Người muốn để lại cho con cháu mai sau
Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của khoa học - kĩ thuật cùng với nền kinh tế thị trường phát triển Song song với sự tăng trưởng về kinh tế là nạn ô nhiễm môi trường mang tính cấp thiết Đó không phải là vấn đề của một quốc gia nào nữa mà là vấn đề mang tính toàn cầu Vấn nạn ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người Nếu con người không có biện pháp bảo vệ thì hậu quả thật khó lường Vấn đề này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy từ lâu
1.2.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường
Trang 211.2.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường thông qua việc lên án, phê phán hành vi phá hoại môi trường tự nhiên
Một là, Hồ Chí Minh lên án tội ác chiến tranh của chủ nghĩa thực dân,
đế quốc phá hoại môi trường
Sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, Nguyễn Tất Thành -
Hồ Chí Minh rất ngưỡng mộ và kính trọng lòng yêu nước, dũng cảm, kiên cường của các bậc tiền bối, nhưng với sự trăn trở về vận mệnh dân tộc, Người nung nấu quyết tâm đi tìm một con đường cứu nước đưa đất nước thoát khỏi cảnh lầm than nô lệ, năm 1911, Người đã ra đi tìm đường cứu nước Trong quá trình bôn ba, Người đã đi nhiều nơi, biết nhiều điều, Người thấu hiểu sự cực khổ của nhân dân các nước thuộc địa Người đã lên án, tố cáo chủ nghĩa thực dân, đế quốc không chỉ đàn áp, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa gây cho họ bao đau thương, cực khổ, mà còn tàn phá môi trường, ảnh hưởng xấu đến con người và muôn loài Tội ác chiến tranh dã man đến mức không thể nào kể hết được Điều đó thể hiện:
Hình ảnh các dân tộc thuộc địa dưới ách đô hộ, áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, đế quốc bị tàn phá tan hoang, xơ xác, tiêu điều, nhân dân vô tội bị giết hại như nhau, đường sá, đồng ruộng đầy xác chết, những khu dân
cư đông đúc, những thành phố lớn chỉ còn là những đống đổ nát, hoang tàn:
“Nam Thị ( Khu Nam Thượng Hải) đã bị đốt phá, 80% nhà cửa bị thiêu hủy sau ngày bị chiếm đóng” [55, tr 124] Những thị trấn và thành phố đó nay đều bị phá trụi sau trận càn quét: “Khai Phong, trung tâm tơ lụa, đã trở thành một thành phố chết Tùng Giang ngày nay chỉ còn là một đống tro tàn” [55, tr 125] Và bọn thực dân tàn sát đến mức giết hại cả vùng từ già, trẻ, lớn, bé, gái, trai không còn ai sống sót, khói đen nghi ngút của các đám cháy che kín bầu trời Những hình ảnh chân thực mà Hồ Chí Minh ghi lại đã tố cáo tội ác
Trang 22man rợ, hung ác và tàn nhẫn của chủ nghĩa thực dân, đế quốc đã tàn phá sự sống, tàn phá môi trường.
Hồ Chí Minh tố cáo chính sách khai thác tài nguyên của thực dân, đế quốc đã làm cạn kiệt, phá hủy tài nguyên môi trường của các nước thuộc địa Tội ác mà chủ nghĩa thực dân, đế quốc gây ra cho môi trường sống của các nước thuộc địa là không thể nào dung thứ, Người viết: “Bộ chỉ huy Pháp ra lệnh phá hoại tất cả và biến cả vùng này thành một vùng sa mạc Tất cả các làng mạc đều bị đốt cháy ra tro Tất cả các súc vật, gà vịt đều bị giết sạch, vườn tược bị cướp phá và cây cối đều bị chặt trụi Đồng ruộng, thóc lúa cũng đều bị đốt cháy Suốt mấy ngày liền khói đen của các đám cháy che kín cả một bầu trời” [59, tr 303 - 304] Đây là sự hủy diệt môi trường của chủ nghĩa thực dân
Hồ Chí Minh lên án chế độ thực dân với những lời mỉa mai đanh thép:
“Người ta không bao giờ muốn nói xâm chiếm thuộc địa là việc đốt nhà, tàn sát hay cướp bóc; và cũng không muốn nói đó là việc làm cho kiệt quệ một đất nước chỉ mong muốn được phát triển Mà đó là triệt hạ sự sống của một vùng khi đặt nó vào tay một vài ông lớn chứ không phải để dân chúng canh tác trên mảnh đất đó” [53, tr 169] Tội ác chiến tranh đó cho đến tận ngày nay vẫn còn để lại những hậu quả nặng nề về sự tàn phá về môi trường cho những nước thuộc địa
“Chế độ thực dân” đã được Hồ Chí Minh vạch trần với bản chất của
“con đỉa hai vòi”, của những kẻ buộc các thuộc địa phải làm ra nhiều hơn, vì lợi nhuận tối đa của các công ty tư bản mà bất chấp, tàn phá tất cả của cải tự nhiên của các nước thuộc địa Mục đích của thực dân, đế quốc là, “xâm chiếm đất đai rộng mênh mông, nguồn của cải không bao giờ cạn, địa hạt vô biên” [53, tr 168] Chúng bóc lột tài nguyên thiên nhiên để giải quyết các vấn đề kinh tế của chính quốc: “Sự bóc lột ích kỷ đó chỉ có thể thực hiện bằng cách
Trang 23tước đi mọi quyền độc lập của các thuộc địa Tài nguyên thiên nhiên của các thuộc địa đủ để họ thế chấp các khoản vay nợ” [53, tr 169] Đây là sự khai thác môi trường tự nhiên một cách tước đoạt, làm môi trường tự nhiên nghèo nàn, mất cân bằng và gây suy thoái về môi trường.
Trong “Đời sống kinh tế Đông Dương”, Hồ Chí Minh đã đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi về sự vơ vét tài nguyên thiên nhiên của “nước
mẹ Pháp” với các nước thuộc địa Đông Dương như Việt Nam: Theo số liệu thống kê Đông Dương có những nguồn khoáng sản đáng kể Người ta ước lượng mỏ than ở Bắc Kỳ có đến 12 tỷ tấn… Năm 1920, 63 công ty khai thác
19 mỏ được 7.000.000 tạ than đá trị giá 45.000.000 phrăng Tất cả những nguồn của cải này đều bị thực dân vơ vét: “Họ chỉ vơ vét những cái gì dễ vơ vét, như một kẻ vội khoắng sạch những cái gì tiện tay để chuồn đi cho nhanh” [53, tr 380] Chủ nghĩa thực dân dưới ngòi bút của Người lúc bấy giờ hiện lên chẳng khác nào như những kẻ cướp hủy diệt môi trường sống và tồn tại của nhân dân các nước thuộc địa Sự cướp giật, trắng trợn nguồn tài nguyên phong phú, giàu có và làm cạn kiệt tài nguyên, phá hủy môi trường ở các nước thuộc địa đã khiến thực dân Pháp hiện nguyên hình là “bọn cá mập” như Người đã từng ví trong “Bản án chế độ thực dân Pháp”
Tội ác chiến tranh của thực dân, đế quốc không chỉ là tàn phá môi trường tự nhiên mà còn là giết hại dân thường ở các nước thuộc địa một cách
dã man và tàn bạo Hồ Chí Minh đã lên án chế độ khai hóa: “Trên mảnh đất bằng phẳng trước kia là ruộng muối, ba cái xác chết nằm đó Còn xác ông cụ già thì, ghê gớm làm sao, cũng trần truồng như thế, nhưng bị thiêu cháy, nên không nhận ra hình thù được nữa, mỡ chảy lênh láng, đã đọng lại và da bụng thì phồng lên, chín vàng, óng ánh; giống như da con lợn quay vậy” [53, tr 67] Chính những kẻ xâm lược cũng đã thừa nhận tội ác đó khi người sĩ quan Pháp nhìn thấy người chết, bị đốt cháy, đã chín, mỡ chảy ra, da bụng trương
Trang 24phồng lên, sém vàng Chính sĩ quan của họ cũng cảm thấy rùng rợn trước những tội ác do họ gây ra.
Bọn xâm lược không loại trừ một ai, chúng gây tội ác với tất cả mọi người từ già, trẻ, gái, trai, các thế hệ, thành viên của gia đình: “Chúng đang tàn sát cha mẹ, vợ con, anh em ta, đốt phá mùa màng ta, triệt hạ làng mạc ta Chúng đang gây ra biết bao tang tóc, khốn khổ cho nhân dân ta” [59, tr 163] Tội ác của chúng chất cao như núi Đó là những hình ảnh độc ác và man rợ, hình ảnh người già và thanh niên bị bắt, bị giết: “Bắt được người già và thanh niên, chúng nó chọc tiết, chôn sống, chặt đầu, phanh thây, hoặc treo thòng lọng trên cành cây, chất củi thui” [58, tr 85] Hành động giết hại dân thường
vô tội của chủ nghĩa thực dân vừa là sự độc ác vô nhân tính vừa là hành vi gây ô nhiễm môi trường khi mà xác chết ngổn ngang mà người dân có thể gặp
ở bất cứ nơi nào
Sau năm 1954, do âm mưu xâm lược nước ta của đế quốc Mỹ, đất nước
ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án một cách sâu sắc việc đế quốc Mỹ đã tiến hành chiến tranh xâm lược và hủy diệt ở miềm Nam Việt Nam: “Chúng tăng cường những trận đánh càn quét ở hậu phương của chúng Chúng thi hành chính sách tiêu diệt và hủy hoại hàng loạt sức người và sức của dự trữ (giết hại nhân dân, phá sạch nông thôn và đốt sạch đồng ruộng)" [59, tr 300] Người lên án tội ác của đế quốc Mỹ đã gây ra cho đất nước, con người Viêt Nam là tội ác “trời không dung, đất không tha” khi chúng càn quét, khủng bố, rải chất độc đioxin, "ấp chiến lược", đốt phá làng mạc, giết hại đồng bào vô tội của ta gây bao cảnh tang tóc và đau khổ cho đồng bào miền Nam, đồng thời cũng làm chết và bị thương hàng nghìn thanh niên Mỹ: Cuộc "chiến tranh đặc biệt" ấy đang đốt cháy làng mạc, phá hoại đồng ruộng, đang giày xéo một nửa đất nước chúng tôi, đã làm hao tổn hàng nghìn triệu đôla của nhân dân Mỹ” [66, tr 327] Người lên án đế quốc
Trang 25Mỹ đã trắng trợn vi phạm Hiệp nghị Giơnevơ khi đưa quân đội và vũ khí vào miền Nam, đã đốt phá hàng nghìn làng mạc, giết hại hàng vạn nhân dân miền Nam: “Chỉ trong một năm 1963, máy bay quân sự Mỹ đã bay 30 vạn lượt, 226.000 tiếng đồng hồ, xối 10 triệu bom đạn xuống thôn xóm và nhân dân miền Nam”[66, tr 350] Sự tàn phá môi trường thật là khủng khiếp, cho đến ngày nay có rất nhiều nơi trên đất nước ta vẫn còn bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học, môi trường không thể phục hồi được.
Tội ác của đế quốc Mỹ và tay sai là sự huỷ hoại tàn khốc đối với môi trường tự nhiên Chủ tịch Hồ Chí Minh lên án tội ác của Mỹ - ngụy trong sự
so sánh với thái độ, trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên của quân và dân
ta ở miền Bắc Người nhấn mạnh: “Trong lúc bọn Mỹ - Diệm dã man bỏ thuốc độc phá hoại cây cối, núi rừng ở miền Nam, thì ở miền Bắc nhân dân ta thi đua trồng cây gây rừng Chỉ một việc đó cũng đủ làm cho người ta so sánh giữa hai chế độ ta và địch và nhận rõ sự tốt đẹp của chế độ ta Ta trồng cây cho ta và cho cả đồng bào miền Nam nữa” [66, tr 20 - 21] Qua sự so sánh của chủ tịch Hồ Chí Minh, giữa ta và địch, giữa chính và tà, giữa thiện và ác cũng thể hiện sự khác nhau rõ ràng qua cách đối xử với môi trường tự nhiên
Hai là, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên án sự nguy hại của chất độc màu da cam
Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ rất tàn khốc Đặc biệt, quân đội Mỹ đã sử dụng nhiều chất độc hóa học, chất độc da cam, bom khinh khí, bom napan để tàn phá những cánh rừng, giết chết các loài động, thực vật, phá hoại mùa màng, làm môi trường suy thoái, ảnh hưởng lớn và lâu dài tới sức khỏe và đời sống của người dân Việt Nam Nguy hại hơn khi chúng sản xuất và sử dụng vũ khí giết người hàng loạt, ngoài triệt phá tài nguyên thiên nhiên lúc hiện thời còn hủy hoại môi sinh trong tương lai
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án gay gắt những kẻ chế tạo và âm mưu
sử dụng vũ khí giết người hàng loạt gây tác hại lớn với môi trường sống
Trang 26Trong “Thư trả lời giáo sư Mỹ Lainớt Pôlinh”, Người đã lên án: “Hiện nay, bọn xâm lược Mỹ đang dùng những phương tiện chiến tranh cực kỳ dã man
để giết hại đồng bào miền Nam nước chúng tôi, như: bom napan, bom lân tinh, chất độc hóa học, hơi độc Chúng cho Hạm đội thứ 7 và máy bay chiến lược B.52 ném bom, bắn phá, triệt hạ xóm làng” [66, tr 661] Điều này không chỉ giết hại con người mà còn hủy hoại môi trường cung cấp sự sống cho con người như thực phẩm, thức ăn và làm môi trường không khí ô nhiễm nghiêm trọng Trong thư trả lời Tổng thống Mỹ Giôn xơn, Người tố cáo: Chính phủ
Mỹ đã phạm tội ác chiến tranh, phá hoại hòa bình và chống lại loài người Ở miền Nam Việt Nam, nửa triệu quân Mỹ và quân chư hầu dùng những vũ khí tàn ác nhất và những thủ đoạn chiến tranh dã man nhất, kể cả bom napan, chất độc hoá học và hơi độc, để giết hại hàng loạt đồng bào chúng tôi, phá hoại mùa màng, triệt hạ làng mạc: “Hàng ngàn máy bay Mỹ trút hàng chục vạn tấn bom đạn, phá hoại các thành phố, xóm làng, nhà máy, cầu đường, đê đập, tàn phá cả nhà thờ, đình chùa, nhà thương, trường học” [67, tr 301] Người đã lên
án gay gắt và mạnh mẽ việc đế quốc Mỹ không từ bất kì thủ đoạn nào kể cả dùng những loại vũ khí nguy hại nhất như bom nguyên tử, bom khinh khí… Bởi Người biết sự nguy hại của những loại vũ khí này không chỉ là sự hủy diệt tức thì mà nó con để lại hậu quả nặng nề cho hàng loạt các thế hệ sau
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án trong nhiều bài báo, trả lời phỏng vấn hay trong Hội nghị hòa bình quốc tế về chống bom nguyên tử, bom khinh khí việc các nước đế quốc đã sử dụng bom nguyên tử, vũ khí hóa học phá hủy và gây ô nhiễm môi trường sống của nhiều khu vực trên thế giới và đất nước Việt Nam chúng ta Trong “Điện gửi Hội nghị thế giới lần thứ 13 chống bom nguyên tử và bom khinh khí”, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho môi trường tự nhiên Việt Nam mà còn đấu tranh cho nhân dân yêu chuộng hòa
Trang 27bình trên thế giới Chẳng hạn như việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản: “Nhân dân Việt Nam hoàn toàn đồng tình và nhiệt liệt ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Nhật Bản anh em đòi triệt để chống bom nguyên tử và bom khinh khí" [67, tr 360].
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người hiểu sâu sắc cảnh lầm than, cơ cực của nhân dân các dân tộc thuộc địa dưới ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và sự hủy diệt ghê gớm của chiến tranh, đặc biệt là sự nguy hại của việc sử dụng bom nguyên tử - thứ vũ khí hủy diệt sự sống Trong thư gửi Đại hội nhân dân Việt Nam bảo vệ hòa bình, Người yêu cầu: “ Đấu tranh đòi cho được giảm quân bị, ngừng thử và cấm dùng các thứ vũ khí nguyên tử và khinh khí” [63, tr 516]
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, việc thử bom hạt nhân ở khu vực Thái Bình Dương không chỉ ảnh hưởng ở khu vực đó mà còn gây nên mưa phóng
xạ sẽ tràn về phương Nam đến Indonexia, Ấn Độ, Việt Nam, châu Phi, Nam Mỹ… Cho nên, nhân loại phải kiên quyết đòi triệt để cấm vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học hủy diệt môi trường, gây thảm họa cho nhân dân thế giới Cùng với lên án tội ác tàn phá môi trường tự nhiên của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, Người nhận thức sâu sắc cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường, tổ chức đời sống phải gắn liền với đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình thế giới
Tội ác chiến tranh mà thực dân, đế quốc đã gây ra cho các nước thuộc địa trong quá trình đi xâm chiếm lãnh thổ là sự phá hủy về môi trường tự nhiên trên diện rộng, làm ô nhiễm môi trường và đảo lộn hệ sinh thái Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy rõ hậu quả này và từng lên án rất gay gắt tội
ác chiến tranh của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và sự nguy hại của sử dụng bom nguyên tử tàn phá tài nguyên, môi trường và hủy hoại đời sống của con người Chiến tranh đã lùi xa, nhưng hậu quả về sự hủy hoại về môi trường để
Trang 28lại là vô cùng nặng nề, quá trình khắc phục tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc
Ba là, Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán hành vi thiếu ý thức bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta.
Trong thế giới tự nhiên, rừng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, rừng cây xanh là bộ phận cơ bản của môi trường sống Nó tác động đến mọi vật: địa hình, khí hậu, đất đai, nước, không khí… và tác động mạnh đến đời sống của con người Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở trong công cuộc xây dựng đất nước phải bảo vệ rừng, cấm tàn phá rừng vì sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường Với tầm nhìn chiến lược, Người chỉ rõ rừng là tài nguyên vô cùng quý giá đối với quốc gia, dân tộc và có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống của con người, Người đã phân tích sâu sắc tác hại của việc chặt phá rừng bừa bãi, khai thác mang tính bóc lột, tước đoạt tài nguyên rừng là làm tổn hại đến nguồn lợi to lớn của đất nước và phá hủy môi trường tự nhiên, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng: ảnh hưởng tới khí hậu, ảnh hưởng tới sản xuất và ảnh hưởng tới đời sống Trong Bài nói chuyện tại Hội nghị tuyên giáo miền núi, Người đã cảnh báo nghiêm khắc: “ Nếu cứ để tình trạng đồng bào phá một ít, nông trường phá một ít, công trường phá một ít, thậm chí đoàn thăm dò địa chất cũng phá một ít, thì rất tai hại Phá rừng thì dễ, nhưng gây lại rừng thì phải mất hàng chục năm Phá rừng nhiều như vậy sẽ ảnh hưởng đến khí hậu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống rất nhiều” [66, tr 165] Người giải thích cặn kẽ hơn khi yêu cầu hợp tác xã nào cũng phải có kế hoạch trồng rừng và tích cực bảo vệ rừng Bởi rừng kiệt thì dẫn đến không còn gỗ, mất nguồn nước, rồi lại làm ruộng nương mất màu, gây ra lụt lội và hạn hán Đó là những bằng chứng rất cụ thể mà chúng ta có thể thấy ngay trước mắt về tác hại của tàn phá rừng ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
Trang 29Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn phê phán mạnh mẽ nạn phá rừng một cách bừa bãi, coi đó là hành vi “đem vàng đổ xuống biển” Chính vì vậy, Người yêu cầu đồng bào và chính quyền phải nghiêm khắc ngăn ngừa tệ phá rừng Người phê bình việc chặt phá rừng bừa bãi bởi vì đó là việc làm rất lãng phí: “Một điều nữa, Bác đi qua nhiều nơi thấy rừng bị phá rất nhiều Những cây gỗ to, cao chặt để đốt hay để cho nó mục nát, không khác gì đồng bào tự mình đem tiền bạc của mình bỏ xuống sông” [64, tr 209] Và, Người cũng thấy được một điều hiển nhiên rằng bảo vệ kém, chặt phá rừng tự do sẽ làm thiệt hại đến lợi ích của nhân dân, của Nhà nước Chặt phá thì dễ nhưng trồng lên thì khó, phải tốn nhiều công sức, nhiều tiền bạc, nhiều tời gian Tự do chặt phá rừng không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến tài nguyên đất, nước, khí hậu và môi trường Và để khắc phục những hậu quả đó không hề dễ dàng và lại tốn kém rất nhiều công sức, tiền của.
1.2.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường thể hiện trong việc khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả những yếu tố của môi trường tự nhiên
Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các yếu tố cơ bản của môi trường tự nhiên như đất đai, nguồn nước, khoáng sản, rừng… là một trong những nội dung quan trọng nhằm bảo vệ môi trường Con người không thể sống thiếu nước, ánh sáng, không khí và đất đai Khi những thứ này thiếu hụt
sẽ đe dọa đến sự sống còn và phát triển của con người Chính vì vậy, phải khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các yếu tố cuả môi trường tự nhiên để góp phần bảo vệ môi trường Với tầm nhìn xa trông rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm này ngay từ khi nhân dân ta bắt tay vào khôi phục và xây dựng đất nước
Trang 30Thứ nhất, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên rừng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, khai thác và sử dụng tài nguyên phải có
kế hoạch, phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
và phải gắn liền với bảo vệ môi trường Khai thác gắn với bảo vệ chứ không phải đánh đổi và bất chấp bằng mọi giá Trong Lời kêu gọi đồng bào, nhân dân thi đua sản xuất và tiết kiệm năm 1965, Người khuyên mọi người: “Khai thác gỗ đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng; chú ý trồng cây, gây rừng ở bờ biển” [62, tr 213] Người xem bảo vệ rừng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng như việc bảo vệ nhà cửa, ruộng vườn của mình vậy; Người nhắc nhở cán bộ phải lo bảo vệ rừng, phải khéo vận động nhân dân trong việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên rừng Người luôn tranh thủ mọi lúc, mọi nơi
để kêu gọi mọi người khai thác rừng phải luôn có kế hoạch bảo vệ và tu bổ rừng, làm cho rừng ngày càng phát triển rộng lớn hơn, môi trường sẽ trong lành hơn Đối với Người, rừng là “vàng” của quốc gia nên “đồng bào cần phải
cố gắng hoàn thành tốt kế hoạch đã định, đồng thời phải chú ý bảo vệ rừng… Tục ngữ nói: “Rừng vàng, biển bạc” Chúng ta chớ lãng phí vàng, mà phải
bảo vệ vàng của chúng ta ” [65, tr 81]
Thứ hai, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản.
Trang 31Tài nguyên khoáng sản, trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng, phát triển đất nước Nhưng để kinh tế phát triển lâu dài, Người luôn nhắc nhở nhân dân khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên Trong buổi nói chuyện với các đại biểu công nhân
và cán bộ ngành than, Người cũng đã đề cao giá trị của tài nguyên thiên nhiên: “Người ta thường gọi than là “vàng đen” Nó rất cần thiết cho công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, vận tải, quốc phòng và đời sống nhân dân” [67, tr 516] Nhưng Người luôn xác định cần tới mức nào, giá trị tới mức nào cũng phải khai thác có kế hoạch, làm theo kế hoạch Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa
xã hội cần rất nhiều than Mục đích của đất nước là sản xuất thật nhiều than nhưng cần phải thống nhất, phải đúng mục đích, phải tổ chức và quản lý thật tốt, không để khai thác tự phát vừa không kiểm soát được, vừa ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
Trong sản xuất công nghiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên án, phê phán hành vi lãng phí nguồn nguyên nhiên liệu: “Các cơ quan dùng vật liệu một cách phí phạm Các xí nghiệp dùng máy móc và nguyên liệu không hợp lý” [59; 356] Từ việc sử dụng nguyên nhiên liệu không hợp lý, lãng phí đã dẫn đến làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng xấu đến môi trường tự
từ 30 đến 50 lợn, lãng phí bừa bãi của hợp tác xã và của xã viên” [65, tr 443] Bên cạnh đó, Người luôn nhắc nhở việc trồng cây phải phù hợp với mùa vụ,
Trang 32thời tiết Người mượn ca dao “Bao giờ đom đóm bay ra/ Hoa gạo rụng xuống thì cà mới lên” để nhắc nhở người sản xuất Trong khai thác thủy hải sản, Người căn dặn: “ Ngoài việc đánh cá phải chú ý đến nuôi cá” [62, tr 319] Dù trồng trọt hay chăn nuôi, Người đều đề cao sự khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các yếu tố tự nhiên và bảo vệ môi trường.
Như vậy, trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không được vì cái lợi trước mắt mà bất chấp tất cả khai thác tài nguyên cạn kiệt Khai thác phải gắn với tu bổ, bảo vệ, việc khai thác ngày hôm nay phải gắn với ý nghĩa lâu dài về sau Tầm nhìn này của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn phù hợp với quan niệm về “phát triển bền vững” hiện nay của nhân loại Phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường
Nội dung lớn được Hồ Chí Minh tập trung nhấn mạnh trong nhiều bài nói, bài viết của mình là cần phải sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên: “Bất kỳ cái gì cũng phải tiết kiệm, không được bớt xén, không bừa bãi, có ra, phải có vào, hợp lý hóa” [57, tr 265] Trong cuộc sống hàng ngày, Người luôn thể hiện là một người sống rất giản dị, tiết kiệm Người luôn dạy phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” Để bảo vệ, duy trì một môi trường bền vững cho thế hệ mai sau, đòi hỏi mỗi người dân có cách sống giản dị, tiết kiệm, không chạy theo những nhu cầu vật chất mà hy sinh môi trường, không xa hoa lãng phí, biết chia sẻ với người khác, với thế
hệ mai sau Sống giản dị, tiết kiệm theo lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy là tiết kiệm trong tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên và cũng hạn chế được rác thải gây ô nhiễm môi trường Chính vì vậy, khi “Động viên kinh tế”, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Những vật nhu cầu cho cuộc kháng chiến, chúng
ta phải hết sức tăng gia sản xuất Những việc tiêu xài vô ích, chúng ta phải
cố gắng tinh giảm” [56, tr 530] Tài nguyên thiên nhiên có thể hiểu chính
là những “vật lực” tạo nên “thực lực” trong cuộc kháng chiến cũng như
Trang 33trong sản xuất của chúng ta Để đất nước tồn tại và phát triển bền vững chúng ta phải sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tự nhiên Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để duy trì sự tồn tại và phát triển của chính bản thân mình thì con người phải giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường Để làm tốt được điều đó, trước hết, theo Người, nhân dân cần phải tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, lao động chăm chỉ, cần cù, đồng thời mọi người cũng cần phải thực hành tiết kiệm Ngày nay, tư tưởng và tấm gương sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm càng có ý nghĩa quan trọng khi tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, nhân loại đang phải kêu gọi bằng các khẩu hiệu: hãy sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên Khẩu hiệu đó cần phải được thực hiện trở thành nguyên tắc sống hiện nay.
Mặt khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kêu gọi, động viên mọi người tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên Người nhắc nhở mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi cấp, mọi ngành đều phải tự giác tham gia Bởi công tác bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của bất kì cá nhân hay
tổ chức nào mà nó là công việc, nhiệm vụ của cộng đồng và xã hội, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn dân Người nhắc nhở: Cần phải biết sống không những vì lợi ích của các thế hệ hiên tại mà còn phải chăm lo cho lợi ích của những thế hệ mai sau Đây chính là một trong những nội dung cơ bản của
sự phát triển bền vững mà Liên hợp quốc đã đề xuất năm 1992 trong “Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển” tổ chức tại Rio de Janeiro, Braxin
1.2.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường thể hiện trong việc tái tạo, tài nguyên thiên nhiên
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ yêu thiên nhiên, gắn bó với môi trường tự nhiên mà còn có những tư tưởng và hành động thiết thực để tái tạo
Trang 34và bảo vệ môi trường tự nhiên Người đã đưa ra các yêu cầu về trách nhiệm của nhân dân đối với việc tái tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên Cụ thể, đó là trồng cây gây rừng nâng cao sự trong lành của môi trường tự nhiên; phòng chống, khắc phục khó khăn, thách thức của thiên nhiên bảo vệ môi trường; Vệ sinh môi trường đảm bảo sức khỏe nhân dân Người luôn nhấn mạnh những công việc này không chỉ của riêng ai mà là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
Công tác trồng cây gây rừng nâng cao sự trong lành của môi trường tự nhiên.
Khả năng và tốc độ tăng trưởng của rừng cây xanh càng cao thì tác dụng lập lại sự cân bằng, ổn định trong môi trường tự nhiên càng lớn Vì thế, người ta gọi rừng cây xanh là nguồn sống, là lá phổi của hành tinh chúng ta Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc xây dựng một môi trường tự nhiên trong lành cho nhân dân từ những năm đất nước còn chiến tranh Và, Người đã chọn việc trồng cây xanh là điểm xuất phát cho hoạt động bảo vệ môi trường Điều này thể hiện ở chỗ: Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi mọi người phải ra sức trồng cây gây rừng Mọi người dân Việt Nam đều thuộc bài học từ câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [63, tr 528]
Sự nghiệp trồng cây được Chủ tịch Hồ Chí Minh xem trọng như sự nghiệp trồng người Bởi theo Người, trồng cây hay trồng người cũng là phục
vụ lợi ích của con người, vì con người Người luôn nhấn mạnh tầm quan trọng, tác dụng to lớn, nhiều mặt của việc trồng cây gây rừng: Ngoài việc nâng cao sự trong lành cho môi trường nó còn tạo nguyên vật liệu cung cấp cho quá trình sản xuất đáp ứng nhu cầu sống của con người Với tầm nhìn chiến lược, Người đã phát động và trực tiếp chỉ đạo “Tết trồng cây”, làm cho
Trang 35việc trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng trở thành phong trào rộng khắp và thường xuyên của quần chúng Theo Nguời, “việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều”[64, tr 337] Vì trồng cây không phải chỉ để lấy gỗ làm nhà, lấy củi đun mà còn là nâng cao chất lượng của môi trường tự nhiên.
Trồng cây gây rừng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, vừa góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước, vừa đảm bảo cho cuộc sống của nhân dân Nếu tất cả nhân dân đều tham gia trồng cây và chăm sóc thật tốt thì như cách tính của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mỗi Tết trồng được độ 15 triệu cây Từ năm
1960 đến 1965 (là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất), chúng ta
sẽ có 90 triệu cây, vừa cây ăn quả, cây có hoa, vừa cây làm cột nhà Và trong mươi năm, nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta” [64, tr 337] Thông qua những lời dạy của Người chúng ta thấy rõ ý nghĩa, tác dụng to lớn của trồng cây gây rừng đối với việc cải thiện và nâng cao chất môi trường, cải thiện đời sống của nhân dân
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, việc cả nước tham gia trồng cây thể hiện sự nhất trí, đồng lòng của nhân dân cả nước từ trên xuống dưới, từ già trẻ, gái trai tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước Hơn nữa, trồng cây có một ý nghĩa vô cùng quan trọng và hết sức to lớn, phản ánh một trí tuệ và tầm nhìn văn hoá về phát triển bền vững Người
đã nêu lên vai trò và tầm quan trọng của việc trồng cây trong Bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Đoàn thanh niên Lao động toàn miền Bắc: “Chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội để nhân dân được ăn no, mặc ấm, học tập, có nhà ở tốt Thanh niên nam nữ khi lấy vợ, lấy chồng phải có nhà ở Trồng cây sẽ có gỗ
để làm nhà Cây cối còn làm cho đất nước tươi đẹp, người đi đường có cây cao bóng mát để nghỉ ngơi Cây cối còn ảnh hưởng tốt đến khí hậu và sức khỏe của nhân dân” [65, tr 472] Không những thế, Người chỉ ra tầm quan
Trang 36trọng của rừng trong việc giữ nước phòng hạn, chống xói mòn đất Như vậy, trồng cây sẽ tác động tích cực đến khí hậu, giữ nguồn nước, bảo vệ môi trường tự nhiên.
Trồng cây gây rừng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc cải tạo, nâng cao chất lượng môi trường sống và cải thiện đời sống nhân dân Chính vì vậy,
“Tết trồng cây” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng là một hoạt động văn hoá đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ miền ngược đến miền xuôi, từ thành thị đến nông thôn Đối với Người, “Tết trồng cây” không chỉ là công việc của một năm, một mùa mà nó là công việc của cả đời người Người nói: “Có nơi nhầm cho rằng Tết trồng cây chỉ một đợt và một năm thôi; chứ không hiểu rằng Tết trồng cây cũng là một kế hoạch kinh tế lâu dài
Trang 37trồng nhiều nhưng chăm sóc kém, cây trồng chết đến 90% như xoan Cán bộ
và công nhân khu gang thép đốt cháy mất hơn 2 vạn cây Đó là một việc rất đáng phê bình” [64, tr 522 ]
Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu dương những địa phương có phong trào mạnh: “Phong trào Tết trồng cây đã có nhiều nơi gương mẫu như các hợp tác xã: Lạc Trung, Ngọc Long, Vinh Quang, Nà Vó, Lê Hồng Phong, v.v Hơn 8.000 hợp tác xã đã kết hợp Tết trồng cây vào kế hoạch sản xuất Kết quả như thế là khá Có những tỉnh tổ chức Tết trồng cây tốt, như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ
Có những tỉnh cũng khá, nhưng còn chậm, như: Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Bắc Có những tỉnh trước kia kém, nay đang chuyển khá, như: Nghệ An, Sơn Tây” [66, tr 445] Người khuyến khích những nơi trồng cây khá, nên tiến lên nữa Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng phê bình những nơi trồng cây gây rừng chưa tốt cho nên diện tích đồi trọc nhiều “Có những tỉnh nay vẫn còn kém Theo Tổng cục Lâm nghiệp thì những tỉnh đó là Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng Và còn độ 2 vạn hợp tác xã chưa thật coi trọng Tết trồng cây” [66,
tr 445- 446] Người nhắc nhở những nơi kém cần cố gắng vươn lên Từ đó, Người cũng đã chỉ ra nguyên nhân của việc một số địa phương thực hiện chưa tốt việc trồng cây gây rừng là do cấp uỷ và chính quyền những nơi đó chưa quan tâm đúng mức và chưa có kế hoạch, biện pháp lãnh đạo việc trồng cây, bảo vệ cây chưa phù hợp Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ cách thức và điều kiện cần thiết để tổ chức tết trồng cây thắng lợi, đó là: “Nơi nào mà các cấp đảng bộ từ tỉnh đến chi bộ trực tiếp lãnh đạo, có kế hoạch đầy đủ, có biện pháp rõ ràng (hạt giống, vườn ươm v.v.), có kiểm tra cẩn thận, khéo động viên quần chúng, khéo dựa vào lực lượng các cụ phụ lão và thanh niên, nhi đồng, thì nơi đó phong trào Tết trồng cây phát triển tốt” [66, tr 446]
Sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh Hồ đến việc trồng cây còn thể hiện từ khi phát động “Tết trồng cây” đến trước lúc “đi xa”, năm nào
Trang 38Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng dành thời gian để viết bài trên báo, đến các địa phương tham gia trồng cây và nói chuyện với nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh còn luôn quan tâm và theo dõi sát tình hình “Tết trồng cây”, biểu dương kịp thời những cá nhân, đơn vị làm tốt, phê phán, nhắc nhở những nơi còn yếu, làm chưa đúng trên cả nước Người quan tâm nhiều về hiệu quả trồng cây bảo vệ sản xuất và đời sống của nhân dân Trong Bài Năm mới hãy nhiệt liệt Tết trồng cây, Người đánh giá: “Tết trồng cây bắt đầu phổ biến từ mùa xuân năm 1960 Vì lợi ích rõ rệt, cho nên nhân dân hăng hái hưởng ứng và ở nhiều nơi đã thành một phong trào quần chúng” [66, tr 445].
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn động viên, nhắc nhở tất cả các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể và mọi người dân tham gia nhiệt tình để phong trào
“Tết trồng cây” thực sự trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi và được thực hiện thường xuyên Hơn thế, Người còn nhắc nhở và động viên mọi giới, mọi lứa tuổi tham gia “Tết trồng cây” nhằm đưa phong trào “Tết trồng cây” trở thành một phong trào rộng rãi Từ trẻ em đến thanh niên, cụ già, Người đều động viên khuyến khích họ tham gia trồng cây và xem họ
là lực lượng chính
Với cụ già, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tỏ lòng kính trọng, khen ngợi
và lấy đó làm tấm gương sáng cho mọi người noi theo về phong trào trồng cây: “Chúng ta tự hào có nhiều cụ ông, cụ bà ngoài 70, 80 tuổi vẫn hăng hái học tập và lao động, lập ra những đội "bạch đầu quân" trồng cây gây rừng” [66, tr 276] Người khen ngợi các cụ đã có một đội chuyên trách trồng cây, như thế là rất tốt và mong các cụ trồng và phụ trách tất cả việc trồng cây Với các cháu nhi đồng, Người căn dặn: “Còn các cháu phụ trách đỡ đầu cây Các cháu chẳng những đừng phá cây, mà khi đi trâu, đi bò, không làm cây gãy… cháu thấy nó hỏng chỗ nào thì rào lại,” [65, tr 280] Với thanh niên, Người xem đây là lực lượng chủ chốt cho phong trào Tết trồng cây khi nói: “Nhân
Trang 39dịp này, Bác có ý giao cho thanh niên làm chủ lực trong phong trào trồng cây gây rừng Đồng thời phải kết hợp với lực lượng các cụ phụ lão và các cháu thiếu nhi” [65, tr 472]
Tư tưởng chỉ đạo và mối quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc trồng cây, bảo vệ rừng là phải được coi trọng trên tất cả các vùng, miền, từ miền núi, trung du, đến đồng bằng, ven biển bởi nước ta ở vùng nhiệt đới, nhiều dông bão, mỗi làng phải là một rừng cây, rừng tre, có làng là cả một cánh rừng tầng tầng, lớp lớp chống bão thì sức gió, giảm sự tàn phá của bão,
đỡ nhiều thiệt hại Theo Người, trồng cây là trồng cả trong làng và cần trồng cây ở hai bên đường cái để lấy bóng mát, trồng cây ở biển để chắn gió, chắn cát Đây là tư tưởng rất tiến bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh Tổ chức “Hòa bình xanh” đã cảm phục tầm nhìn thời đại của Người về vấn đề này
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sống giản dị, thanh bạch, gần gũi và gắn bó với thiên nhiên Trong “Di chúc”, Người căn dặn sau khi hỏa táng thì:
“Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn Gần Tam Đảo và Ba Vì hình như có nhiều đồi tốt Trên mộ, nên xây một cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát
mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm Trồng cây nào phải tốt cây ấy Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp” [67, tr 613] Ngay cả trong việc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi
là riêng ấy, Người cũng đặt lợi ích chung lên trên hết và muốn để lại môi trường tốt đẹp cho đời sau
Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng những lời dạy bảo của Người về lợi ích của việc trồng cây sẽ còn mãi mãi: “Nhờ Tết trồng cây, mà đất nước ta càng thêm xinh tươi, nhân dân ta càng thêm giàu có” [64, tr 443] Lời dạy của Người cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị
Công tác phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
Trang 40Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam Người đã để lại những tư tưởng vô giá trên tất cả các mặt của đời sống, đặc biệt là những lời dạy có giá trị bền vững, mang ý nghĩa hiện thực to lớn đối với cuộc đấu tranh phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường Người đã bàn
và chỉ đạo sát sao công tác phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường Tại Hội nghị tổng kết công tác nông - lâm - ngư nghiệp năm 1956, Người nhấn mạnh: “Nghề nông luôn phải đấu tranh chống những tai nạn của thiên nhiên: Hạn hán, lũ lụt, sâu bọ, chuột, dịch” [62, tr 318] Người chỉ ra ba loại giặc nguy hiểm “giặc hạn hán”, “giặc bão lụt” và “giặc sâu bệnh” Người xác định lũ lụt, hạn hán và sâu bệnh là những loại giặc nguy hiểm, phá hoại mùa màng và môi trường sinh thái
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chống lũ lụt và hạn hán là một chiến dịch, một công tác cách mạng, một cuộc thử thách đầy cam go Để chống lũ lụt và hạn hán, Người yêu cầu phải làm tốt công tác thủy lợi và coi đó là biện pháp quan trọng Bởi vì trồng lúa có đủ nước làm được hai mùa còn thiếu nước chỉ làm được một mùa Nên: “Làm thế nào cho có nước? Mỗi năm mưa xuống rất nhiều nước Khi mưa xuống nước nhiều bị ngập, khi nắng lên thì lại bị cạn Muốn làm cho được hai mùa phải giữ nước Muốn giữ nước phải làm thủy lợi” [64, tr 208]
Nền sản xuất nông nghiệp có đặc điểm là phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, khí hậu Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành mối quan tâm lớn cho công tác thủy lợi Đối với Người “công tác thủy lợi là một công tác rất quan trọng” [64, tr 13] Người xem công tác thủy lợi là nhiệm vụ cấp bách của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Người luôn dành thời gian viết báo, thư, điện hoặc đi về các địa phương chỉ đạo, nhắc nhở, động viên đắp đê, xây dựng kè, cống, đào sông, khơi ngòi, trồng cây, chống bão, lụt, úng, hạn